logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/11/2019 lúc 12:13:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lời người dịch: Chào đời ở Ukraine, làm đặc phái viên cho tạp chí văn chương Nyoman ở Minsk. Trong thời gian hành nghề ký giả, bà thu thập chuyện kể về những biến cố lớn lao trong lịch sử Liên Xô: Thế Chiến II, chiến tranh Afghanistan, sự tan rã của Liên Bang Xô-Viết, tai họa Chernobyl… và đem vào tác phẩm qua một thể loại mà bà gọi là văn chương dữ liệu (documentary literature.)
Tác phẩm đầu tay tiêu biểu cho thể loại này là “The Unwomanly Face of War” ra đời năm 1985. Đã bán hơn 2 triệu cuốn. Cuốn sách gồm những lời độc thoại của những phụ nữ tham dự Thế Chiến II. Tác phẩm phô bày trải nghiệm của hơn một triệu phụ nữ Nga Sô-viết trong Thế Chiến dưới những vai trò khác nhau, ở những nơi chốn khác nhau, từ mặt trận đến hậu phương trong vai trò bác sĩ, y tá, phi công, tài xế xe tăng, xạ thủ súng máy, chuyên viên bắn sẻ… Họ chiến đấu bên cạnh nam giới, tuy vậy, sau chiến thắng, những nỗ lực cùng những hy sinh của họ bị bỏ quên.
Hàn Lâm Viện Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Văn Chương cho bà vì bà đã sáng tạo ra một thể loại văn chương mới, và mô tả tác phẩm của bà như “một lịch sử của những cảm xúc… một lịch sử của linh hồn.”
Là nhà báo đầu tiên được trao giải Nobel Văn Chương (2015), bà phủ nhận ý nghĩ cho rằng bà là nhà báo, và, đúng như vậy, thể loại bà chọn là một cách diễn tả những sự kiện có thật qua mắt nhìn nghệ thuật, và đầy hơi hướm thi ca.
Trong số báo này chúng tôi gửi đến độc giả Thời Báo chương Of Dolls and Riffles trong cuốn The Unwomanly Face of War, bản Anh ngữ của Richard Pevear and Larissa Volokhonsky. HC.
Của Búp Bê Và Súng Trường
Này, mấy chị ơi, cuộc chiến tranh ấy có kinh khủng lắm không…
Khi người ta nhìn nó bằng con mắt của chúng em. Những con mắt phụ nữ đơn thuần… kinh khủng không diễn tả được. Vì vậy mà người ta không hỏi chúng em…
Mấy chị còn nhớ không, chúng mình đi trên những toa xe chở hàng…
Mấy anh lính cười nhạo cái kiểu tụi em cầm súng. Tụi em không cầm theo kiểu người ta vẫn cầm vũ khí, nhưng cầm như thế này… Lúc này em không chỉ cho chị cách hồi đó chúng em cầm súng được… Cứ như là đang ôm con búp bê…
Người ta kêu khóc, la hét… Em nghe chữ “Chiến tranh!” Và em nghĩ, “Chiến tranh gì chứ, ngày mai chúng em có bài thi ở trường mà? Một bài thi vô cùng quan trọng. Chiến tranh gì mới được chứ?”
Một tuần sau đó thì những cuộc oanh tạc bắt đầu; chúng em bắt đầu lo đi cấp cứu. Vào thời điểm ấy ba khóa học ở trường Y cũng là cái gì đó đáng kể rồi. Nhưng mới vài ngày đầu em thấy quá nhiều máu, tới mức em phát sợ luôn. Có nửa cái bằng bác sĩ, có đầy những vinh dự trong những bài học thực tế. Được cái là mọi người cư xử rất tử tế. Và điều đó làm mình lên tinh thần.
Để em kể cho nghe… Cuộc oanh tạc chấm dứt, và em thấy nền đất trước mặt em động đậy. Em chạy ngay lại và bắt đầu đào xới. Tay em chạm vào một cái mặt, vào mớ tóc… Đó là một người đàn bà… Em bới bà ta ra và em bật khóc. Nhưng vừa mở mắt, bà ta không hỏi chuyện gì đã xảy ra cho mình, mà lại cuống cuồng, “Cái bóp của tôi đâu?”
“Giờ này chị cần cái bóp làm gì? Trước sau gì thì cũng tìm thấy nó mà.”
“Giấy tờ của tôi ở cả trong đó.”
Đầu óc chị ấy không bận tâm là chị có hề hấn gì không, có bị thương tích gì không, mà chỉ muốn biết tấm thẻ đảng và căn cước quân sự của chị ở đâu. Em lập tức bới tìm cái bóp giùm chị ấy. Rồi em tìm thấy. Chị ta đặt cái bóp lên ngực và nhắm hai mắt. Em kiểm tra thêm lần nữa để biết cái bóp vẫn còn đó.
Buổi tối, về nhà em kể cho mẹ em nghe chuyện ấy, và bảo mẹ là em quyết định ra mặt trận…
Quân ta đang triệt thoái… tất cả chúng em túa ra đường… Một người lính già đi ngang, ngừng trước nhà chúng em và cúi đầu thật thấp trước mẹ em. “Xin bà thứ lỗi… Nhưng mà hãy cố cứu lấy con gái của bà! Hãy cứu con gái của bà!”
Lúc ấy em mười sáu tuổi, em bện tóc thành cái đuôi dài… và lông mi đen nhánh – giống thế này này!
Con gái cưng của mẹ mà… Em chưa bao giờ rời thị trấn, chưa bao giờ ngủ ở nhà ai, đùng một cái tốt nghiệp thành bác sĩ non ngay trong kho đạn súng cối. Nó làm gì cho em hả. Thì súng cối bắt đầu bắn – và tai em điếc ngay tại chỗ. Em cảm thấy như khắp người mình bốc cháy. Em ngồi xuống và thì thầm, “Mẹ ơi, mẹ yêu ơi… Mẹ yêu ơi…”
Chúng em đóng quân trong rừng. Buổi sáng em thức giấc – tất cả yên tĩnh, những giọt sương long lanh đầu ngọn lá. Thế này mà chiến tranh được à? Khi khung cảnh đẹp và hiền hòa như thế này…
Người ta bảo chúng em mặc quân phục, mà em thì cao có hơn thước rưỡi. Em sỏ chân vào ống quần, lũ bạn kéo hộ cái quần lên tận vai em. Thành thử em chỉ mặc áo quần của mình và cố tìm cách tránh đụng đầu cấp trên. Họ giam em trong trạm gác vì em vi phạm kỷ luật nhà binh…
Em chẳng bao giờ tin được… em đâu biết là em có thể ngủ trong lúc di hành. Mình đi trong hàng quân rồi mình ngủ. Mình đâm sầm vào người đàng trước, bừng tỉnh vài giây, rồi lại ngủ liền sau đó. Cơn ngủ của người lính bao giờ cũng tuyệt vời dù là ở đâu. Một lần, trong đêm tối, thay vì đi thẳng hàng em quẹo qua một bên và đi thẳng ra cánh đồng. Em vừa đi vừa ngủ, đến khi ngã lọt xuống cái hố gì đó. Em bừng tỉnh và chạy nhanh lại để nhập bọn với đồng đội.
Lúc dừng quân, những người lính ngồi nghỉ – ba người quấn và hút chung một điếu thuốc lá. Một người hút, hai người kia ngủ. Lại còn ngáy nữa…
Em chả bao giờ quên được: họ chuyển về một thương binh, họ khiêng anh ta ra khỏi cái cáng…. Người nào đó bắt mạch, “Thôi, anh này chết rồi.” Chúng em bước tránh ra. Nhưng rồi người thương binh lại thở. Em quỳ cạnh anh ta và nghe anh ta thở. Em bật khóc và réo, “Bác sĩ! Bác sĩ!” Người ta đánh thức bác sĩ, lắc ông ta, và ông ta đổ sụm xuống như một bó lúa mì, ông ta ngủ quá nhanh. Người ta không thể nào đánh thức ông ta dù đã quệt sal ammoniac lên mũi ông. Đã ba ngày liên tiếp ông ta không chợp mắt.
Mùa đông khiến những người bị thương nặng nề phát sợ… Áo trận đặc cứng máu và tuyết nhầy nhụa, giầy bố cũng đóng cứng những máu và nước đá – không cách gì cắt ra được. Tất cả mọi thứ đều lạnh băng, như xác chết.
Mình nhìn ra cửa sổ – mùa đông, đẹp không thể tả. Những cây thông trắng trong thần thoại. Trong thoáng giây mình quên tất cả…
Thế rồi lại…
Đó là một tiểu đoàn trượt băng… tất cả là học sinh lớp mười… Tất cả bị súng máy đốn ngã… Một người được khiêng vào; anh ta kêu khóc. Cũng lứa tuổi bọn em, nhưng những trải nghiệm khiến chúng em già đi. Em ôm anh ta, “Cháu ơi.” Và anh ta cự, “Nếu cô có ở đó, cô sẽ không còn gọi người ta là ‘cháu’…” Anh ta sắp chết và gào thét suốt đêm: “Mẹ ơi! Mẹ ơi!” Ở đó có hai anh chàng từ Kursk; chúng em gọi họ là “Những con họa mi Kursk.” Em đến để đánh thức anh ta, anh ta ngủ say, môi ướt nước bọt. Nhìn họ giống hệt những đứa bé…
Chúng em đứng cạnh bàn mổ thâu đêm suốt sáng… Đứng đó, hai cánh tay buông rũ hai bên thân người. Một lần, đầu em đổ chụp xuống người thương binh em đang giải phẫu. Ngủ! Ngủ! Ngủ! Chân chúng em sưng phồng; không cách chi sỏ lọt vào đôi giầy bố. Mắt chúng em mệt mỏi đến mức nhắm lại cũng khó…
Cuộc chiến tranh của em bốc ra ba thứ mùi: máu, chloroform, và iodine…
Ô! Còn những vết thương nữa… Lớn, sâu, nhầy nhụa… người ta có thể phát điên lên được… Mảnh đạn, mảnh lựu đạn, mảnh trái phá trong đầu, trong ruột – khắp người. Cùng với mảnh kim loại chúng em moi ra những cái cúc của quân phục, những mảnh áo khoác và áo lót, mảnh dây thắt lưng da. Em nhớ một người, lồng ngực anh ta bị lộn từ trong ra ngoài, mình có thể thấy trái tim anh ấy… Vẫn đập, nhưng anh ta sắp chết rồi… Em băng bó cho anh ta lần cuối mà không cầm được nước mắt. Mình phải làm cho nhanh, em nghĩ vậy, rồi tìm cái góc nào đó mà khóc cho đã. Anh ta nói, “cảm ơn cô y tá…” rồi anh ta đưa cho em một vật kim loại nhỏ. Em nhìn: đó là một thanh kiếm vắt chéo ngang khẩu súng trường. “Sao anh lại cho tôi vậy?” Em hỏi. “Mẹ tôi nói lá bùa này có thể cứu mạng tôi. Nhưng bây giờ thì tôi không cần nữa rồi. Biết đâu cô may mắn hơn tôi?” Nói xong anh ta quay mặt vào tường.
Tối đến tóc chúng em đầy máu, máu thấm qua áo choàng vào tận trong người, trên mũ chụp đầu, trên khẩu trang. Đen kịt, nhớp nháp, trộn lẫn với mọi thứ có trong con người. Với nước tiểu, với chất bài tiết…
Một lần khác một người trong đám họ gọi em, “Cô y tá ơi, chân tôi đau quá.”
Nhưng anh ta đâu còn chân…
Em sợ nhất là phải khiêng người chết. Mình khiêng lên. Gió lật tấm khăn phủ mặt, và người chết nhìn mình. Nếu mắt anh ta còn mở, em không thể nào khiêng anh ta đi, em phải vuốt cho mắt nhắm lại…
Một thương binh được đem vào… Anh ấy nằm trên cáng, vết thương ở đầu, cả người anh ấy kín mít những bông băng. Hai con mắt lấp ló. Nhưng rõ ràng là em làm anh ấy nhớ lại ai đó, anh ấy gọi em, “Larissa… Larissa… Larochka…” Chắc là người yêu của anh ta. Và em đành nhận cái tên ấy, dù em biết chắc chắn em chưa bao giờ gặp anh ấy. Anh ấy gọi em. Em đến gần anh ấy, không biết phải làm gì, nên em chỉ nhìn anh ấy. “Em đến đấy à? Em đến rồi đấy à?” Em cầm tay anh ấy, cúi xuống… “Anh biết thế nào em cũng đến…” Anh ấy thì thầm gì đó nữa, nhưng em không hiểu anh ta nói gì. Ngay cả lúc này em cũng không thể kể lại một cách bình thản; mỗi khi nhớ lại, em lại rơi nước mắt. “Lúc anh ra mặt trận,” anh ấy thì thầm, “Anh không kịp hôn em. Hôn anh đi…”
Và em cúi xuống hôn anh ấy. Một giọt nước mắt trào ra, lăn vào dúm bông băng, rồi biến mất. Và chỉ có thế.
Anh ấy chết…
Hoàng Chính dịch

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.