logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/07/2013 lúc 05:01:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/2013.AFP

Những nhận định sau chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang chia làm hai nhóm rõ rệt.

Không đột phá?
Chuyến đi công du nước Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm tốn khá nhiều thời gian và giấy mực của công luận trước khi ông lên máy bay. Thời gian và giấy mực lại tiếp tục hao tốn sau khi ông đã hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Sự chú ý đó có lẽ do một phần vào sự gấp rút của chuyến đi, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc trước đó của ông Sang. Và sự gấp rút đó lại nằm trong tương quan “lực lượng” khác nhau quá lớn giữa hai quốc gia. Bình luận về tương quan hai nước Việt - Mỹ trong cuộc gặp này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason nói với đài RFA:

“Tôi nghĩ chuyến đi tương đối gấp rút và có lẽ đó là ý vọng của Việt Nam nhiều hơn và ông Obama cũng đáp ứng với cái ý vọng đó. Bởi vì ông cũng không muốn Trung Quốc tính toán sai lầm có thể gây ra những mâu thuẫn gọi là cái nẩy sảy cái ung.”
Nhận định thận trọng của một nhà chuyên môn về bang giao quốc tế cho thấy rằng một cuộc gặp dù ngắn ngủi, không có vẻ quan trọng lắm trên bàn nghị sự của tổng thống Hoa Kỳ nếu so với bao chuyện đau đầu khác trên hành tinh mà ông phải có quyết sách, nhưng cũng được tính toán rất thận trọng. Sau cuộc gặp Sang - Obama, trên blog của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Hoa Kỳ, Giáo sư Hùng viết:

“Kết quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với các nhà quan sát, nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu chiến lược của mình trong chừng mực nào đó.”

Nhận định này là một sự nhất quán thận trọng của một nhà quan sát ngoại giao lâu năm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhận định có vẻ nóng nảy hơn, đi kèm với những nhận xét rằng chuyến đi của ông Sang không được trọng thị. Có lẻ tiêu biểu nhất trong các nhận định theo hướng này là của nhà báo Ngô Nhân Dụng ở hải ngoại, ông viết:


“Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP để kết thúc vào cuối năm nay.”

Có thể nhận định trên đây là do không thấy điều chi cụ thể, cái mà Giáo sư Hùng nhận xét là “Không có đột phá”. Nhưng, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết tiếp với rất nhiều xúc cảm về chuyến đi của ông Sang:

“Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả bộ chính trị đảng cộng sản cũng lo.”



Có những vấn đề tích cực?
Trong khi đó, trước chuyến đi của ông Sang đã có nhiều mong mỏi từ giới bất đồng chính kiến trong nước mà tiêu biểu là lá thư gửi chủ tịch nước của các nhân sĩ trí thức, mong muốn ông Sang nhân cơ hội này xúc tiến công cuộc thoát Hán, tức là thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa mà nhiều người mong đợi. Ông Lê Hiếu Đằng, chủ nhiệm ủy ban pháp luật của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, cũng là người có tên trong nhóm trí thức ấy. Ông Đằng cũng nổi tiếng với những ý kiến phản biện ở trong nước, nhiều lần lên tiếng thẳng thắn phê phán chế độ cai trị trong nước mà ông gọi là chế độ toàn trị.
UserPostedImage
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời phóng viên Việt Long tại Trụ sở Đài Á Châu Tự Do ở Washington DC hôm 30/7/2013.
Ông Lê Hiếu Đằng nhận xét về kết quả chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như sau:
“Nếu so với cuộc gặp với Trung Quốc trước đó với chuyến đi Mỹ của chủ tịch Trương Tấn Sang thì một bên là khô cứng còn đối với nước Mỹ thì mặc dù họ có những khó khăn không thể áp dụng tất cả những nghi thức ngoại giao nhưng mà thấy cũng vui vẻ mà nhất là có những vấn đề tích cực trong đó có đặt vấn đề về sự trở lại của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình Dương, coi đó là nhân tố giữ vững ổn định cho khu vực. Nếu mà so hai cuộc thăm viếng thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một nước lớn khinh miệt tiếp một nước nhỏ... Tôi đánh giá cao kết quả của chuyến công du của chủ tịch Trương Tấn Sang.”

Một cuộc gặp giữa hai đối tác có nhiều khác biệt, lại có một lịch sử quan hệ nhiều đau thương đưa tới những nhận định trái ngược nhau thì cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, các ý kiến lại đưa ra từ nhiều cấp độ khác nhau, để đánh giá về một bàn cờ thế tay ba khó khăn Việt - Mỹ - Trung, và có thể xa hơn là ASEAN - Mỹ - Trung, chứ không phải ở thế lưỡng cực ta - địch của cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc hơn hai thập niên.

Một ván cờ tay ba đã khó, sự thoát Hán theo đúng nghĩa văn hóa lịch sử địa chính trị hàng ngàn năm của nó có lẽ cũng khó không kém. Có thể sự khó khăn và phức tạp nằm ở cái khó khăn khi quyết định của những người cầm quyền ở Việt Nam cho những nước cờ tiếp theo của cuộc cờ tay ba mà Việt Nam bị lôi vào. Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi ông Lê Hiếu Đằng nói:

“Vấn đề là tập thể bộ chính trị suy nghĩ như thế nào, nếu họ nhận ra xu hướng phát triển của sự việc, thì họ phải lựa chọn con đường tiến bộ hiện nay trên thế giới.”
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.