logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/09/2019 lúc 10:34:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng 8 vừa qua đánh dấu 400 năm kể từ nhóm những người Phi châu nô lệ đầu tiên đến Mỹ được ghi trong tài liệu. Năm 1619, một chiếc thuyền cập bến khu định cư Jamestown tại thuộc địa Virginia, chở theo khoảng hơn 20 người da đen, là những người bị bắt đi từ những thôn làng ở tận phía bên kia Đại Tây Dương.
Chiếc tàu chở nô lệ đó đi từ bến cảng Luanda, nay là thủ đô của nước Cộng hoà Angola. Hồi ấy, vùng đất đó là thuộc địa của Bồ Đào Nha, và đa số các nô lệ được biết là những người bị bắt trong cuộc chiến tranh đang xảy ra thời đó giữa Bồ Đào Nha và vương quốc Ndongo. Giữa những năm 1618 và 1620, có khoảng 50,000 người nô lệ – trong số đó nhiều người là tù binh chiến tranh đã bị bán làm nô lệ từ Angola. Trong một tài liệu ghi là có khoảng 350 người trong số tù binh đó đã được đưa lên một con tàu chở nô lệ của Bồ Đào Nha có tên gọi là San Juan Batista.
Chiếc tàu đó khi đang trên đường đi tới một thuộc địa của người Tây Ban Nha là Veracruz thì bị hai chiếc tàu tư nhân của người Anh là White Lion và Treasurer chặn cướp và lấy đi một số tù binh người Angola trên tàu. Cả hai chiếc tàu này được biết thuộc quyền sở hữu của một nhà quý tộc đầy quyền thế người Anh là Robert Rich, bá tước thành Warwick. Rich là người có tư tưởng chống Tây Ban Nha và chống Công giáo, và kiếm tiền bằng cách cướp các tàu đi biển của người Tây Ban Nha trong vùng biển Caribbean. Chiếc tàu White Lion được treo cờ của một bến cảng Hoà Lan nổi tiếng có nhiều cướp biển đã cập bến Virginia đầu tiên vào cuối Tháng 8 năm 1619, và bốn ngày sau đó thì chiếc Treasurer cũng cập bến.
Nhóm người da đen đến đất Mỹ vào cuối tháng 8 năm 1619 đó thường được mô tả là “những người Phi châu đầu tiên đã đặt chân lên lục địa Bắc Mỹ,” nhưng điều này không hẳn đúng.
Theo sử gia Henry Louis Gates Jr., người đã từng dẫn chứng từ một tài liệu cũ và nói rằng Juan Garrido mới chính là người da đen đầu tiên đến vùng đất sau này là nước Mỹ khi ông này cùng đi với một nhà thám hiểm người Tây Ban Nha là Juan Ponce de León trong cuộc hành trình đi tìm “suối trường sinh” (Fountain of Youth) vào năm 1513, và sau đó đã cập vào bờ của vùng đất ngày nay là Florida. Và chắc là họ cũng không tìm thấy một suối trường sinh nào như mong muốn.
Mà nhóm người da đen đến Mỹ năm 1619 cũng không hẳn là những người nô lệ đầu tiên tại vùng đất sau này trở thành Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Chẳng hạn như năm 1565, người Tây Ban Nha đã đem một số người nô lệ Phi châu đến vùng đất ngày nay là St. Augustin, Florida, khu định cư đầu tiên của người Âu châu trên đất Mỹ. Năm 1526, một cuộc thám hiểm của người Tây Ban Nha đến vùng đất ngày nay là South Carolina và đã bị thất bại sau khi nhóm người nô lệ Phi châu trên tàu nổi lên chống lại.
Thêm nữa, người da đỏ bản xứ đã sống tại khu vực ngày nay thuộc Virginia từ lâu trước khi người Âu châu và Phi châu đến đây. Những người Anh định cư sau đó đã bắt những người da đỏ này làm nô lệ cũng vào khoảng năm 1619, và một số người thuộc địa sau này đã làm chủ cả nô lệ da đỏ lẫn nô lệ Phi châu.
Do đó, việc kỷ niệm 400 năm vào tháng 8 vừa qua trên thực tế chỉ là việc đánh dấu 400 năm của nhóm người nô lệ Phi châu đầu tiên do người Anh mang đến Mỹ. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nhân kỷ niệm này cũng là dịp để nhắc lại câu chuyện của những người nô lệ Phi châu và sức chịu đựng của họ trong khi bị đối xử đầy bất công và tàn nhẫn dưới thời còn chế độ nô lệ. Việc họ đã bị bắt và bị bán ra sao cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong lịch sử của nước Mỹ. Những đóng góp của họ, từ ngôn ngữ đến văn hoá cho đến ẩm thực, trong đó có những thực phẩm chính như gạo đã góp một phần quan trọng trong việc định cư và xây dựng thuộc địa của người Anh. Người ta cần phải nhìn lại chỗ đứng của những người nô lệ da đen trong lịch sử của nước Mỹ – họ không chỉ là nạn nhân của chế độ nô lệ mà họ còn tồn tại và đóng góp sức lực để xây dựng nên đất nước này
Nhờ ngày nay có internet đã giúp nhiều người da đen tìm lại được nguồn gốc của họ trở ngược lại từ thế kỷ 17, biết rõ hơn về thân phận họ nhưng đồng thời cũng nhắc nhớ họ về những quá khứ đau buồn của cha ông họ. Và cũng nhân dịp kỷ niệm 400 năm, một lần nữa lại làm dấy lên cuộc tranh cãi về việc bồi thường cho hậu duệ của những người nô lệ da đen khi xưa. Thực ra, ý tưởng về việc bồi thường cho người nô lệ da đen đã có từ thời kỳ tái thiết đất nước Hoa Kỳ sau cuộc nội chiến, và từ đó đến nay ý tưởng ấy vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng và vết thương nô lệ của nước Mỹ vẫn chưa thể lành hẳn.
Nhiều người Mỹ đã từng đưa ra lập luận để bác bỏ ý tưởng về việc bồi thường, cho đó là điều không thực tế về mặt kinh tế, không thể thực thi về mặt pháp lý và có nhiều khả năng đưa đến những bất ổn về mặt chính trị. Tuy nhiên, trong thế kỷ 20 đã có nhiều quốc gia, nổi bật nhất có nước Đức thời hậu chiến và thậm chí cả nước Mỹ nữa, đã thực hiện những việc đền bù đáng kể vì những việc làm tàn nhẫn trong quá khứ.
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự lo ngại của những người chống lại ý tưởng bồi thường là điều không thực tế, mà ngược lại việc chính phủ bồi thường cho nạn nhân của những việc làm sai trái của họ trong quá khứ thực ra là công việc dễ hơn người ta tưởng. Trường hợp có lẽ thành công nhất là một thoả thuận năm 1953 của Tây Đức để trả một khoản tiền $845 triệu (thời giá hiện nay) cho những nạn nhân Do Thái và quốc gia Israel mới thành lập như một thành ý bồi thường cho vụ diệt chủng Hococaust.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã từng chính thức xin lỗi và bồi thường cho những công dân Mỹ gốc Nhật vì đã bị giam trong trại tập trung một cách sai trái trong thời Thế chiến II – khoảng $20,000 một người – với việc thông qua Đạo luật Tự do Dân sự năm 1988. Gần đây hơn, thành phố Chicago đã đồng ý trả nhiều triệu Mỹ kim trong việc bồi thường cho những nạn nhân của những vụ tra tấn tàn ác có hệ thống của cảnh sát.
Năm 2009, quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức xin lỗi về chính sách nô lệ, tuy nhiên nhiều giới chức trong chính quyền thì vẫn bác bỏ việc đòi bồi thường như một sự không tưởng hoặc coi đó như con đường rơi vào vũng lầy của pháp lý. Và thậm chí chính phủ Hoa Kỳ cũng không tỏ ra nghiêm túc trong việc xem xét và thành lập một Ủy ban Sự thật và Hòa giải, như Nam Phi đã làm sau khi chế độ phân biệt chủng tộc tại nước này không còn, để có thể giải quyết ổn thoả các vấn đề di sản liên quan đến nô lệ.
Gần đây đã có nhiều trường đại học đã cho xem xét lại hồ sơ quá khứ của họ vì đã từng kiếm lợi từ việc khai thác và buôn bán nô lệ, và tới nay mới chỉ có một số nhỏ trường đại học, đặc biệt là những đại học thuộc tôn giáo, đã có những bước tiến để tìm cách bồi thường cho hậu duệ của những nạn nhân của họ. Điển hình nhất là Đại học Georgetown, nơi mà các linh mục Dòng Tên (Jesuit) đã bán 272 nô lệ năm 1838 để cứu vãn không cho trường bị đóng cửa. Và Đại học Georgetown không chỉ đưa ra lời xin lỗi chính thức mà họ còn truy tìm lại hậu duệ của nhóm người nô lệ trên để dành cho họ ưu tiên theo học tại trường này miễn phí. Mới đây, các sinh viên của đại học đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo chấp nhận tăng học phí để trả cho việc bồi thường và một quỹ tài trợ khá lớn đã được thành lập cho những hậu duệ của nhóm 272 người nô lệ trên.
Các tổ chức tôn giáo thường đi đầu trong việc bồi thường cho con cháu của những người nô lệ, coi đây như một vấn đề về đạo đức cũng như kinh tế trên căn bản cần được giải quyết một thoả đáng. Hồi năm ngoái, các nữ tu của Hội Thánh Tâm (Society of Sacred Heart), một tổ chức Công giáo quốc tế đã từng làm chủ một số nô lệ tại Missouri và Louisiana, đã cho thành lập một quỹ bồi thường. Và chỉ mới đầu tháng 9 này, Chủng viện Thần học Virginia, một chủng viện của đạo Episcopal (Giám nhiệm) đến nay vẫn còn làm chủ một số toà nhà được xây bởi người nô lệ, cũng đã thành lập một quỹ bồi thường trị giá $1.7 triệu cho các hậu duệ của người nô lệ.
Như vậy có thể nói việc bồi thường cho người nô lệ ở Mỹ có thể thực hiện được và nên xem đó như một cách để hoà giải. Và như đã được chứng minh, công việc bồi thường này có thể thực hiện được ở mọi cấp độ khác nhau, từ cấp quốc gia cho tới các tổ chức và trường đại học. Nước Mỹ cần làm công việc hoà giải này càng sớm càng tốt là vì bao lâu công cuộc hoà giải vẫn chưa thực hiện được thì lúc ấy vết thương nô lệ của nước Mỹ vẫn không thể khép lại.
Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.