logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/12/2019 lúc 09:07:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,677

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bìa sách "Trung Kiên với Lý Tưởng: Cuộc Phiêu Lưu Saigon-Kabul"

Tập hồi ký --- nhan đề "Trung Kiên với Lý Tưởng: Cuộc Phiêu Lưu Saigon-Kabul" của Tiến Sĩ Kinh Tế Đinh Xuân Quân--- gói gọn gần trăm năm lịch sử của gia tộc ông dự kiến sẽ ra mắt tại Quận Cam vào giữa tháng 2/2020.


Buổi giới thiệu sách sẽ thực hiện tại:

Westminster Community Service Center
8200 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683
vào ngày 15/02/2020 từ 1:00pm-4:00pm.


Trong tập hồi ký có ghi lại một số sự kiện, từ điểm nhìn và hoàn cảnh của tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua thời kỳ Hoàng Đế Bảo Đại --- trong đó, thân phụ tác giả Định Xuân Quân là cụ Đinh Xuân Quảng từng giữ các chức Bộ Trưởng trong nhiều nội các của Thủ Tướng Nguyễn Phan Long, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Thủ Tướng Hoàng Thân Bửu Lộc -- trở về nghề thẩm phán dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, soạn thảo Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa và tranh cử Quốc Hội lập Hiến (1966-1967)... và tác giả Đinh Xuân Quân du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, khi ra tù may mắn vượt biên thoát, vào làm việc cho một số dự án Liên Hiệp Quốc về phát triển kinh tế các quốc gia nghèo, trong đó có Việt Nam...

Nghĩa là những thời kỳ đầy sóng gió của dân tộc VN. Sau đây là Lời Bạt do nhà văn Phạm Phú Minh viết trong hồi ký của Đinh Xuân Quân.)

LỜI BẠT

Đinh Xuân Quân, người bạn Phạm Phú Minh

Cuốn sách của anh Đinh Xuân Quân làm tôi cảm động hồi tưởng đến quãng thời gian 25 năm qua tôi quen biết với anh. Tình bạn giữa anh Quân và tôi dựa trên nhiều yếu tố, vừa tình cảnh gia đình của hai người có những điểm giống nhau, vừa là công việc với tờ tạp chí Thế Kỷ 21, nơi tôi giúp việc cho tòa soạn, và anh là người đóng góp bài vở về kinh tế chính trị khá thường xuyên.

Đinh Xuân Quân là một người có học vấn cao, đã tốt nghiệp Đại học Sorbonne Paris, Đại học Temple ở Philadelphia Hoa Kỳ và tại Viện Đào Tạo của Ngân Hàng Dresdner Bank, Frankfort am Main, Đức Quốc. Khi anh ghé Tòa soạn báo Thế Kỷ 21 để đưa bài và làm quen với tôi vào khoảng năm 1993 thì anh đã đi làm việc tại khá nhiều quốc gia rồi, đã đem tài “kinh bang tế thế” của một kinh tế gia có nền học vấn uyên thâm cộng với tinh thần dấn thân đến giúp những quốc gia nghèo tại Phi châu, Á châu. Các bài anh viết cho báo chí vì thế là những bình luận, phân tích từ những hoàn cảnh rất cụ thể chứ không quá nặng về lý thuyết.

Tại tòa soạn Thế Kỷ 21 tôi là người có trách nhiệm đọc, chọn (và sửa chữa nếu cần) các bài viết của các tác giả cộng tác, sao cho sáng sủa gãy gọn, trở nên dễ hiểu hơn đối với độc giả của mình. Ngoài việc hiểu nhau qua những bài viết, tôi và anh còn trở thành bạn thân của nhau, luôn luôn góp ý cho nhau về những vấn đề trong đời sống. Đặc biệt Quân là nhà tài trợ hào phóng cho những bạn bè gặp khó khăn, và riêng với những dự án in ấn tốn kém của tôi như về hội họa hoặc các kỷ yếu văn học, anh đã giúp một tay rất đáng kể để vượt qua các khó khăn về tài chánh. Anh là một người xởi lởi vui vẻ - đồng thời có nguyên tắc sống rất cao. Anh luôn luôn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình cộng với tinh thần của một Hướng Đạo Sinh từ thời niên thiếu, luôn luôn sẵn sàng giúp đời, giúp người.

Sau khoảng 10 năm “lăn lộn” với các quốc gia nghèo ở châu Phi để đem lại sự trù phú cho họ, vào khoảng giữa thập niên 1990 bạn Đinh Xuân Quân bắt đầu nhận công tác tại Việt Nam. Cũng thật oái oăm, vào năm 1975, phe thắng trận tại Việt Nam bắt kinh tế gia Đinh Xuân Quân tống vào trại “cải tạo” để lo việc cuốc đất gánh phân, hai mươi năm sau họ lại đón chào cũng kinh tế gia này do Liên Hiệp Quốc gửi đến để cải tạo nền kinh tế Việt Nam sao cho phù hợp với cách làm ăn thịnh vượng của thế giới văn minh. Chính quyền cộng sản tại Việt Nam đã nhìn thấy đổi mới là con đường bắt buộc phải theo để đất nước trở nên khá hơn sau những năm dài tăm tối theo phương thức sản xuất kỳ quặc xã hội chủ nghĩa, nhưng đổi như thế nào, mới như thế nào chính là nhờ những bàn tay giàu kinh nghiệm cộng với kiến thức phong phú của những chuyên gia như Đinh Xuân Quân. Ngoài tư cách là chuyên gia kinh tế đã đến và giúp rất nhiều nước kém phát triển trên thế giới thoát cảnh nghèo đói, Đinh Xuân Quân còn đến Việt Nam với tư cách là một người Việt Nam rất yêu thương đất nước và dân tộc của mình. Dù nhiều khi phải *đối diện với guồng máy quái lạ của một nước quen với hệ thống độc tài đảng trị, anh vẫn kiên nhẫn mang hết tâm tình và năng lực của mình để sửa đổi một nếp sản xuất chỉ đem lại sự nghèo đói và bất công.

Những chuyến đi và về giữa Mỹ và Việt Nam của Quân trong giai đoạn này đối với tôi thật là thú vị, vì chúng tôi cùng nhau xếp đặt một số “missions impossibles”. Dạo ấy tên tuổi của nhà văn Bùi Ngọc Tấn bắt đầu được biết đến tại hải ngoại, sau khi ông đã trải qua một thời gian nhiều năm bị chế độ cộng sản giam cầm, và chỉ được cho phép cầm bút lại kể từ 1990. Báo Người Việt đã nhận được và xuất bản một số truyện của ông gửi chui ra nước ngoài. Việc nhà xuất bản trả tiền nhuận bút cho tác giả Bùi Ngọc Tấn đang sống tại Hải Phòng trong thập niên 1990 là một việc khó khăn, nhà cầm quyền nếu biết được có thể quy nó thành tội. Nhưng qua những chuyến đi Hà Nội của mình, Quân đã sắp xếp giúp giải quyết việc này một cách kín đáo và nhẹ nhàng, nhờ sự quen biết anh Kiều Duy Vĩnh tại Hà Nội. Chị Kiều Duy Vĩnh thường có việc đi Hải Phòng, chị đã cầm số tiền ấy xuống Hải Phòng gặp riêng và trao chị chị Bùi Ngọc Tấn, thế là xong.


Nhưng nhờ sự quen biết của Quân với anh Kiều Duy Vĩnh mà báo Thế Kỷ 21 đã có một loạt bài rất độc đáo. Anh Kiều Duy Vĩnh nguyên là đại úy của quân đội Quốc Gia trước năm 1954, và anh đã không di cư vào Nam khi hiệp định Genève chia đôi đất nước. Dù không hề có hoạt động nào chống đối nhà nước cộng sản từ sau 1954, anh Kiều Duy Vĩnh vẫn luôn luôn bị tập trung cải tạo, và có lần anh bị đày lên trại Cổng Trời, một trại tù có biệt danh là “có tới mà không có về” vì những điều kiện khắc nghiệt về thiên nhiên lẫn chính sách tại đó. Tại trại Cổng Trời, anh Kiều Duy Vĩnh đã quen biết với những người tù đặc biệt, như ông Nguyễn Hữu Đang, hay một số các vị linh mục quản nhiệm các họ đạo ở miền Bắc. Anh đã chứng kiến và thấu hiểu sự đối đầu âm thầm của những nhân vật này đối với chế độ giam cầm họ, và anh cũng đã chứng kiến những cái chết mà anh gọi là “tử đạo” trong trại tù này. Nhưng may mắn anh đã sống sót trở về, và viết nhiều bài về những năm tháng tại nơi xa xôi gọi là “Cổng Trời” ấy. Đây là những tác phẩm duy nhất viết về các trại giam cầm khét tiếng độc ác của chế độ cộng sản Việt Nam, mà ngoài người tù Kiều Duy Vĩnh sống sót trở về viết lại, theo chúng tôi biết, chưa có một người thứ hai nào đóng vai trò này. Và báo Thế Kỷ 21 đã nhận được các bản thảo viết tay của tác giả gửi gắm cho chuyên gia kinh tế UNDP đem về.

Tại Hoa Kỳ ngoài các quan hệ với cộng đồng Việt Nam ở Nam California, anh Đinh Xuân Quân cũng đã nhiều lần tiếp xúc với một số dân biểu và nghị sĩ tại Quốc Hội Liên Bang, đặt vấn đề phải vận động gìn giữ nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, một biểu tượng còn lại của cuộc chiến bảo vệ miền Nam mà nước Mỹ đã tham gia vào, trước nguy cơ nghĩa trang có thể bị xóa bỏ bởi chính quyền cộng sản trong nước. Kết quả tuy chưa đạt được một công cuộc trùng tu quy mô, nhưng các gia đình tử sĩ đã được phép vào sửa sang mộ phần cho thân nhân của mình.

Nhân dịp anh Đinh Xuân Quân xuất bản cuốn hồi ký của đời mình, tôi với tư cách một người bạn, ghi lại vài kỷ niệm với anh và đôi điều hiểu biết về anh. Những dòng chữ này hơi có tính cách riêng tư, nhưng tôi nghĩ phần nào cũng mô tả một số đặc tính nơi anh, mà chỉ bạn bè mới nhìn thấy. Vì vậy tôi đề nghị anh cho vào cuối sách như một lời Bạt, thực chất là để lại như một kỷ niệm cho tình bạn của chúng tôi. Ngoài ra nếu có thêm thông tin gì về anh đối với độc giả, thì đó quả thực là một vui mừng cho tôi.

Little Saigon, Nam California, ngày 5 tháng 11, 2019.
Phạm Phú Minh
phai  
#2 Đã gửi : 11/12/2019 lúc 10:27:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những Cảm Nghĩ Khi Đọc Cuốn Sách “từ Sàigòn Đến Kabul” Của Đinh Xuân Quân

  
Chúng ta ai cũng có một định mệnh cho riêng mình. Một số phận khó lý giải. Dù vậy, nhiều cạu hỏi tra vấn được nêu lên để cuối cùng lời giải đáp vẫn chưa thỏa đáng.
Tác giả Đinh xuân Quân, với tác phẩm nhan đề là “Trung Kiên với l‎ý Tưởng – Từ Saigon đến Kabul”.  Đây là một cuốn hồi k‎ý của một chuyên gia kinh tế Việt Nam trôi nổi theo giông tố lịch sử.       
 
UserPostedImage                                 
Tác giả Đinh Xuân Quân

Hình như tác giả chỉ muốn nhấn mạnh tới giai đoạn thực sự bắt đầu hoạt động trong phạm vi chuyên môn về kinh tế từ thành phố Saigon trước 1975, sau khi đã hoàn tất học vấn, huấn luyện tại nước ngoài, rồi để thời cuộc ngày 30/4/1975 đã từ từ xô đẩy tác giả về nhiều xứ sở xa lạ từ Phi Châu đến Á châu.
Một nơi ông đã ở và làm việc nhiều nhất là xứ Afghanistan mà thủ đô là Kabul.
Đây là chủ đề mà ông muốn nói.
Những người đọc, qua cuốn sách của ông, lại thấy tư tưởng của ông bồng bềnh trôi nổi theo giòng thời gian từ một đêm tháng chạp năm 1947, trời lạnh buốt chạy trốn trong đêm khuya từ vùng Phát Diệm theo đường thủy ra biển cả.
 
Và rồi ông mô tả bao biến cố, bao cảm xúc riêng tư, từ hoàn cảnh gia đình tới cơn quốc biến. Qua sự trình bầy khúc triết về từng lớp sóng phế hưng của lịch sử.  Sự trầm luân của nhiều kiếp người. Cuối cùng cơn sóng vô hình đã xô đẩy ông về vùng đất Westminster, Orange County, thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Vậy phải chăng ông đã “Từ Phát Diệm đến Westminster” theo đúng định nghĩa.
Còn khoảng thời gian “Từ Sàigòn đến Kabul” chỉ là thời gian cho một hành trình của kinh tế gia Đinh Xuân Quân đã thành danh đi vào đời phục vụ cho nhân quần.
 
Trong suốt chiều dầy của cuốn sách, Đinh Xuân Quân đã gởi tới người đọc nhiều sự kiện và nhiều thông điệp.:
Về lịch sử: Ở một khía cạnh nào đó, cho thấy gia đình họ Ngô (của Tổng Thống Ngô Đình Diêm) đã có những hành xử tiêu cực với vua Bảo Đại và gia đình của cụ Đinh Xuân Quảng.
 
Về nhân văn đạo đức: Tác giả rất chú trọng đến chữ Tín, chữ Hán gồm chữ Nhân và chữ Ngôn. Con người đứng thẳng ôm lấy (giữ) lời nói của mình. Đó là đạo của người Quân Tử. Đã nói ra, đã hứa, thì phải có trách nhiệm về lời nói và trách nhiệm về lời hứa của mình. 
 
Về tín ngưỡng: Theo lời tác giả, khi thế nhân bị dồn vào tình thế đau khổ, tuyệt vọng thì người có lòng tin vào đấng thiêng liêng đã có thể tự trấn tĩnh, tự giải thoát.
 
Về gia đình: Chữ Hiếu, tác giả viết hoa để biêu thị một giá trị vô cùng cao qu‎ý. Tác giả đã hành xử hết sức cẩn thận, qu‎ý trọng đấng sinh thành
 
Về xã hội: Tác giả nhấn mạnh đến bổn phận đối với các quốc gia đã tiếp đón và giúp chúng ta xây dựng lại cuộc đời. Phải làm việc. Tự lập. Đóng góp. Yêu mến nơi quê hương mới. Chứng tỏ lòng ngay thẳng và tự trọng của người Việt Nam.
 
Về nhân loại tính: Hãy sống gắn bó, giúp đỡ các quốc gia chậm tiến. Tuyệt đối tránh kỳ thị. Giúp đỡ người nghèo.
 
Về ý thức chính trị : Kinh nghiệm khi giúp các nước Phi châu theo XHCN và nước CHXHCN Việt Nam, tác giả đã vạch rõ những điểm cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội.
 
Về hậu quả chiến tranh : Tác giả mô tả một thảm cảnh trầm luân của con người thời hậu chiến.  Nông trường trồng tre làm vật liệu cho nhà máy giấy Bãi Bàng gần tỉnh Tuyên Quang có 4,000 thanh nữ làm việc với ba bốn thương phế binh. Đã có nhiều cô van xin anh tài xế lái xe qua đó ‘cho em một đứa con’. Đứa con là một bảo hiểm nhân thọ, vật chất và tinh thần. Người Việt Nam nào biết chuyện này khó có thể cầm nước mắt.     ‎   
 
Sau khi đọc hết tác phẩm của Đinh Xuân Quân xin có đôi lời cảm tạ và mong muốn phổ biến đến nhiều đọc giả.
 
Bùi Khiết/Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.202 giây.