logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/10/2019 lúc 06:12:09(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ba vị tướng Hoa Kỳ gốc Việt (từ trái sang): Chuẩn tướng Lapthe Flora, Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn, Thiếu tướng Lương Xuân Việt. Hình chụp ngày 10/10/19.

Lòng biết ơn của một vị Tướng
Trong bài phát biểu tại Lễ thăng cấp Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày 10/10/2019 tại Trung tâm Tưởng niệm & Di sản Hải quân Hoa Kỳ (US Navy Memorial & Heritage Center), ở Thủ đô Washington DC, ông Nguyễn Từ Huấn cất lời cảm ơn đến nước Mỹ đã đón nhận ông là một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam và đã cho ông một cuộc đời mới với hoài bão phục vụ cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn nhấn mạnh:
“Tôi rất vui mừng được đến và định cư ở Mỹ, một đất nước thịnh vượng và hùng mạnh. Nhưng sự giàu có mà tôi nhìn thấy không chỉ là về của cải vật chất mà đó là sự hào hiệp và lòng nhân ái dành cho con người. Những người lính trẻ trong Hải quân và Thủy quân Lục chiến ở đảo Guam đã giúp đỡ hơn 100 ngàn người Việt tị nạn, luôn luôn phục vụ với tinh thần hết lòng và tôn trọng.
Đây là đất nước Hoa Kỳ của chúng ta. Một quốc gia xây dựng trên nền tảng phục vụ, lòng nhân từ, sự hào hiệp, cơ hội, tự do hy vọng và ước mơ. Những giá trị đó đã khích lệ cho tôi tham gia vào quân đội và được vinh dự phục vụ trong binh chủng Hải quân, bảo vệ quốc gia và Hiến pháp.
Thật là vinh hạnh cho tôi khi được đề bạt lên cấp bậc Đề đốc Hải quân và tôi cũng rất khiêm tốn để nói rằng được vinh dự là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng cấp tướng trong binh chủng Hải quân Hoa Kỳ. Niềm vinh dự này thuộc về cộng đồng người Mỹ gốc Việt luôn với tinh thần yêu nước, trách nhiệm, danh dự, quả cảm và trung thành với quốc gia Hoa Kỳ đã đón nhận người tị nạn Việt Nam.”
Trong giây phút bày tỏ lòng biết ơn đến đồng đội, đến bạn bè, gia đình thân nhân…đã yêu thương và hỗ trợ ông đạt thành tựu trong binh nghiệp, là một người Mỹ gốc Việt đầu tiên được đề bạt cấp tướng lãnh trong binh chủng Hải quân Hoa Kỳ, Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn xúc động nói lời cảm ơn đến thân phụ và thân mẫu đã quá cố:
“Con gửi đến bố và mẹ đang ở thiên đường. Con hy vọng đã làm bố mẹ tự hào. Con sẽ tiếp tục sống cuộc sống mà bố mẹ đã làm gương cho đến khi mất. Đó là cuộc sống của danh dự, cam đảm, trung thành và gìn giữ di sản hào hùng của mình cho thế hệ con cháu.”
Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn cũng gửi đến chú thím, ông Tú Nguyễn và bà Kim Chi đã thay thế bố mẹ nuôi dạy ông kể từ sau khi biến cố của gia đình bị thảm sát hồi Mậu Thân năm 1968, mà chỉ duy nhất một mình ông còn sống sót vào lúc ông 10 tuổi.
“Tôi muốn nói lời cảm ơn đến một người Mỹ gốc Việt, chú của tôi là cựu Đại tá Không quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cùng thím của tôi, bà Kim Chi đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi nên người. Chú của tôi giống như hàng ngàn người lính VNCH khác đã cùng với những người lính không quân đồng minh Mỹ (chiến đấu-pv) cho đến tận những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Chú tôi đã hy sinh trọn cuộc đời của ông cho con cháu được có cuộc sống tốt đẹp hơn, được sinh sống ở một quốc gia tự do và tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền.”

UserPostedImage
Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn cùng gia đình tại Lễ thăng cấp ngày 10/10/19. RFA

Ghi danh vào lịch sử

Trong những ngày Tết Nguyên đán Mậu Thân, năm 1968, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký thỏa thuận ngừng bắn 36 giờ đồng hồ để cho dân chúng đón tết cổ truyền. Thế nhưng Quân đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa Mặt trận Giải phóng miền Nam đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra vào lúc giao thừa và hàng ngàn người dân bị thiệt mạng. Trong các nạn nhân hồi biến cố Mậu Thân, cả gia đình gồm 7 thành viên của Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn bị thảm sát. Vào giờ phút định mệnh đó, cậu bé Nguyễn Từ Huấn bị thương nhưng đã may mắn sống sót và mang theo ký ức bi thảm của gia đình trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Vào hạ tuần tháng 6 năm 2019, Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ chuẩn thuận đề nghị của Tổng thống Donald Trump đề bạt Đại tá Nguyễn Từ Huấn lên cấp bậc Phó Đề đốc, thuộc binh chủng Hải quân Trừ bị Hoa Kỳ. Ngay sau khi thông tin này được chính thức thông báo, cộng đồng người Việt khắp năm châu hân hoan đón nhận và gửi lời chúc mừng đến vị tân Phó Đề đốc được chuẩn thuận Nguyễn Từ Huấn với sự ngưỡng mộ ông như là một nhân vật huyền thoại và là một chứng nhân của lịch sử.
Tại buổi lễ thăng cấp Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn, rất nhiều khách tham dự chia sẻ cảm xúc của họ với RFA về vị tướng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên.
Thiếu tướng Lương Xuân Việt, binh chủng Bộ binh Hoa Kỳ nói:
“Vài tháng trước khi nghe tin Huấn được thăng chức lên Đề đốc thì tôi rất là xúc động, gần như là muốn ứa nước mắt luôn tại vì tôi thấy không những là một người bạn, đồng đội mà cũng là một người tị nạn như mình lại có hoàn cảnh rất đặc biệt. Khi tôi thấy những người như vậy mà có thể trải qua những thử thách trong đời sống và bây giờ có thể lên chức tướng thì tôi cho rằng giây phút này không những là giây phút đặc biệt mà là giây phút lịch sử.”
Đại tá nghỉ hưu Tom Economy, một đồng đội cũ của Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn bộc bạch rằng câu chuyện thương tâm của gia đình cũng là một động lực đối với thành tựu trong quân đội của vị tân Phó Đề đốc hôm nay:
“Tôi nghĩ rằng hôm nay là một ngày tuyệt diệu cho nước Mỹ khi Hải quân Hoa Kỳ đề đạt Đề đốc Huấn Nguyễn, một người Việt di dân đã vượt qua mọi trở ngại để trở thành một vị sĩ quan với nhân cách như ông. Thật là tuyệt vời cho người Mỹ!”
Cựu Hội trưởng Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt, Đại tá Mimi Phan tâm tình rằng, Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn là một tấm gương cho tất cả các thành viên của Hội, đồng thời cũng là một người anh được rất nhiều người quý mến:
“Những đức tính của Đề đốc Huấn Nguyễn như là không bao giờ bỏ đàn em đằng sau, luôn luôn đồng hành chung để hoàn thành sứ mệnh. Lúc nào tôi cũng coi anh giống như là một người anh của mình. Những gì anh dạy dỗ thì tôi học hỏi. Hôm nay rất mừng vì anh được đề bạt lên Đề đốc."

Thay mặt cho gia đình, ông Tú Nguyễn bùi ngùi xúc động chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do:
“Tôi cảm thấy rất là hãnh diện cho gia đình, hãnh diện cho Huấn và cho tất cả cộng đồng người Việt Nam tị nạn, không chỉ ở Mỹ mà ở khắp toàn thế giới. Đó là niềm vinh dự cho đất nước và cũng là một điều nói lên sự thành công của những người Việt tị nạn không phải là những người thất trận và cam chịu số phận.”
Vào đầu tháng 7 vừa qua, Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn cũng xác nhận với RFA trong một cuộc phỏng vấn ngắn rằng tuy là một nạn nhân của chiến tranh, nhưng ông tham gia quân đội để bảo vệ và bảo tồn những giá trị quý báo của nhân loại-đó là giá trị của một thế giới hòa bình.
“Thật sư tôi không sợ chiến tranh. Tôi ghét chiến tranh tại vì tôi đã là nạn nhân của chiến tranh và tôi cũng là người đã từng tham gia trong chiến tranh. Chiến tranh đem đến những sự đau khổ, chia rẽ, tàn phá, không những chỉ con người mà cả môi trường, thành phố và những gì tốt đẹp của nhân loại. Nhưng mà chúng ta đang sống trong một xã hội có dân chủ, có hòa bình, có nhân quyền thì tôi muốn tham gia vào quân đội vì tôi muốn bảo tồn tự do, dân chủ và nhân quyền đó. Những giá trị đó, nếu chúng chúng ta không bảo tồn thì sẽ mất đi rất dễ dàng.”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.