logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 25/11/2019 lúc 06:17:10(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Thời gian gần đây, tuy mùa hè chưa đến, nhưng Úc Đại Lợi cũng đã chìm ngập trong khói lửa vì nạn cháy rừng. Ngày nay, dựa trên các chứng cớ khoa học, hầu như ai cũng đều nhìn nhận rằng một số thiên tai là hậu quả của hiện tượng khí hậu thay đổi mà con người đã và đang góp phần tạo ra. Tuy nhiên, cũng không thiếu người phủ nhận hiện tượng và đi tìm giải thích ở những nguyên nhân sâu xa hơn. Như trường hợp tuyển thủ Rugby nổi tiếng của Úc Đại Lợi là anh chàng Israel Fulau. Nổi tiếng trong thể thao, Fulau cũng nổi tiếng vì những lời tuyên bố gây tranh cãi. Mới đây, vào giữa lúc bao nhiêu người Úc phải lâm cảnh chết chóc và nhà tan cửa nát vì các trận hỏa hoạn, cựu tuyển thủ 30 tuổi này đã lên tiếng giảng dạy: “Trong những tuần lễ vừa qua, tôi đã theo dõi các biến cố xảy ra tại Úc Đại Lợi như thiên tai, cháy rừng và hạn hán. Con người đang hủy hoại trái đất. Họ đã bất tuân luật lệ, vi phạm các chuẩn mực và xé bỏ giao ước muôn đời. Do đó một lời nguyền đang đốt cháy trái đất. Con người phải gánh chịu vì tội lỗi của họ”.
Thoạt nghe qua, tôi thấy nội dung của lời giảng dạy của Fulau cũng chẳng khác bao nhiêu so với những lời giảng dạy mà tôi đã từng nghe từ miệng của bất cứ mục sư hay linh mục nào.
Nhưng người cựu tuyển thủ này không dừng lại ở đó. Anh khẳng định rằng các trận hỏa hoạn làm cho 6 người bị thiệt mạng và bao nhiêu nhà cửa bị thiêu rụi là một sự trừng phạt của Thiên Chúa trước tội ác tày đình của Úc Đại Lợi là hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và cho phép phá thai. Anh lên lớp: “Hỡi các người, Thiên Chúa đang nói với các người đó. Úc Đại Lợi cần phải sám hối và xóa bỏ các luật này và quay về đường ngay nẻo chính”.
Bài giảng kéo dài 10 phút của ông “mục sư” trẻ này đã đưa tôi trở về thời niên thiếu. Thời đó, tôi nhìn đâu cũng thấy tội và nhìn đâu cũng thấy bàn tay trừng phạt của Thiên Chúa. Tôi đã được nhào nặn như thế. Trong con mắt thơ dại của tôi, hình ảnh ông kẹ và bà chằng của vị linh mục quản xứ và các bà xơ là một phản ảnh của dung mạo “dữ dằn” của một Thiên Chúa mà tôi cho là ánh mắt lúc nào cũng theo dõi rình rập tôi và bàn tay lúc nào cũng sẵn sàng để giáng xuống một sự trừng phạt đích đáng. Thật ra, trong việc uốn nắn và dạy dỗ tôi trong niềm tin tôn giáo, phải nói bà mẹ “đạo đức” của tôi có nhiều công trạng nhứt. Lúc nào bà cũng nói đến chiếc đồng hồ không ngừng gõ nhịp “đời đời, đời đời” trong hỏa ngục. Bất cứ hành vi nào của con người cũng được mẹ tôi quy ra tội và cân đo bằng một hình phạt tương xứng. Ngày Chúa Nhựt mà bỏ lễ, trốn đi câu cá hay bắt dế là phạm tội trọng. Mà hễ phạm tội trọng thì đương nhiên chết phải sa hỏa ngục tức khắc. Ngay cả “làm việc xác” ngày Chúa Nhựt cũng là một tội trọng. Thành ra, lúc nào mẹ tôi cũng căn dặn anh em tôi: làm gì thì làm, ngày Chúa Nhựt không được trèo cây, Chúa sẽ phạt “chết tươi ăn năn tội chẳng kịp” thì chỉ có nước đi hỏa ngục “đời đời kiếp kiếp chẳng cùng” mà thôi!
Phải thú nhận rằng, thời niên thiếu, bên cạnh vô số những kỷ niệm đẹp nhứt trong cuộc đời, lúc nào tôi cũng cảm thấy bị “khủng bố” và phải sống trong sợ hãi triền miên.Tôi “giữ đạo” vì sợ. Quan hệ của tôi với Thiên Chúa là quan hệ của sợ hãi hơn là kính mến.
Cũng may, càng thêm tuổi đời, niềm tin tôn giáo của tôi càng được tinh luyện: hình ảnh của một Thiên Chúa lúc nào cũng rình rập để trừng phạt con người ngày càng vơi đi để nhường chỗ cho một Thiên Chúa gần gũi hơn để tha thứ, để cảm thông, ngay cả để khóc trước nỗi khổ đau của con người hơn là trừng phạt. Thật ra, nhân loại dường như cũng ngày càng trưởng thành hơn để không còn quy cho Thiên Chúa những hình phạt mà con người phải gánh chịu.
Trong cuốn sách “Brief Answers To Big Questions” (Những giải đáp ngắn cho những câu hỏi lớn) được xuất bản năm 2018, tức một thời gian ngắn sau khi ông qua đời, nhà bác học nổi tiếng Stephen Hawking viết rằng khoa học ngày càng trả lời cho những câu hỏi vốn trước kia thuộc lãnh vực tôn giáo. Trước kia, con người cho rằng Thiên Chúa làm mọi sự: động đất, bão lụt, cháy rừng, hạn hán, mất mùa và mọi thứ ôn dịch, nếu không là một lời cảnh cáo của Thiên Chúa thì cũng là sự trừng phạt mà Ngài giáng xuống trên con người vì tội lỗi của họ.
Ngày nay, khoa học nói với tôi rằng tất cả mọi thiên tai đều là những hiện tượng tự nhiên của trời đất. Tôi tin các nhà khoa học. Gần đây, với bản tuyên ngôn mang chữ ký của 11.000 khoa học gia trên khắp thế giới kêu gọi hãy có hành động tức khắc chống lại khí hậu thay đổi, tôi thấy rằng đây là một hiện tượng mà con người không thể ngay cả nhân danh tôn giáo để phủ nhận.
Tệ hại hơn cả việc nhân danh tôn giáo để phủ nhận một hiện tượng tự nhiên, có người còn nại đến uy danh của Thiên Chúa để sát hại vô tội vạ người đồng loại của mình. Thật ra đâu chỉ có tổ chức khủng bố “Quốc gia Hồi giáo” mới nhân danh Đấng Allah vĩ đại để biện minh cho hành động tội ác của họ. Trong phần cuối của bài diễn văn về tình trạng liên bang dạo tháng Giêng năm 2003, trước khi đem quân sang đánh Iraq, Tổng thống George W. Bush cũng đã nại đến Thiên Chúa để tiến hành cuộc xâm lăng. Tổng thống Bush nói: “Người Mỹ là một dân tộc tự do. Họ biết rằng tự do là quyền của mỗi một con người và tương lai của mọi dân tộc. Tự do mà chúng ta trân quý không phải là quà tặng của Hoa Kỳ cho thế giới mà là quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại”.
Mặc cho Liên Hiệp Quốc và rất nhiều nước Tây Phương có phản đối, Tổng thống Bush vẫn ra lệnh cho quân đội hùng mạnh của Hoa Kỳ tấn công và xâm chiếm Iraq để gọi là đem “món quà tặng của Thiên Chúa” là tự do đến cho dân tộc Iraq. Có thể sau cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ, nhân dân Iraq đã được giải thoát khỏi ách cai trị độc tài của Saddam Hussein và hưởng được tự do. Tổng thống Bush và nhiều người Mỹ hẳn cũng hãnh diện vì đã hoàn thành “sứ mệnh” được Thiên Chúa trao phó là mang tự do đến cho nhân dân Iraq.
Trên đồng bạc của Hoa Kỳ lúc nào cũng có câu “Chúng tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa” (In God we trust). Nhiều người Mỹ vẫn tự hào mình là một dân tộc “dưới quyền Thiên Chúa” (a nation “under God”). Vì luôn được Thiên Chúa ưu ái dẫn dắt cho nên nhiều người cũng tin rằng ngay cả nguyên thủ quốc gia của họ cũng được Thiên Chúa tuyển chọn. Đương kim Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục được rất nhiều người tin tưởng như người được Thiên Chúa chọn (The Chosen One) và sai đến để chấn hưng các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ. Chính vì vậy mà ông vẫn được tin tưởng và ủng hộ ngay cả khi nếu ông có tỉnh bơ rút súng bắn người ở đại lộ Fifth Avenue, New York ngay giữa thanh thiên bạch nhựt.
Tôi không tin có môt Thiên Chúa như thế. Hoặc như tác giả Ký Gà của tờ Thời Báo bên Giã Nã Đại đã mỉa mai, nếu Thiên Chúa đã tuyển chọn Tổng thống Trump thì có lẽ Ngài đã say xỉn!
Là một người hữu thần, tôi tin có một Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã dùng cả cuộc sống và cái chết của Ngài để tỏ lộ. Đó là một Người Cha yêu thương và tha thứ hơn là trừng phạt. Đó là một Thiên Chúa mà tôi chỉ có thể cảm nhận được sự hiện diện và tác động qua những cử chỉ yêu thương, tha thứ, cảm thông, khoan nhượng và tử tế hơn là thái độ thù hận, hung hăng và ích kỷ của con người.
Chu Văn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.