logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/11/2019 lúc 08:17:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông Sáu Say bước đi với cái dáng xiêu vẹo bên đường, chai rượu đế được ông đưa lên miệng tu ừng ực, uống xong ông lại nói bâng quơ điều gì đó khiến bà con có công chuyện đi ngang qua gặp cảnh ngộ này họ đều lắc đầu ngao ngán, nhiều người lẫn tránh nhanh chóng mỗi khi gặp ông vì ông hay xin tiền để mua rượu, ai cho thì ông không cự nự làm dữ, còn ai từ chối sẽ nhận được những lời chửi bới thô tục vì vậy ai cũng “ngán càng” mỗi khi giáp mặt với ông.
Hôm nay dường như hơi men đã ngấm vào khá nhiều khiến cho bước chân ông không còn vững chãi nữa, đến gốc cây dầu cổ thụ ven đường, ông dựa lưng vào gốc cây rồi ông lịm dần trong cơn say.
Cái biệt danh “Sáu Say” mà thiên hạ trong xóm gọi ông Sáu như bây giờ, đầu dây mối nhợ cũng do bà Ba Cá chủ tiệm tạp hóa ở đầu xóm đặt cho ông, bởi chính bà Ba đong rượu cho ông Sáu mỗi lần ông ghé mua, mà lần nào mua rượu ông cũng say khật khưỡng, có thể vì lẽ này bà Ba Cá gắn thêm chữ “say” sau cái tên của ông, chẳng có lấy gì làm buồn mà cũng chẳng cần tự ái hão huyền vì cách gọi của mọi người, tuy biết căn nguyên xuất phát từ bà Ba Cá mà ra ông Sáu cũng không màng đến, miễn sao khi ông “kẹt tiền” mà bà Ba vẫn bán thiếu cho ông là ông vui lòng rồi.
***
Sáng nay cái cửa chuồng gà phía sau nhà của bà Năm Vàng đã bị ai mở tung ra, gần chục con gà trống lẫn gà mái tự dưng biến đi đâu hết, thằng Tiên con bà Năm thấy vậy liền la làng lên:
– Tía má ơi! Mọi người ra đây coi nè, quân nào ác nhơn thất đức “quơ” hết mấy con gà nhà mình rồi, thiệt tình nghe tui đã kêu thằng Đực Nhỏ mua “dây lòi tói” với ống khóa khóa lại mà hông chịu nghe, giờ còn con nào để dành Tết nhứt đây nè trời.
Bà Năm lật đật chạy xuống phía sau hè nhà mình, khi nghe tiếng la ỏm tỏi của thằng Tiên, mặc dù chưa giáp mặt với nó bà đã lên tiếng rầy rà:
-Thôi đi bây ơi! Thủng thẳng kiếm tụi nó lẩn quẩn sau vườn chớ đâu, có ai trộm đạo gì đâu mà la làng dữ thần ôn dzậy bây, hoặc có khi đám chồn đèn phía mấy bụi tre tàu nó bắt gà mình hông chừng, đừng nghĩ quấy cho họ tội chết nghe chưa.
Khi bà Năm ra đến nơi thấy cái cửa chuồng gà bị ai đó cạy tung, một cái bản lề của cánh cửa chuồng gà rơi xuống đất khiến cho bà Năm tin là có trộm hai chân chứ không phải bốn chân như bà vừa nói, bà Năm than phiền:
– Chèn ơi, cửa nẻo vầy thì y như rằng ai đó dzô cạy cửa bắt gà rồi.
Hai má con bà Năm với gương mặt vừa buồn vừa tức giận, nhưng trong bụng họ nghĩ hoài không ra thủ phạm là ai, người xóm khác hay là dân trong xóm này, một ý nghĩ thoáng qua trong đầu mình, sau khi điểm qua những tay “có máu mặt” như ông Tư xe lôi, thằng Sáu bán bánh mì dạo ở bến đò, hoặc là ông Sáu say, hoặc tệ hơn nữa ông Hai thợ nhuộm hay lân la phía sau nhà nó khi ông lảnh đồ của bà con đem ra nhuộm, thằng Tiên nó thầm đưa ra sự nghi vấn cho từng người, rồi nó tự giải đáp theo phương pháp loại suy nó gạt dần tên những người nằm trong diện nghi vấn, cuối cùng nó kết luận chỉ có một người có thể làm chuyện này, ông Sáu say đã là người được thằng Tiên “chiếu tướng” trong vụ “bợ” mấy con gà này.
Thằng Tiên nói với bà Năm:
– Má nè sao tui nghi ông Sáu Say quá, lóng rày ổng nhậu nhiều lắm, nghe nói không còn mua chịu rượu của bà Ba Cá nữa, đã (dậy) ổng mua thịt hộp, cá mòi, lạp xưởng, khô bò, v.v… của bà Ba nữa đó, nhậu sang lắm nghe má, thử hỏi tiền đâu ra để mua, chắc đi “chôm chỉa” đồ đạc của thiên hạ đây chứ đâu, mấy con gà nhà mình thì ổng đâu có chừa hả má.
Vốn là người hiền lành, hay đi chùa tụng kinh làm phước, bà Năm biết nào là nhân quả, khẩu nghiệp… nên khi nghe thằng Tiên đề quyết ông Sáu say là thủ phạm bà chặn con mình tức thì:
– Mô Phật, chưa có điều gì chứng minh ông Sáu mần ẩu, bây đừng nghĩ quấy chẳng những tội nghiệp cho ổng mà còn bị khẩu nghiệp nữa đó đa .
Thấy bà Năm không đồng tình với mình, Tiên hơi bối rối chừng nghĩ lại nó thấy bà Năm nói đúng, nên Tiên nói lí nhí:
– Tại tức quá mới nghĩ vậy, rốt cuộc không biết nghi ai bây giờ?
Thấy thằng Tiên biết phục thiện sau câu trách móc của mình, bà Năm vui vẻ nói:
– Ôi thôi kệ nó bây ơi! Của đi thay người, cùng lắm cận Tết tao kêu con Móm nhà mình nó chạy u ra chợ quận mua bậy một hai con về cúng cũng xong thôi mà.
Thằng Tiên còn ấm ức, nó liền đáp lời bà Năm:
-Thì đành vậy rồi, có điều tui tức mình ai mà ăn ở bất nhơn ghê luôn, có bắt thì cũng chừa lại vài con cho người ta, đàng này quơ hết trơn hết trọi hà, tui mà biết ai quơ ba con gà tui chặt cho cụt tay luôn.
Nghe thằng Tiên nổi máu nóng lên, bà Năm vỗ nhẹ vô vai nó:
– Bây thiệt tình nha, tao nói kệ tổ nó có mấy con gà nói chi dữ dằn mang tội bây ơi …
***
Chạy được gần chục cuốc xe chở khách từ bến đò ra chợ quận, ông Tư xe lôi mừng vô cùng, hôm nay là ngày ông thật may mắn, ông nhớ lại câu ví của thiên hạ hay nói:
“Sáng sớm khởi hành mà ra ngõ gặp gái thì dứt khoát sẽ xui xẻo suốt ngày”
Vậy mà lúc sáng ông vừa kéo chiếc xe lôi ra cổng ông gặp phải con Út vợ thằng Hổ gần nhà vừa đi tới, con nhỏ nó mang cái bụng bầu với tướng đi ục ịch khiến ông Tư ái ngại vô cùng, cũng vì câu ví trên nên khi gặp con Út ông định lui xe lại trong sân nhà mình, để cho con Út nó đi khỏi rồi ông sẽ xuất hành cho may mắn, chưa kịp hực hiện ý định trên thì ông đã nghe con Út mở miệng chào mình rồi:
– Con chào ông Tư hôm nay ông Tư đi sớm hơn mọi lần hén, vậy là hôm nay ông ra ngõ gặp gái rồi, mà là gái bầu nữa mới ghê chứ, nhưng hông có sao đâu, ông Tư cứ xuất hành bình thường đi, con đoan chắc hôm nay ông hốt bạc cho coi.
Đụng phải bà bầu sáng sớm trong bụng ông Tư không được vui, nhưng khi nghe con Út nó nói huyên thuyên những điều tốt đẹp khiến ông lấy lại tinh thần nên ông đáp lời:
– Chèn ơi! Hôm nay cha nội Năm Nữa nghỉ chạy một bữa, thiếu xe sợ khách chờ lâu nên ông Tư đi sớm đó con, bây làm như thầy bói hông bằng, sao bây biết hôm nay ông hốt bạc.
Con Út nói liền:
– Chèn ơi! Ông Tư hông biết cái miệng ăn mắm ăn muối của con hả, con “phán” đâu trúng đó, ông Tư cứ tin con đi. Thôi chào ông Tư con đi trước nha.
Chừng nhớ chực mình chạy xe ra hướng cùng chiều con Út đang đi, ông Tư réo nó :
– Út nè, bây đi đâu thôi sẵn xe ông cho quá giang một khúc nè, bầu bì ục ịch đi bộ cực lắm con.
Con Út nghe ông Tư xe lôi nói vậy, nó chực nhớ mình cũng ra chợ quận để khám thai, nó mừng quýnh bèn nói với ông Tư:
– Chèn ơi, lúc này đầu óc con lẩn thẩn dữ lắm, ông Tư không nhắc con lội bộ rã giò luôn chứ chẳng chơi à nghe.
Vậy đó, cả buổi sáng tự dưng khách đâu dồn về chợ quận khiến ông Tư quay đầu xe liên tục, mệt thì có mệt nhưng trong túi rủng rỉnh tiền là bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết trơn…
Xế trưa khách đi xe dần thưa thớt, phần đói bụng nên ông Tư cho xe quay về nhà, khi chạy đến hàng cây dầu cổ thụ bên đường, từ đàng xa ông Tư đã nhận ra ông hàng xóm của mình đôi mắt nhắm nghiền và ngồi dựa gốc cây, hồn thì thả đâu đâu, tấp xe vô sát cây Dầu nơi ông Sáu đang ngủ mê mang, ông Tư lay nhẹ vai ông Sáu rồi kêu lên:
– Ông Sáu nè, dậy đi tui chở về nhà ngủ, nằm đây trúng gió ngủm cù đèo đó ông ơi.
Kêu mãi mà ông Sáu vẫn chìm trong giấc ngủ, chẳng biết làm cách nào khiêng ông Sáu lên xe, thời may ông Tư thấy thằng Tào Móm đang đi tới, mừng thầm trong bụng ông kêu liền:
-Tào Móm nè, bây phụ với ông Tư đưa ông Sáu Say lên xe coi, ổng nằm đây nguy hiểm lắm, uống gì mà dữ thần thiên địa hông biết nữa.
Chiều đến khi đang loay hoay dưới bếp để nấu cơm, con Hậu đã nghe tiếng ông Sáu Say la um sùm phía nhà trên :
-Con Hậu với thằng Tiến đâu, hồi trưa ai khiêng tao dzìa đây, mẹ tổ nó tao nằm ngủ kệ tao, mắc mớ gì đem tao dzìa, mấy chục đồng trong túi tao mất ráo trọi rồi nè, bây có cất hông?
Con Hậu bớt lửa nồi cơm rồi lật đật chạy lên hỏi tía:
– Tía ơi, mơi mốt tía đừng uống xả láng nữa, say mèm nằm ngủ ở cây Dầu, không có Chú Tư xe lôi với thằng Tào Móm đưa tía dìa là tiêu luôn rồi đó, còn tiền đâu mà tía có tới mấy chục đồng lận, mà tía nhét đâu cho mất dzậy?
Mất tiền khiến ông Sáu đổ quạu, ông nói ngang luôn:
-Tiền đâu tao có kệ tía tao, bây hỏi chi cho mệt, bộ cò bót hay sao mà bày đặt làm “ăn kết” tao hả?
Rồi ông nói tiếp:
– Thằng Tư xe Lôi dzới Tào Móm nó lấy tiền của tía rồi chứ chẳng đâu, bây mau qua nhà hỏi thử coi họ nói sao cho tía biết, còn tiền hả, hôm qua thằng Hai Sĩ Quan con chú Tám bây nó mới về phép nó gặp tía nó cho tía để dành ăn bánh, chưa kịp xài giờ mất tiêu hết rồi, hỏi ai không tức.
Con Hậu sau khi qua nhà ông Tư xe lôi và gặp thằng Tào Móm, Hậu nghe hai người thuật lại thì rõ ràng hai người không có lấy tiền của tía, khi trở về nhà nó nói với ông Sáu Say nhận định của nó cũng trùng với lời nói của ông Tư và thằng Tào Móm, nghe xong chưa kịp phản ứng ông Sáu đã thấy Ông Tư và thằng Tào Móm bước vô cửa nhà mình rồi, vô trong nhà chưa kịp đợi ông Sáu mời ngồi, ông Tư đã lên tiếng:
– Ông Sáu ơi, tui với Tào Móm thấy ông “quắc cần câu” nên tụi tui đưa ông về còn tiền thì tụi tui cho ông không hết ai mà đành lòng lấy của ông, đâu ông Sáu nhớ coi có đưa cho ai hoặc rớt đâu hông ?
Nhìn đôi mắt của ông Tư xe lôi sau khi buông ra lời tha thiết chân tình, ông Sáu có phần mắc cỡ vì chưa cảm ơn ân nhân của mình mà lại nghi ngờ họ nữa, ông Sáu chuộc lỗi:
– Chú Tư nó ơi! Tui xin lỗi chú với Tào móm, tui cảm ơn chú nó đã chở tui về, chú Tư nói chí phải đa, nhiều khi say quá tui mần rớt đâu đó hông chừng, tui hông nghĩ chú Tư với thằng Tào Móm có tính tham đâu, thôi để tui hỏi bà Ba Cá tui có đưa lộn tiền hông, còn như mất thì thôi chớ biết sao bây giờ.
Ông Sáu định nói tiếp điều gì, thì thấy ông Tư xe Lôi ngoắc Tào Móm đi ra ngoài sân rồi dông thẳng ra đường đi về phía cây Dầu nơi ông Sáu nằm ngủ lúc sáng.
Một già một trẻ đi vòng quanh gốc cây Dầu, họ chăm chú quan sát trong hốc cây nơi ông Sáu dựa lưng nằm ngủ, bỗng dưng Tào Móm la lên mừng như bắt được vàng:
– Nó kia kìa ông Tư, chèn ơi hên là nó rớt trong hốc này, chứ nó lệch ra ngoài chút xíu nữa ba đứa lượm ve chai nó “chớp” liền chứ dễ gì còn đây.
Nhận lại mấy chục bạc ông Sáu vui mừng khôn xiết, ông dúi vô tay ông Tư và thằng Tào Móm mỗi người năm đồng coi như tạ ơn, ông nói:
-Chú Tư nó với thằng Tào Móm lấy chút đỉnh này uống cà phê cho tui vui nha.
Không hẹn mà cả hai người đều từ chối và trả lại cho ông Sáu, ông Tư xe lôi nói:
– Có nhiêu đâu mà ông cho, để xài đi ông ơi, tụi tui còn trẻ kiếm tiền dễ ẹc hà, ông cất lại đi.
Còn Tào Móm lên tiếng :
– Ông Sáu để dành mua rượu đừng mua chịu của bà Ba Cá nữa nha ông Sáu.
Giật mình sau câu nói của Tào Móm, ông Sáu hỏi nó:
– Chèn ơi, mua chịu chỉ có ông với bả biết thôi, sao bây rành sáu câu vậy.
Thằng Tào Móm nó cười nhẹ, nó nói:
– Con nói thiệt ông Sáu nghe, hông phải có mình ên con biết đâu, đầu trên xóm dưới ai cũng biết, bà Ba bả nói tùm lum hết, nếu như bả không phun ra đố ai đâu mà biết.
Hơi quê vì nghe tin này, ông Sáu nói nhỏ:
– Cái bà quỷ này, vậy mà bả dám nói “Tui với anh Sáu tình nghĩa mà, thiếu chút đỉnh nhằm nhò gì mà anh phải câu nệ vậy mà bả phun ra hết ráo, bà này coi vậy cũng “ba đía” thấy bà luôn.
***
Từ hôm bị mất cả bầy gà trong chuồng, nghe bà Năm khuyên nhủ riết rồi thằng Tiên cũng tạm quên, tuy vậy đôi lúc bất chợt thấy bầy gà của thím Tám phía bên kia vườn nhà rượt đuổi nhau trong sân, thằng Tiên nhớ lại chuyện này khiến nó nổi nóng lên, rồi nó lại quyết tâm dò la trong xóm để cố vạch mặt chỉ tên kẻ nào ăn trộm đàn gà của mình…
Đang loay hoay sửa lại cái chuồng gà, Tiên nghe tiếng trống lắc “lung tung, lung tung” của chú Hai thợ nhuộm, chừng chú lên tiếng hỏi khiến cho thằng Tiên thêm nghi ngờ:
– Chời lất, gà của chú em lâu mất hết dồi, bộ nhà nị mần thịt ăn hết dồi hả ?
Nghe chú Hai thợ nhuộm hỏi ra vẻ như dò la, thằng Tiên trả lời kiểu xóc họng:
– Nhà tui mà ăn hết nhiêu gà cũng còn may phước à, thứ bất nhơn nào nó bắt hết ráo, tui mà biết được tui bẻ cho lọi giò luôn chứ ở đó.
Chú Hai an ủi thằng Tiên:
– Ôi thôi nị ơi, coi như của li thay người, như ngộ lè, bữa trước nhuộm cho lả đời người ta hông thèm trả tiền, làm pộ chê dồi lín thinh luôn, ngộ xí cô hồn không thèm gây chiện lớ.
Câu chuyện giữa hai người chưa kết thúc, bỗng Tiên nghe thằng Sáu bán bánh mì dạo réo tên mình:
-Anh Tiên, anh Tiên có vụ này anh biết chưa?
Tiên cũng chẳng thèm nhìn mặt thằng Sáu nhưng cũng lên tiến hỏi:
– Vụ gì nữa đây, tao thấy mầy bà tám dữ lắm rồi đó.
Thằng Sáu không giận khi nghe thằng Tiên cho mình là nhiều chuyện, nó lật đật nói:
-Anh lên trụ sở ấp liền đi, mấy chú dân vệ mới hốt mấy tay du côn ngoài chợ lẻn về xóm trên “bợ” đồ, người ta bu đen nghẹt nghe đâu họ khai có “bợ” đám gà của anh nữa đó, mấy ông cảnh sát đang mần “ăn kết” ở trển đó.
Nghe thằng Sáu bán bánh mì dạo thông báo tin “sốt dẻo” này, tự dưng Tiên thấy chú Hai thợ nhuộm thật hiền không như nó nghĩ khi nãy, Tiên cảm ơn thằng Sáu:
– Chèn ơi! Tao cứ tưởng mầy phao ba cái tin xe cán chó, chó cắn xe chứ, thôi để tao dông lên đó coi sao.
***
Ông Sáu say nằm trên chiếc võng treo tòn ten trong nhà, từ hôm được chú Tư xe lôi và Tào Móm khiêng về nhà, ông Sáu bịnh hết mấy hôm, cũng nhờ cơn bạo bịnh này nên ông Sáu không còn say sưa nữa, đôi lúc ông cũng thèm lắm nhưng con Hậu với thằng Tiến rầy rà quá nên ông cố “cai rượu” cho hai đứa con mình vui lòng.
Tiên lò dò đến nhà ông Sáu, thấy ông đang đong đưa cái võng Tiên lên tiếng chào:
– Ông Sáu ơi. Con Tiên qua thăm ông nè.
Ngạc nhiên vô cùng, vì quanh năm suốt tháng ông với thằng Tiên ít khi nào gặp nhau, vậy mà hôm nay ngọn gió nào đưa nó đến thăm ông nên ông hỏi:
– Chèn ơi! Khi khổng khi không tự nhiên thăm tui, chắc có chuyện gì phải hôn, vô nhà đi Tiên.
Rồi ông kêu vọng ra sau nhà:
– Hậu ơi, bây rót cho thằng Tiên miếng nước cho nó uống coi bây.
Tiên đứng lên khoanh tay rồi nói lời xin lỗi ông Sáu, khi biết được nỗi oan tự dưng ở đâu trình vô mình, nay được chính người nghi kỵ mình tháo gỡ nên ông Sáu lên tiếng:
– Tiên con! Ông biết ông say rượu bê tha nên dễ làm cho thiên hạ dị nghị, nhiều khi họ mất của họ không nói ra nhưng ông biết họ dòm ông bằng nửa con mắt, nhưng ông kệ hổng thèm đôi co chi cho mệt, cây ngay đâu sợ chết đứng, nay con hiểu được chuyện là ông Sáu vui rồi, thôi bây đừng câu nệ mần chi cho khổ tâm.
Tiên lôi chai đế Gò đen trong cái giỏ đệm với miếng thịt quay nhỏ nó đưa cho ông Sáu, nó nói:
– Mọi việc sáng tỏ, mấy người ăn trộm bị bắt và họ đền bù thiệt hại cho nhà con rồi, nay con có chút đỉnh “quà” con tặng ông Sáu dùng lấy thảo.
Ngó chai rượu đế Gò đen trong veo như mắt mèo, rồi miếng thịt heo qua vàng ươm khiến ông Sáu thèm thuồng vô cùng, nhưng ông nói:
– Thôi đi con, con mang dìa đi, ông Sáu bỏ rượu luôn rồi, bây đưa qua nhử nhử ông sẵn trớn mần tới coi như ngựa quen đường cũ thì coi hổng đặng đâu, thôi vầy đi, ông lấy miếng thịt heo cho bây vui còn rượu bây đem lại quán nà Ba Cá bán cho bả cho đỡ tốn tiền.
Thằng Tiên cố ép:
– Ông Sáu cứ cất chai rượu, để đó tết nhất cúng ông bà cũng được mà, con đem dìa tía má con rầy chết.
Nghe thằng Tiên nói chí phải, ông Sáu đành nhận hết cho Tiên vui lòng.
Hai Hùng SG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.162 giây.