logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/11/2019 lúc 09:59:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cảnh sát ở Essex khám nghiệm hiện trưởng xe tải chở 39 người Việt Nam bị thiệt mạng



Cảnh sát ở Essex, Anh, thông báo hôm 7/11 rằng đã chính thức xác định được danh tính của 39 người thiệt mạng trong một chiếc xe tải đông lạnh.

Cảnh sát Essex đã làm việc với các quan chức Việt Nam để xác định danh tính của 31 người đàn ông và 8 phụ nữ bị phát hiện đã chết ở Grays, Essex, hôm 23/10.

Cũng trong ngày 7/11, một thông cáo báo chí của Bộ Công an Việt Nam xác nhận thông tin từ phía Anh và có đoạn cho hay “39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế”.

"Bộ Công an Việt Nam rất lấy làm tiếc và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong gia đình các nạn nhân sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này", thông cáo của bộ nói.

Trong một lá thư được công bố trên trang Facebook Thông tin Chính phủ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gửi "lời chia buồn sâu sắc nhất" đến những người thân ruột thịt của các nạn nhân.

Thủ tướng Phúc cho biết trong thư rằng một số bộ và cơ quan Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Anh để giải quyết các vấn đề liên quan và "sớm đưa các nạn nhân về với Tổ quốc, về với gia đình, người thân".

Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ hành vi mua bán người và đưa người ra nước ngoài trái phép, Thủ tướng Việt Nam viết.

Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói qua trang Facebook của họ vào tối 7/11 rằng "Chúng tôi vô cùng đau buồn khi biết 39 nạn nhân của thảm kịch Essex là người Việt Nam. Trái tim của chúng tôi hướng về cộng đồng người Việt cả ở trong và ngoài nước, những người đang đau buồn khi mất đi những người thân yêu của họ".

Đại sứ quán Mỹ khẳng định Mỹ "kiên định cam kết hợp tác" với Việt Nam trong việc xóa bỏ nạn buôn người dưới mọi hình thức, "để không gia đình nào khác phải chịu đựng nỗi đau mà các gia đình có người thân đã mất trong thảm kịch này đang phải trải qua ngày hôm nay".

Tin từ Anh cho hay cảnh sát nói họ muốn cho các gia đình nạn nhân có thời gian để bình tĩnh tiếp nhận tin xấu trước khi họ công khai các tên tuổi.

Ở Essex, Trợ lý Cảnh sát trưởng Tim Smith phát biểu rằng công tác nhận dạng là "một bước quan trọng" trong cuộc điều tra.

Ông nói thêm: "Chúng tôi xin chia sẻ với gia đình và bạn bè của những người đã có chuyến đi kết thúc thật bi thảm ở bờ biển của chúng tôi".

Các thi thể được phát hiện ở Khu công nghiệp Waterglade sau khi container đi đến từ Zeebrugge, Bỉ.

Tài xế xe tải, Maurice Robinson, người Bắc Ireland, đã ra tòa hồi tuần trước với một số tội danh, bao gồm tội ngộ sát.

Nhà chức trách cũng bắt đầu thực hiện thủ tục dẫn độ đối với Eamonn Harrison, 22 tuổi, bị bắt tại Dublin theo một lệnh bắt giữ của châu Âu.

Cảnh sát cũng đang truy lùng hai anh em người Bắc Ireland, là Ronan và Christopher Hughes, họ bị truy nã vì bị tình nghi về tội ngộ sát và buôn người.

Đã có 11 người bị bắt giữ ở hai tỉnh của Việt Nam liên quan đến vụ 39 người chết.

Theo BBC, Mirror, Thông tin Chính phủ, ĐSQ Mỹ tại HN
xuong  
#2 Đã gửi : 07/11/2019 lúc 10:16:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ 39 người tử nạn: Anh kính cẩn, Việt sượng sùng

UserPostedImage
Tác giả ghi lời chia buồn trong sổ ở hội đồng địa phương vùng Thurrock thuộc hạt Essex. (Hình: Nguyễn Hùng cung cấp)

Đầu tuần này tôi đưa một người bạn tới hạt Essex ghi sổ chia buồn với các nạn nhân và gia đình. Tôi cũng ghi vào sổ lời cảm ơn những lời nói và cử chỉ tử tế của người Anh. Hàng trăm người, trong đó có cả thủ tướng và bộ trưởng nội vụ Anh, đã ghi lời chia buồn cũng như mang hoa tới tưởng niệm nạn nhân. Họ mang hoa ra cả vườn hoa gần trụ sở hội đồng địa phương Thurrock và cả tại khu công nghiệp mà tại đó người ta phát hiện ra thi thể 39 người.
Còn các quan chức Việt Nam thì sao? Cả đại sứ Việt Nam tại Anh cũng như đoàn của Bộ Công an đều đã tới hạt Essex. Nhưng tôi không hề thấy nói gì tới chuyện họ ghi lời chia buồn vào sổ. Có thể họ có ghi nhưng không muốn ai biết theo chủ trương “không làm lớn chuyện” của chính quyền. Có thể họ chẳng quan tâm. Trong khi đó hàng vạn người Việt đã bày tỏ cảm xúc của họ sau khi xem video tôi làm để tưởng niệm những người xấu số.
Tôi cũng để ý xem liệu Đại sứ quán Việt Nam ở Anh có mở sổ chia buồn với gia đình các nạn nhân không. Nhưng cho tới giờ chưa thấy tin tức gì về chuyện này. Cũng chưa thấy các địa phương, nơi có nhiều gia đình cho rằng con em họ đã chết, có hành động gì đáng nói để chia sẻ mất mát với người dân.
Trong khi đó cảnh sát và các cơ quan cứu hộ ở Essex cũng như Đại sứ quán Anh ở Việt Nam đã tổ chức phút tưởng niệm các nạn nhân. Có người đã bình luận trên Facebook rằng chính cách nước Anh đối xử với những người đã qua đời khiến họ giờ cũng muốn đi Anh.
Trang Thông tin Chính phủ hôm 5/11 còn nhanh nhẩu viết nguyên văn: “CHIỀU NAY HOẶC SÁNG MAI, ĐOÀN CÔNG TÁC VIỆT NAM PHỐI HỢP PHÍA ANH SẼ CÔNG BỐ DANH TÍNH CÁC NẠN NHÂN.” Có lẽ họ sốt ruột muốn kết thúc vụ này càng sớm càng tốt. Nhưng rồi sang tới 6/11 đã vội thêm chữ “CÓ THỂ” vào đầu câu. Cho tới hết ngày 6/11, không hề có tin tức gì được công bố về danh tính nạn nhân.
Phía Anh trong khi đó không hề nói gì về chuyện sớm công bố danh tính nạn nhân mà nhấn mạnh: “Ưu tiên của chúng tôi tiếp tục là điều tra tỉ mỉ và kỹ lưỡng tội phạm dẫn tới cái chết của các nạn nhân, đảm bảo phẩm giá của những người đã chết và hỗ trợ bạn bè và gia đình họ.”
Khi ghi sổ chia buồn hôm 28/10, Thủ tướng Boris Johnson viết các nạn nhân là “những người vô tội đang hy vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn” ở nước Anh. Ông cũng không hề giao nhiệm vụ cho bất cứ ai như vị thủ tướng Việt Nam.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc hôm 5/11 nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã “giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin tuyên truyền về các đường dây lừa đảo người dân xuất cảnh trái phép, vi phạm luật pháp Việt Nam và nước ngoài, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc vụ việc của các đối tượng chính trị phản động, kích động, chống phá.” Đây là lý do tôi phải sang Anh làm báo vì ở Việt Nam hay bị các ông chính trị gia đã không biết gì về báo chí nhưng lại cứ thích giao việc.
Nhân dịp này cũng muốn hỏi ông Nguyễn Hạnh Phúc rằng ông đã tìm ra danh tính chín người “đi nhờ chuyên cơ” của Chủ tịch Quốc hội sang Hàn Quốc và trốn ở lại chưa. Ông nói với truyền thông trong nước rằng Bộ Công an đã “thẩm tra nhân thân từng người” đi nhờ chuyên cơ mà sao vẫn lọt tới chín người? Câu hỏi lớn hơn là tại sao công dân tại đất nước do ông Xuân Phúc và Hạnh Phúc cai quản mà người ta cứ tìm đủ mọi cách ra đi?
Nhân vụ 39 người chết thảm trong công-ten-nơ lần này, tôi nhớ lại chuyện từng nghe rằng cách đây vài năm đã có tám người Việt chết ngạt trên đường từ một nước giáp EU đi vào khối này nhưng chưa vào tới. Vụ đó người ta còn cho rằng chính đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại đã làm giấy mời cho nhóm tám người sang nước giáp EU. Tôi cũng đã gửi điện thư hỏi đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại, hỏi Bộ Ngoại giao và hỏi trang Thông tin Chính phủ từ hôm 31/10. Cho tới nay chưa có bất cứ ai trả lời. Nhưng nếu chuyên cơ người ta còn đi nhờ được thì nhờ làm giấy mời có gì là khó?
Thực tế người Việt đã di cư trái phép vào các nước châu Âu trong đó có Anh từ hàng chục năm nay. Tại một đất nước công an trị như Việt Nam, tôi không nghĩ công an không biết khi bỗng thấy người ta biến mất khỏi địa bàn hoặc có những làng bỗng giàu lên trông thấy. Nhất là khi Anh quốc đã đề cập tới vấn đề này với Việt Nam từ nhiều năm nay. Bởi vậy một số cán bộ công an và ngoại giao Việt Nam nên bỏ mặt nạ và ngưng những giọt nước mắt cá sấu. Thảm trạng vừa xảy ra có phần đóng góp của những người chỉ chăm vơ vét cho đầy túi mà chẳng cần biết người dân sống chết ra sao. Bảo hộ công dân cần làm khi họ còn sống. Khi chết rồi, mà lại chết ở nơi xa xôi, hãy để nước Anh bảo hộ cho nó lành.
Nguyễn Hùng (VOA)
xuong  
#3 Đã gửi : 07/11/2019 lúc 10:19:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Từ thảm nạn Essex: Công quyền Anh và công quyền Việt khác nhau

UserPostedImage
Thủ tướng Anh đặt hoa viếng tại Thurrock, phía Đông London, ngày 28 tháng 10.

Tim Smith – một trong những sĩ quan cảnh sát phụ trách cuộc điều tra về thảm nạn Essex – vừa thay mặt cảnh sát Anh, khẳng định: Ưu tiên hàng đầu của cảnh sát Anh là điều tra kỹ lưỡng về tội ác khiến các nạn nhân thiệt mạng, nhằm bảo vệ danh dự của những người đã khuất và hỗ trợ gia đình, thân nhân của họ (1).
Từ khi thảm nạn Essex được phơi bày, người Việt đã vài lần nghe các viên chức Anh, từ Thủ tướng trở xuống, đề cập đến việc phải tôn trọng nhân phẩm của các nạn nhân, phải kính trọng nỗi đau mà thân nhân của họ đang gánh chịu. Cảnh sát Anh hết sức dè dặt trong việc công bố danh tính và những chi tiết liên quan đến nạn nhân…
Bởi quan niệm của hệ thống công quyền Anh khác xa hệ thống công quyền Việt Nam, cách hành xử của cảnh sát Anh khác xa cách hành xử của công an Việt Nam nên ông Nguyễn Xuân Phúc mới… hố khi tuyên bố: Chiều ngày 5 hoặc sáng ngày 6, Đoàn công tác Việt Nam phối hợp phía Anh sẽ công bố danh tính các nạn nhân (2).
Sau tuyên bố này, VOA đã liên lạc với cảnh sát Anh để phối kiểm. Thông cáo báo chí do cảnh sát Anh phổ biến có nội dung “danh tính của các nạn nhân hiện vẫn chưa được xác định”. Điều này biến ông Thủ Tướng Việt Nam thành kẻ… tung tin đồn nhảm!
Thảm nạn Essex phơi bày nhiều vấn đề cho thấy, so với thiên hạ, nhận thức và cách hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam là một chuỗi… nhảm nhí!
***
Nửa tháng sau khi thảm nạn Essex được phơi bày (23 tháng 10), bất kể cộng đồng quốc tế vẫn còn choáng váng vì hậu quả thảm khốc do tệ nạn buôn người gây ra, hôm 4 tháng 11, ông Nguyễn Hữu Cầu (Thiếu tướng, Giám đốc Công an Nghệ An), vẫn khẳng định: Không có buôn người, các nạn nhân nộp tiền ra nước ngoài… làm ăn (3)!
Chẳng phải ông Cầu, nhiều viên chức hữu trách của Việt Nam chia sẻ quan niệm: Không ai bỏ ra hàng tỉ để người ta buôn mình cả! Trong mắt thiên hạ, đó là một suy nghĩ… nhảm nhí. Cho dù trước nay, nhiều triệu người đã cũng như đang trả tiền để được đưa vào quốc gia nào đó bất hợp pháp nhưng thiên hạ luôn xem họ là nạn nhân của buôn người!
Trong mắt thiên hạ, “mưu cầu hạnh phúc” là một trong những quyền tối thượng. Thành ra khai thác khát vọng được ăn no, mặc ấm, sống ổn định, có cơ hội thăng tiến đúng với phẩm giá con người, bằng cách sử dụng những phương thức bất hợp pháp, biến con người thành hàng hóa, vận chuyển họ đến nơi họ ao ước để trục lợi sẽ bị thiên hạ xem là… buôn người!
Do ông Cầu và các đồng chí của ông không xem “mưu cầu hạnh phúc” là quyền tối thượng của đồng bào, làm cho đồng bào cảm thấy hạnh phúc trên xứ sở của mình là nghĩa vụ mà các ông cần phải chu toàn, nên chuyện tìm đủ mọi cách, từ hợp pháp đến bất hợp pháp để được… ra nước ngoài làm thuê, được cư trú ở bên ngoài Việt Nam, mới được xem như và thật sự đã trở thành sinh lộ cho nhiều cá nhân và gia đình ở Việt Nam! Đó cũng là lý do, từ thập niên 2000 đến nay, trong mắt nhiều tổ chức quốc tế hoạt động cho nhân quyền, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về tệ nạn buôn người! Còn trong mắt ông Cầu và các đồng chí của ông, đó là những nhận định… nhảm nhí!
Với thiên hạ, sử dụng “giấy phép xuất khẩu lao động” để làm giàu nhanh bằng “phí xuất khẩu lao động”, khiến nhiều người phải vay – trả lãi cao, phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn để có sinh lộ bên ngoài Việt Nam, rồi bất chấp “phí xuất khẩu lao động” vừa đẩy người Việt vào những môi trường làm việc hết sức khắc nghiệt bên ngoài Việt Nam, vừa khống chế họ thoát ra (giữ hộ chiếu, giấy phép làm việc,…), tiếp tục thu thêm những khoản gọi là “phí quản lý”, nặng nề tới mức ép nhiều người Việt ra nước ngoài làm thuê phải bỏ trốn, trở thành cư trú bất hợp pháp trên xứ người,… tuy hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam nhưng là tội ác trong cách nhìn nhận, đánh giá của thiên hạ!
Cho đến nay, Việt Nam vẫn khăng khăng, “bảo vệ, thăng tiến nhân quyền” tại Việt Nam có “đặc điểm riêng” so với phần còn lại của thế giới, thay vì cải tổ chính trị, nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội tới mức người Việt tự thấy không cần phải tìm đường ra nước ngoài làm thuê thì “xuất khẩu lao động” được xác định là “nhiệm vụ chính trị”!
Quan niệm “buôn người” của thiên hạ là… nhảm nhí nên ai đó mà người Việt chưa biết và có thể sẽ chẳng bao giờ biết là ai hoặc những ai mới dám biến chuyến thăm Nam Hàn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thành cơ hội kiếm tiền, biến “chuyên cơ” thành phương tiện vận chuyển, thực hiện kế hoạch giúp chín người Việt có thể nhập cảnh, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn chỉ là chuyện… đáng tiếc, chỉ cần không cho “quá giang” nữa là… xong!
***
Trở lại chuyện Thủ tướng Việt Nam bị… hố khi tuyên bố về thời điểm công bố danh tính các nạn nhân trong thảm nạn Essex. Ông Phúc hố vì dựa vào thông tin từ “Đoàn công tác” mà chính phủ Việt Nam cử qua Anh để phối hợp với Anh điều tra - giải quyết thảm nạn Essex. “Đoàn công tác” hố vì nhận thức và hành xử theo kiểu… Việt Nam!
Tại Việt Nam, do “nhân quyền” có “đặc điểm riêng” nên nhận thức, cách hành xử đối với những vấn đề liên quan đến danh dự, phẩm giá con người, kể cả nạn nhân của các tai nạn, thảm nạn hoàn toàn khác với thiên hạ. Trước nay, giới hữu trách tại Việt Nam vẫn xem việc loan báo ngay lập tức, rộng rãi, từ danh tính tới lai lịch người tử nạn là chuyện tất nhiên vì đó là bằng chứng, chứng minh… khả năng quản lý, ứng phó của hệ thống công quyền nói chung và lực lượng bảo vệ pháp luật nói riêng.
Thiên hạ thì khác. Với thiên hạ, hệ thống công quyền nói chung và lực lượng bảo vệ pháp luật nói riêng chỉ được phép công bố danh tính nạn nhân sau khi đã báo tin cho thân nhân của họ đủ 24 giờ. Bất kể tính chất của tai nan, thảm nạn, thân nhân của nạn nhân có quyền yêu cầu hệ thống công quyền nói chung và lực lượng bảo vệ pháp luật nói riêng giới hạn phạm vi tiết lộ thông tin để bảo vệ quyền riêng tư của cả người đã khuất lẫn người còn sống.
Do không có những “đặc điểm riêng” như Việt Nam, thiên hạ còn đặt định những giải pháp hết sức cụ thể vừa để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất, vừa bảo đảm yêu cầu tôn trọng danh dự, phẩm giá của cả người đã khuất lẫn người còn sống. Ví dụ, nhân viên y tế, viên chức bảo vệ pháp luật,… phải được huấn luyện từ thái độ, đến cách nói,… khi đảm nhận vai trò thông báo tin dữ cho thân nhân nạn nhân. Có thể tham khảo thêm về vấn đề này tại mục “Death Notification” trên Wikipedia (4).
Cũng vì không có những “đặc điểm riêng” như Việt Nam về “bảo vệ, thăng tiến nhân quyền”, tuy 39 nạn nhân trong thảm nạn Essex tử nạn vì tìm cách xâm nhập Anh Quốc bất hợp pháp, dân Anh mà đại diện là Thủ tướng Anh không xem họ là những người phải trả giá cho việc… nộp tiền ra nước ngoài làm ăn như ông Cầu và các đồng chí của ông. Dân Anh mà đại diện là Thủ tướng Anh chỉ bày tỏ sự xót xa khi 39 nạn nhân này thảm tử chỉ vì hi vọng có được một cuộc sống tốt đẹp (5)!
Thảm nạn Essex xảy ra trên lãnh thổ Anh, thẩm quyền điều tra những gì đã xảy ra, liên quan đến những ai đang hiện diện tại Anh, trong đó có cả việc xác định danh tính của các nạn nhân tất nhiên thuộc về hệ thống thực thi, bảo vệ pháp luật của Anh. Sự phối hợp giữa Anh và Việt Nam chắc chắn chỉ là chia sẻ thông tin để mở rộng hoạt động điều tra trong phạm vi lãnh thổ của mình nhằm xác định sự thật. Nói cách khác, công tác chính của “Đoàn công tác” mà chính phủ Việt Nam cử sang Anh là… chờ thông tin chính thức từ phía Anh để chính phủ Việt Nam loan báo - chứng minh có quan tâm đến việc “bảo hộ công dân”.
Sau khi thu thập được một số thông tin có thể sử dụng vào việc phục vụ cho công tác chứng tỏ sự quan tâm đến việc “bảo hộ công dân”, do quen với lối nhận thức, cách hành xử đối với con người kiểu… Việt Nam, “Đoàn công tác” vội vã báo tin về… nhà và đẩy Thủ tướng Việt Nam đến chỗ trở thành kẻ… tung tin đồn nhảm.
Từ khi có tin một số hoặc có thể là toàn bộ nạn nhân trong thảm nạn Essex là người Việt, “bảo hộ công dân” trở thành cụm từ phổ biến trên môi, miệng của nhiều viên chức hữu trách ở Việt Nam. Muốn biết “bảo hộ công dân” là thật hay do… hoàn cảnh, hãy vào trang “Tôi và Sứ quán” trên facebook, xem những công dân Việt Nam cư trú, học hành, làm việc trên xứ người đang rên siết ra sao khi vẫn bị các cơ quan ngoại giao đại diện chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hành hạ, dùng đủ mọi cách để ép phải ói ra tiền nếu muốn đổi hộ chiếu, hay có một số loại giấy tờ như khai sinh, hôn thú,… (6).
Bao giờ thì “đảng ta” suy nghĩ, hành xử như phần còn lại của loài người, thôi xem những điều thiên hạ cho rằng cần nghiêm túc là… nhảm nhí và thôi đòi bảo lưu, khăng khăng duy trì những “đặc điểm riêng” theo kiểu Việt Nam trong “bảo vệ, thăng tiến nhân quyền”, tự biến mình thành nhảm nhí trong mắt thiên hạ?
Trân Văn (VOA)
_____________
Chú thích
(1) https://www.voatiengviet...n-nhân/5154721.html
(2) https://www.24h.com.vn/t...t-o-anh-c46a1097459.html
(3) https://news.zing.vn/tuo...minh-ca-post1009537.html
(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Death_notification
(5) https://tuoitre.vn/thu-t...er-20191029080146688.htm
(6) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan/

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.151 giây.