logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/12/2019 lúc 09:27:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Chuyện 12 “nhà nghiên cứu” văn hóa – lịch sử soạn thư ngỏ gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng, đề nghị không dùng tên hai vị Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt cho bất kỳ con đường nào ở thành phố này vẫn còn rất… nóng vì càng ngày càng nhiều ý kiến, diễn biến mới!
Không chỉ có người sử dụng mạng xã hội chỉ ra những sai sót trầm trọng cả về kiến thức lẫn sự ngô nghê trong nhận định của 12 “nhà nghiên cứu” (Alexandre de Rhodes không dính dáng tới thực dân Pháp, tuy không sáng tạo chữ quốc ngữ - đó là sản phẩm và nỗ lực của nhiều nhà truyền giáo – nhưng không thể phủ nhận công lao của ông. Các giáo sĩ Công giáo chỉ nỗ lực truyền giáo, không dọn đường cho thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam (1). Tài liệu lưu trữ tại nhiều văn khố trên thế giới đã chỉ ra, nếu không có chữ quốc ngữ, Pháp sẽ sử dụng tiếng Hoa để cai trị Việt Nam qua những viên chức Trung Quốc (2)...), giờ, giới nghiên cứu cũng đã lên tiếng trên hệ thống truyền thông chính thức.
Cũng là Phó Giáo sư – Tiến sĩ (PGS TS) như nhiều cá nhân trong nhóm 12 người phản đối việc lấy tên Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt cho hai con đường ở Đà Nẵng nhưng ông Hoàng Dũng, Giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: Không thể tùy tiện lên án cổ nhân như 12 đồng nghiệp! Tuy phân tích của ông Dũng rất ngắn gọn, chừng mực nhưng vẫn đủ để độc giả nhận ra, các lý do mà những… PGS TS khác viện dẫn khi phản đối là do… ít đọc và… cạn nghĩ! Tiếng là “nhà nghiên cứu” nhưng họ không biết đã có những tài liệu bằng tiếng… Việt, từng chỉ ra sai sót trong chuyển ngữ, dẫn tới ngộ nhận về thiện ý và vai trò của các giáo sĩ truyền giáo tại Việt Nam (3).
Chẳng riêng ông Hoàng Dũng, nhiều trí thức khác cũng quan tâm đến văn hóa và lịch sử đã soạn – gửi kiến nghị phản bác quan điểm của 12 “nhà nghiên cứu”, đề nghị chính quyền thành phố Đà Nẵng dùng Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt cho hai con đường ở thành phố này như một cách ghi công hai nhân vật để phát triển Việt ngữ - nâng cao dân trí (4). Đáng chú ý, đến giờ này, một trong 12 “nhà nghiên cứu” xem chữ quốc ngữ như “công cụ xâm lược” – PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, Giảng viên Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế - cáo giác, ông bị PGS TS Lê Cung “mượn” tên, đưa vào thư ngỏ, bất kể ông đã từ chối, không muốn tham gia “kiến nghị” (5)!
Cuối tuần vừa qua, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giảng viên Khoa Lý luận chính trị Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế, than với báo giới rằng bà bị… “khủng bố” bằng điện thoại khi tham gia “kiến nghị” không dùng tên hai vị Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt cho bất kỳ con đường nào ở Đà Nẵng vì họ “không có công, chỉ có tội”. Theo bà Huyền, nhiều người trong nhóm “kiến nghị” cũng bị như vậy. Cuộc trao đổi giữa bà với phóng viên tờ Tuổi Trẻ cho thấy bà Huyền thực sự hoảng loạn vì bị “dư luận chửi bới dữ dội”. Lúc thì bà phân biện, bà “kiến nghị” với tư cách một công dân. Khi thì bà bảo bà góp tên trong “kiến nghị” bằng tư cách một… “nhà khoa học” (6)!
Đối chiếu điều bà Huyền than: Chưa bao giờ thấy việc nghiên cứu khoa học lại mệt mỏi và nguy hiểm đến thế - với những tâm sự khác của bà trong cuộc trao đổi vừa dẫn, rất dễ cảm thấy… mệt mỏi và ái ngại cho “nghiên cứu khoa học” ở Việt Nam. Khoa học xã hội – nhân văn Việt Nam rõ ràng đang gặp nguy hiểm khi có những cá nhân “nghiên cứu khoa học”, tham gia “kiến nghị” mà không rõ nội dung “kiến nghị”, lúc được “đề nghị” tham gia “kiến nghị” là sẵn sàng “góp” tên “nếu nội dung bản kiến nghị đó phản ánh đúng lịch sử, khách quan, có dẫn chứng đúng đắn, khoa học và không vì mục đích tôn giáo hay chính trị, trên tinh thần xây dựng” và khi bị chỉ trích kịch liệt thì “sẵn sàng thay đổi quan điểm”!
Tại sao chỉ một nhóm nhỏ những cá nhân “nghiên cứu khoa học” với kiến văn hạn hẹp, nhận định ngô nghê, thiển cận, bấp chấp đúng sai, trước sau, bất cẩn trong hành xử tư cách một người làm công việc “nghiên cứu”, thậm chí dám sử dụng cả những phương thức hết sức bá đạo trong việc tập hợp lực lượng, không ngần ngại bóp méo từ văn hóa, lịch sử đến chính trị để gây áp lực nhằm “đăng ký quan điểm, lập trường”, nhân tiện giương danh như thế, lại có thể tác động đến hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của một thành phố như Đà Nẵng, khiến các hệ thống này thối chí, chùn chân trong việc vinh danh những nhân vật như Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes?
***
Tham gia thảo luận về scandal “chữ quốc ngữ - công cụ xâm lược” trên mạng xã hội, Tâm Chánh xem “kiến nghị” mà các “nhà nghiên cứu” gửi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Đà Nẵng là “kiểu nhận thức phản động, sặc mùi Maoist (những người theo chủ nghĩa cộng sản kiểu Mao Trạch Đông)”. Chánh nêu thắc mắc: Liệu nền khoa học Việt Nam có khả năng giải quyết dứt dạc về công lao của các giáo sĩ trong việc hình thành chữ viết hiện đại cho người Việt để hậu sinh không xem nền khoa học của cha ông được vận hành bằng đấu tố chính trị, để các lý luận kiểu Maoist không có cơ hội ngóc đầu trỗi dậy làm mất thời gian và làm phiền dân tộc (7)?
Thật ra, tại Việt Nam, những “nghiên cứu khoa học”, những “đánh giá, nhận định”, những “kiến nghị” kiểu “chữ quốc ngữ - công cụ xâm lược” mà Tâm Chánh gọi là “trò ngáo phò chính thống” đã cũng như đang chi phối mọi mặt của xã hội. Chẳng phải hồi thượng tuần tháng này, một số thành viên của Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học, Nghệ thuật TP.HCM như Mai Quốc Liên, Trần Long Ẩn,… từng khuấy động dư luận khi vừa khẳng định về sự độc hại của văn học, nghệ thuật ở miền Nam Việt Nam giai đoạn trước tháng 4 năm 1975, vừa cảnh báo phải “tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể nhân danh hòa hợp dân tộc để coi như ngang nhau được” đó sao (8)?
Theo Tâm Chánh, những cá nhân như Mai Quốc Liên, Trần Long Ẩn, Lê Cung, Nguyễn Đắc Xuân,... đã từng là một kiểu “nhân cách chính thống của hệ thống đào tạo con người mới”. Ở một xã hội mà mỗi góc sống đều được tưởng tượng như mặt trận thì “những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, văn nghệ,…” làm sao có được hạnh phúc nếu không đấu đá? Facebooker này khuyến cáo: Thời thế đã khác và người ta gọi đó là đổi mới. Hệ thống tuyên giáo của đảng nên vì… “an ninh tổ quốc”, xem những phát biểu kích động hận thù dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc như thế là đủ để giúp những cá nhân đó khởi động… “chặng đường mọt gông” (9).
***
Rõ ràng phản ứng của công chúng trên mạng xã hội, thậm chí của hệ thống truyền thông chính thức đối với những Mai Quốc Liên, Trần Long Ẩn, Thích Nhật Từ, Lê Cung, Nguyễn Đắc Xuân,… cho thấy, rõ ràng thời thế đã khác! Lúc này, “đăng ký lập trường, quan điểm”, lớn giọng “phò đảng, hộ đảng” không những không sinh lợi mà còn có thể tạo ra đại họa cho chính mình. Tuy nhiên, hi vọng hệ thống tuyên giáo của đảng nói riêng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nói chung, tỉnh ra và vì… “an ninh tổ quốc” mà xử lý thẳng tay, răn đe, ngăn chặn những phần tử vô liêm sỉ, tiếp tục nịnh đảng theo kiểu gây thêm nguy hại cho đảng dường như là quá lạc quan.
Đâu phải tự nhiên mà mới đây, ông Nguyễn Đắc Xuân nghiêm giọng nhắc nhở công chúng, dù sao, nhóm của ông - những “nhà nghiên cứu” đòi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Đà Nẵng không dùng tên hai vị Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt cho bất kỳ con đường nào ở thành phố này - cũng đã… “thành công”!
Trân Văn (VOA)
____________
Chú thích
(1) https://www.facebook.com...g/posts/2524977687623144
(2) https://www.facebook.com...g/posts/2795323760499408
(3) https://tuoitre.vn/pgs-t...he-20191129233736099.htm
(4) https://tuoitre.vn/nhieu...na-20191127165937815.htm
(5) https://tuoitre.vn/khong...hi-20191128150646179.htm
(6) https://tuoitre.vn/nhom-...bo-20191130101436605.htm
(7) https://www.facebook.com...3/posts/2272135089559412
(8) https://www.phunuonline....doi-song-van-hoa-168957/
(9) https://www.facebook.com...3/posts/2276433022462952

Sửa bởi người viết 02/12/2019 lúc 09:34:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.