logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/10/2019 lúc 11:59:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bây giờ chắc không còn nữa, nhưng năm 1992, sau cửa sổ có nhiều bí ẩn xảy ra. Trên cái sofa, nơi một người bị giựt tay, tung người xuống sàn nhà. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Sau loạt phóng sự “Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon” đăng trên nhật báo Người Việt hồi Tháng Chín năm ngoái, chúng tôi (phóng viên Ngọc Lan và Đằng-Giao) có ý định sẽ tiếp tục với những bài viết có tính chất siêu hình như vậy để giúp vui quý độc giả.
Một phần, tôi hơi áy náy vì bị Ngọc Lan “lên án” là “ông ôm theo tượng Phật như vậy thì ma quỷ nào mà dám hiện lên.” Áy náy thì có nhưng tôi cũng uất ức vì chính bản thân Ngọc Lan cũng giấu kín dây chuyền có hình Phật Bà làm bằng miếng nhỏ từ Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới.

Để “xóa bàn” làm lại, chúng tôi giao hẹn là sẽ không đem theo “bửu bối” nữa nếu có viết bài mới về đề tài “cõi âm” này.
Hồn ma năm cũ? 
Ngay khi loạt bài đang được đăng, rất nhiều độc giả đã gọi đến để chia sẻ những câu chuyện đầy bí ẩn mà chính họ chứng kiến.
Một độc giả cho biết anh là “paramedic” và thường lái xe cứu thương qua khu vực Euclid/Hazard thuộc Westminster.
Anh kể: “Một bữa, chừng 2 giờ sáng, em lái xe ngang khu này và ‘partner’ em là người Mỹ trắng ngồi kế em. Từ xa, em thấy một người đàn bà gầy gầy mặc áo choàng trắng cúi đầu xuống đất đi vòng quanh ngay ở lề đường không phải cùng bên với ‘căn nhà ma.’”
Với phản xạ của một chuyên viên cứu thương, anh quan sát phụ nữ này kỹ lưỡng. “Lúc đầu, em nghĩ đây có thể là một bệnh nhân tâm thần nên em chạy xe chậm khi đi ngang bà này. Bà chừng từ 30 đến 40 tuổi, mặt gầy, da nâu. Bà không nhìn lên về phía tụi em.”
“Khi xe qua rồi, em nhìn vô kiếng chiếu hậu thì… trời ơi! Bà không có chân gì hết. Thấy em hết hồn, ‘partner’ em nhìn lại thì cũng hết hồn như em. Chạy một lúc xa, em mới ngừng xe để thở. Hai đứa em không nói được mà chỉ thở như là mệt lắm.”
Vài tuần sau, anh và một người “partner” khác cũng thấy phụ nữ này ở khoảng đường đó nhưng ở chỗ khác. “Lần này thì em nói với ‘partner’ em nhìn cho kỹ thì đúng là bà này không có chân mà chỉ bay bay trong không khí thôi,” anh nói. “Cũng may mà bà không làm gì cả chứ nếu có, em không biết sao.”
Rủ rê thêm phóng viên làm tiếp đề tài “ma” 
Vì đề tài này còn ly kỳ nên tôi đề nghị với phóng viên Ngọc Lan là nên viết thêm một loạt bài nữa ngay từ hồi năm ngoái nhưng cô chỉ lẳng lặng suy nghĩ chứ không trả lời.
Vậy mà năm nay, vừa đầu Tháng Mười, tháng của lễ Halloween, Ngọc Lan đã rủ phóng viên Thiện Lê, người chuyên viết về những nhà hàng có món ăn đặc biệt quanh Orange County, cùng tham gia viết phóng sự này.
Cho đến ngày 22 Tháng Mười, Thiện vẫn chưa trả lời.
Lý do mà Ngọc Lan muốn rủ Thiện đi cùng vì Thiện vốn có “khả năng” thấy người cõi bên kia.
Theo lời Thiện, cách nay không lâu, trong lúc đang dọn vào một căn phòng ở góc đường Trask/Hoover thuộc Garden Grove, Thiện đã thấy “nó.”
Với giọng căng thẳng dù cố làm măt tỉnh bơ, Thiện kể: “Con thấy một đứa bé chạy giỡn tung tăng trong nhà trong lúc không ai thấy hết.”
Đó không phải là lần đầu Thiện thấy ma, vì theo Thiện, “Hồi ở Việt Nam, con cũng thấy một bóng đen của một đứa bé ngồi lù lù trước phòng. Hỏi ra thì mấy người bên ngoại con nói đó là người nhà đã qua đời.”
Chưa trả lời dứt khoát với Ngọc Lan về việc có cùng tham gia đi tìm hiểu viết bài về “ma” hay không, nhưng Thiện đã nói nhỏ cho tôi nghe rằng mẹ Thiện khuyên đừng đi “gặp” mấy người đó kẻo họ theo về nhà.
Mà đúng là Thiện có “năng khiếu” thấy ma thật. Mới hôm Thứ Bảy, 26 Tháng Mười, khoảng 11 giờ đêm, Thiện gọi diện thoại cho tôi với giọng hớt hải: “Chú ơi, con mới bị ma phá. Con đang chơi ‘game’ thì cái ly nước trên bàn tự nhiên nghiêng qua, nghiêng lại. Lạ lắm.”
Thiện cố giữ giọng bình tĩnh: “Cái bàn đứng yên. Tất cả mọi vật trên bàn cũng yên, chỉ có cái ly nước là nhúc nhích.”
Ly đựng nước của Thiện bằng thủy tinh, cỡ bằng lon nước ngọt. “Ly nặng lắm, quat máy không thể làm đổ qua, đổ lại được,” Thiện nói. “Con kể cho gia đình thì ai cũng tin liền.”
Theo lời mẹ và anh Thiện, khoảng hai tháng nay, có nhiều chuyện lạ xảy ra trong căn nhà gia đình Thiện đang thuê ở.
Thiện kể: “Mẹ con thì vào buổi chiều, khi đi làm về, hay loay hoay ở nhà bếp, cứ nghe tiếng thở dài rất rõ. Anh con thì khi đi làm về, lâu lâu nghe tiếng chân người đi trên cầu thang trong lúc mẹ con đang ngủ trên lầu.”
Có lần, anh Thiện vừa đóng cái cửa lưới trước nhà thì vừa quay lưng, cửa bật mở ra. “Anh con chắc chắn là cửa không thể tự tuột chốt được,” Thiện khẳng định.
Tuy vậy, cả nhà Thiện cố gắng tỏ ra không sợ sệt gì, vì “Mẹ con nói chắc ông bà về thăm thôi,” Thiện cho biết.
UserPostedImage
Giàn thiên lý năm xưa không còn nữa. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Trải nghiệm của gia đình tôi 
Nghe chuyện của Thiện, tôi bắt đầu hối hận, nhưng biết chắc rằng nếu bỏ cuộc thì sẽ bị cười là nhát gan nên tôi phải bấm bụng “cũng liều nhắm mắt đưa chân” lần nữa xem sao.
Chuyện không tìm ra cái xe giữa lúc 5 giờ chiều trong suốt một tiếng đồng hồ hồi năm ngoái khi đi viết bài nhà ma vẫn làm tôi thắc mắc. Và đến giờ có nhiều người còn không tin.

Mặc dù năm ngoái tôi không thấy gì cả trong “căn nhà ma,” nhưng tôi vẫn tin rằng điều đáng sợ nhất của ma quỷ là thuyết phục mọi người là không có ma quỷ.
Tôi kiêng nể người khuất mày, khuất mặt là có lý do hẳn hòi.
Chính mắt tôi thì chưa bao giờ gặp người của cõi vô hình, nhưng chính mẹ tôi đã “cảm thấy” nhiều lần, từ lúc còn ở Việt Nam cho đến sang đây, ở ngay khu Little Saigon này.
Chuyện ở Việt Nam thì xin gác lại vì thứ nhất, đã lâu rồi và, thứ hai, có liên quan đến cha tôi, lúc ấy vừa tử trận ở Đà Nẵng. Tôi không muốn nhắc lại chuyện kinh dị này.
Tôi xin kể câu chuyện mà mẹ tôi “cảm thấy.”
Khi vừa sang Mỹ, mẹ và các em tôi ở thành phố Santa Ana, gần góc đường First và Euclid.
Chừng hai tuần trước khi mọi người sang, tôi và người anh họ đến quét dọn cũng như mua một ít đồ đạc cần thiết chuẩn bị đón họ.
Cả hai người đều đi làm nên về đến nơi cũng quá 6 giờ chiều. Lúc ấy là Tháng Tám.
Đang lui cui ở phòng khách, tình cờ nhìn ra sân, thấy một cụ già tóc bạc phơ phơ đứng tần ngần ở lề đường vẫy tay. Tôi bước ra, hỏi cụ cần chi thì cụ đi thụt lùi vài bước rồi lại vẫy tôi.
Nhìn gần, cụ chừng 70 tuổi, đã nhỏ người mà lại bị khòm lưng. Cụ mặc áo màu tím hoa cà, quần sa-ten đen.
Lạ quá. Tôi theo cụ vài bước nữa thì cụ mới nhìn về hướng nhà rồi hỏi bằng giọng Bắc: “Các cậu định dọn vào căn nhà đó?”
“Dạ vâng. Bà và mẹ cháu, cháu với mấy đứa em sẽ dọn vô trong hai, ba tuần nữa, nếu không có gì thay đổi.”
Tôi nói vậy vì đi diện bảo lãnh, dù đã mua vé máy bay rồi, bao nhiêu chuyện vẫn có thể xảy ra vào phút cuối.
Bà cụ nhướng mắt nói: “Úi trời, có cả đàn bà nữa. Mấy bà ấy có yếu bóng vía không?”
Tôi thắc mắc: “Sao vậy ạ? Tại sao cụ hỏi vậy?”
“Nếu yếu bóng vía thì đừng ở đó. Tôi nói thế thôi,” bà cụ vừa bỏ đi vừa nói ngoái lại.
Cụ vội băng qua đường rồi bước vào căn nhà có giàn thiên lý gần đó.
Rất ư là thắc mắc, tôi quay lại quét dọn với người anh họ nhưng không kể gì về bà cụ vừa rồi.
Lúc ấy trời vừa sụp tối. Người anh họ tôi nói lạnh quá. Thế là chúng tôi đóng cửa lại rồi bật máy sưởi lên. Một lúc sau, chúng tôi phải tăng độ lên, từ 85 đến 92 mà vẫn thấy lạnh. “Chắc có chỗ nào hở rồi,” tôi đoán. “Chắc mai mốt phải thuê người đến coi chứ tốn tiền chết.”
Vài tháng sau khi gia đình tôi đã dọn vào ở hẳn, trong một lúc ăn sáng, cô em gái tôi hỏi: “Hôm qua anh định vô phòng mẹ hỏi gì hả?”
Khi đó, cô em tôi, mẹ tôi và bà ngoại tôi ngủ chung phòng.
Nghe em hỏi, tự nhiên tôi rợn xương sống. Tôi thắc mắc: “Không. Sao vậy?”
“Không biết mấy đêm nay, sao cứ chừng 10 giờ là có ai cứ như là cầm nắm cửa phòng mẹ lắc hoài. Hỏi thì không ai trả lời,” cô em tôi nói.
Tôi nhíu mày: “Sao không mở cửa ra?”
“Có chứ. Mà không thấy ai cả,” em tôi nói. “Lúc đó tự nhiên, trong phòng như lạnh hơn, lạnh lắm, cả ba người cùng thấy rất sợ.”
Tôi cố tin rằng không có chuyện gì đâu để chính tôi và mọi người cùng yên tâm chứ nhà ở mà cứ sợ kiểu đó thì sao mà ngủ được. Không ai bảo ai, mọi người cùng đồng ý trong bụng là như vậy.
Nhưng chuyện không đơn giản như mình muốn, bởi có những hiện tượng xảy ra khiến mẹ tôi không thể giữ trong bụng được.
Phần tôi, do gặp lại mấy đứa em, vui quá, nên tối nào cũng uống bia. Cửa phòng ngủ của tôi, đối diện hơi xéo với phòng tắm. Mấy lần, tôi vừa bước ra đi “restroom” thì cánh cửa phòng ngủ cứ vội vã khép lại, trong khi ban ngày, tôi để cửa mở suốt thì không sao. Nhưng tôi nghĩ, có thể ban đêm gỗ gặp lạnh nên co lại, phản ứng khác thôi.
Một hôm, trên đường đi chợ, mẹ tôi buộc lòng phải kể: “Mấy tuần nay, cứ mỗi chiều, khoảng năm rưỡi, sáu giờ, đang làm thức ăn là mẹ nghe tiếng ai thở dài rất to ngay trong hành lang (cũng gần nhà bếp). Tiếng thở nghe rất buồn và ảo não lắm.”
Mẹ tôi nói có mua trái cây về thắp nhang khấn khứa thì ngay hôm sau, không nghe tiếng thở nữa. Nhưng chỉ được vài hôm. “Nghe kỹ thì tiếng thở ghê lắm,” mẹ tôi kể tiếp, rồi dặn: “Nhưng đừng nói cho tụi nó nghe rồi sợ mà chẳng được gì.”
Tôi sực nhớ bà cụ tóc bạc hôm trước từng cảnh báo tôi. Thế là tôi đi qua căn nhà có giàn thiên lý, hỏi thăm thì một người đàn ông trung niên ngồi xe lăn trả lời là nhà chỉ có hai vợ chồng ông ở mà thôi, không có bà cụ nào hết.
Cách đó hai căn có một cụ già tóc bạc nhưng cụ này cao lớn hơn bà kia nhiều. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi không biết mình đã gặp ai nữa. Chỉ biết rằng không ai biết bà cụ tóc bạc lưng khòm giọng Bắc mà tôi gặp cả.
Chẳng bao lâu, có người giới thiệu căn nhà khác, thế là cả nhà tôi hớn hở dọn đi ngay.
Dọn đi, nhưng em trai tôi hay quay lại căn nhà đó để lấy thư, hy vọng có thư bạn bè ở Việt Nam gửi sang.
Gặp người chủ mới, em tôi hỏi: “Ở đây, anh có thấy gì không?”
Nghe hỏi, anh chủ mới vội vã kéo em tôi ra hẳn ngoài sân rồi trố mắt, dồn dập hỏi: “Bị rồi hả? Bị rồi hả?”
Em tôi gật đầu. Anh chủ nhà kể: “Giữa buổi trưa, tui bị ‘nó’ giựt văng người từ trên ghế salon xuống đất. Hai lần rồi. Tui đang tính dọn ra mà chưa kiếm được chỗ. Mà nhà tui Công Giáo, đâu có tin mấy vụ này. Nhưng ghê quá.”
Không biết loạt phóng sự này sẽ đưa chúng tôi đến đâu, nhưng tôi bắt đầu thấy nổi gai ốc rồi dù bây giờ đang là giữa trưa.
Lần này, chúng tôi dự tính sẽ có video kể lại những chuyện này, dự định quay tại nghĩa trang Westminster Memorial Park.

Đằng-Giao/Người Việt

phai  
#2 Đã gửi : 31/10/2019 lúc 03:33:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện ‘ma’ ở Little Saigon: ‘Người lạ’ trong tấm hình ở nghĩa trang

UserPostedImage
Chiều về trong nghĩa trang Peek Family ở Little Saigon. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Bây giờ là cuối Tháng Mười, tháng của lễ Halloween. Để “giải mã” thật sự có ma hay không, chúng tôi xin vào nghĩa trang Westminster Memorial Park vào lúc nửa đêm để kể lại cho mọi người nghe những gì chúng tôi chứng kiến, cảm nhận để… cùng sợ cho vui.
Nhưng, “đời không như mơ, tình không như thơ,” bởi mọi chuyện đều khác hẳn. Tháng Chín năm ngoái sau khi chúng tôi viết loạt phóng sự về “căn nhà ma” ở góc đường Euclid/Hazard – một căn nhà mà bất cứ ai ở Little Saigon cũng đều nghe kể những câu chuyện làm nổi da gà, rởn tóc gáy giữa ban ngày – khá suôn sẻ thì năm nay mọi chuyện trầy trật, khó khăn, không đâu ra đâu hết.
Từ viết đơn xin phép, đến yêu cầu phải trình bảo hiểm làm việc giá $1 triệu 
Sau khi dự tính sẽ thử vào nghĩa địa một đêm xem chuyện gì xảy ra, chúng tôi quyết định chọn ngày Thứ Sáu sẽ thực hiện “phi vụ.” Để chắc ăn, Ngọc Lan kêu tôi “nên gọi cho nhà quàn báo trước với họ một tiếng là tụi mình sẽ làm như vậy.”
Tôi nhận trách nhiệm này và nghĩ chẳng có gì khó khăn.
Tuy nhiên, ngày Thứ Hai, sau khi tiếp xúc với anh Sean “Vinh” Hadad, quản lý nhà quàn Peek Family, để trình bày ý định, anh Vinh cho biết nhà quàn và nghĩa trang là hai bộ phận tách biệt nên anh không có thẩm quyền quyết định chuyện cho chúng tôi đi lang thang một đêm trong nghĩa trang.
“Anh phải viết một tờ đơn nói rõ ý định anh muốn làm gì, rồi tôi sẽ gởi cho ban quản lý nghĩa trang giúp cho,” anh Vinh nói.
Thế nhưng, chuyện không đơn giản như vậy.
Sau khi làm đơn xong, bên nghĩa trang yêu cầu phải có bảo hiểm “workers comp insurance” $1 triệu cho mỗi phóng viên.
Tôi lại quay về tòa soạn xin bảo hiểm. Cô trưởng phòng kế toán đem ngay cho mấy tờ giấy một lượt để chứng minh cho thấy rằng công ty Người Việt có mua bảo hiểm lao động cho nhân viên đàng hoàng. Tôi tức tốc chụp hình và gởi cho anh Vinh qua email.
“Không phải những giấy này. Họ cần ‘certificate of insurance’ xác nhận là mỗi người được bảo hiểm $1 triệu chứ không phải cái này. Cái này chỉ là cái ‘bill’ trả tiền bảo hiểm mà thôi,” anh Vinh trả lời trong email.
Sau đó công ty đưa cho chúng tôi “certificate of insurance,” tôi gửi cho anh Vinh. Anh ấy cho biết phải chờ để anh chuyển về cho văn phòng chính.
Mấy hôm sau, tôi nhận được trả lời từ công ty quản lý nghĩa trang là họ không cho bất cứ ai vào đấy lúc nửa đêm. Lý do: “Nghĩa trang là chốn trang nghiêm, công ty không muốn ai làm điều có thể bị nghĩ là bất kính đối với người quá cố.”
Tôi giải thích: “Chúng tôi chỉ muốn quay video lúc nửa đêm cho có không khí Halloween thôi chứ không muốn làm gì bất kính cả. Tôi có người thân chôn ở đây, bạn bè tôi cũng nằm ở đây và rất có thể chính tôi cũng sẽ được chôn ở đây.”
Dù vậy, họ vẫn không chấp nhận vì đó là chính sách của công ty.
Anh Vinh nói chỉ có thể giúp chúng tôi bằng cách đề nghị cho phép chúng tôi quay video ban ngày.
Nhưng ban ngày thì quay cái gì?
Dù vậy, hôm Thứ Hai, 21 Tháng Mười, Ngọc Lan và tôi vào nghĩa trang xem xét đường đi, nước bước.
Trong lúc tôi đang len lén căng thẳng trong bụng, Ngọc Lan nhắc lại chuyện cái xe của tôi bị giấu hồi năm ngoái khi làm bài “căn nhà ma” ở góc đường Euclid/Hazard làm tôi đâm ra lo lo. Nếu có gì tương tự xảy ra lần nữa thì tôi sẽ sợ lắm.
Đi loanh quanh khá lâu mới tìm được địa điểm thích hợp. Ngừng xe trước mộ ông Đỗ Ngọc Yến, sáng lập viên nhật báo Người Việt, tôi thắp nhang, còn Ngọc Lan lo chụp hình, quay phim.
Và… chuyện gì xảy ra kế tiếp, tôi xin để Ngọc Lan tường thuật.
Vào nghĩa trang quan sát tình hình 
Đằng Giao hẹn 6 giờ chiều Thứ Hai có mặt tại nhà quàn trong Peek Family, còn chuẩn bị rất kỹ, một bó nhang!
Bó nhang đồng nghiệp tôi mang về có đến… 1 ngàn cây! “Ông thắp cho hết nghĩa địa hả?” Tôi hỏi mà không khỏi bật cười.
Ổng ậm ờ trong dáng vẻ chộn rộn bất an.
Chạy một vòng loanh quanh trong Peek Family khi trời mỗi lúc một sậm màu. Thoảng vẫn thấy có người đang đứng cạnh mộ người thân tiếc thương. Tôi nghĩ vậy. Bởi có lẽ không ai lại vô nghĩa địa giờ này, trừ những kẻ đang mang “điệp vụ” như chúng tôi.
Trong bóng chiều đổ nặng, chúng tôi cũng nhắm ra được chỗ mình muốn tới.
“Dễ nhất là bắt đầu từ mộ chú Đỗ Ngọc Yến đi, mấy năm trước viết bài tảo mộ, tôi cũng đi từ đây, rồi lòng vòng sẽ thấy một số mộ quen,” tôi gợi ý.
Lẳng lặng, Đằng Giao cầm bó nhang rồi rút ra, bật hộp quẹt đốt, tôi đứng nhìn xung quanh. Lúc này trời chưa tối hẳn, hướng ra phía đường Bolsa dòng xe vẫn ngược xuôi hối hả. Nhưng bên trong này, quanh quanh chỗ chúng tôi thì im ắng.
Tôi lấy điện thoại chụp hình Đằng Giao thắp nhang để dành khi cần viết bài thì có hình ảnh mà dùng. Thắp nhang cho chú Đỗ Ngọc Yến xong thì Đằng Giao tiếp tục thắp cho ngôi mộ kế bên.
Tôi chỉ, “Cách mộ chú Yến một cái là mộ của vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đó.” Tôi biết cũng là do tình cờ đã đến lần trước mà thôi.
Đằng Giao cứ cầm mớ nhang đã đốt vừa đi vừa cắm xuống ngôi mộ nào mà ổng thấy. Mà lão đồng nghiệp tôi thành tâm lắm, trước khi cắm ổng đều chắp tay khấn vái gì đó. Nhiều lần tôi có hỏi, “Ông lầm bầm nói gì với người chết vậy, chỉ tôi để mai mốt tôi bắt chước với” nhưng ổng chỉ liếc tôi chứ không trả lời. Tôi độ chừng ổng nói “Con là người hiền lành, luôn tin có người khuất mặt khuất mày, nên nếu ai có muốn nhát thì nhát con mụ đang đứng cạnh con, đừng nhát con tội nghiệp.”
Cắm hết mớ nhang đã đốt, Đằng Giao lại lấy điện thoại ra chụp hình góc này góc kia. Tôi cũng chụp thêm vài tấm rồi vừa bước tới bước lui theo lão đồng nghiệp, vừa tiếp tục đưa mắt nhìn xung quanh, nghĩ ngợi, mà chả biết nghĩ gì. Cũng không cảm thấy gì.
Trời mỗi lúc tối hơn. Đằng Giao đi tới đi lui, chỉ góc này, chỗ kia có thể ngồi để quay khi kể chuyện ma, trong khi tôi cố nhìn xem trong chập choạng ánh sáng này có gì “đặc biệt” hiện ra bên trong nghĩa trang không. Nghĩ vậy, cố tìm kiếm vậy, mà sao lòng tôi luôn thấy bình an, không cảm giác sợ hãi, giống như khi tôi đi vào ngôi nhà có lắm lời đồn trên đường Euclid vậy. Cảm giác này khác hẳn lần tôi vào “ngôi nhà ma” ở Đà Lạt, dù trời còn sáng, có đông người đi cùng, mà sao tôi cứ thấy rợn rợn mơ hồ.

“Thôi, gần 7 giờ rồi, đi về ông ơi, không thôi bị đuổi,” tôi nói rồi cùng Đằng Giao quay trở lại xe. Quả thật vừa leo lên xe thì chiếc “security” cũng từ từ chạy ngang qua.
Lại loay hoay tìm đường chạy ra khi mà trong nghĩa trang đã tối sẫm một màu.
“Người lạ” trong bức hình 
Ngày hôm sau trở lại tòa soạn, sau buổi họp đầu ngày, Đằng Giao hỏi, “Tối nay mình trở lại Peek Family để quay phim phải không?”
“Ồ, để tôi coi lại hình ảnh hôm qua chụp coi có gì không đã, rồi tính tiếp,” tôi nói.
Trong khi đứng tán gẫu với các đồng nghiệp xung quanh, tôi mở điện thoại xem hình.
Tấm thứ nhất, Đằng Giao đang đứng cầm bó nhang còn cháy ngọn lửa.
Tấm thứ hai, Đằng Giao đang thành kính chắp tay trước mộ chú Yến.
Ủa, mà cái gì vậy trời?
UserPostedImage
Có ai trong bức hình này? (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Trong làn khói tỏa lên từ bó nhang Đằng Giao cầm là hình ảnh một người cũng đang cầm nhang đối diện với Đằng Giao. Rõ mồn một. Tôi hơi giật mình.
Tôi đưa bức hình cho Đằng Giao xem, và hỏi, “Ông nhìn hình này thấy gì không?” Ông đồng nghiệp ngồi kế tôi ngó bức hình một chút, im lặng, nhìn tôi, lắc đầu.
Tôi hỏi thêm, “Có thấy ai trong đó không?” Lần này thì Đằng Giao mới thốt lên, “Ghê quá Ngọc Lan!”
“Sao tôi nhìn vô thấy liền mà ông không thấy liền vậy?” Tôi thắc mắc. Vẻ mặt Đằng Giao bắt đầu hoang mang sao khi đã “thấy” hình ảnh mà tôi bắt gặp ngay tức khắc.
Để chắc chắn là mình không phải tưởng tượng, tôi gọi Quốc Dũng, “Qua đây chị cho coi cái này.”
Tôi đưa cái điện thoại có tấm hình, hỏi, “Nhìn hình này em thấy gì không?” Vừa ngó vào tấm hình, chưa đầy 2 giây, Quốc Dũng nói ngay, “Thấy. Một người đang cầm nhang ngó anh Đằng Giao kìa.” – “Đâu?” tôi hỏi lại. Quốc Dũng đưa tay chỉ ngay vào tấm hình, đúng ngay “người” tôi nhìn thấy.
Tôi ngó Đằng Giao. Mặt ổng tỏ vẻ bất an.
Lạ hén. Vừa lúc anh Đỗ Dzũng từ ngoài đi vào, tôi kêu lại, “Anh Dzũng, nhìn nè, thấy gì không?” Tôi chìa cái điện thoại ra. Trong tích tắc, Đỗ Dzũng trả lời, “Có người phụ nữ đang cầm nhang đối diện Đằng Giao.”
“Thiệt hả?” Tôi hỏi lại. “Nè, rõ mồn một mà.” Đỗ Dzũng nói và đưa tay chỉ thẳng vào tấm hình.
Tôi lại đưa mắt nhìn Đằng Giao.
Ngó qua ngó lại, thấy chú Linh Nguyễn, tôi nói, “Chú Linh, coi nè.” Tôi lặp lại câu hỏi. Chú Linh nhìn tới nhìn lui tấm hình rồi nói, “Thấy Đằng Giao tóc bạc trắng nè.” – “Thấy gì nữa không?” – “Không, có hình ông Yến, vậy thôi.” Chú Linh trả lời tỉnh bơ, rồi hỏi lại, “Mà ý Ngọc Lan muốn chú Linh thấy gì?” – “Dạ, không, con chỉ hỏi chú thấy gì khác không thôi.”
Lát sau, cũng tấm hình đó, tôi hỏi Nhất Anh. Ngó tới ngó lui một hồi, Nhất Anh nói, “Em chỉ thấy chú Giao thôi.” Tôi gợi ý, “Có thấy gì trong làn khói không?” Quan sát một hồi, Nhất Anh trả lời, “Không chị ơi, em thấy bình thường.”
Vừa lúc đó, anh Nhân Phạm đi vào. Tôi chìa bức hình. “Ý, có người trong đám khói kìa,” anh Nhân kêu lên.
Cứ vậy, có người vừa nhìn vào thì kêu lên ngay “có người cầm nhang đứng nhìn,” có người thì thấy bình thường, không khác lạ. Thì coi như tùy duyên.
UserPostedImage
Một người đang núp trong bức tường nhìn tôi? (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Sau khi để mọi người bàn tán về tấm hình, tôi xem tiếp. Và, tấm hình thứ ba, ngay kế tấm hình vừa nêu trên, khiến tôi thấy “ghê ghê” hơn bởi tôi nhìn thấy một người núp sau bức tường đang nhìn tôi. Tấm này, thì ngoài tôi, chỉ có thêm một người bạn trên Facebook nhìn thấy. Ngoài ra, còn có một tấm hình bị “chập sáng,” đây cũng là điều ai chụp hình chắc cũng từng bị, nhưng với tôi thì là lần đầu tiên gặp phải khi chụp bằng điện thoại, mà sau tấm hình đó thì điện thoại cũng báo lỗi buộc phải “restart” lại.
UserPostedImage
Tấm hình bị “chập sáng” để rồi điện thoại báo lỗi yêu cầu phải “restart” máy. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Chuyện tôi phải kể là vậy. Ai nhìn thấy sao thì tùy duyên.
Riêng tôi, từ “nhà ma Euclid” cho đến nghĩa trang Westminster Memorial, tôi thật sự vẫn chưa có cảm giác thấy sợ hãi hay cảm thấy có một thế giới khác thường nào hết, dù vài tấm hình tôi chụp trong nghĩa trang có làm tôi hơi giật mình. Còn đồng nghiệp Đằng Giao của tôi thấy sao, thì phải hỏi ổng thôi
Đằng-Giao & Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.178 giây.