logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/11/2019 lúc 11:22:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chưa có một dân tộc nào khi đất nước vãn hồi hòa bình thống nhất đất nước lại có nhiều người bỏ nước ra đi tìm tự do nhiều như dân tộc VN. Sự ra đi vĩ đại và mất mát đau hương nhất trên đường bộ nơi rừng sâu nước độc hoặc trên những con thuyền bé nhỏ lênh đênh trên bỉển cả giữa lòng đại dương  ngoài việc không may bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp tủi nhục hoặc bị gió to sống lớn khiến không may bị đắm thuyền làm mồi cho cá ăn hoặc vùi thây dưới đáy lòng biển cả, Sự chết chóc vô cùng to lớn và khủng khiếp này đã đánh đông lương tâm nhân loại.
Thật vậy thử hỏi còn gì đau buồn và thống khổ cho bằng không ai nỡ lòng cam tâm rời bỏ quê hương xứ sở yêu quý của mình đến một đất nước xa lạ khác hẳn hoàn toàn về ngôn ngữ, phong tục và tập quán để sống một cuộc đời lưu vong bất đắc dĩ. Hỏi tức là trả lời. Thử hỏi đất nước mình phải như thế nào mà người dân lại mất hết niềm tin và hy vọng nên họ đã quyết tâm tìm sự sống trong sự chết dể cứu vãn đời mình và tương lai con cái mình. Do đó đã phát sinh ra phong trào việt biên, vượt biển rầm rộ đến nỗi Ca sĩ Hùng Cường sau bao lần vượt biên mới thoát khỏi gông cùm CS đã không ngần ngại thổ lộ hết tâm tình của mình” nếu cột đèn mà biết đi, nó cũng không từ nan”. Sau đây trường hợp vượt biên của một bạn tù cải tạo trải qua 3 lần gian nan khổ cực mới may mắn đến được bến bờ tự do.
Anh là tù nhân cải tạo được may mắn  CS tha về sớm khoảng năm 1980, nhưng vì không chịu nối dưới ách thống trị tàn bạo, tập trung bỏ tù không bản án những Quân dân, cán chính VNCH của chế độ cụ dưới hính là :”Trại cải tạo”, bần cùng hóa nhân dân miền Nam VN với chính sách đổi tiền liên tục đánh tư sản mại bản, cảo tạo Công thương nghiệp,,ép buộc nhân dân đô thị đi “Vùng kinh tế mới” dưới hình thức đem con bỏ chợ để CS có thể cướp nhà cướp của của nhân dân miền Nam VN.Ngoài ra CS còn thi hành chính sách nhân biêt đối xử trả thù thâm độc với với những người làm việc cho chế độ cũ và gia đình họ như công dân hạng 2 của chế độ. Vì không chịu nổi dưới ách thống trị tàn bạo của CS nên anh đã không ngần ngại tìm cách thoát khỏi chế độ bằng con đường vượt biển để tự cứu đời mình và tương lai cho con cái mình.
Qua 3 lần vượt biên dở khóc dở cười và 2 lần anh đã may mắn chạy thoát khỏi sự đuổi bắt gắt gao và nguy hiểm của bọn CS trong đường tơ kẽ tóc, lần cuối cùng anh mới đến được bến bờ tự do như  ý nguyện.
Được biết lần vượt biên lần thứ nhất khoảng tháng 8 năm 1982 là thời gian tốt nhất cho những người có ý định vựơt biên vi biển yên lặng, không gió to sóng lớn, anh nằm trong một nhóm người đang thực hiện ý định vượt biên trong một đêm tối trời đến điểm hẹn tại núi Thị Vải (Bà Rịa) để tập trung chuyển ra ghe lớn đi ra biển, nhưng bị trễ 1 giờ đồng hồ nên đường dây đưa người vượt biên bị bể, đám Công An CS bủa vây truy bắt,gắt gao nên mọi người mọi mạnh ai nấy đều tìm đường trốn chạy. Anh bạn tù vừa chạy thục mạng vừa thầm nghĩ mình mới ở trại tù trở về, nếu không may lại bị VC bắt được, lại cộng thêm tội vượt biên nữa chắc sẽ bị chúng giam cầm, đầy ải khổ sở hơn trước rất nhiều.Vì trời tối đen như mực, anh chạy băng qua cánh đồng trống mênh mông khoảng 10 cây số,băng cả qua khu rừng lau rậm rạp, vừa chạy anh vừa niệm Phật Quán Thế Âm Bồ Tát hầu cứu anh thoát nạn vì anh là người ngoan đạo, hơn nữa quá mệt mỏi nên anh phải dừng lại, anh lấy tay quờ quạng về phía trước dường như cảm thấy có một gốc cây, anh bèn nàêm im lặng bên cạnh gốc cây đó đồng thời lại thấy lờ mờ phía trước có 2 đốm sáng anh đoán có lẽ là 2 con mắt của thú rừng, dường như là của heo rừng thì đúng hơn, ngoài ra anh còn thấy lờ mờ một người lính vác súng đi qua đi lại bên cạnh lô cốt anh đoán có lẽ là trạm gác của du kích địa phương nên anh sợ quá không dám đi nữa và anh đã nằm yên bất động sau gốc cây đó để được an toàn hơn. Vì quá mệt mỏi nên anh đã ngủ thiếp đi bên cạnh gốc cây lúc nào không biết cho tới sáng.mới thức tỉnh. Khi tỉnh dậy anh tưởng rằng mình đã trải qua một giấc mơ kỳ lạ gần như huyền thoại mà cho tới giờ phút này anh vẫn chưa lý giải hết được sự việc. Bởi vì anh quá ngạc nhiên khi không thấy một gốùc cây nào cũng như lô cốt trạm gác của du kích địa phương nào mà anh đã mường tượng trươc ùđây, Nhưng điểm đặc biệt làm anh hoảng hồn khiếp đảm nhất là anh quá may mắn đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc bởi vì nếu anh không quá sợ hãi đểõ dừng chân lại mà cứ tiếp tục đi về phía trước chỉ khoảng 2 bước chân nữa thôi thì anh đã lọt xuống hố bom sâu thăm thẳm (được gọi là cái đìa) còn gọi là hố “ Tử Thần” thì đúng hơn thì chắc anh khó bảo toàn được tính mạng, chết rục xương dưới cái hố oan nghiệt đó không ai biết tới. Bây giờ chỉ còn lai mình anh đơn độc đứng trơ vơ giữa một cánh đồng trống mênh mông không định hướng nên không biết được đường nào để trở về nhà. Sau một phút định tâm suy nghĩ, anh bèn quyết định đi từ hướng chân núi Thị Vải ra phía ngoài. Vi đường đất có lẫn cát nên anh đi chân không cũng không đến nỗi vất vả vì dép anh đã bị văng mất trong cuộc trốn chạy, anh đi chân không như vậy khoảng thêm 2 tiếng đồng hồ nữa mới ra tới đường cái để đón xe đò trở về nhà ở Saigon.
Anh lơ xe đò hỏi anh muốn đi về đâu, anh đã nhanh trí trả lời: cho tôi về Long Thành. Xuống xe anh liền đi tản bộ kiếm một quán ăn tại Long Thành để ăn sáng hầu phục hồi lại sức khỏe và còn kêu thêm một ly cà phê để thưởng thức cho tinh thần được ổn định tỉnh táo trở lai, ngoài ra việc phải làm chủ yếu đầu tiên là anh phải tìm mua cho được một đồi dép để đi lại bình thường cho được yên tâm hơn. Sau đó anh lai đi tản bộ ra đường cái đón xe đò lần 2 trở về Saigon. Khi xe chay tới gần trạm kiểm soát bến xe đò miền Đông khoảng 200 mét, anh liền xuống xe đi về hướng nhà dân, đi khoảng 100 mét anh nhận được tin Tram kiểm soát đã bắt giữ khoảng 30 người gồm đàn ông, dàn bà, trẻ em  chân không đi dép thì ra đám CA Cộng Sản ở trạm đã được bọn CA ở tỉnh Bà Rịa thông cáo cho họ biết trước tin có một nhóm người vượt biên đang trốn chạy, chân không mang dép tìm cách đón xe đò về Saigon nên chúng mới kiểm soát gắt gao và bắt giữ được một số lượng người lớn như vậy. Thật quá may mắn cho Anh, nếu anh không tiên liệu trước, có lẽ anh cũng cùng chung số phận như những người bị CS bắt được nói trên. Anh vội đi vòng qua hẳn trạm kiểm soát, anh mới dám đón xe đò để tiếp tục trở về Saigon như lần trước một cách xuông sẻ bình an vô sự, Anh luôn cám ơn Thượng Dế đã cứu sông đời anh vì anh là người ngoan đạo và cho tới giờ phút này anh cũng không lý giải được tại sao anh lại có thể lanh trí hầu thoát được mọi hiểm nguy trong gang tấc như vậy. Ở nhà được một thời gian ngắn, anh cảm thấy khó sống được dưới chế độ CS vô nhân tính nên vì an nguy của bản thân  vì tương lai của cuộc đời ,anh đã không ngần ngại, bất kể hiểm nguy lại quyết tâm tiếp tục vượt biên lần 2 hầu mong làm sao có thể thoát khỏi địa ngục trần gian của CS. Lần này Anh cũng phải trải qua một giai đoạn thật gian nan và khổ ải không kém lần vượt biên trước dù mất khá nhiều về tiền bạc nhưng anh vẫn không nản lòng. Với  quyết tâm và ý nguyện sẵn có, đến vượt biên lần thứ 3 cuối cùng, anh đã may mắn mới đến được bến bờ tự do khoảng năm 1983: đảo
PULAU BIDON, NHỮNG NGÀY THÁNG CỦA ƯƠC MƠ
Anh làmột thuyền nhân tỵ nạn trên tàu dầu Hà Lan trong số 324, thuyền nhân được sắp thành hàng dài chuẩn bị bước lên chiếc thuyền màu xanh dương được Cao Ủ Tỵ Nạn phái ra để đưa mọi người . vào đất liền. Những lời từ giã tỏ lòng biết ơn của mọi người vượt biên đối với thuyền trưởng và thủy thủ đoàn tầu dầu Hòa Lan thật vô cùng cảm động. Mọi người cùng nhau vẫy tay chào tiễn biệt con tàu lần cuối.cùng. Thuyền Trưởng dùng loa phóng thanh gởi lời chúc mọi người được bình an và được mọi may mắn trên đất tam dung. Thuyền chở mọi người bỏ neo đậu sát cây cầu dài bắt vào đất liền..
Bidon là mảnh đất tạm dung cho người tỵ nạn, cây cao bóng mát, với những lều trại san sát bên nhau, đoàn người tị nạn được tập trung vào một bãi đất rộng để làm thủ tục khai báo lý lịch cho Cao Ủy Tị Nan Liên Hiệp Quốc, từng gia đình, từng cá nhân theo thứ tự, ghe đến trước làm trước, ghe đến sau làm sau, ghe gia đình bạn tôi mang số PB 714, con số này được sử dụng và ghi trên tất cả hồ sơ giấy tờ của người tị nạn. Sau đó gia đình bạn tôi được chỉ định chỗ ở, đi lãnh quần áo xã hội (đồ cũ)để bắt đầu cho cuộc sống mới trên đảo. Giới chức Mã Lai thấy bà ngoại của bạn tôi già cả nên sắp xếp cho ở khu A, gần Cao Ủy Tị Nan và văn phòng trại, để. tiện việc đi lại, không phải lên xuống dốc núi. Khu A là khu khang trang, sạch sẽ nhất đối với các khu khác ví nó gần văn phòng Cao Ủy Tị Nạn và văn phòng của lực lượng đặc nhiệm Mã Lai. Khu này dành riêng cho các thuyền nhân lớn tuổi và các gia đình đông người . Mỗi lần có ghe vượt biên cập bến, loa phóng thanh liên tục thông báo:” Có đồng bào mới đến đảo”. Dân trên đảo rầm rộ chạy tới văn phòng trại, xem coi trong số đồng báo mới đến đảo có ai là thân nhân bè bạn của mình không.
Những ngày tháng trôi qua ở trại tị nạn rất bình an, không ai phải lo lắng một điềi gì cả. Ăn, mặc , vệ sinh cá nhân, y tế, giáo dục, hướng nghiệp đều được Cao Ủy Tị Nạn quan tâm giúp đỡ, chăm sóc tận tình. Dân tị nạn cứ tà tà sống sung sướng ngày qua ngày chờ ngày định cư còn hơn là sống dưới ách thống tri của đảng CS vô thần
Rồi việc gì đến sẽ đến, mọi ngươi tị nạn vui mừng khi nghe loa phóng thanh thông báo:” Hôm nay có đồng bào rời đảo”. Buồn ơi là buồn, cũng vui quá là vui..Người vui sướng chuẩn bị lên đường định cư, miệng cười toe toét giơ tay vẫy chào kẻ ở lại, cũng có.kẻ đứng lặng yên sụt suì phút giây giã biệt, nước mắt rưng rưng. Trong khi đó,nhạc trổi lên bài:” Hẹn nhé”.do Ca sĩ Khánh Ly hát, được thu âm sẵn trong băng Cassete, loa phóng thanh phát lên khắp trại, tiếng hát Khánh Ly làm ảo não lòng người. Sau bản:” Hẹn nhé” là bài:” Biển Nhớ”..Ôái cha ơi, nó não lòng ray rứt làm sao, rầu chết đi được. Mấy cô gái cặp mắt đỏ hoe tiễn biệt người yêu có tên đi định cư, nghe toàn những lời hứa hẹn, yêu thương nhung nhớ. Có người đề nghị văn phòng trại nên mở thêm bài:” Đừng lừa dối nhau” cho đủ “bộ tam sên” trước sau 3 bài hát.
“Ngày đồng bào rời đảo” chiếc cầu dài Jetty gống như một sân khấu hí trường, đồng bào rời đảo là những diễn viên của vở bi hài kịch” Khóc cười nhân thế.”
Trên đảo Pulau Bidong ít khi thấy bóng dáng chim Hải Âu Cây cối rậm rạp trên ngọn đồi cao cũng vắng bóng khỉ, chồn hay những con thú rừng.Nhưng đặc biệt nhất lại có một loại đông vật sống mạnh, sinh sản nhanh nhà nào cũng nuôi chúng. Đó là những con chuột khổng lồ, mập ú, chạy khắp cùng nhà, chỗ nào cũng có bóng dáng của chúng. Đối với những người sợ chuột, thấy nó là muốn té sỉu. Đêm ngày chúng cũng chạy tới chạy lui, bất kể kẹt giường, só bếp, sàn nhà đâu đâu cũng có. Chuột ở đây rất dạn dĩ, không sợ người,chúng ăn gạo của Cao Ủy Tị Nạn nên con nào con nấy mập u,ù to gần bằng con mèo, thân hình nặng nề, di chuyển khá chậm chạp, nó có thể bị ai đó rượt bắt hoặc đập chết một cách dễ dàng. Trên đảo này chắc không có người ăn thịt chuột hoặc giêt chuột nên chúng nó chạy tung tăng, nhởn nhơ dường như coi thường cộng đồng dân Tị Nạn.
Vài ngày sau khi tới đảo bạn tôi được trại phân công làm việc để phục vụ cộng đồng như dọn dẹp vệ sinh cống rãnh, nhà cầu, nhặt rác…..Nhưng có 2 lần bạn tôi phải làm một công việc bất đắc dĩ nhớù đời  khiến bạn tôi luôn suy tư ray rứt trong tâm khảm:”chôn gạo”.
Mỗi khẩu phần ăn của người tị nạn đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc qui định cung cấp bao nhiêu gạo trong một ngày. Thức ăn gồm có những gì, mọi thứ đều được can, đếm đúng theo hợp đồng giữa nhà cung cấp thực phẩm ký kết với Cao Ủy. Riêng phần gạo thì phát cho người Tị Nạn qua dư thừa, nhiều gia đình đông trẻ nhỏ, số gạo ăn không hết phải đem đi đổ. Bạn tôi không hiểu giải pháp “chôn gạo” do vị nào nghĩ ra. Nhiều ý kiến cho rằng nên thông báo cho nhà thầu giảm bớt số lượng gạo cung cấp, như vậy sẽ giảm bớt phần cơm nuôi chuột. Một số vị bình luận rằng nhiều năm qua đã như vậy thì cứ tiếp tục như thế đi vì tiền trợ giúp dân Tị Nan do thế giới đóng góp, ý kiến dư thừa làm gì cho mất công. Có mấy vị ”Tị Nan viên” khác thì nghi nhà thầu Hoa Kiều muốn giữ nguyên hiện trạng để kiếm chác, nếu giảm khẩu phần gạo, chủ thầu sẽ bội thất thu.
Bạn tôi sống trên đảo 3 tháng phải đau lòng chứng kiến cảnh chôn gạo 2 lần, như vậy tính ra tháng rưỡi l lần, bạn tôi đã tham gia vào công tác bất đắc dĩ này. Dưới sự giám sát của nhân viên ban xã hội làm việc cho Cao Ủy, còn lại 5 thuyền nhân được phân công xẻng cầm tay, đào hố sâu chôn gạo. Hai chục bao gạo trắng ngần được tưới dầu hôi và hóa chất khiến cho chuột không có đánh mùi, toàn bộ số gạo được quăng xuống hố rồi lấp đất lại, khoảng cách từ bao gạo đến mặt đất ít nhất là bốn tấc, càng sâu càng tốt hầu tránh việc chuột đào hang .Mọi người làm xong công tác bình thản cùng nhau trở về nhà tắm rửa nghỉ ngơi. Còn bạn tôi lại mang trong lòng một nỗi buồn man mácù.và không khỏi quan tâm suy nghĩ: giờ phút này trên quê hương tôi biết bao nhiêu người chịu cảnh lầm than đói khổ  vì không có gạo mà ăn, áo không có mà mặc. Nhớ lại lúc còn ở trong lao tù CS, tù nhân chúng tôi đói nhăn răng, ăn bo bo đến khoai mì, liên tụclâu lâu mới có một ngày cơm và chan với nước muối mà ăn mà chúng tôi gọi là “nước mắm Inox” Còn khoai mì củ được CS chế biến xay ra thành bột, nhồi lại cho dẻo, lấy lon sữa bò làm khuôn, ấn xuống để cắt ra từng khoanh tròn giống như chiếc bánh hình tròn, tù nhân cố gắêng dồn vô bao tử, ngày 3 buổi, ăn cầm hơi lấy no những chiếc bánh này để có sức lao động, có người ăn được không sao, có người ăn vô sinh biến chứng đau quặn bụng và phải đi tiêu chảy như bị Tào Tháo đuổi, không biết các trại tù khác như thế nào chứ trại tù Gia Rây Xuân Lộc chúng tôi đặt tên cho cái bánh khoai mì quái ác đó một cái tên để nhớ đờiù:” Bánh Xe Lãng Tử”â. Ngoài ra tù nhân chúng tôi mỗi lần đi lao động bên ngàai đều phải đi qua cái cổng và chứng kiến tận mắt 1 tấm bảng đề mấy hàng chữ:” Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Chúng tôi thật quá ngao ngán làm sao và không quên đổi lại danh xưng cho đúng với thực tế hiện tại:” Không có gì quý hơn mì lác với Bo Bo”.
Sau đó gia đình bạn tôi được chuyển qua trại Sungai Besi hàng ngày số cơm nhà bếp cung cấp cho dân Tị Nạn cũng quá nhiều ăn không hết, bà con cũng phải đem cơm đi đổ, nhưng ở trại này nhà thầu có sáng kiến biết tiết kiệm hơn, họ đặt những thùng phuy nhựa khắp nơi để dân Tị Nạn đổ số cơm dư thừa vào đó dùng để nuôi heo cho đỡ phí phạm hơn.
Ở trại Sungai Besi chỉ một thời gian ngắn, nhưng nơi đó đã để lại cho gia đình bạn tôi một cái tang buồn Được biết bà ngoại bạn tôi vẫn luôn mạnh khỏe trên con tàu vượt biển 12 ngày đêm và khi ở đảo Bidon, sức khỏa bà vẫn tốt, ăn uống rất bình thường, nhưng khi chuyển tới trại Sungai Besi gần thử đô âKuala Lumpur, khí hậu ở đây rất nóng bức khác thường không giống ở đảo, không khí trong lành,, mát mẻ quanh năm. Bà ngoại bạn tôi bị sốt cao độ, trạm xá thiếu thuốc mem chữa trị. Hơn nữa nhằm ngày lễ lớn của nước Mã Lai, nhân viên trạm xá nghỉ lễ cả tuần, chỉ phát cho bà thuốc uống hạ nhiệt tạm thời. Hết lễ, nhân viên trạm xá mới vô làm việc trở lại khi thấy bà sốt quá cao, mê man bất tỉnh, họ cấp tốc đưa bà ra nhà thương lớn ở thành phố để chữa trị, nhưng đã quá trễ vì bà bị sưng phổi nặng hết phương cứu chữa và không may qua đời tại nhà thương. Cao Ủy Tị Nan lo thủ tục tang lễ theo nghi thức Phật Giáo, gia đình bạn tôi được phép rời trại ra thành phố Kuala Lampur của Mã Lai để chịu tang bà.. Sau khi hỏa thiêu, tro cốt của bà được phép mang qua Mỹ.
Âu cũng là mệnh số đã an bài, khiến bà không may bị bịnh nhằm ngay ngày nghỉ lễ lớn của Mã Lai trại không có bác sĩ cũng như thuốc men điều trị.. Gia đình bạn tôi quá bi thương ân hận vì không thực hiện được nguyện vọng tha thiết của bà ngoại mình. Bà chỉ mong sao được qua Mỹ sớm để gặp mặt con cháu, nhưng bất hạnh đã không qua khỏi mệnh số. Hơn nữa bạn tôi tự an ủi bản thân mình và dần dần cũng nguôi đi điều phiền muộn. Từng là cư sĩ tại gia và luôn có tâm lành và cũng luôn gắng công tìm hiểu thông suốt giáo lý thâm sâu của Phật pháp và nhận thấy theo biến thiên của Tạo hóa:” Con là vô thường, trước sau gì ai cũng phải ra đi, không ai có thể sống mãi trên thế gian này”.Đó là mệnh số con người không ai tránh khỏi.

Phú Bùi
(Viết theo lời kể của người bạn tù cải tao vượt biên)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.