logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/11/2019 lúc 11:19:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thói thường, những gì xảy ra cho mình thì thường được đổ "tại, bị, do, bởi vì..." một điều gì đó. Nhưng nếu xảy ra cho người khác thì rõ ràng nó phải là lỗi của họ, vì họ sai, dốt, tham, gian... hay gì đó. Đó là một hội chứng tâm lý học, gọi là "đổ lỗi nạn nhân" khá phổ biến trong bất cứ nền văn hóa nào. Nhưng đáng buồn hơn khi sự nhẫn tâm đã lên ngôi đến độ người ta đổ lỗi, kết án với những nạn nhân đã chết. Và đó là câu chuyện những người chỉ trích, lên án các nạn nhân người Việt bị chết thảm tại Anh. Lẽ nào tâm cảm một dân tộc từng dạy nhau "bầu ơi thương lấy bí cùng" đã xuống đến mức này?
Ngành "Nạn Nhân Học" (Victimology) thuộc khoa Tâm Lý Học và Tội Phạm Học chuyên nghiên cứu về nạn nhân của tội ác nào đó cùng các ảnh hưởng tâm lý nạn nhân, về mối liên hệ giữa nạn nhân và kẻ tội phạm, sự tương tác giữa nạn nhân cùng hệ thống hình luật, thường đứng về phía nạn nhân và tìm cách giảm nhẹ những định kiến cùng nhận thức chống lại nạn nhân, xem họ là những người chịu trách nhiệm một phần hay toàn bộ những bi kịch nào đó đã xảy ra với họ.
Điều thông thường gặp ở phương Tây là những đổ lỗi cho nạn nhân liên quan đến các cuộc tấn công tình dục hay bị cưỡng hiếp, đại loại là do nạn nhân ăn bận khêu gợi, say rượu, lả lơi hay mời chào đã kích thích kẻ cưỡng hiếp phạm tội. Hoặc những vụ bạo hành gia đình là do nạn nhân đã làm điều gì sai quấy nên dẫn đến sự tấn công của người phối ngẫu. Đây là một dạng phản ứng tiêu cực của xã hội được các nhà tâm lý xã hội học nghiên cứu và tìm giải pháp khắc phục. Nó bị các nhóm dân quyền phản đối, cũng như hệ thống pháp lý không xem là yếu tố truy xét trách nhiệm của nạn nhân hay kẻ phạm tội.
Nhưng người Mỹ hay phương Tây dường như chỉ dừng lại việc đổ lỗi nạn nhân trong những vụ xách nhiễu tình dục như vậy. Họ không chỉ trích, kết án những nạn nhân, đặc biệt những nạn nhân các vụ bạo lực, chết người. Trong khi phân định rạch ròi, một kẻ cướp bị cảnh sát hạ thủ không phải là nạn nhân, họ thương cảm, chia sẻ với nạn nhân của tai nạn, của tội phạm, của thiên tai. Của những người di dân lậu chết ngay biên giới cho dù đang tìm cách đi vào quốc gia của họ bất hợp pháp.
Họ không xem một thanh niên lạc tay lái là đáng bị chết vì chạy xe nhanh, ẩu nên lạc tay lái. Họ không xem một cô bé vì vói tay selfie rớt xuống vực là ngu dại. Họ không xem người tị nạn tìm cách vượt biên lậu vào Mỹ và chết đuối bên sông là đáng đời. Mà họ ngậm ngùi, họ thắp nến, đặt hoa để tưởng niệm những người mất. Bởi cái tình người với nhau. Còn có người Việt trong chúng ta lại ‘dửng dưng’ với lời phán đến tàn nhẫn "đáng đời".
Nhìn ảnh một số em trong số 39 nạn nhân Việt Nam bị chết tại Anh, ai chẳng ngậm ngùi. Các em còn quá trẻ, mặt mày tươi sáng, còn cả một cuộc đời trước mắt. Các em chẳng phải là tội phạm hay là những kẻ thủ ác đã ra tay phạm tội tày đình nào đó. Các em chỉ là một phần rất nhỏ trong hàng triệu, triệu người di dân lậu khắp thế giới. Ly lạc vì chiến tranh, vì lý do chính trị, kinh tế, vì nạn buôn người. Hay đơn giản hơn, vì đi tìm một đời sống mà họ tin sẽ tốt đẹp hơn nơi họ ra đi. Vì lý do gì thì họ đáng thương hơn bị hắt hủi, bị giận dữ, bị kết án. Bất quá, họ đang phạm luật nhập cư bất hợp pháp để bị trục xuất, trả về nguyên quán nếu bị bắt.
Hồi tháng Năm năm nay, trong sứ điệp nhân Ngày Di Dân và Tị Nạn 2019, Đức Giáo Hoàng Francis đã mời gọi thế giới phục hồi lại những chiều kích cốt lõi của tình tha nhân. Ngài bảo khi quan tâm đến người di dân và tị nạn ở bất cứ dạng gì là chúng ta đang quan tâm đến chính mình, vượt lên sự nghi kỵ và sợ hãi để không biến thành kẻ thiếu bao dung, khép kín, thậm chí là sự kỳ thị.
Vậy thì lý do gì người ta lại thiếu sự cảm thông và lòng trắc ẩn với các em? Bên dưới nhiều bài viết được đăng tải về tai nạn thương tâm này là không ít những chỉ trích, lên án các em và gia đình bằng lời lẽ khá nặng nề. Cả sự giận dữ vô cớ. Để lời chỉ trích của mình thêm sức nặng, họ võ đoán rằng các em "giàu có", sang Anh chỉ để trồng cần sa. Họ chỉ trích sang cả những người bày tỏ lòng thương cảm với các em. Không lẽ thủ tướng, cảnh sát cho đến người dân Anh khi cúi đầu, thắp nến và đặt hoa tưởng niệm những nạn nhân xa lạ từ nửa vòng trái đất cũng là những người "đạo đức giả"?  Hãy nhớ rằng 39 nạn nhân này cho dù có là quốc tịch nào chăng nữa cũng cần được thương cảm trong tình đồng loại, huống hồ cái tình đồng bào, chung dòng máu Việt.
Thái độ thờ ơ, vô cảm, bàng quan của không ít người Việt vẫn đang diễn ra và đã được nói đến nhiều. Nhưng khi sự nhẫn tâm đến độc ác lên ngôi, có lẽ chúng ta cần nhìn nhận lại cả một xã hội. Nó không chỉ đáng buồn mà còn đáng báo động. Bởi khi sự lạnh lùng, giận dữ bao trùm thì đó là mầm mống của bạo lực lên ngôi.
Một nhà văn nào đó đã viết đại loại rằng, "trơ trơ trước cái chết của người khác tức đang khóc cho cái chết của chính tâm hồn mình". Khi càng nhiều những cái chết trong tâm hồn xuất hiện thì đó là điềm báo tử cho giá trị đạo đức của một dân tộc đã manh nha.
Đinh Yên Thảo (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.