logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/12/2019 lúc 12:42:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sống ở thời đại khoa học tiến bộ vượt bực, con người và vạn vật đi vào quy củ hợp lý của một hệ thống vận hành có điều kiện như những mắt xích, cái này liền lạc với cái kia, không thể thiếu, không thể khác, nếu không là đứt, gãy, tê liệt.
Tuy vậy, trong dòng chảy miên man của một xã hội tiến hóa theo quy luật điều kiện như một thứ nhân quả nhãn tiền, có cái này mới có cái kia, vẫn có một chữ “nhưng” ít nhiều thay đổi cái trật tự tưởng chừng cố định kia.
Bài viết tầm thường này từ một người sống tầm thường, xin khoanh hẹp vào một chủ đề nhỏ thôi, xưa như trái đất và rỉ rả làm hao tốn không ít mực (cũng không ít máu) dài theo cuộc lữ hạnh phúc hay khổ đau của nhân loại trên mặt đất này.
Đó là tình mẹ.
Tình mẹ là tặng phẩm đẹp đẽ được Tạo Hóa ban tặng cho muôn loài và chỉ loài người có ngôn ngữ để diễn tả. Tình mẹ bắt đầu từ khi cái trứng nhỏ xíu theo nguyệt kỳ rụng xuống, bám vào vòm bụng mẹ như mùa Xuân tinh khôi, chờ thụ thai. “Xuân trong tôi, lắt lay trong một đêm vui, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về…” (Xuân Ca/Phạm Duy). Từ đây, tình mẹ như suối thiêng ào ạt đổ về, tuôn chảy, mang theo phước hạnh tràn trề nuôi mầm con lớn đủ tháng ngày trong mẹ. Rồi con chào đời, ấm áp trong chăn tã và trong vòng ôm của mẹ. Rồi con mạnh mẽ dần từng ngày, trong lời kinh thầm mẹ đọc mỗi đêm nhìn con ngủ bình yên trong thương yêu và hy vọng. Rồi cũng có những lúc con nóng nguội bất thường, mẹ lo âu bế ẵm, thuốc thang, lòng như than củi vạc trong lò, từng phút giây mong con cất được cơn sốt, lại mở đôi mắt đôi mắt trong veo nhìn mẹ.
Tôi nuôi các con như mẹ tôi đã nuôi tôi nhưng thời của tôi không đến nỗi cơ cực như thời của bà. Tôi không giống bà chỉ có cái xó bếp tối tăm làm bạn. Tôi không giống bà là cái bẹ cau phải lột mình ra đến tả tơi, xơ xác để bảo bọc con nên với tôi, làm mẹ là một bản năng bẩm sinh, làm mẹ cũng giản dị như tôi sống và thở cho chính tôi. Tôi thực sự không hình dung ra những đứa trẻ vừa lọt lòng đã thương đau, nhếch nhác, thậm chí tật nguyền vì không có mẹ. Tôi thực sự không hiểu vì sao những đứa con tuổi thơ không có mẹ thường ít cơ hội nên người?

Ca dao Việt Nam có câu “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đình.” Đơn giản là không có mẹ cho ăn thì đói, thì phải lê la, nhưng sau này, tôi hiểu ra cái dạ dày trống không chỉ cần chút cơm hẩm để đi ngủ nhưng tâm hồn trống không thì sơn hào hải vị cũng không là thứ làm đầy.
Hòa Thượng Thích Quảng Thanh cũng là nhà thơ Thanh Trí Cao, viên tịch mùa Hè vừa qua tại Quận Cam, để lại cho nhân quần một di sản nghệ thuật đồ sộ. Hòa thượng cũng để lại tấm lòng hiếu thuận với mẹ hiền mà cuộc đời xuất gia của một vị cao tăng đã muốn hòa thượng có những biểu lộ tôn nghiêm cách khác. Dẫu thế nào, tương truyền bên bờ tử sinh, con chim tiếng hót hay, con người lời nói chân tình. Dưới ánh đèn đêm thanh lặng của trai phòng trống trải, hòa thượng tạm cởi bỏ sa y, là đứa con như triệu triệu đứa con khác trong đời thường nghĩ về mẹ ngày mẹ về cõi khác, di động mấy ngón tay buồn bã trên di ảnh người đã khuất như tìm lại hình bóng những tháng năm đã xa xôi. Ở nơi đó, giây phút đó, không còn gì khác, không còn ai khác ngoài thân phận đứa con vừa mất mẹ cầm bút viết xuống tiếng lòng trong bài thơ tạ từ phổ thành ca khúc. Giọng hát của người ca viên thấp xuống, chầm chậm tan như vệt nắng chiều phai: “Một giọt buồn rụng xuống Ngân Hà.” Trong video clip kèm theo, giọt buồn gợi lên hình ảnh mẹ, là một giọt sương trong ngần như thủy tinh, trượt qua đầu ngọn lá và rơi vào tịnh không. Hòa thượng gượng cười, giải thích: “Tôi mong đâu đó, lúc nào đó, có một người cũng cảm nhận như tôi, nỗi đau, đau lắm, đau lắm, không biết diễn tả cách nào cho đủ.”
Ôi, cả những thời kinh siêu độ sớm chiều chừng như cũng không giải được niềm quạnh hiu khi đời không còn mẹ. Thì ra trong mọi thứ tình của nhân gian, tình mẹ là máu huyết luân lưu trong thân thể những đứa con, không gì có thể làm tan biến hay lấy đi.
Trong các loại hình nghệ thuật lấy con người làm chủ đề, tôi thích điện ảnh và kịch. Ở khả năng thể hiện, tái tạo cuộc sống trong những góc cạnh sâu thẳm, khuất lấp nhất, một cách tinh tế đến thô ráp, sần sượng, thậm chí nhầy nhụa, chạm vào mọi đầu dây thần kinh người xem khiến họ không thể đứng ngoài.
Nói về mẹ ở mặt sau của tấm mề đay nạm vàng – kỷ vật dấu yêu của nhiều danh nhân thế giới nhớ ơn mẹ hiền qua những điều răn dạy bình thường: thương người, yêu cái thiện mỹ và sống hữu ích cho đời –  là người mẹ vắng mặt của những đời con lạc loài.
Một người bạn gửi cho tôi cái link để xem cuốn phim “Pietà,” nói về tình mẹ. Cuốn phim dài ít hơn hai tiếng đồng hồ, là một trong gần 20 sản phẩm điện ảnh nổi tiếng của đạo diễn Nam Hàn Kim Ki-duk, được khán giả thế giới hâm mộ, trong số đó có phim bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
“Pietà” xuất sắc vượt qua 17 phim khác cùng dự tranh để đoạt giải Sư Tử Vàng tại Liên Hoan Phim Venice lần thứ 69, đem vinh quang về cho Nam Hàn trong lãnh vực Nghệ Thuật Thứ Bảy.
Truyện phim xoay quanh nhân vật chính là Lee Gang-do và bà mẹ hờ Jang Mi-seon quyết tâm phục thù cho con trai đã tự tử chết sau khi bị Gang-do làm cho tàn phế.
Chuyện bắt đầu khi Gang-do đã 30 tuổi, làm nghề đầu nậu thay mặt chủ chuyên đi lùng dân lao động nghèo lâm cảnh túng ngặt, cho họ vay nợ lãi nặng và khi họ không thể hoàn trả thì dửng dưng cho máy ép nát bàn tay họ hoặc xô đẩy, quăng ném cho họ té xuống, dẫm đạp lên cái chân đã gãy của nạn nhân cho họ què luôn để lấy bảo hiểm trừ nợ.
Nam diễn viên Lee Jung-Jin đóng vai Lee Gang-do và nữ diễn viên Jo Min-soo đóng vai bà mẹ hờ Jang Mi-seon trong phim “Pietà.” (Hình: motionpictures.org)
Gang-do sống một mình trong con hẻm ổ chuột đầy rác rưởi cũ. Căn chung cư của cậu chật chội, bừa bộn, hôi hám, phòng tắm cũng là nơi mổ ruột cá, vặt lông gà trước khi cho vào nồi để có bữa ăn chẳng có chút hương vị gì ngoài nhồi nhét cho no bụng. Cái đĩa còn nguyên bộ xương cá lăn lóc trên sàn nhà, chén bát chưa rửa bỏ đầy ngập cái sink trong bếp, trên tường duy nhất có bức vẽ chân dung một người đàn bà xấu xí, nửa thân trên để trần, là cái đích nhắm để những khi vui buồn, Gang-do giải trí bằng cách ném con dao nhọn hoắt của cậu vào đúng giữa cái rãnh ngực chảy một dòng phẩm đỏ đã thẫm màu.
Cậu thủ dâm, giãy dụa và kêu rên như con thú bị thương, có lẽ quen như thế từ khi cơ thể biết thèm ân ái. Đầu giường cậu chẳng có thứ gì khác ngoài hộp khăn giấy để lau tay và cái điện thoại để biết giờ đi đến chỗ thu nợ. Thế mà một hôm, giữa cảnh đời kinh khiếp và phiền muộn ấy, người đàn bà lạ mặt, xinh đẹp kia ở đâu bỗng dưng xuất hiện, lẽo đẽo theo cậu qua mấy con hẻm, bắt lại hộ cậu con gà cậu trượt chân làm xổng nó, suýt nữa mất bữa ăn chiều. Bà mở to đôi mắt ngây thơ, đôi mắt như cười, đưa trả con gà cho cậu. Cậu vào nhà, sập cửa lại nhưng bà đã kịp để bàn tay mình lên ngạch cửa. Mặc kệ, cậu vẫn sập cửa. Mặc kệ, bà chịu đau, không rút tay ra.
Trong một giây cậu bối rối, bà dùng cả thân mình lách qua cửa vào hẳn bên trong. Bà xăm xăm đến chỗ cái sink ngập ngụa bát đĩa bẩn, mở nước rửa, Bà lau dọn chỗ ruột cá bầy nhầy, xếp lại cái này cái nọ cho ngăn nắp. Cậu quát hỏi, bà một mực mở to đôi mắt van xin: “Mẹ xin lỗi đã đến trễ, mẹ là mẹ của con, Gang-do.” Chưa một lần nào có ai gọi tên cậu bằng cái âm điệu trìu mến ấy. Cậu giấu một cái rùng mình, hét lên: “Con mụ điên, đi ra ngay trước khi tôi giết bà.” Bà vẫn bất chấp, vẫn lăn xả vào.
Những ngày tiếp theo, bà đi chợ, nấu nướng, đậy lồng bàn mâm cơm nóng sốt và ngồi đan áo chờ cậu về. Cậu nhượng bộ, bắt đầu tra hỏi để tìm sự thật. Bà khai cậu còn bé, nằm nôi, bà đi cào nghêu ngoài bãi, bỏ bé ở nhà một mình và thủy triều lên… Rồi bà hát ru, điệu hát êm đềm như vẳng về từ một quá khứ thương yêu nào có thật. Sau cùng, cậu hỏi bà: “Tôi có một cái nốt ruồi trên mình. Bà là mẹ tôi, bà phải biết nó ở đâu? Nói đi.” Bà nói quanh: “Lúc đó mẹ còn trẻ quá, khi bỏ đi, mẹ quá sợ…” Lý lẽ không vững nhưng Gang-do đã muốn tin.
Cậu có những thử thách khủng khiếp khác, chỉ không biết người đàn bà có mục đích riêng nên nhất định không bỏ cuộc. Màn tra hỏi kết thúc, bà mẹ hờ lăn ra sàn khóc thê thảm vì những đớn đau phải chịu đựng chỉ một mình bà biết lý do. Gang-do gần như kiệt lực, ngơ ngẩn không biết chuyện gì vừa xảy ra? Nếu bà ta không thật là mẹ cậu, sao có thể chấp nhận được cực hình nhường ấy? Gang-do ngã vật xuống giường, thiếp đi. Đứa bé khao khát tình mẹ bị xiềng xích, tù ngục 30 năm trong cái hình hài bệ rạc của Gang-do, được người đàn bà nhận là mẹ nó đến tháo cũi xổ lồng, đánh thức nó dậy bằng yêu thương, bằng nâng niu, vỗ về, săn sóc, làm tan chảy cõi lòng băng giá đến tàn độc của nó.
Gang-do thấm đòn, muốn hoàn lương để sống cuộc đời của một đứa con cần mẹ và có mẹ. Tay đòi nợ mướn hiện thân của ác quỷ giờ đây sẵn sàng cho con nợ là một người sắp có con, số tiền anh ta cần để lo cho hài nhi sắp chào đời. Anh này vì thương con, muốn con mình được như những đứa trẻ sơ sinh khác, xin chịu mất cả hai tay mình để đổi lấy số tiền mà khi hỏi vay, đã biết là sẽ không trả nổi.
Gang-do khiến anh nhà nghèo kinh ngạc khi cậu nói với anh ta: “Đây là số tiền anh muốn. Hãy giữ hai bàn tay anh để đánh đàn cho thằng bé nghe. Tôi ganh tị với nó đấy.” Gang-do có con cá quý cậu nuôi trong cái bồn nước để hôm sớm làm bạn. Bà mẹ giả muốn thằng-con-kẻ-thù của bà biết đau nên chặt đầu con cá làm bữa cỗ sinh nhật. Gang-do nhìn mâm cỗ thịnh soạn rồi nhìn cái bể cá chỉ còn một sợi rong đỏ bập bềnh. Bà mẹ giả đã đoán sai. Đối với Gang-do, giờ đây không có gì quan trọng hơn mẹ.
Bà mẹ giả yêu cầu Gang-do trồng cho bà một cái cây ở khoảnh đất ngay dưới cái bao lơn của một cao ốc bỏ hoang, dặn cậu khi bà chết, hãy chôn bà ở đây. Gang-do hốt hoảng kêu: “Mẹ đừng nói vậy chứ” nhưng cậu vẫn làm theo ý bà. Những mắt xích của âm mưu trong lòng bà mẹ mất con muốn trả thù kẻ đã khiến con bà không thể sống, cứ tuần tự diễn ra. Bà tự biên, tự diễn những màn kịch như thể các nạn nhân cũ của Gang-do giờ đây muốn ám hại bà để cướp bà ra khỏi cậu, cho cậu nếm mùi thương đau khi phải mất người thân để hiểu nó như thế nào?
Quả nhiên Gang-do đã sống những ngày hoảng hốt, lo âu và sợ hãi. Màn kịch cuối cùng đưa Gang-do đến chỗ cái cây cậu đã trồng, nhìn thấy bà mẹ như đang giằng co với ai đó trên cái bao lơn không có lan can. Tiếng hét, tiếng van xin, tiếng khóc lồng lộng trong không gian bốn bề trống trải, Gang-do dập trán xuống đất van lạy ai đó hãy buông tha mẹ cậu để cậu chết thay vì tội lỗi của mình, không phải của mẹ nhưng bà đã diễn đúng theo kịch bản, lao mình từ trên cao xuống như cái cành khô gãy trong cơn bão. Nhớ lời “mẹ” dặn, cậu đào đất chôn “mẹ” cạnh cái cây, thấy đã có xác người được chôn ở đấy, là nạn nhân của cậu trước đây, người thanh niên vì cậu phải ngồi xe lăn nên tự tìm cái chết, không chấp nhận tật nguyền. Chiếc áo len hai màu “mẹ” vừa đan xong, tưởng là mừng sinh nhật cậu, phủ lên người dưới mộ.
Mất hết, chẳng còn gì, chẳng còn ai kể cả nguồn gốc, nhân thân mình, cả thương yêu hóa ra lừa lọc, cả nếp sống như một thói quen vô nghĩa và tởm lợm, chẳng biết về đâu, Gang-do tìm đến nơi ở của người đàn bà có chồng vì Gang-do trở thành phế nhân, từng nguyền rủa Gang-do sẽ chết thảm khốc vì sự tàn nhẫn của cậu. Nhìn thấy người vợ vẫn chăm lo cho chồng trước khi rời khỏi nhà cho một ngày dài lam lũ, chai bia bên cạnh, bàn tay chị trên lưng anh, Gang-do yên lòng, xích mình vào gầm chiếc xe tải lát nữa chị sẽ lái đường trường để trả chị món nợ oan cừu.
Không khí phim nặng nề từ đầu đến cuối. Có vẻ như nhà biên soạn kịch bản kiêm đạo diễn nổi tiếng Kim Ki-duk không có ý đưa ra bài học đạo đức nào làm khuôn mẫu mà chỉ đưa ra một bản vẽ đầy khuyết điểm để khán giả tự lựa chọn cho mình cách giải thích phù hợp với mỗi người. Tại sao bà mẹ thật của người thanh niên tự tử đã không biết cách nào làm cho con mình vui sống như người vợ ở cuối phim đối với người chồng cũng tật nguyền của chị? Tại sao yêu con đến mức liều mình dựng một vở tuồng đầy tình tiết chỉ để trả thù mà hàng ngày khi còn cơ hội nhìn vào mắt đứa con ấy, nghe nó nói, bà không nhận ra tín hiệu nó không muốn sống nữa? Để bảo vệ nó. Để vẫn có nó dù sự thể thế nào vẫn hơn là vĩnh viễn mất nó? Bà có là nguyên nhân gần xa gây ra cái chết cô đơn của con trai không? Hay là tiện thể, bà cũng muốn tự hành hạ mình, muốn đem cái chết của bà để đền tội với con và giải tội cho chính bà?
Cải hóa một người thật không dễ. Là cho người đó cơ hội tái sinh và sống tử tế. Trong bất cứ trường hợp nào, triệt hạ một mầm sống trong trẻo do chính mình tạo dựng, có là tội ác không? Bà mẹ nhập vai đệ nhất đào thương, khóc lóc, mê sảng, rền rĩ nói với đứa con đã nằm yên dưới mộ: “Mẹ xin lỗi con, mẹ không muốn có ý nghĩ này nhưng mẹ thấy thương thằng Gang-do, tội nghiệp nó.”
Vậy là hận thù như cái bóng ma ám ảnh do tưởng tượng mà ra, đeo đẳng con người, mê hoặc nó bằng tạp niệm u mê, thể hiện trong phim qua ẩn dụ người đàn bà gớm ghiếc đứng sau lưng bà mẹ, giơ tay hẩy vào trống không khi bà mẹ đã thực sự lao thẳng xuống đất rồi. Chặt đầu con cá quý, gieo mình từ lầu cao để chết thảm trước mắt kẻ thù cho nó biết đớn đau phải chăng chỉ là trò chơi hão huyền trong vòng quay của nghiệp lực? Gang-do không chết vì thế. Nó chết vì không còn tin ai được nữa.
Đối với những đứa con, mẹ luôn là điểm tựa cuối cùng.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.