logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/10/2019 lúc 11:42:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lúc mới sang Mỹ, do người con gái lấy chồng Mỹ bảo lãnh, thấy cuộc sống ở đây rất “dễ thở”, không ai để ý đến ai, ăn uống đầy đủ, ông Sùng vui lắm. Nhưng, chỉ sau vài tuần, niềm vui của ông vơi dần, thay vào đó là nỗi nhớ nhà rất da diết – dù ông chẳng còn nhà; vì “nhà nước” đã chiếm đất để xây đường “cao tốc” hay bán cho Trung cộng ông cũng chả rõ. Ông Sùng chỉ biết công khó của ông trong bao nhiêu năm dài “đánh Mỹ ‘kíu’ nước” để bây giờ đất nước cũng như tài sản của ông không mất về tay “thẳng Mỹ” mà lại mất vào tay “đảng ta” và “thằng Tàu”.

Như mọi ngày, sau khi dùng điểm tâm, ông Sùng đi bộ đến tiệm cà phê của người Việt “mới” để “hóng chuyện” với những người “cùng phe” với ông. Lý do ông “khám phá” ra tiệm cà phê này là nhờ cô con gái của ông. Cô ấy bảo:

- Bố à! Cái giọng Bắc kỳ của mình, ở đây, “chúng nó” gọi là “bắc kỳ 75” hay là “Bắc kỳ 2 nút”, “chúng nó” không thích. Bố ở nhà một mình buồn thì Bố đi bộ ra đường, quẹo phải, tới ngã tư Bố quẹo phải nữa là ra đường Westminster; nơi ấy nhiều cửa hàng ăn. Đến tiệm cà phê Bạn Tôi, Bố sẽ nghe được giọng Bắc “của mình”. Đa số khách của cà phê Bạn Tôi là người Bắc 75 cho nên họ không tỏ thái độ thiếu thiện cảm với mình.


- Mày là đàn bà mà sao rành thế?


Thời gian mới sang Mỹ, con gái của ông Sùng rửa chén và phụ bếp cho cà phê Bạn Tôi để có tiền gửi về biếu ông Tùng và các em; nhưng gặp ai cô cũng nói khác:


- Con có phần hùn với chủ tiệm.


- Thế thì tốt. Tao ra đó chơi thì cũng là một hình thức góp vốn cho mày đấy.


Từ đó, sáng nào, sau khi dùng điểm tâm, ông Sùng cũng “lửng thửng” ra quán cà phê Bạn Tôi. Ông thường chọn chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ để lặng yên ngắm cảnh bon chen của dòng đời. Cô bồi bàn đến hỏi:


- Hôm nay “mình” muốn gọi món gì ạ?


- Một ly cà phê sữa.


Vừa khuấy ly cà phê sữa ông Sùng vừa lắc đầu như không tin rằng ông đang sống trên đất nước của “bọn đế quốc Mỹ xâm lược”. Lúc còn ở Việt Nam, xem mấy phim tuyên truyền do đảng và “nhà nước” đài thọ để sản xuất, thấy bộ đội cụ Hồ vũ khí cá nhân được trang bị “tận răng”, mặc quân phục thẳng tắp, mặt ngẩn cao, vừa bước đều trên con đường đất trong khu rừng nào đó vừa hát theo âm thanh của những bản hùng ca, ông Sùng chửi thầm: Mẹ! Cường điệu vừa phải thôi! Tao là “thằng đi ‘B’” từ năm 15 tuổi, làm “.éo” gì có con đường phẳn phiu mà đi; đi vào những đoạn đường phẳng phiu là “ăn” B52, nát thây chứ còn đâu mà trở về để đi “diễu hành”! Láo vừa thôi!


Không phải đến bây giờ ông Sùng mới nhận ra “đảng ta” chuyên láo lếu mà ông Sùng đã thấy rõ sự láo lếu của “đảng ta” trong chuyến xe đò đầu tiên – sau năm 1975 – từ Bắc vào Nam tìm thăm người em của ông, di cư vào Nam từ 54.


Trên chuyến xe vào Nam, ông Sùng cứ khắp khởi mừng thầm là ông sẽ được thấy tận mắt, nghe tận tai về sự nghèo nàn, đói khổ của đồng bào miền Nam “ruột thịt!” – như lời tuyên truyền của đảng và “nhà nước” cộng sản Việt Nam suốt cuộc chiến vừa qua – sau thời gian dài bị Mỹ Ngụy kềm kẹp, bóc lột. Ông Tùng còn nghĩ rằng, khi biết ông Tùng đã tham gia cách mạng và có công “giải phóng” miền Nam thì người dân miền Nam sẽ xem ông là anh hùng.


Khi xe đò dừng gần cửa Tư Hiền để hành khách ăn trưa, thấy ông chủ quán “chỉ chỏ” về hướng bờ biển rồi thầm thì với vài người khách, dáng vẻ rất nghiêm trọng, rất bí mật, ông Sùng tò mò đến cạnh mấy người này để “hóng chuyện”. Thấy ông Sùng bước đến, người chủ quán vội kiếm cớ rời nhóm người. Ông Sùng hỏi nhóm người còn đang “xầm xì” bàn tán:


- Các ông đang xem cái gì thế?


Một ông chỉ ra bờ biển, giải thích:


- Hồi đó tôi nghe nói, cuối tháng 03-1975, nhiều Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) tự tử tập thể tại bãi biển Thuận An, nhưng tôi không tin. Bây giờ nghe ông chủ quán – người địa phương – xác nhận, tôi mới tin. Tội quá, nhưng “đẹp” và rất hào hùng!


Ông Sùng bảo:


- Ngoài Bắc chúng tôi chỉ nghe mấy ông Tướng miền Nam tự vẩn thôi chứ còn “lính thủy đánh bộ” tự tử thì tôi chả biết.


Ông khác hỏi:


- Đây là lần đầu tiên anh vào Nam à?


Ông Sùng nói thật hoàn cảnh gia đình của ông:


- Vâng! Vợ tôi chết khi quân đội nhân dân “giải phóng” miền Nam. Sau đó, tôi “phục viên”. Mấy năm sau, thằng em của tôi – vừa mãn tù cải tạo – điện ra, bảo tôi vào Nam thăm nó chứ nó không có tiền ra Bắc thăm tôi.


Ông Sùng không hiểu tại sao, vừa nghe hết câu nói của ông, mọi người kín đáo nhìn nhau, im lặng, trở vào quán – chỉ còn ông Sùng đứng chơ vơ một mình! Thấy rõ thái độ thiếu thiện cảm của nhóm người chưa quen, ông Sùng tự hỏi: “Chúng nó” không ưa “bộ đội giải phóng” thế tại sao đứa nào từ Bắc vào Nam “tham quan” thì, hoặc là ở luôn trong Nam hay là trở về Bắc, “vẩu” miệng khoe rằng: “Ôi Giời! Đồng bào miền Nam biết ơn bộ đội mình ‘nắm’; vì mình đã giải phóng họ khỏi sự kềm kẹp của Mỹ Ngụy” rồi đứa đó cũng tìm mọi cách đưa gia đình vào Nam sống?...


…Đang suy nghĩ miên man, ông Sùng vội xoay người vì một giọng nam:


- Thưa Bác, cháu có thể ngồi đây, được không ạ?


- Vâng, anh cứ tự nhiên. Hôm nay cuối tuần, khách đông, nhỉ!


Thanh niên ngồi xuống – với thói quen thích phô trương – vừa lấy iPhone để lên bàn vừa giả vờ than:


- Năm nay nóng quá! Chiếc xe mui trần của cháu không thích hợp; có lẽ cháu sẽ mua chiếc Lamborghini.


Là một người gốc nông dân, mới sang Mỹ, chưa biết lái xe, làm thế nào ông Sùng có thể hiểu được giá trị của mỗi loại xe và mỗi loại điện thoại, đành im lặng


Thấy ông Sùng không tỏ vẻ “ngưỡng mộ” sự “sang chảnh” của chàng, thanh niên đứng lên, đi về phía quày tính tiền, xin tờ báo. Khi trở lại bàn, thanh niên thấy cô hầu bàn đang chờ. Thanh niên ngồi xuống, nhìn cô hầu bàn, cười. Cô hầu bàn hỏi:


- “Mình” dùng gì ạ?


Thanh niên lại muốn khoe với ông Sùng về vốn liếng tiếng Anh của chàng:


- Em, mới hả? Waiters and waitresses ở đây đều biết anh tên Niên.


Nét mặt của cô hầu bàn có vẻ ngượng. Sau khi nói tên món ăn cho cô hầu bàn biết, Niên mở tờ báo, tìm bài viết liên quan đến việc xây dựng tượng đài Hoàng Sa mà chàng thường theo dõi. Thấy Niên chăm chú đọc, ông Sùng tò mò liết sang, hỏi:


- Báo ở đây bán bao nhiêu một tờ?


- Báo biếu, không bán.


- Hay nhỉ! Báo in đẹp mà lại không bán để lấy tiền. Bên Việt Nam thì cái gì cũng tiền! Tiền!


- Báo biếu nhưng chủ báo cũng kiếm khá tiền, nhờ quảng cáo.


- Ơ, thế thì tôi hiểu. Nhưng thấy tờ báo in đẹp mà phát không tôi vẫn tiếc cho công khó của người viết bài, người săn tin. Thế anh thấy báo hôm nay có gì đánh lưu ý không?


- Cháu đang theo dõi việc mấy ông Hải Quân VNCH tại Nam Cali và dự án xây dựng Tượng Đài Hoàng Sa.


- Tôi có nghe vài lần trên Radio và TV nhưng tôi chả hiểu rõ; dù có hiểu rõ tôi cũng chả xen vào chuyện của VNCH được.


Vì được sinh sau 1975, không thể nào Niên phân biệt được giọng “Bắc 54” và “Bắc 75”:


- Bác nên góp ý với Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa (UBXDĐTNHS) để họ tránh những khiếm khuyến rất tai hại. Nếu ai cũng im lặng thì sau này UBXDĐTNHS sẽ bị lịch sử và người trẻ Việt Nam lên án nặng nề.


- Ôi Giời! Có gì mà anh nói “ghê” thế?


- “Ghê” chứ sao không, Bác! Chuyện Quê Hương, Tổ Quốc, biển đảo của Ông Cha để lại chứ đâu phải chuyện đùa. 


- Anh nói gì tôi chả hiểu.


- Mà Bác có muốn tìm hiểu hay không thì cháu sẽ giải thích và trưng bằng cớ.


- Chuyên Hoàng Sa thì dạo ấy tôi có nghe. Nhưng trận Hoàng Sa VNCH thua mà!


- Đúng! Nhưng không ai lấy thắng hoặc thua để luận anh hùng. Bác thấy gần nửa thế kỷ sống trong sự kềm kẹp sắt máu của csVN mà người Việt trong nước – như Dũng Phi Hổ và nhóm bạn của anh ấy – cũng còn “cuồng” VNCH đến nỗi csVN phải nhốt tù anh ấy đấy! Cháu chỉ ngưỡng phục sự hy sinh của 74 tử sĩ tại Hoàng Sa chứ cháu không muốn luận về trận chiến Hoàng Sa. 


- Tôi đồng ý với anh. Nhưng tôi quan niệm người lính nào chết trận cũng là sự hy sinh cao cả của người lính đó và của Cha Mẹ, vợ con của người lính đó chứ chẳng phải người lính chết ở trận này thì sự hy sinh của người lính này cao cả hơn sự hy sinh của người lính chết ở trận khác. 


- Cháu cũng nghĩ như thế. Nhưng dường như sáu ông trong UBXDĐTNHS và mấy người có liên hệ đến trận Hoàng Sa thì muốn mọi người thấy sự hy sinh của 74 tử sĩ tại Hoàng Sa là vỹ đại hơn sự hy sinh của các quân nhân VNCH khác.


- Tại sao lại như thế nhỉ? Hồi còn trẻ tôi đi “B”, tham dư nhiều trận đánh kinh hồn, tôi biết…


Niên ngạc nhiên, cắt lời:


- Đi “B” là đi đâu, Bác?


- Là đi bộ đội, theo dãy Trường Sơn để vào “giải phóng” miền Nam đấy.


- Thế hồi trước đi “B”, Bác biết điều gì?


- Không những tôi biết mà tôi còn trực tiếp tham gia vào những trận đánh “long trời lỡ đất”, kéo dài tuần này qua tuần khác tại nhiều yếu điểm chiến lược dọc biên giới Lào Việt. Quân VNCH và chúng tôi dành nhau từng tất đất, từng bụi cây. Đôi khi chúng tôi chịu đựng sự oanh tạc nặng nề của Không Quân VNCH mà vẫn không rút lui. Nhiều khi các đơn vị VNCH cố thủ cả một hai tháng – dưới sự pháo kích chưa từng thấy của bộ đội cụ Hồ – như các cứ điểm đã “đi” vào thế giới âm nhạc miền Nam với hai bài hát Người Ở Lại Charlie và Anh Không Chết Đâu Anh – chứ đâu có đánh “cái vèo” khoảng 30 phút như hải chiến Hoàng Sa!


- Bác cũng biết “nhạc vàng” ư?


- Biết thôi sao? Mê nữa đó!


- Các trận chiến dọc biên giới chắc hai bên thiệt hại dữ lắm, phải không, bác?


- Ừ! Gặp các “cánh” quân như Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Biệt Kích 81, Thủy Quân Lục Chiến, v.v… đánh rát lắm! Sự thiệt hại thì khỏi nói! Bởi thế sau khi “giải phóng” được miền Nam, csVN mới trả thù lính Cộng Hòa một cách dã man, tàn ác – dù lính Cộng Hòa còn sống hay đã chết! Vì thế tôi mới xin ra khỏi đảng.


- Trả thù người chết thì hèn quá! 


- Số lớn bộ đội “phục viên” chúng tôi cũng rất bất mãn về sự hèn hạ của csVN, nhưng không dám nói ra. 


- Đau chứ, Bác nhỉ! Tại sao csVN lại nhẫn tâm làm những việc như thế, Bác?


- CsVN là loài vô thần mà.


Niên chưa kịp đáp lời ông Sùng thì một thanh niên bưng ly sinh tố, bước đến, vỗ vai Niên thật mạnh:


- Thằng khỉ gió! Mày cũng không về hay sao mà còn lang thang ở đây? 


- Ủa, Hòa! Về thế “.éo” nào được! Bố Mợ tao cũng quyết định giống Bố Mợ mày. Chấm hết!


Vừa nhích sang ghế bên trong Niên vừa bảo:


- Ngồi đi, mày! Đây là Bác…bác… cho tao ngồi chung bàn, vì hết bàn. Đây là Hòa, cũng sang đây du học rồi ở lại – như cháu.


- Nãy giờ nói chuyện mà quên cho anh Niên biết tôi tên Sùng. 


Hòa lịch sự, hơi nhổm người, vừa bắt tay ông Sùng vừa nói:


- Chúng cháu là Bắc kỳ, nhưng sinh trong Nam, sau 75.


- Chiến tranh qua lâu rồi, mình là người Việt cả, phân chia làm gì?


Hòa đáp:


- Mình được lợi cho nên mình không phân chia; còn người miền Nam bị “ngụp lặn” trong đau thương để sinh tồn cho nên người miền Nam khó tha thứ. Cháu hiểu và cảm thông cho người miền Nam. 


Ông Sùng đáp:


- Lúc nãy tôi cũng đã nói với anh Niên là tôi rất “bức xúc” về việc csVN trả thù người lính VNCH một cách rất man rợ. Ngày trước thì đuổi thương binh VNCH ra khỏi quân y viện; về sau thì đào mồ cuốc mã, san bằng các nghĩa trang của Người Lính VNCH; gần đây – sau khi hài cốt của 81 quân nhân Nhảy Dù VNCH tử nạn phi cơ trong thời chiến tranh được tìm thấy – csVN lại từ chối đến hai lần, không cho chôn hài cốt của 81 quân nhân Nhảy Dù VNCH tại Việt Nam!


Niên cười khẩy:


- Bên Việt Nam thì csVN lo sợ hình ảnh của 81 quân nhân Nhảy Dù VNCH làm lu mờ hình ảnh của bộ đội cụ Hồ; còn ở Cali này, sáu ông Hải Quân VNCH trong UBXDĐTNHS và mấy người có liên hệ đến trận Hoàng Sa thì lo sợ hình ảnh đảo Trường Sơn làm lu mờ trận chiến tại Hoàng Sa! “Dzui” thiệt! 


Hòa bảo:


- Mình đã theo dõi vấn đề tượng đài Hoàng Sa ngay từ đầu. Lúc đầu, sáu ông trong UBXDĐTNHS phủ quyết sự hiện diện của Trường Sa bằng mọi lý lẽ như là bộ đội csVN hèn nhát trong trận Gạc Ma, năm 1988. Nếu để đảo Trường Sa lên tượng đài Hoàng Sa thì sẽ bị ghép tội vinh danh bộ đội cụ Hồ. Hay nhỉ! Bộ đội cụ Hồ hèn nhát trận Gạc Ma thì mấy ông UBXDĐTNHS không để đảo Trường Sa lên tượng đài Hoàng Sa; thế bộ đội cụ Hồ “dũng cảm” và say máu khi giết hại cả năm sáu ngàn người, tại Huế, năm 1968 và tiếp thu miền Nam năm 1975 thì chữ Huế và chữ Saigon được UBXDĐTNHD viết rõ ràng trên tượng đài!


Niên phân trần:


- Chuyện đó “xưa” rồi. Sau khi Nhóm Góp Ý về Trường Sa phân giải, UBXDĐTNHS đồng ý vẽ vài chấm nhỏ tượng trưng nơi vị trí của đảo Trường Sa trên tượng đài – mà không có địa danh Trường Sa!


- What? Trường Sa trở thành một hải đảo vô danh ư?


Biết Hòa có thói quen nói tiếng Anh mỗi khi bực tức điều gì, Niên đáp:


- Một người nào đó phản đối, bảo không ai có quyền biến Trường Sa thành một hải đảo vô danh thì ông đại diện UBXDĐTNHS đáp: "...Tôi nghĩ, không có tên trên bản đồ không có nghĩa là bị liệt vào loại vô danh". Thế mình hỏi bạn: Nếu “tụi Tây” hoặc là con của bạn và con của tôi đến xem tượng đài, tụi nó có thuộc địa lý và lịch sử phức tạp của Việt Nam đâu; tụi nó sẽ chỉ “mấy chấm nhỏ” phía Nam của biển Việt Nam rồi hỏi nhau: “Mấy chấm nhỏ này là cái gì?” thì ai giải thích cho tụi nó? Thế Trường Sa không là vô danh thì là cái gì?


Hòa chợt nhớ, vội reo lên:


- Đúng rồi! Người bạn chuyển đến tôi một email lạ, bảo “đọc đi”. Tôi đọc và thấy một câu “ví von” rất lạ và đúng với hoàn cảnh cùng sự việc của đảo Trường Sa trong giai đoạn này: “…Trường Sa là một phần lãnh thổ của Quê Cha, Đất Tổ. Trường Sa không phải là một note nhạc trên một bản nhạc do anh và UBXDĐTNHS sáng tác mà khi anh và quý vị UBXDĐTNHS đàn thử, nghe không êm tai thì anh và quý vị UBXDĐTNHS gạch bỏ!”


Ông Sùng xen vào:


- Ai mà ví von xúc tích như thế nhỉ! Tôi quê mùa, ít học, nhưng tôi biết Ông Bà mình dạy rằng: “Con không chê Cha Mẹ khó; chó không chê chủ nghèo”! Thế thì con người – nhất là những người từng mặc quân phục – nghĩ như thế nào khi sáu ông trong UBXDĐTNHS chỉ chịu vẽ “vài chấm nhỏ” mà lại không dám viết địa danh Trường Sa lên tượng đài? UBXDĐTNHS sợ ai? Tại sao UBXDĐTNHS “dị ứng” với hai chữ Trường Sa? Cộng đồng người Việt tỵ nạn thường biểu tình phản đối csVN khi csVN làm điều gì bất lợi cho Việt Nam; thế cộng đồng người Việt tỵ nạn nghĩ như thế nào và sẽ hành động ra sao khi mãnh đất của Ông Cha để lại – Trường Sa – đã bị UBXDĐTNHD xem thường, coi nhẹ như một note nhạc?


Niên an ủi:


- Bác bình tĩnh! Sáu ông trong UBXDĐTNHS và vài người liên hệ đến Hoàng Sa chỉ muốn thể hiện sự kiêu hãnh “to đùng” của họ thôi.


- Tôi ít học thật, nhưng nhờ tôi có người em là sĩ quan VNCH, cho nên tôi biết: Không có một trận chiến nào trên quê hương mà giá trị của trận chiến đó có thể được đề cao hơn Tổ Quốc, cao hơn phần đất do Ông Cha để lại. 


Hòa đáp:


- Cháu đọc sách và tin tên internet rất nhiều. Cháu đồng ý với bác. Bảy mươi bốn Tử Sĩ Hoàng Sa rất xứng đáng được Tổ Quốc ghi ơn. Nhưng, nếu đề cập đến tính chất bi hùng thì phải kể đến các mặt trận khác như: 510 ngày Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân trấn thủ Tống Lê Chân (1); Hành Quân Dài Hạng Tam Giác Sắt; ngày 16 tháng 9 năm 1972, lúc 8 giờ sáng, một toán Cọp Biển của tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng cờ Việt Nam Cộng Hòa trên cổng tường phía Tây Cổ Thành Quảng Trị (2) biểu tượng cho việc Quân Lực VNCH đã hoàn tất cuộc tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, v.v… Tiếc rằng, ngay từ đầu, sáu ông trong UBXDĐTNHS phớt lờ những lời góp ý xây dựng của dư luận; bây giờ – để xoa dịu dư luận – mấy ông UBXDĐTNHS thêm “vài chấm nhỏ” chứ không dám viết rõ hai chữ Trường Sa. Nhìn vào diễn tiến sự việc và biên bản các buổi họp giữa UBXDĐTNHS và Nhóm Góp Ý Bảo Vệ Trường Sa người ta thấy rõ sáu ông trong UBXDĐTNHS và mấy người có liên hệ đến hải chiến Hoàng Sa đã để niềm kiêu hãnh tột độ của các ông cao hơn giá trị của phần đất do Ông, Cha để lại; hoặc quý vị đó cho rằng Tổ Quốc ghi ơn Hoàng Sa cho nên quý vị đó ấy ngại rằng, nếu viết rõ địa danh Trường Sa thì giá trị của Trường Sa sẽ ngang hàng với Hoàng Sa. 


Niên và Hòa lấy Iphone, tìm tài liệu về Trường Sa, đọc thoáng; chỉ những chi tiết cần thiết thì Hòa và Niên mới đọc kỹ: 


https://en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands


A 1801 map of the East Indies, South China Sea and area


UserPostedImage


An 1838 Unified Dai Nam map marking Trường Sa and Hoàng Sa, which are considered as Spratly and Paracel Islands by Vietnamese scholars; yet they share different latitude, location, shape and distance…


A Vietnamese map from 1834 also combines the Spratly and Paracel Islands into one region known as "Vạn Lý Trường Sa"…


In 1933, France asserted its claims to the Spratly and Paracel Islands on behalf of its then-colony Vietnam. It occupied a number of the Spratly Islands, including Taiping Island, built weather stations on two of the islands, and administered them as part of French Indochina…


The South Vietnamese government took over the Trường Sa administration after the defeat of the French at the end of the First Indochina War. "The French bestowed its titles, rights, and claims over the two island chains to the Republic of Vietnam (RoV) in accordance with the Geneva Accords", said Nguyen Hong Thao, Associate Professor at Faculty of Law, Vietnam National University…


Hòa và Niên vừa đọc đến đây, ông Sùng – sau khi chồm sang mà cũng vẫn đọc không được – than:


- Ôi, Giời! Hai anh đọc cái gì tôi chả hiểu.


Niên bảo:


- Bác chờ tý, cháu sẽ tìm tài liệu tiếng Việt cho Bác đọc!


Chỉ một chốc sau, Niên đưa Iphone cho ông Sùng, nói:


- Đây rồi. Cháu tìm được tài liệu Trường Sa trên Wikipedia tiếng Việt, Bác đọc đi.


https://vi.wikipedia.org...o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa

Ông Sùng cầm iPhone, nheo mắt đọc lướt qua; chỉ những đoạn quan trọng ông mới đọc kỹ: “…Năm 1771, sau khi kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận – trên danh nghĩa vẫn thuộc triều Lê – nhà Tây Sơn đã khôi phục đội Hoàng Sa để khai thác tài nguyên và làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa {…} Sau khi người Pháp rời Việt Nam theo quy định của Hiệp Định Genève 1954, quyền kiểm soát các đảo thuộc về Quốc Gia Việt Nam và chính phủ kế tục là Việt Nam Cộng Hòa.


- Ngày 1 tháng 6 năm 1956, Ngoại Trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.


- Ngày 2 tháng 6 năm 1956, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết về chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1933.


- Ngày 22 tháng 8 năm 1956, Hộ Tống Hạm Tụy Động, HQ 04, thuộc Hải Quân VNCH viếng thăm Trường Sa, thượng cờ và dựng bia chủ quyền.


- Năm 1961, Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp, HQ 02 và Hộ Tống Hạm Vân Đồn, HQ 06, thị sát Song Tử Tây, Thị Tứ, Loại Ta, An Bang.


- Năm 1962, HQ 04 và Hộ Tống Hạm Tây Kết, HQ 05, thăm Trường Sa, Nam Yết.


- Năm 1963, Hải Vận Hạm Hương Giang, HQ 404, Hộ Tống Hạm Chi Lăng, HQ 01, và Hộ Tống Hạm Kỳ Hoa, HQ 09, dựng bia trên Trường Sa (ngày 19 tháng 5); An Bang (ngày 20 tháng 5); Thị Tứ, Loại Ta (ngày 22 tháng 5); Song Tử Đông và Song Tử Tây (ngày 24 tháng 5).


- Ngày 13 tháng 7 năm 1971, Bộ Trưởng Ngoại Giao VNCH Trần Văn Lắm đã nêu yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa khi Ông đang hiện diện tại Philippines.


- Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội Vụ VNCH ban hành nghị định số 420-BNV/HCDP/26 sát nhập một số đảo chính và các đảo phụ và xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.


- Năm 1974, một thời gian ngắn sau khi thất bại trong trận hải chiến Hoàng Sa, chính quyền VNCH ra quyết định tăng cường lực lượng tại Trường Sa và chỉ thị quân đội VNCH tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48…


Đọc đến đây, ông Sùng cảm thấy đau lòng quá! Thế hệ của ông đã bị csVN lợi dụng, bưng bít, tuyên truyền sai lạc đã dốc hết tuổi trẻ dành từng tất đất của miền Nam – trong cuộc chiến 54-75 – để đánh Mỹ “kíu” nước. Mỹ đi rồi, ông Sùng vào Nam thì mới “bật ngữa” là Ông, cũng như tất cả người miền Bắc đều nhầm vì sự lừa gạc có mục đích của csVN và Trung cộng. Còn quân nhân VNCH luôn luôn nêu cao Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm, cũng đã có công bảo vệ Tổ Quốc, biển đảo – như tài liệu lịch sử ông vừa đọc – thế thì tại sao chỉ 6 người trong UBXDĐTNHS mà “cả gan” phủ định tất cả công khó của Ông Cha tạo lập từ thời Tây Sơn, năm 1771?


Thấy ông Sùng bị xúc động mạnh, Niên an ủi:


- Bác bớt xúc động đi. Thế nào tập thể Hải Quân VNCH – một quân chủng có truyền thống cao đẹp, học thức khá – cũng sẽ tìm phương cách giải quyết thỏa đáng chứ Hải Quân VNCH sẽ không để dư luận và các quân binh chủng khác thuộc Quân Lực VNCH cười chê về hành động nông cạn, phe nhóm của sáu ông trong UBXDĐTNHS đâu.


Khi niềm xúc động lắng dịu, ông Sùng mới chú ý đến tiếng hát từ máy phóng thanh của nhà hàng vang lên nho nhỏ. Câu cuối cùng trong ca khúc Đêm Nguyện Cầu của Lê Minh Bằng lại khơi dậy nỗi nhớ nhà thiết tha trong lòng ông Sùng: “…Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu. Rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rướm máu. Quê Hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình…” Ông Sùng nói như người đang mơ:


- Quê Hương do csVN gây nên hận thù. Bây giờ, chỉ vì sáu người trong UBXDĐTNHD để “cái tôi” của họ cao hơn sự thiêng liêng của Quê Cha, Đất Tổ – mà Trường Sa trở thành Hải Đảo Tội Tình!

11/10/2019
Điệp Mỹ Linh
____________
Chú thích:
(1) và (2): Wikipedia

Sửa bởi người viết 12/10/2019 lúc 11:43:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.562 giây.