logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/10/2019 lúc 09:34:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1.
Sáng nay trời Dallas đã trở lạnh, nhưng mới đủ để lấy cái áo lạnh máng lên lưng ghế lái xe đi làm chứ chưa cần mặc vào người. Thế mà đến bãi đậu xe của hãng đã thấy nhiều người mặc áo lạnh đi làm. Những bóng người đi làm sớm thường lầm lũi trong thời tiết tháng mười đổ về cuối năm, ánh đèn ngoài bãi đậu xe như cũng biết lạnh nên nhạt mờ hơn những tháng hạ; là hình ảnh người lao động trên nước Mỹ trong tôi đã nhiều năm… Có lẽ từ những bóng người làm chung hãng mà tôi không bao giờ còn thấy họ lầm lũi trong gió lạnh và sương mù nữa bởi họ đã lên thiên đàng. Câu tục ngữ “tay làm hàm nhai” ở quê nhà thì ai cũng đã từng, nhưng ra hải ngoại câu ấy vẫn nguyên vẹn với nhiều người còn chưa tới tuổi về hưu, hay về hưu mới được vài năm đã lên trang Cáo phó của những tờ báo địa phương. Có lẽ do một chiếc lá uá thì chẳng ai quan tâm, nhưng cả trời lá úa tháng mười làm chạnh lòng người.
Tháng mười về trên cuốn lịch treo tường, làm cho cuốn lịch mỏng đi thấy rõ; là những lo toan thuế má cuối năm cũng về, và thường là mệt. Mùa lễ lại về với đủ thứ lo toan cuối năm, làm cho người ta mệt mỏi hơn cả sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hạ, nên thời tiết tháng mười dịu đi cái nóng mùa hè như chừa cho người ta con đường sống… để lo toan. Sáng nay chỉ như sự lặp lại của những sáng tháng mười đã qua với thời tiết se lạnh, chim lười bay, trời lâu sáng hơn tháng năm, tháng sáu; sương mù nhiều để bớt thấy rõ những bóng người lầm lũi sinh nhai từ quê nhà xa tít tới thiên đàng hạ giới là nước Mỹ này thì người lao động vẫn tay làm hàm nhai tới cuối đời.
Không gian cuối năm hay đưa tôi về, đưa vào những suy nghĩ ẩn khuất trong tiềm thức. Bỗng thằng Bóng ở hãng tôi, nó dễ thương mọi bề trừ bề bóng quá chịu không nổi. Nó cũng hay đi làm sớm cho khỏi kẹt xe rồi ngồi ngoài xe, lên facebook tới giờ làm mới chịu vô hãng. Nhưng sáng nay Bóng đưa tôi về thực tại trong cõi sương mù, “Trời ơi! Trời lạnh thấy mồ mà ông già không mặc áo lạnh hả? Còn mở cửa xe toang hoang, ngồi đọc báo…”
“Mày coi lại mày đi. Mặc áo lạnh khúc trên làm quái gì mà khúc dưới mặc quần xà lỏn?”
“Bậy quá ông già ơi! Quần soọc mo-đồ của người ta đó ông già.”
“Vậy sao? Để coi. Nón đỏ, áo lạnh đỏ, áo trong đỏ, quần soọc đỏ, vớ đỏ, giày đỏ… còn cái gì màu đỏ nữa không?”
“Đúng là gặp ông già khi trời chưa sáng. Tóc em cũng màu đỏ nè.”
“Ờ ha. Tại mày đội nón nên tao không thấy tóc đỏ.”
“Vậy cho coi luôn cho ông già sáng mắt!”
Nó kéo áo lên mà kéo xệ quần xuống mới đỏ lè cái quần lót bên trong. Làm bà Mỹ đen đi ngang qua, bà cười tới sặc cà phê sáng đến tội nghiệp bà…
Bóng trình diễn thời trang với tôi rồi đi. Hôm nay nó vô hãng sớm để lượn tới lượn lui cho thiên hạ tá hoả. Bóng đâu biết Bóng liệng lại bãi đậu xe cho tôi hai tiếng “ông già” có sương mù và gió lạnh làm chứng. Dù nó chẳng làm tổn thương tôi gì hết. Nó chỉ như dầu thêm vào ngọn lửa tháng mười đang cháy trong tôi, ngọn lửa màu lá úa đã thiêu đốt những người bạn làm chung mà tôi gọi là bà già với ông già của mười năm, hai mươi năm trước, nay tôi đã không còn phải gặp lại họ lầm lũi trong chập choạng tháng mười với những buổi sáng sương mù và gió lạnh. Những lúc chợt nhớ đến họ như sáng nay không gian và thời tiết gợi nhớ. Tôi luôn thành tâm cầu nguyện cho họ được thảnh thơi nơi vĩnh hằng. Ông già của sáng tháng mười năm nay đã đóng hụi chết từ khi còn trẻ, biết tháng mười nào anh chị em làm chung trả lại một vòng hoa…Có lẽ hoa tang kết vòng mang ý nghĩa một vòng đời khép lại chăng?

2.
Vào hãng. Tôi khó hiểu nhất là thằng G, nó người Ấn độ nên có cái tên dài và khó đọc tới ai cũng chỉ gọi nó với chữ cái đầu tên là “G” từ hồi tôi với nó còn làm công nhân tạm thời cho hãng, còn mấy thằng bạn thân nữa là người Mễ, Mỹ đen, Mỹ trắng, người da đỏ… thằng nào cũng con ông trời nhưng mẹ là vợ nhỏ nên mẫu hậu không tha. Rồi thì thời gian và nghiệt ngã hãng xưởng chọn lọc chỉ còn được mấy thằng vô chính thức. Nó chọn cái tên “G” để in lên ngực áo đồng phục. Tôi hỏi nó lý do? Nó trả lời tôi, “Mọi người thương mến tao với cái tên G. Thì tao là G, để nhớ mọi người ở đây đã từng thương mến thằng G. Mọi người đến đây từ nhiều nơi, nhưng ai cũng đến để kiếm cơm ăn thôi. Tao sẽ là thằng G giúp đỡ những người công nhân tạm thời để họ có cơ hội vô chính thức, để có bảo hiểm sức khoẻ… Tao với mày khốn khổ ra sao khi làm tạm thời? Giờ, mình vô chính thức rồi thì quên đi những đối xử của người chính thức trước mình, để giúp đỡ những người còn làm tạm thời. Mày đồng ý với tao không?”
Tôi chơi thân với G hơn dù đã là bạn vì giúp nhau nhiều trong việc làm và cả những lúc đi chơi, nhất là lúc tào lao thiên đế đủ thứ chuyện trên đời. Tôi chưa thấy thằng Ấn nào liều mạng như nó! Một hôm nó hỏi tôi về món phở. Tôi trả lời có tiệm phở cách chỗ làm 8 phút lái xe. Mày đi ăn thử một lần, sẽ chở vợ con mày tới lần sau… Ai dè nó đi ngay trưa hôm đó, mà nửa tiếng ăn trưa làm sao đủ thời gian đi ăn ngoài vì lái xe đi 8 phút, lái về 8 phút, không kể kẹt xe… Thằng mắc dịch lại đi ăn ngoài đúng hôm hãng đồi chủ nữa chớ! Chủ hãng là người mới muốn đi thăm hỏi công nhân để nhát ma, tới dây chuyền của nó thì thằng tổ trưởng tổ đầy tớ đi ăn trưa chưa về… Đám văn phòng xanh mặt với chủ mới vì công việc ngồi ngáp ruồi ăn lương ở những văn phòng hãng xưởng Mỹ đâu dễ kiếm. Thằng G làm hú vía một phen đám văn phòng mà thành nổi tiếng là thằng quậy ngầm.
Rồi thì mọi chuyện cũng đâu vào đó, ai làm chủ hãng cũng chẳng thêm lương cho công nhân, hơi đâu bận tâm. Nhưng hôm có con nhỏ người Nga vô làm, con nhỏ đẹp nhưng lẳng hơn Điêu Thuyền. Nó chài thằng G làm bàn đạp để tiến thân. Tôi về suy nghĩ cho thằng bạn người Ấn vì tôi với nó cũng đã từng cự cãi để mấy tháng không thèm hỏi nhau một câu, nhưng nó đúng là ai vô đây cũng chỉ để kiếm cơm thôi, làm khó nhau làm chi. Nếu là đòi hỏi tay nghề với tinh thần trách nhiệm thì quá đáng vì người có hai thứ ấy – họ đã không làm việc ở đây! Tóm lại, người làm cho người khác dễ nổi giận nhất là mày, thì mày lại đi nổi giận…
Tôi về nghĩ lại, nó đúng. Nên xe nó chết bình điện tháng mưới năm ngoái vì trời trở lạnh. Tôi câu bình cho nó không được thì chở nó đi mua bình điện mới. Tới nơi. Nó không tiền thì thẻ nhựa của tôi cũng đâu có “quớc”. Hai thằng đói bụng quá thì tôi chở nó đi ăn phở với hai chục tiền mặt còn trong bóp tôi; chở nó về nhà nó, sáng mai tao rước mày đi làm. Chuyện gì ông Phật đã nói là chuyện của ngày mai thì hôm nay đừng ráng… Sau đó, tôi với nó đều vui vì hết ngại chạm mặt nhau. Nó nghe tôi, tránh được hoạ con nhỏ người Nga đem tới.
Hai thằng tôi là lính cưng của bà sếp già. Nhưng mẹ già như chuối ba hương. Nay mẹ còn không tìm ra việc cho mẹ thì hai thằng lính cưng cách mấy cũng cù bơ cù bất đi làm lính đánh thuê cho những phân xưởng khác vì phân xưởng mình hết việc. Hôm tuần rồi, tiễn hai thằng lính cưng đi làm lính đánh thuê. Mẹ ngấn lệ vì khi chúng tôi trở về phân xưởng có việc lại vào năm tới thì chắc mẹ đã bay chức quản đốc phân xưởng.
Vòng tay bà Mỹ đen là điều tôi sợ khi mới tới Mỹ, chỉ nghĩ tới họ ôm tôi một cái đã đủ sợ. Nhưng ba mươi năm thăng trầm với nước Mỹ và tình người đa sắc tộc ở quê hương thứ hai này. Vòng tay người bạn vong niên mà nói đùa là Mẹ đỡ đầu của tôi với thằng Ấn. Bà ôm tôi khi tạm biệt tới sang năm mới, nếu tao còn ở lại phân xưởng này thì mày nhớ về nha. Nhưng trước mắt là mày phải học cho xong công việc mới để không còn phân xưởng mình để trở về thì mày với thằng G cũng có nghề mới để nuôi con tụi bay. Tao già rồi, không phải lo cho tao. Nhưng mày nhớ giúp đỡ thằng G vì nó còn trẻ, thiếu bình tĩnh… Tụi bay nhớ thăm tao nha. Tao sẽ cho tụi bay địa chỉ nhà già của tao…
Vòng tay bà Mỹ đen bỗng như vô biên, một vòng tròn không có điểm khởi và điểm dừng; nó như một vòng hoa viếng tang lễ, rất đẹp đẽ một cuộc đời khép lại. Đó là đời người đến và đi, là tình người đã sống và làm việc với nhau bằng tình thương mến thương…
Ngậm ngùi ghê khi thoát nạn bả nói tôi không hiểu mà tôi nói bả cũng không hiểu luôn. Bà tức quá, gọi thằng Ấn độ làm thông dịch thì kết luận của bà là thôi để tao không hiểu thằng Việt nam nói tiếng Anh còn đỡ hơn người Ấn độ nói tiếng Anh. Nó sủa liền chứ tự ái dân tộc Ấn để đâu? Người Ấn nói tiếng Anh khó nghe thôi chứ dễ hiểu hơn người Mỹ gốc châu Phi… Cái lạ hạ đẳng là không truy cứu nhau tội phân biệt, kỳ thị như đám thượng đẳng tự xưng.
Nhiều pha gay cấn với lệnh cấp trên ban xuống khẩn cấp.. Bà sếp cố gắng nói cho tôi hiểu, nhưng tôi chỉ hiểu được giấy trắng mực đen nên kè bà sếp tới ghế ngồi của bà. Bà ngồi đây, lo việc của bà đi. Còn việc sếp lớn muốn xong trong ngày. Xin bà tin tôi. Để tôi tự lo liệu. Sẽ xong.
Sau đó là tay trái làm gì đừng cho tay phải biết! Tôi với thằng G làm không kịp thở cho xong việc; còn bà sếp già thì đi mua gà chiên về cho chúng tôi ăn. Ngay chuyện ăn gà chiên ở Mỹ thì dễ như ăn cơm nguội ở quê mình. Vậy mà cũng cãi nhau như chó với mèo khi tôi thích gà chiên Church chicken, thằng G muốn gà chiên hiệu Golden chicken, cònn bà sếp thì chỉ mua gà chiên chỗ nào bán rẻ nhất, đang đại hạ giá… Tụi bay rành gà chiên hơn tao sao?
Kỷ niệm không ai bán, chẳng ai mua. Thượng đế ban tặng nên vô giá. Nên buồn ghê. Nay bị hãng thảy tôi với thằng G qua hãng Kodak cho người ta dạy nghề hai thằng tôi; để sắp tới, hai hãng làm ăn chung thì chúng tôi dạy nghề lại cho công nhân ồ ạt được mướn vô làm tạm thời.
Vậy là thằng tôi-nước mắm, làm việc chung với thằng G-cà ri trong phòng tối tráng phim. Lúc xong việc, tôi bật đèn lên thì nó đã ngủ ngon ngay dưới sàn nhà, vì nó không làm việc gì khi nó không thấy! Con người chính trực của nó còn nằm mơ nữa mới ghê! Nó kể tôi nghe chuyện tao mới nằm mơ khi mày làm việc…
Tao mơ thấy tao là con chim ở bắc Mỹ. Sáng nay lạnh quá nên tao bay về Florida cho bớt lạnh. Nhưng tao rớt cánh ở Texas vì ương bướng, làm biếng, không chịu bay với đồng loại từ cuối tháng chín. Tao chúi đầu vào đống cứt bò vì cứt bò ở Texas nhiều hơn cứt chó ở Paris nữa. Không ngờ cứt bò ấm áp tới tao tỉnh lại. Tao ca hát vì tao là chim mà. Đâu ngờ con mèo nghe tiếng tao hót. Nó lôi tao ra khỏi bãi cứt bò. Nhưng nó xơi tao luôn…
Tôi gọi về cho bà sếp già để bà vui, kể lể giấc mơ của thằng G cho bà biết chúng tôi không quên bà…Bà vừa khóc vừa cười khi nghe tôi kể.
Ba cuộc đời vui như tháng mười sầu muộn đã quá lâu. Tháng mười cũng có chuyện vui để chào đón ngày lễ ma quỷ theo người sợ hãi. Còn chúng tôi biết đơn giản là ngày lễ tri ân những người đã qua để chuẩn bị cho qua đời mình với chút gì còn lại dễ thương như thời tiết tháng mười ban cho người ta chút khựng lại với dĩ vãng để tưởng nhớ những ân tình đã qua…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.