logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/11/2019 lúc 11:55:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
39 người chết trong toa xe đông lạnh. Thấy tóc đen, da vàng, người ta đoán ngay là người Tàu. Nhưng họ là người Việt. Cô gái Nghệ An nhắn tin cho mẹ. Bản tin được gửi đi khắp thế giới. Những ngọn nến thắp lên tưởng niệm những con người xấu số. Mấy mươi năm sau chiến tranh; mấy mươi năm sau “thống nhất”, người Việt vẫn bỏ nước ra đi. Tin tức thế giới loan đi gần như thường xuyên về những người tị nạn chết đuối bên bờ Địa Trung Hải, về những di dân lậu chết dấm dúi ở những xó rừng gần biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ. Bản tin nào nghe cũng nhức nhối, xót xa, nhưng không nhức nhối xót xa bằng khi đọc câu xin lỗi của cô gái: “Mẹ ơi con xin lỗi mẹ mẹ ơi.” Và trước lời xin lỗi sau cùng ấy là hai chữ “Việt Nam”. Bỗng dưng tôi nhớ một câu trong bài hát của Phạm Duy: “Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời.” Và cũng quên luôn cái lần cô gái ấy chia sẻ trong trang Facebook cá nhân, tình cảm dành cho bọn Cảnh Sát Cơ Động ở Việt Nam, khi đám ấy đàn áp người dân để bọn Tư Bản Đỏ cướp đất của họ.
Bạn thân mến. Trong khi ngóng tin từ chính phủ Anh lúc họ tiến hành thủ tục nhận diện những con người Việt Nam xấu số, tôi như con thuyền lạc vào cơn bão biển. Ngôn ngữ chợt trở thành vô nghĩa. Đành gửi đến bạn một câu chuyện khác, một câu chuyện cũng rất mới, hồi 2016, kể lại bởi một phụ nữ (xin được giấu tên) đã đi vào – và may mắn – bước ra khỏi Cõi Chết.
Cuộc Đời Tôi
Ngày ấy, khi Bin vừa mới chỉ tròn một tuổi, vì cuộc sống mưu sinh, vì khát vọng đổi đời! Tôi cùng anh trai cả chia tay gia đình, bạn bè, người thân để ao ước sang bầu trời châu Âu đi tìm cuộc sống! Chia tay con thơ, nước mắt nghẹn ngào, tim quặn thắt, tôi xách vali trong tiếng nấc của một đứa trẻ vừa biết nói, chỉ tròn một tuổi! Hai anh em cùng người thân ra sân bay Nội Bài để bay chuyến đầu tiên của cuộc hành trình là sang Matxcova của Nga! Trên chuyến máy bay kéo dài 11 tiếng đồng hồ mang biết bao giọt nước mắt, tâm trạng rối bời vì thương con! Thỉnh thoảng anh trai vỗ vai và động viên tôi cố lên! Hy vọng hai anh em tìm được tương lai! Chuyến máy bay đáp tại sân bay Nga với nhiều bỡ ngỡ vì xung quanh toàn người ngoại quốc! Chúng tôi trải qua đợt kiểm tra của hải quan sân bay rồi mượn điện thoại của người Việt kiều Nga để gọi cho đường dây đón! Đã có tín hiệu, chúng tôi được đưa ra khỏi sân bay và đến với chiếc xe bốn chỗ rất cổ xưa (thường thấy trong phim)!
Đi khoảng hai tiếng đồng hồ đến một toà nhà chung cư gọi là Kho! Vừa bước xuống xe cái lạnh thấu xương của tuyết và nhiệt độ đang âm ê buốt cả răng, lạnh cứng người, bị trượt chân ngã vì lần đầu tiếp xúc với tuyết đóng băng. Vào kho, giao vào tay của tên Quang Lùn người Ninh Bình, mỗi người nạp cho nó 200$ để ở và mua thức ăn và chờ ngày đi tiếp! Thời gian ở kho thật khốn khổ, lo lắng, mong đợi, hồi hộp và bị tịch thu hết tất cả mọi phương tiện điện thoại! Anh trai tôi và tôi vẫn giấu được cái ip và oppo để liên lạc về nhà! Ngày qua ngày chúng tôi được cấp thức ăn là gạo và khoai tây! Có những lúc nó mang cả thịt lợn ôi và gà thối đang trong quá trình phân huỷ, khoai tây thì đã mọc mầm! Nhưng vì không biết tiếng, không thể ra ngoài, ngày qua ngày chúng tôi nhắm mắt cho qua! Hết thức ăn là chuyển qua mì tôm! Những cuộc điện thoại đắt đỏ mấy trăm nghìn một cuộc gọi từ Việt Nam-Nga, Nga-Việt Nam, chỉ gói gọn trong câu: “Con khoẻ không, béo lên được tí nào không?”
Sau mỗi cuộc điện thoại là nước mắt lăn dài của hai anh em!
Ai từng đi Nga vào kho của Quang Lùn người Ninh Bình sẽ rõ, chèn ép, bóc lột, tham lam… tất cả mọi tật xấu của con người nằm gói gọn ở nó! Mỗi lần nó đến thì tim như đánh trận, lo sợ hoảng hốt mặc dù trong kho có 16 người nhưng ai cũng sợ nó! Kho có 2 phòng. Phòng nhỏ dành cho tôi và một cô ở Hà Nội! Phòng kia dành cho 14 người nam còn lại nằm dưới đất ngủ mỗi ngày! Mỗi người, mỗi quê hương, mỗi hoàn cảnh, cuộc sống, ai cũng mong đổi đời, lo được cho tương lai của gia đình! Hai tháng với những lời hứa hẹn là sẽ đi tiếp nhưng rồi tất cả gói gọn ở chờ đợi! Hồi đó Bin mới một tuổi, tôi cai sữa Bin một ngày là đi ngay sang đó. Thời tiết thay đổi, cơn tắc sữa hoành hành, căng tràn ở cổ, ở nách, ở ngực làm tôi khóc suốt, sữa càng chảy càng nhớ thương con, lại vào phòng nhìn tuyết rơi khóc nức nở!
Một hôm tiếng mở cửa của Quang Lùn vào gọi mọi người dậy, và báo tin tối nay xuất phát lên đường! Điện thoại nó thu hết không sót cái nào, không ai liên lạc được cho người nhà, không ai kịp chuẩn bị! Nó lôi hành lý của từng người ra để lục lọi và kiểm tra vơ vét tài sản! Anh trai tôi và tôi cất điện thoại ở trong túi ba-lô của tôi vì đồ phụ nữ nó bỏ qua! Tôi và mọi người nhanh chân thay quần áo, khoác cho mình bộ quần áo nhanh nhất có thể. Anh trai tôi có chiếc áo khoác da Mông Cổ mà lúc đi mẹ và chị dâu mua cho chống lạnh. Ấy vậy mà nó bảo: “Đ… mẹ mày cởi ra nhanh đưa nó cho tao, mày đi vượt biên hay mày đi chơi!” Thế là mồm nó quát, tay nó vơ luôn cái áo mặc ngay lên người nó? Uất ức thật mà đ… làm được gì.
Một thằng tây to con vào và nói “GO! GO! GO!” Tôi và anh trai được đưa xuống xe ô tô và chở đi, lo lắng, run sợ lại gặp thêm những vụ tai nạn thảm khốc dọc đường như trong phim! Chưa kịp ăn, đón giao thừa bên Nga với mì tôm sống cho đến nay vì hết thức ăn nó không mua đồ ăn vào nữa…
Ngày 08/03/2016 ngày mọi phụ nữ Việt Nam đang hạnh phúc đón lễ thì tôi chìm trong trận sinh tử vượt biên lịch sử, chúng tôi băng qua những chặng đường trên chiếc xe ô tô cũ, 16 người chia làm 2 đội 2 xe, đi một ngày hai đêm đến bìa rừng, chúng đẩy bọn tôi xuống và giao lại cho bọn xe khác! Lần này chúng tôi được xếp vào một chiếc xe thùng chật hẹp, hôi tanh, cũ kỹ, ẩm mốc,16 người ngồi chồng lên nhau không có chỗ thở! Đã hai ngày chúng tôi không có gì để ăn, không có nước để uống, không có không khí để thở, người thì ngồi chồng lên nhau! Ai cũng tê hết chân tay mà không có không gian mà cử động! Từng đoạn đường xóc như ổ gà, đau ê ẩm, đói, khát, mệt,16 người đã kiệt sức.
Đến bìa rừng để vượt bộ, chúng nó mở cửa cái rầm, 2 thằng tây hét “Go! Go! Go!” như chó sủa. Tôi và mọi người chỉ kịp đi đôi giầy có 30 giây đồng hồ! Tôi chưa kịp cột dây giầy cũng đành nhảy xuống xe lao theo! Trời tối quá không nhìn thấy gì, tuyết đóng băng trơn trượt, tôi lao xuống xe trượt bổ cú đầu tiên như muốn vỡ cả xương chậu!
Định mệnh, tưởng bọn chúng dừng xe cho chúng tôi ăn hoặc uống miếng nước! Chúng tôi cứ thế là trợn mắt lao tới, trời tối lắm nhưng vì tuyết rơi nên con đường trắng xóa, chỉ biết căng trợn mắt trong bóng đêm! Trời đổ mưa, tuyết dày hơn rất nhiều! Tôi đi được một quãng và giầy lút dưới tuyết không rút lên được nên đành bỏ lại, chạy chân không! Mọi người cũng bị trượt bổ như trượt patin! Ôi! Chân tay lạnh cứng, tôi chạy bộ với đôi chân trần trên tuyết 7 tiếng đồng hồ! Một người con gái đói, khát, mệt, kiệt sức, ướt đẫm vì mưa và tuyết lại thêm đôi chân đất đã bị bỏng rộp vì đi trên tuyết quá lâu! Chúng nó không cho nghỉ, cứ thế xô nhau và go go go! Ai theo không kịp kẻ ấy bại trận và bị bỏ rơi giữa rừng! Chúng tôi đấu chọi với trận sinh tử. Thỉnh thoảng tôi ngoảnh lại phía sau hét anh trai xem thử anh có lên tiếng nữa không. Vì quá mệt nên tôi bám víu vào mấy người khác! Trên đường đi ngã bổ xuống lần nào tôi bốc từng nạm tuyết ăn từng đó! Cứ thế bốc ăn và nuốt, vì đói, vì khát, đến lúc ai cũng kiệt sức bọn tây cho nghỉ lại 5 phút, mười sáu người ướt sũng nằm trên tuyết thở với những tia hy vọng cuối cùng và tôi cũng vậy!
Rồi thằng tây dẫn đường sai đi lòng vòng trong rừng không lối ra, qua từng hố sâu chúng tôi vấp ngã triền miên! Đang đi nó thấy tín hiệu của cảnh sát tuần tra, nó chạy thục mạng và mình chạy theo! Tôi không hiểu chuyện gì, thấy mọi người chạy cũng quay đầu chạy! Một tiếng súng nổ vang trời và pháo sáng như cháy rừng để chúng phát tín hiệu cho đồng đội! Mười sáu người hoảng sợ mỗi người chạy một hướng, còn tôi chỉ biết quay đầu trở lại, trớ trêu thay vừa chạy quay đầu húc phải cái cây lớn bị gãy chắn ngang đường, tôi bổ xuống, ngã quỵ và úp mặt xuống đất nằm im.
Nhưng tôi là người bị phát hiện và bị bắt đầu tiên vì bổ gần chỗ nó bắn súng nên sáng nhìn thấy được! Nó hỏi tôi, tôi nói người Việt Nam và một người tiếp theo bị bắt! Chúng tôi ra sức hét mọi người ra tự thú vì không bị bắt chúng tôi cũng bị chết đói, chết khát, chết vì hổ vồ vì khi công an bắt chỉ chúng tôi xem dấu chân của hổ! Thế là tôi hét anh Bình ơi! Anh Hoà ơi! Anh Tuấn ơi… mọi người ra đây đi, thà bị bắt còn hơn bỏ mạng nơi đây! Mọi người nghe tiếng gọi của tôi nên đi ra từ những bụi rậm! Tôi và mọi người được công an đưa ra bìa rừng nhưng tuyết rơi quá dày chúng tôi liên tục bị rơi xuống hố! Tôi phó mặc tất cả không thể bước đi nổi nữa! May có em Quang Hải Phòng và anh Hòa Đô Thành cứu và dìu tôi! Tôi niệm chú Nam mô a di đà Phật, tôi dặn mình phải sống để về với Bin! Bin còn nhỏ dại, cha mẹ trông mong! Thế là tôi gồng hết sức mình, ra bìa rừng bọn công an đánh đập mấy anh em! Nó đạp vì đi chậm quá. Anh trai tôi cũng bi đạp. Chân tôi bỏng tuyết nặng, tay anh tôi bị cây đâm rách toe cả bàn tay mà lạnh tê nên mất cảm giác và không biết mình bị thương! Chúng tôi bị thất lạc 3 ngày giữa rừng không tìm thấy!
Sau khi về biên phòng chúng tôi bị nhốt trong một phòng tắm hôi hám, bẩn thỉu, bọn công an đái ỉa cách nhau có một tấm bìa mỏng! Ngày tháng kinh khủng vượt rừng bốc tuyết ăn thay nước thay cơm, đến mức cổ họng đau buốt không nói nổi! Sau đó chúng tôi bị lục soát tiền vàng và tài sản và bị tịch thu. Chúng đưa chúng tôi về toà án và trại giam còng chúng tôi nối tay nhau, lôi nhau đi mà cổ tay ứ máu như thời nô lệ 1945 ta thường xem trong phim! Chúng tôi như những kẻ ăn xin nơi xứ người! Tiếng không biết, quần áo không có mặc, giày không có để đi! Mỗi người được phát một cốc và một thìa nhôm! Tôi khát quá và xin nước uống! Chúng ra hiệu cho tôi đến cái bệ rửa tay bên bồn cầu! Tôi há hốc mồm ra tỏ ý không phải nhưng chúng gật gật rồi cười hả hê! Vào trại mở cửa ra là bọn tây già trẻ lớn bé phòng sáu người, chúng hút thuốc ghê rợn và nhìn tôi bằng ánh mặt đáng sợ! Ánh mắt ghét bọn Việt Nam! Tôi run sợ không ngủ được! Ngày đầu tiên là những bữa kiểm tra và bữa ăn chan đầy nước mắt, cháo hạt có cả vỏ lúa!
Vậy đấy, ngày qua ngày bọn tây hút thuốc đến nghẹt thở, chúng trấn lột hết quần áo ấm của tôi, tôi không biết kêu than cùng ai, mỗi bữa ăn kinh khủng trôi qua, chan cùng bao nước mắt, nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ con thơ!
Từng ngày ở trại dài như cả thế kỷ! Lần đầu ra tòa xử hai tháng, lên bốn tháng, sáu tháng! Bao con người quỳ xuống xin về với gia đình nhưng vô ích! Mỗi ngày chúng đưa đi tập thể dục, giam trong phòng nhỏ nhiều người canh giữ! Vào đó, tôi đọc được những tâm thư của biết bao con người Việt Nam sa lưới và tuyệt vọng ở chốn trại tây! Có người đã chết ở đó vì uất hận! Trong trại không có gì mà ăn, nào lúa, nào cá sống, nào khoai tây thối nhưng có ăn còn hơn chết đói! Anh trai tôi và mọi người mỗi ngày chỉ được chia ăn có một thìa cháo, uống nước trong nhà vệ sinh! Ở chung với rận cắn khắp người!
Rồi một ngày trong những năm tháng đó, tôi vượt qua được cơn thần chết! Tôi bị lên cơn đau bụng và tiêu chảy cấp! Phòng anh trai ở dãy đối diện và tôi hét lớn, khóc thê lương: “Anh ơi! em đau lắm, cứu em với, em chết mất, uống thuốc bọn tây đưa mãi không khỏi được!” Tôi gục xuống! Chúng nó ra tín hiệu gọi cấp cứu! 1-2 giờ sáng tiếng ngục tù vang vọng, rầm rầm inh ỏi, biết bao cảnh sát, bao nhiêu y bác sĩ vây quanh tôi cấp cứu cho tôi! Tôi thoi thóp nhắm chìm mắt lại, chúng đo huyết áp rồi tiêm thuốc cứu sống tôi! Tôi đã thắng được thần chết!
Sáu tháng trại trôi qua, lại ra trại hồi hương chờ kết quả về! Ăn những món ăn ghê rợn, nhưng may sao còn có cơm và gọi được về nhà! Sáu tháng trời bặt vô âm tín, không thông tin không liên lạc, vỡ oà sau mỗi cuộc điện thoại! Nỗi nhớ nhà tăng lên! Nhưng trớ trêu chúng tôi ngủ ở trại kí túc, ma tây nó cứ rung giường cả đêm thật đáng sợ! Nói không ai tin nhưng đó là sự thật! Cả quãng đường như một bộ phim! Đến ngày về bọn cảnh sát còng tay ra tận sân bay đưa lên tận máy bay! Ai cũng nhìn chúng tôi như người ngoài hành tinh vậy đó!
Đó là chỉ nói tóm tắt ngắn gọn về vượt biên đi châu Âu thôi! Khuyên những ai đang có ý định đi thì tìm hiểu con người và con đường đúng đắn mà đi! Đánh đổi bằng xương máu cả! Cuộc đời này có gì mà chưa nếm! Cuộc sống thực tại đang cố gắng từng ngày! Ai muốn đi, cứ đi, ai muốn rời cứ rời!
Chúc tất cả những người con xa xứ có một sức khoẻ, luôn cố gắng thật nhiều để sớm về bên gia đình và người thân nhé!
Thương tất cả những người con xa xứ.
Bạn thân mến. Chắc bạn – cũng như tôi – đã nghe kể nhiều chuyện vượt biên, và chính chúng ta cũng có chuyện vượt biên để kể, nhưng chúng ta không nghĩ ra được rằng cho đến hôm nay, người Việt vẫn bỏ nước ra đi, vẫn – như lời kể của cô gái là – “mong tìm được tương lai”, vẫn “ai cũng mong đổi đời”, cho dù đến chặng đầu tiên là nước Nga, một nước cộng sản đàn anh của cộng sản Việt mà vẫn bị “bọn tây nhìn chúng tôi bằng ánh mắt ghê rợn, ánh mắt ghét bọn Việt Nam” để rồi khi bị bắt, bị ra tòa xét xử “Bao con người quỳ xuống xin về với gia đình nhưng vô ích!”
Bạn thân mến! Tôi xin mượn câu kết trong câu chuyện của cô gái Việt Nam sống sót trở về để làm đề tựa và cũng để kết thúc bài viết này: “Thương tất cả những người con xa xứ.”
Khúc An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.