logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/10/2019 lúc 11:00:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

So với Việt Nam, những người đảm nhận vai trò duyệt phim ở Malaysia dường như… thái quá khi yêu cầu phải cắt những cảnh xác định, gần như toàn bộ biển Đông thuộc về Trung Quốc trong “Abominable” nếu muốn phát hành “Abominable” tại Malaysia (1).
“Abominable” là một bộ phim hoạt hình do DreamWorks Animation (Mỹ) hợp tác với Pearl Studio (Trung Quốc) sản xuất. Chắc chắn không phải do vô tình mà “Abominable” quảng bá yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền ở biển Đông!
Tuy không được “đảng ta” lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, cũng không được khuyến cáo phải luôn luôn “nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng” nhưng cơ quan kiểm duyệt phim ảnh của Malaysia vẫn không… thoáng bằng các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Cũng kiểm duyệt như Malaysia nhưng Hội đồng duyệt phim Quốc gia tán thành “Abominable” hay “Everest – Người tuyết bé nhỏ” là… “phim hay tháng 10”. Phản ứng của công chúng về “đường lưỡi bò” trong phim là… “làm quá” (2)!..
***
Sau khi “Abominable” hay “Everest – Người tuyết bé nhỏ” được chiếu rộng rãi tại Việt Nam, một số khán giả phát giác, phim có hai đoạn và bốn cảnh quảng bá “đường lưỡi bò”... Cũng vì vậy, dư luận bùng lên thành bão!
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, một trong những thành viên của Hội đồng Duyệt phim Quốc gia tâm sự riêng với báo giới, đại loại: “Đường lưỡi bò” chỉ xuất hiện vài giây, phản ứng như thế là… làm quá!
Nhận định đó đã biến bà Ngát trở thành bia cho công chúng thi nhau… tác xạ. Tuy nhiên xét cho đến cùng, chỉ nhắm vào bà Ngát là… sai mục tiêu. Thạch Đạt Lang cảnh báo: Bà Ngát chỉ là con dê bị báo giới Việt Nam đem ra… tế thần (3).
Trong thực tế, bà Ngát chỉ là một trong 11 thành viên của Hội đồng Duyệt phim Quốc gia. Qua “Abominable”, “đường lưỡi bò” được quảng bá rộng rãi tại Việt Nam là vì 11 cá nhân đó… “nhất trí”.
So… “làm quá” của bà Ngát với… “đây là phim hoạt hình dành cho thiếu nhi, nội dung nhằm bảo vệ môi trường nên quá trình duyệt hoàn toàn có thể xảy ra sơ suất” của Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim Quốc gia (4), phát biểu nào đáng bận tâm, đáng bàn hơn?
***
“Sơ suất” của Hội đồng Duyệt phim Quốc gia đối với việc tạo điều kiện cho Trung Quốc quảng bá rộng rãi yêu sách về chủ quyền ở biển Đông tại Việt Nam diễn ra song song với sự kiện Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch phạt 40 triệu và yêu cầu tiêu hủy “Ròm” (5).
“Ròm” là tên một bộ phim do Công ty Hoan Khuê (HKFilm) sản xuất. Hội đồng Duyệt phim Quốc gia không cho phép HKFilm phát hành “Ròm”. HKFilm không sửa “Ròm” mà… dám gửi “Ròm” đến Liên hoan Phim Busan.
Oái oăm là tại Liên hoan Phim Busan, “Ròm” được trao “New Currents” – một trong những giải thưởng danh giá nhất! Điều đó làm bẽ mặt cả Hội đồng Duyệt phim Quốc gia, Cục Điện ảnh nên Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch mới làm… dữ!
Nguyễn Hoàng Điệp – một trong những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh tại Việt Nam – tiết lộ trên facebook: Sở dĩ Hội đồng Duyệt phim Quốc gia chần chừ trong việc cấp giấy phép phát hành “Ròm” vì có sự tham gia của… “nước ngoài”. “Nước ngoài” là những Việt kiều tham gia làm nhạc, tư vấn bản dựng, hỗ trợ gửi “Ròm” đến Liên hoan Phim Busan và trước nay, những Việt kiều này vẫn hỗ trợ đồng nghiệp là đồng bào như thế. “Nước ngoài” cộng với nội dung – phản ảnh hiện trạng xã hội – có thể dẫn đến sự ngộ nhận về Việt Nam là những yếu tố khiến HKFilm vừa không được nhận giấy phép phát hành, vừa phải ký cam kết rút “Ròm” ra khỏi Liên hoan Phim Busan...
Điệp than: Chúng ta rất hay nhắc đến phim độc lập và các nhà làm phim trẻ. Dù không dám phủ nhận sạch trơn nhưng tôi chưa tìm được mối liên kết nào giữa những điều chúng ta đau đáu trong hội thảo và những điều chúng ta làm… đau điện ảnh ở bên ngoài! Theo Điệp, Việt Nam ít phim hay và phim hay đi theo con đường dẫn đến các liên hoan phim càng ít, không phải vì chúng ta kém tài mà vì làm phim… quá khó! Trong bối cảnh như vậy, Điệp “nể” HKFilm vì dám đầu tư tiền bạc, công sức làm “Ròm” nhưng thêm trường hợp của “Ròm”, sau 40 triệu tiền phạt và yêu cầu tiêu hủy “Ròm”, Điệp không biết có còn trường hợp nào để những cá nhân như Điệp có cơ hội cảm thấy “nể” hay không (6)?!
Đào Tuấn – một cá nhân “ngoại đạo”, không hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh như Nguyễn Hoàng Điệp – nhìn sự kiện vừa kể ở một góc độ khác. Tuấn liệt kê hàng loạt bộ phim mà Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch giao cho Cục Điện ảnh sản xuất bằng ngân sách và tất nhiên là được Hội đồng Duyệt phim Quốc gia đánh giá rất… cao! Đó là “Sống cùng lịch sử”, ngốn 21 tỉ đồng tiền thuế nhưng suốt hai tuần không bán được vé nào, sau đó chuyển qua chiếu miễn phí mà vẫn chẳng ma nào thèm xem! Trước nữa, “Thái sư Trần Thủ Độ” - 57 tỉ, “Những người viết huyền thoại” – 10 tỉ,… cũng rơi vào tình trạng y hệt như vậy!
Tuy hiệu quả thảm hại như thế nhưng trong giai đoạn từ 2018 đến 2021, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch vẫn đề nghị chi mỗi năm khoảng 150 tỉ để làm phim phục vụ tuyên truyền (2018 – 115 tỉ, 2019 – 147 tỉ, 2020 – 148 tỉ, 2021 – 148 tỉ).
So sánh kế hoạch hơn nửa ngàn tỉ đó với hiệu quả, Tuấn nhận định, rõ ràng các cơ quan quản trị - điều hành văn hóa nói chung, điện ảnh nói riêng chỉ có tài… tiêu tiền, thành ra dễ dàng gật đầu với những bộ phim ngốn hàng chục ngàn tỉ nhưng không ai thèm xem, song dứt khoát không cho phép phát hành những phim khiến thiên hạ nghiêng mình như “Ròm”! Có thể “soi” cả… váy Ngọc Trinh, thậm chí đem ra Quốc hội, thảo luận đến… sùi bọt mép nhưng lại xem chuyện “Abominable” quảng bá yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông là chuyện nhỏ, chỉ có “vài giây” mà công chúng phản ứng như vừa qua là… “làm quá”!
Với logic đó, Tuấn nhấn mạnh, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Hội đồng Duyệt phim Quốc gia, Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch không chấp nhận “Ròm” vì “Ròm”… “bi quan, bế tắc, không lối thoát, thiếu tính nhân văn” và những cơ quan này tiếp tục truy sát “Ròm” (buộc nộp phạt 40 triệu và tiêu hủy phim), sau khi có tin “Ròm” được trao giải thưởng “New Currents” của Liên hoan Phim Busan (7). Đọc đến đó, Dung Trần – một thân hữu của Tuấn thảng thốt: Hóa ra tụi mình đóng thuế để nuôi cả bọn “óc đặc” này nữa à? Còn Lieu Nguyen thì không giấu được hoang mang vì: Chẳng lẽ Việt Nam có… Bộ Văn hóa à?...
***
Chẳng phải bây giờ Trung Quốc mới quảng bá yêu sách về chủ quyền tại biển Đông. Cả thế giới đã thấy điều đó từ lâu, đó là lý do tại sao cơ quan kiểm duyệt Malaysia nhìn ra vấn đề. Còn Việt Nam?
Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan kiểm duyệt tại Việt Nam cho qua những sản phẩm văn hóa như “Abominable”. Trước “Abominable” là phim “Điệp vụ biển Đỏ”, là tiểu thuyết “Ma Chiến hữu” (ca ngợi những quân nhân Trung Quốc tham gia “dạy cho Việt Nam một bài học), là những bài viết đề cao những viên tướng như Hứa Thế Hữu (chỉ huy cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979) trên những cơ quan ngôn luận thuộc đảng CSVN như Hà Nội Mới,... Chẳng phải tự nhiên bà Ngát cho đó là “làm quá”, ông Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim Quốc gia, bảo sơ suất đã xảy ra với “Abominable” là “hoàn toàn có thể”...
Malaysia không giống Việt Nam vì quan hệ với Trung Quốc không được định hướng bằng “16 chữ vàng”, “tinh thần bốn tốt”, các viên chức hữu trách ở Malaysia không bị buộc phải xem Trung Quốc là “người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn”, có thể giúp đỡ mọi mặt để “xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”, thành ra nhận thức, cách hành xử của của họ tất nhiên khác xa bà Ngát, ông Thiện và hàng lô, hàng lốc những viên chức hữu trách khác ở Việt Nam. Khi Việt Nam có không ít Ủy viên Bộ Chính trị công khai bày tỏ sự lo âu vì công chúng cảnh giác tới mức thù ghét Trung Quốc thì chỉ chĩa mùi dùi vào bà Ngát có vẻ là… làm quá bởi bỏ qua chính phạm!
Theo VOA
___________
Chú thích
(1) https://www.voatiengviet...t-hình/5127709.html
(2) https://www.nguoiduatin....-kiem-duyet-a452686.html
(3) https://www.facebook.com...4/posts/3174131759329184
(4) https://nld.com.vn/van-n...ot-20191014144250376.htm
(5) https://tuoitre.vn/nha-s...at-20191014162953259.htm
(6) https://www.facebook.com...7&id=100008895427968
(7)
https://www.facebook.com...7&type=3&theater

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.