logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/11/2019 lúc 10:16:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dòng thời gian vẫn âm thầm trôi qua, bốn mùa nối tiếp. Họ vẫn âm thầm như những con chim ẩn mình chờ chết. Thời gian không đợi ai bao giờ
  Họ là ai? Là gia đình một cựu quân nhân VNCH, khi cuộc chiến tàn. Cuộc đời họ cũng khốn khó  như bao người dân nước Việt khác, thậm chí còn nguy khốn hơn nhiều. Họ laị thêm nhiều bất hạnh hơn những đồng đội khác, sang Mỹ diện HO của mấy đợt cuối cùng.
  Bác Hiếu sang Mỹ  năm 2008, lúc đầu có làm hãng CD một năm, sau đó có thuê phòng ở và giữ con cho  chủ nhà. Mấy năm sau bác bị tai biến, liệt nửa người nên chủ nhà không cho ở nữa. Hiện giờ bác và vợ thuê phòng ở gần chợ Trinh ( Morrow ). Hai bác hàng tháng nhận trợ cấp của chính phủ 650 USD, hai bác chi tiền nhà 300 USD, còn laị cho tất cả thực phẩm, thuốc men, đau bệnh, … Ta cứ thử hình dung hai bác mua 5USD cá  về kho để ăn trong một tuần thì có thể biết cuộc sống khốn khó như thế nào! Bác Hiếu năm nay ngoài bảy mươi, tai biến liệt nửa người đã bốn năm nay. Hiện taị bác rất yếu, theo sự cảm nhận chủ quan của chúng tôi thì thời gian còn laị của bác không bao nhiêu. Hai bác sang Mỹ tuổi đã lớn, không con cháu họ hàng, không nhà, xe, tiếng Anh…Cuộc sống thật không phải biết dùng từ gì để miêu tả tâm trạng của hai bác. Hiện nay chủ nhà muốn đuổi hai bác đi để bán nhà. Hai bác thật sự CÙNG ĐƯỜNG! Chúng tôi đến thăm hai bác có tâm sự:”  hai bác già yếu quá, nhớ quê hương nên muốn hồi hương sống những ngày cuối cùng”. Chúng tôi trao đổi với hai bác nhiều điều và cảm nhận đây có lẽ cũng là con đường không tệ vì không có sự lựa chọn nào khác!
  Người Việt sống ở haỉ ngoaị ít nhiều cũng đều phải biết rằng: để có cộng đồng Việt ở hải ngoại, để có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ cho đi định cư… đều nhờ sự hy sinh ngày trước của những quân nhân VNCH. Nếu không có họ thì  nhất định không có cộng đồng người Việt ở hải ngoại hôm nay! Nhưng người đời thường bảo nhau:” kẻ đóng giường cho thiên hạ mà mình thì nằm đất. kẻ đưa đò cho người qua sông nhưng mình khi cần qua thì chẳng có ai đưa”… Dòng đời nhiều khi vô tình đến lạ, sự bận rộn mưu sinh, chuyện cơm áo gạo tiền… nặng trĩu làm cho con người ta đôi khi thờ ơ trước nỗi đau nhân tình… Nhưng rồi chúng tôi laị vô cùng xúc động khi biết chuyện của bác Hiếu, nhiều đồng hương đã sốt sắng  nhiệt tình ủng hộ để giúp hai bác! Lửa nhân ái vẫn âm ỉ cháy, chỉ khi khơi lên thì sẽ ấm nồng. 
  Những ngày sắp tới chúng tôi sẽ gặp bác để bàn bạc thêm về hướng đi của hai bác. Nếu như hai bác vẫn giữ tâm nguyện hồi hương thì chúng tôi sẽ quyên góp mua vé máy bay cho hai bác, nếu có dư thì tặng hai bác để đem về Việt Nam chi dùng.  Chúng tôi cũng lo ngại về những bất trắc có thể xảy ra cho hai bác, rất nhiều trường hợp hồi hương đã dở khóc dở cười; những ngày đầu còn tiền thì mọi người vui vẻ nhưng khi hết tiền thì lập tức thái độ thay đổi ngay. Nếu lúc có tiền thì ngọt ngào bao nhiêu thì khi hết tiền sẵn sàng nhiếc móc, xua đuổi…Thậm chí tống ra khỏi ngôi nhà mà họ bỏ tiền ra mua! Đây là sự thật đã và đang diễn ra.  Vì vậy chúng tôi cũng lo ngaị cho hai bác lắm!
  Vật đổi sao dời, quốc gia thăng trầm thì con dân cũng theo đó mà hưởng phúc hay vạ lây. Cùng một kiếp người nhưng có người hưởng lộc nhiều bao nhiêu thì khi quốc gia hưng vong laị chẳng có trách nhiệm gì. Chỉ tội cho những quân nhân ở laị gánh đủ mọi nghiệt ngã của đời lính baị trận. Đời người ngắn ngủi, vui ít buồn nhiều, chẳng ai trên đời này dám khẳng định mình sẽ sống được bao nhiêu. Càng nghĩ càng thương những phận đời bất hạnh như bác Hiếu, một cựu quân nhân  của VNCH xưa.
 
 
P.S. Bài này viết đã lâu, trường hợp hai vợ chồng bác Hiếu khá buồn, hai bác quyết định không hồi hương nữa! sau này vận động một số bạn xin giúp medicare, trợ giúp của chính phủ về chăm sóc y tế, hàng tuần có người chở hai bác đi chợ (mỗi tháng có một số giờ nhất định)… tuy tạm ổn nhưng thật tình tinh thần không thoải mái lắm.

Steven N

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.036 giây.