logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/10/2019 lúc 11:55:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hiện nay có 50 nước, tức một phần tư các quốc gia trên thế giới, được cai trị bởi những nhà độc tài. Tùy theo cách bạn định nghĩa thế nào là “những nhà lãnh đạo xấu”, trên thế giới còn có một phần tư các nước hay hơn hiện đang được lãnh đạo bởi những cá nhân vô đạo, bất ổn hay không có khả năng. Tuy nhiên, chúng ta ít khi thấy những dịp dân chúng nổi lên lật đổ bất cứ nhà lãnh đạo xấu này. Vậy thì câu hỏi cần được đặt ra là: Tại sao dân chúng cố tình (hay vô tình) chạy theo những nhà lãnh đạo xấu?
Sau đây là nhiều lý do và những yếu tố tâm lý nổi bật:
1.Dân chúng thích những nhà lãnh đạo “mạnh”
Phần lớn trong chúng ta muốn các nhà lãnh đạo của chúng ta phải tỏ ra “mạnh” và tự tin, nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại lầm lẫn sự hung hãn và kỷ ái (narcissism) với sức mạnh. Đây là một sai lầm. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng những nhà lãnh đạo tồi tệ nhứt – tức những người đã trở thành bạo chúa – là những người rất kỷ ái và hung hãn.
Tại sao những nhà lãnh đạo này luôn thất bại? Tính kỷ ái của họ thuyết phục họ rằng họ luôn luôn đúng; điều này có nghĩa là họ không màng đến sự cố vấn và lời khuyên của người khác cũng như không học được từ những sai lầm của họ. Những nhà lãnh đạo vĩ đạo là những người khiêm tốn. Họ lắng nghe tiếng nói của người khác bởi vì họ ý thức được những giới hạn của mình. Hơn nữa, họ không ngừng cố gắng cải thiện để trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn.
2.Chúng ta là nạn nhân của sự suy nghĩ hẹp hòi của chúng ta.
Sự suy nghĩ hẹp hòi được các chuyên gia tâm lý gọi bằng một danh từ chuyên môn là “Heuristics”, tức cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Chúng ta sử dụng phương cách này để khỏi phải suy nghĩ và phân tách quá nhiều (chúng ta có khuynh hướng lười suy nghĩ). Một lý do khiến các nhà lãnh đạo xấu “trụ” được trong quyền lực hay tái cử là vì chúng ta suy nghĩ hẹp hòi và tự đánh lừa mình để tin rằng nhà lãnh đạo xấu “cũng được thôi”. Sau đây là một số suy nghĩ hẹp hòi của chúng ta:
-Chúng ta chấp nhận vô điều kiện cái nhìn của nhà lãnh đạo.
Vì nhiều lý do, nhiều người chạy theo một nhà lãnh đạo mà không hề đặt vấn đề một cách thấu đáo về hành vi của người đó. Khi một nhà lãnh đạo có hành vi xấu, tất cả những người chạy theo ông hay bà ta đều nhanh chóng tin tưởng lập luận của ông hay bà rằng “chẳng có gì là sai trái cả”. Chúng ta có khuynh hướng đặt các nhà lãnh đạo lên bệ thờ. Đây là điều mà Jim Meindl, một học giả chuyên về thuật lãnh đạo, gọi là “sự say mê lãnh đạo” (Romance of Leadership). Thái độ này khiến chúng ta không muốn tìm hiểu thấu đáo, nhưng thay vào đó chấp nhận sự giải thích của nhà lãnh đạo.
-Chúng ta hùa theo cái nhìn của phe nhóm chúng ta. Chúng ta tin tưởng những người giống chúng ta hay những người có những hệ tư tưởng giống chúng ta. Nếu những người có cùng niềm tin và ý thức hệ chính trị giống chúng ta ủng hộ một nhà lãnh đạo, chúng ta cũng hùa theo để ủng hộ người đó. Trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, 80 phần trăm những người theo Dân Chủ và Cộng Hòa luôn luôn ủng hộ những thành viên của đảng họ.
-Chúng ta tin rằng một người khác còn tệ hơn nhà lãnh đạo của chúng ta (thà một lãnh đạo tồi hơn là một người chúng ta không biết..). Thành kiến về người bên trong và nhóm bên ngoài là một yếu tố rất mạnh trong lối suy nghĩ hẹp hòi của chúng ta. Nó dễ tạo ra niềm tin cho rằng chúng ta là “người tốt” và những người bên ngoài phe nhóm chúng ta là những “người xấu”. Như vậy, bất cứ lãnh tụ nào không phải là “người của chúng ta” đều là người xấu và sẽ còn tệ hơn nhà lãnh đạo tồi mà chúng ta đang có.
-Chúng ta tìm cách biện minh. Tìm cách biện minh cho “tội lỗi” của các nhà lãnh đạo tồi của chúng ta là một thái độ rất bình thường của con người. Khi nhà lãnh đạo làm một điều sai trái, như ngoại tình, thậm thụt cửa sau, trục lợi, chúng ta biện minh: “Chả sao cả. Ông hay bà ấy là nhà lãnh đạo của ta mà!” và chúng ta tạo ra một luật trừ. Nếu chúng ta tiếp tục biện minh cho những hành động sai trái của nhà lãnh đạo, thái độ này sẽ tạo ra một lối mòn qua đó nhà lãnh đạo xấu sẽ dấn sâu vào những hành vi ngày càng tồi tệ và sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm.
3. Chúng ta đồng hóa hiệu năng với một nhà lãnh đạo tốt.
Chúng ta đánh giá cao các thành quả, nhưng lại xem thường việc tìm hiểu xem các thành quả đó đã đạt được như thế nào (tức chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”). Những nhà lãnh đạo xấu có thể đạt được những thành quả tốt (hoặc có tiếng là đạt được những thành quả tốt), nhưng lại đạt những thành quả ấy bằng những hành động xấu như lợi dụng người khác, dành công của người khác hay những hình thức bóc lột khác v.v.
4. Chúng ta “ăn có” quyền lực của nhà lãnh đạo
Chúng ta thích đứng về phía thắng cuộc và quyết tâm ủng hộ những nhà lãnh đạo xấu nếu chúng ta có được điều chúng ta chờ đợi nơi họ. Trong cuốn sách về sự lãnh đạo độc hại, Tiến sĩ Jean Lipman Blumen cho rằng sở dĩ có người chạy theo sau đuôi những nhà lãnh đạo xấu là bởi vì họ cảm thấy như mình cũng có quyền lực. Các “tín đồ” xấu bị các nhà lãnh đạo xấu lôi kéo vì họ có thể chia sẻ quyền lực.
Như thế, chính những khuynh hướng (xấu) của chúng ta giúp các nhà lãnh đạo xấu trụ lại trong quyền lực và tiến tới.
Vậy thì thế nào là một nhà lãnh đạo tốt?
Những nhà lãnh đạo tốt :
1.Tạo sự đoàn kết chứ không chia rẽ.
Những nhà lãnh đạo tốt không bao giờ gây chia rẽ nơi người mình lãnh đạo. Họ không tạo ra hiệu ứng “chúng ta chống lại họ”.
2.Đạt thành quả nhưng giới hạn những thiệt hại phụ.
Lãnh đạo tốt là người đạt được những thành quả tốt nhưng không bao giờ làm thiệt hại phúc lợi của những người ủng hộ mình hoặc phá hủy môi sinh hay biến bạn thành thù.
3. Chia sẻ sự lãnh đạo với những người ủng hộ mình.
Họ làm việc với những người ủng hộ mình, tham khảo ý kiến của họ, quan tâm đến họ và phát huy khả năng lãnh đạo của họ.
4. Để lại Đội ngũ, Tổ Chức hay Quốc Gia trong một tình trạng tốt đẹp hơn trước khi họ nắm quyền lãnh đạo.

Ronald E Riggio Ph.D
Chu Văn chuyển ngữ
(https://www.psychologytoday.com/au/blog/cutting-edge-leadership/201910/why-do-people-follow-bad-leaders )
Ronald E.Riggio , Ph.D là giáo sư về tâm lý lãnh đạo và tổ chức tại trường Đại học Claremont McKenna, Tiểu bang California Hoa Kỳ.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.