logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 12/10/2019 lúc 12:14:30(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

UserPostedImage

Chúng tôi như có cái duyên kỳ ngộ với vùng cao Ban-Mê-Thuột, qua các thành viên của “Phong trào Du ca” (và “Cơ sở Văn-nghệ Con người”), từ những năm đầu thập niên 1970 ở quê nhà cho đến gần đây khi Nguyễn Minh Nữu viết Thương Quá Sài Gòn Ngày Trở Lại (2017), Đoàn Văn Khánh với Ám Ảnh Đơn Thân (2019) và nay là nhà thơ/nhạc sĩ Phan Ni Tấn xuất bản tập tùy bút Ngòi Viết Lang Thang, sau tập truyện Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi (2019).
Đến với Ngòi Viết Lang Thang là chúng tôi đã khởi đi với tâm trạng “buôn”, “vùng cao” và tinh thần “nhập cuộc” của ngày nào; không ngờ tác phấm đã là một bất ngờ thích thú thực sự và nội dung đặc biệt khiến chúng tôi không thể không ghi lại đây vài cảm tưởng. 


Ngay từ trang đầu, Phan Ni Tấn đã cho biết: “Tôi sinh ra ở Banmêthuột cho nên núi rừng là bạn của tôi. Đi đâu, làm gì, thức hay ngủ, rừng núi lúc nào cũng kề một bên. Lớn lên tôi có đọc chút ít lịch sử trước 1975 của quê tôi, ở đó miên man trải dài ngút mắt, là núi và rừng, nơi xanh um một màu xanh lá, nơi chói chang một trời nắng lụt, và cũng là nơi lầy lội, ẩm ướt những trận mưa vào mùa. Từ thị xã đến thôn quê, nhà cửa theo thời gian lần lượt mọc lên suốt dải cao nguyên đất đỏ; con người sống trong màu đất đỏ, tử sinh cùng đất đỏ...” (Quê Tôi). 


Trong phần đầu, Phan Ni Tấn đã ghi lại những nét tổng quát và chi tiết về vùng đất cao nguyên này, như một “địa chí văn hóa” trong đó lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật dân gian, v.v. được ngòi bút đa dạng, tài hoa có thừa của tác giả, giới thiệu cũng như kể chuyện, xen kẽ với những kỷ niệm, nhớ nhung, cảm xúc,... của chính tác giả hoặc người thân, bạn hữu. Mà bạn ông Tấn từ tấm bé đến nay thì khá nhiều để nhớ và kể lại, nhất là những khi được “ngộ cố tri” mặt đối mặt hoặc qua thư từ, báo chí, kỷ yếu: thôi thì cảnh cũ người xưa từng chi tiết, biến cố, được tác giả “lang thang” lùi trở về, ký ức sống lại - thành công thì bài dài, nhưng ít thì ... tùy bút trong vài đoản văn. 


Trai thời loạn, nhập ngũ, “đoạn đường chiến binh” của người lính trẻ cũng được Phan Ni Tấn hồi tưởng với những con chữ trân trọng và sống động nhất: “Tuổi trẻ là tuổi dấn thân đi tìm lại chính mình. Và chiến trường là nơi đầy thách thức bản thân, là nỗi ám ảnh, là sự ngã xuống hay vươn lên trong cuộc sống còn. Tuổi trẻ chúng tôi đi vào cuộc chiến tranh tuy là một sự chọn lựa của số kiếp nhưng lại là bổn phận của một công dân yêu nước, là niềm tự hào của đời trai trong thời lửa đạn. Chết thì thành chiến sĩ vô danh, làm phân bón cho đất thêm mầu mỡ. Sống thì thể xác lẫn tinh thần mang đầy thương tích và hoài niệm. Bài học làm người sau chiến tranh như ứa ra từ những trang lịch sử gây nên một cảm giác buồn thê thiết, có cái gì đó khiến cõi lòng vẫn âm ỉ, ray rứt một niềm cay đắng, xót xa, nó tích tụ ở đó lâu ngày chầy tháng thành một thứ kỷ niệm buồn”. Dĩ nhiên sau tháng Tư 1975 là ký ức không phai của những ngày tháng bị đày đọa trong trại tù cải tạo trên cao nguyên và cuộc vượt ngục tìm về Sài Gòn.


Rời Banmêthuột “thẳm sâu” và quá khứ còn đó, và quê ngoại Huế vì có bà cố tổ Hồ Thị Chỉ, Ân Phi của vua Khải Định, cũng như Sài-Gòn và tạt ngang văn Hồ Biểu Chánh, Amai B’Lan,..., “ngòi viết” theo Phan Ni Tấn “lang thang” sang miền đất lạnh tình nồng Gia-nã-đại của Bắc Mỹ. Nơi đây, Phan Ni Tấn đưa người đọc đến các thiền tự, những lễ hội, Tết, 30-4, nơi xứ người, với những tinh tế nhìn ra “cái hắt hiu, cô tịch của mắt trăng xuyên qua cửa sổ” của con trăng 16 (Mắt Trăng), hoặc những nhận xét về  đồng quê, thiên nhiên của xứ người,... 


Ngòi Viết Lang Thang còn đưa người đọc đến với một số văn nghệ sĩ Việt Nam trước và sau biến cố năm 1975 cũng như sự nghiệp, tác phẩm của các vị này, như Bùi Giáng, Doãn Quốc Sỹ, Võ Đình, Nguyễn Mộng Giác, Trương Đình Quế, Phạm Văn Hạng, Lê Văn Ngăn, Chu Trầm Nguyên Minh, Lam Phương, Anh Bằng, Việt Dzũng, Nguyễn Đức, Huỳnh Công Ánh, Chí Tâm, Nhã Ca, Song Thao, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn, Ngô Vương Toại, Cung Trầm Tưởng, Lữ Quỳnh, Đỗ Quyên, Hà Nguyên Du, Lê Hân, Phương Tấn, Nguyễn Thị Thanh Dương, Đỗ Xuân Tê, Hoàng Quốc Bảo, Tô Thùy Yên... qua những hạnh ngộ và tình cờ của cuộc đời hoặc sinh hoạt văn nghệ, những ngày vinh quang, cũng như cái thời “chợ sách bán sách và thuốc lá ké một góc sạp sách của người bạn cùng đơn vị trước 75 để kiếm sống qua ngày” trước khi chuyển sang bán quán kiếm sống qua ngày ... Phan Ni Tấn thuộc hạng văn nghệ đa tài đa dạng, nên ông sinh hoạt, quen biết nhiều nhà văn, thơ, nghệ sĩ và nhạc sĩ – ông cũng đã phổ nhạc khá nhiều thơ của nhiều nhà thơ từ nhiều thập niên qua và thơ ông cũng được các tri âm nhạc sĩ phổ nhạc! 


Chủ yếu là cảm xúc, hoài niệm về quá khứ và quê hương đất nước, nhưng “ngòi viết” Phan Ni Tấn như “thần” khi viết về những “bánh buýt”, “trường xưa, bạn cũ”, “con Dế “, ..., và nhất là về người bạn đời mà ông âu yếm gọi là “Con Bạn”: “... con bạn về với tôi gần 40 năm, tóc đã muối tiêu mà cái nết thuần lương vốn có của người phụ nữ phương đông nó thấm vào huyết quản sao mà dễ thương quá chừng chừng. Có được con bạn chí tình chí nghĩa này ai mà không sướng thấu trời xanh. Nhất là những ngày cuối năm sắp Tết. 


Nói "sướng" là sướng làm sao? Thì đây, nói nghe chơi: Hồi còn sung sức, cứ tới 23 tháng Chạp là tôi lăng xăng phụ con bạn vàng quét dọn trong nhà ngoài ngõ, lau chùi bếp núc, lễ mễ cúng kiếng tiễn ông Táo về trời. Con bạn của tôi mau mắn lắm. Tay liền tay, miệng liền miệng, năm nào cũng nhờ hai Táo nhà ta lên trển nhớ tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế làm ơn ban phước cho thế giới hòa bình, muôn dân no ấm, gia đình hai họ tụi tôi thân tâm an lạc. Rồi nường lỏn lẻn xì xầm thêm cái gì thì tôi không nghe nên không biết.


Nghĩ mà thắc cười. Xưa nay Táo quân ở yên trong bếp thì không sao, mà hễ sanh tật làm biếng, ham vui chạy ra đường thả dê, không bị lính bắt cũng bị mang tiếng "công xúc tu sỉ". Bị tại từ ngày ra đời Táo nhà ta có được mặc quần bao giờ đâu nà, cứ... ở truồng miết hà. Phong tục gì kỳ cục. 


Từ ngày Táo ta theo đồng bào mình di tản qua xứ người, đặc biệt ở xứ tuyết, mỗi năm cứ tới 23 tháng Chạp trời buốt giá, tuyết bay tá lả, nhà nhà đều thành tâm cúng kiếng tiễn ông Táo về trời. Thấy hàng hàng lớp lớp nhà Táo thăng thiên mà tội nghiệp cho mấy ổng. Là vì có "me-xừ" Táo nào được mặc quần đâu, nên "xừ" nào cũng... lạnh teo. Riêng hai Táo nhà tôi được con bạn vàng trang bị đầy đủ nào mũ cánh chuồn, nào quần là áo lụa, ủng cao cỡi cá chép về trời mà mặt mày vênh váo hí ha hí hửng thấy... bắt ghét. Sống ở chốn phồn hoa đô hội, văn minh dàn trời mà con bạn quê quít của tôi vẫn ôm riệt ba cái phong tục tập quán của ngày ta ngày tết tuy mệt nhưng tôi thấy cũng dễ thương quá xá ể...”.


Ngòi Viết Lang Thang cho thấy ở Phan Ni Tấn một tình yêu quê hương và tình người chân thành mà con chữ dù văn hoa đến mấy cũng không che giấu được. Gốc rễ địa lý dù đã bị bứng gốc, chặt ngang, còn lại là những vết thương, những u hoài của ngày tháng, nhà văn vẫn ân cần “lang thang” đi tìm lý lịch và chân dung của chính mình và người thân, bạn bè còn mất như một cái cớ và đã đụng chạm với mọi đa đoan, góc cạnh của đời sống. “Ngòi viết” của tác-giả như tung hoành trong một thế giới có thật hay đã từng như vậy nhưng đã được sáng tạo, hình dung ra theo một cách thế riêng. 


  Tùy-bút hay tạp-ghi là một thể loại "ký" tự do ở đề tài, có thể thu gọn trong một đoản văn (kiểu “chớp”) và cũng có thể dài cả tập. Quan trọng là tác giả viết về sự, chuyện gì và viết như thế nào, từ vị thế nào. Vả lại, tác giả và người đồng thời cũng như từng sinh sống chung, cùng nơi, cùng hoàn cảnh, đã là những chất liệu sống động, tạo hồn cho “ngòi viết”. Từ những bước chân “du ca” của ngày nào, Phan Ni Tấn đã tiếp tục lang thang qua các sáng tác vận dụng bút pháp tùy bút, nhiều khi cũng có thể là những cái cớ để ông thả hồn về một thời quá vãng hoặc chỉ để đơn thuần rung cảm! 


Khi đến với Ngòi Viết Lang Thang là chúng tôi đã đến với tâm trạng “buôn”, “vùng cao”, “nhập cuộc”, nhưng khi đọc đến những trang cuối, tâm trạng này vẫn như không rời bỏ; chúng tôi nghĩ đó là do “ngòi viết” của tác giả Phan Ni Tấn đã thành công để lại nơi tâm hồn người đọc vậy!

Toronto 27-5-2019
Nguyễn Vy Khanh


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.