logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/12/2019 lúc 11:51:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Tín từng phạm lỗi lầm khi còn là một thanh niên, tại thời điểm anh đang phải vật lộn với cuộc sống mới trên đất Mỹ. Người thanh niên đó đã phải thụ án tù 3 năm trước khi có cơ hội làm lại cuộc đời và trở thành người chồng và người cha với một cuộc sống yên ổn sau gần 30 năm rời bỏ Việt Nam tới Mỹ tìm tự do. Nhưng ‘giấc mơ Mỹ’ của anh giờ đây đang có nguy cơ bị tước mất vì một sai lầm mà anh đã phạm phải cách đây gần 2 thập kỷ.
“Tôi đâu nghĩ những việc mình làm sẽ ảnh hưởng tới tương lai,” anh Tín, người hiện có gia đình và 2 con gái ở Houston, Texas, nhưng đã nhận lệnh trục xuất khỏi Mỹ sau khi thụ án vì tham gia một băng nhóm tội phạm.
“Những người như anh Tín đã có lệnh trục xuất ở Houston cũng nhiều,” Luật sư Khanh Phạm – người có văn phòng luật ở thành phố nơi cư ngụ của cộng đồng người Việt lớn thứ hai ở Mỹ nói. “Nói chung họ đã có cái rễ của họ ở đây rồi – có gia đình có con cái. Nếu họ bị trục xuất thì những người thân sẽ bị ảnh hưởng.”
Anh Tín và nhiều người Việt bị lệnh trục xuất như anh được bảo vệ bởi một hiệp định ký kết giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008 nhưng kể từ khi chính phủ của Tổng thống Donald Trump diễn giải lại hiệp định này, họ đã luôn lo sợ về cuộc sống của mình.
Một dân biểu gốc Việt của tiểu bang Washington nơi cũng có nhiều người Việt sinh sống, đã mạnh mẽ phản đối việc diễn giải lại hiệp định để cho phép trục xuất những người di dân Việt đã đến Mỹ trước năm 1995, như anh Tín, trở lại Việt Nam.
“Họ đã trả giá cho những tội mà họ đã gây ra,” Mỹ Linh-Thai, nữ dân biểu Washington đầu tiên từng là người tị nạn Việt nói. “Họ đã hoàn lương.”
Nhưng sự hoàn lương đó có giúp họ tiếp tục được thực hiện giấc mơ mà nước Mỹ ban tặng cho họ sau khi rời bỏ Việt Nam?

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...50-8dc0-525ee2b4fdd2.mp4

Lầm lỡ thời trẻ
Nguyễn Tín cùng gia đình tới Mỹ năm 1992, lúc anh 16 tuổi. Giống như nhiều gia đình người Việt, bố anh từng là một sỹ quan trong quân đội miền Nam.
Những năm tháng mới đến Mỹ là những ngày tháng vật lộn với sự hòa nhập vào xã hội của anh Tín.
“Thực sự lúc đó không có tương lai – tiếng Anh không biết như người câm, nghe không hiểu như người điếc, ra đường bị kỳ thị,” anh Tín nói. Gia đình là điểm tựa duy nhất lúc đó đối với anh Tín nhưng “khó khăn cơm áo gạo tiền cùng với áp lực trong cuộc sống” nên thay vì tìm hiểu con cái thì cha mẹ lại la mắng anh. “Tôi nghĩ rằng cha mẹ không thương mình nên chán nản, theo bạn bè ăn nhậu, làm bậy, lầm đường lạc lối.”


Nguyễn Tín bị bắt vì tội cướp giật và có thời gian bị sở di trú giam giữ trước khi được thả vào năm 1997.
Giống như anh Tín, Phan Thành cũng từng phải thi hành án tù vì một sai lầm lúc còn trẻ. Cùng gia đình qua Mỹ năm 1993 lúc 11 tuổi và hiện là một cư dân ở bang Texas, anh Thành bị án tù 3 năm vì tàng trữ thuốc lắc MDMA và sau đó bị tạm giam ở sở di trú 90 ngày trước khi được thả ra.
Một người tị nạn Việt Nam cũng từng phạm lỗi lầm khi còn là vị thành niên là Nguyễn Triệu. Bố mẹ mất sớm, anh Triệu vướng vào vòng lao lý với 2 lần phạm tội đánh lộn và ăn cắp ô tô. Anh nhận lệnh trục xuất năm 1997 ở tuổi 17.
Dù đều nhận lệnh trục xuất khỏi nước Mỹ nhưng anh Tín, Thành và Triệu vẫn được sống và làm việc trên đất Mỹ, một phần vì chính phủ Việt Nam không nhận họ trở lại. Nhưng hơn thế họ được bảo vệ bởi một biên bản ghi nhớ (MoU) được ký kết giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008, trong đó Mỹ cam kết không trục xuất những người tị nạn Việt Nam sang Mỹ trước ngày 12/7/1995.
Ba người đàn ông này đều đã tu chí làm lại cuộc đời. Sau khi được thả, giờ đây họ đều có gia đình cùng vợ con, nhà riêng, và tìm được công việc ổn định thậm chí với một nguồn thu nhập tốt. An Tín, 43 tuổi, có hai người con gái, và anh Thành, 37 tuổi, cũng có hai người con gái sau 10 năm ra khỏi tù.
Còn anh Triệu, 41 tuổi, thì cảm thấy “may mắn” khi có được một gia đình với 5 người con.
Sống trong sợ hãi’
Giống như anh Tín, anh Thành và Triệu đều tới Mỹ trước năm 1995, năm mà Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ ngoại giao.
Anh Thành tới Mỹ năm 1993 lúc 11 tuổi sau 3 năm sống trong một trại tị nạn trên đảo Galang của Indonesia trong khi anh Trriệu tới Mỹ vào năm 1980, lúc mới 2 tuổi.
Với họ nước Mỹ đã trở thành quê hương thứ hai, dù họ đã từng phạm tội, bởi vì sau đó đã “hoàn lương” để có được công ăn việc làm và đóng thuế cho nhà nước Mỹ. Họ biết rằng đó là con đường duy nhất để trở thành một người lương thiện.
“Trong thời gian thụ án, tôi cố gắng học tiếng Anh,” anh Tín chia sẻ. “Tôi nhận ra sai lầm và cố gắng làm một người bình thường.”


Anh Tín đã đi học toàn thời gian trong 2 năm để lấy được bằng cao đẳng chuyên ngành. Gia đình anh Tín từng mở một tiệm làm nail nhỏ trước khi anh chuyển sang làm cho một hãng xưởng ở Houston.
“Mỗi năm tôi đi trình diện một lần ở sở di trú,” anh Tín nói. “Tôi được cấp giấy đi làm. Cuộc sống khá yên tâm và thoải mái. Họ không đả động gì về trục xuất cả.”
Nhưng đó là trước khi Donald Trump lên làm tổng thống.
“Họ siết chặt vấn đề di trú và không còn tôn trọng MoU (hiệp định ký kết giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008)”, anh Tín nói về sự thay đổi trong chính sách di trú mà ông Trump áp dụng không lâu sau khi lên nhậm chức vào tháng 1/2017. “Họ không cần biết những người đó đến trước hay sau 1995. Họ bắt đầu trục xuất.”
Số lượng người có quốc tịch Việt Nam bị trục xuất khỏi Mỹ tăng vọt trong 3 năm trở lại đây dưới thời chính quyền Trump, với tổng số 284 người, theo số liệu thống kê của cơ quan thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) cung cấp cho VOA. Đây là một sự tăng “chưa từng có” so với trước đây, theo dân biểu Alan Lowenthal nhận định hồi tháng trước.
Hơn hai năm trở lại đây, anh Tín cho biết anh “lúc nào cũng sống trong sợ hãi” khi nghĩ rằng “sở di trú có thể đến bắt mình đi bất cứ lúc nào.”
Sự diễn giải lại hiệp định của chính quyền Tổng thống Trump cũng đã làm cuộc sống của anh Thành “thay đổi rất nhiều.”
“Trước đây biết rằng Việt Nam và Mỹ không trục xuất những người qua trước 1995 nên mình sống như một công dân bình thường và cố gắng tạo cuộc sống cho tương lai sáng ngời,” anh Thành, người hiện có 1 cửa hàng ăn ở Texas bên cạnh công việc tốt ở một hãng xưởng.


“Còn bây giờ tới tháng hàng năm đi trình diện không biết họ sẽ bắt mình luôn hay không,” anh Thành nói và cho biết sự khủng hoảng của anh cũng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, tới người thân khi anh “không tập trung để làm những việc mà trước đó thường làm” cũng như lo sợ mất việc và không có kế hoạch lâu dài cho tương lai.
Còn anh Triệu đã gây dựng được một công việc dinh doanh mà anh nói là có thu nhập hàng năm lên đến hơn chục triệu USD. Tuy nhiên anh “hiện không dám có kế hoạch lâu dài vì không biết được sống ở đây bao lâu nữa hay phải đi nơi khác.”
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thường bắt trước rồi trục xuất sau, theo anh Triệu. Do đó, “kể từ khi Tổng thống Trump diễn giải lại MoU, giờ đây tôi không ngủ được,” người đàn ông hiện đang sống ở Florida nói và cho biết anh đã “già hơn 10 tuổi kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống.”

Giấc mơ Mỹ sẽ tan?
Theo diễn giải của chính quyền Tổng thống Trump đối với hiệp định ký kết năm 2008, những người di dân Việt Nam dù sang Mỹ trước ngày 12/7/1995 mà bị lệnh trục xuất do có tiền án tiền sự thì vẫn bị đưa về Việt Nam. Do đó, những người đã từng thụ án tù từ cách đây hàng vài chục năm như anh Tín, Thành và Triệu, đều lo sợ mình sẽ bị trục xuất vì sự thay đổi chính sách này.
ICE đã trục xuất 77 người mang quốc tịch Việt Nam trong năm tài chính 2019, giảm hơn so với con số 122 vào năm 2018, theo thống kê của cơ quan này. Số lượng người Việt Nam bị trục xuất trong 3 năm, kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống vào năm 2017, nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, tính từ khi Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa ra thống kê cách đây 16 năm.
Chính phủ Việt Nam, dưới sức ép của chính quyền Tổng thống Trump, đã nhận lại một số người. Nhưng theo tài liệu tòa án từ một vụ kiện chống lại ICE hồi tháng 1/2018, Việt Nam sau đó dường như đã ngừng tiếp nhận những người Việt đến Mỹ trước 1995 và bị lệnh trục xuất. Tuy nhiên, phát ngôn viên của ICE cho biết “cơ quan này sẽ tiếp tục thương thảo với chính quyền Việt Nam” về việc này.
Trục xuất những người mang quốc tịch Việt Nam bị kết án là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền đương nhiệm.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ

Trục xuất những người mang quốc tịch Việt Nam bị kết án là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền đương nhiệm, theo phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa Katie Waldman. Chính quyền Tổng thống Trump đã đưa Việt Nam và 8 nước khác vào danh sách các nước “ngoan cố” vì không sẵn sàng chấp nhận công dân của mình bị Mỹ trục xuất.
“Nếu chính phủ Việt Nam chấp nhận có nghĩa là những người này phải đi vì nước Mỹ đã ra lệnh trục xuất cuối cùng rồi,” LS Khanh Phạm nói.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không hồi đáp yêu cầu bình luận của VOA về việc liệu họ có nhận lại những người tị nạn Việt đã tới Mỹ trước năm 1995 hay không. Nhà Trắng cũng không trả lời liệu chính quyền Trump có đang thương tảo với phía Việt Nam về việc này hay không.
Người phát ngôn của ICE, Page Hughes, cho biết rằng cơ quan này không còn miễn trừ những người đã nhận lệnh trục xuất khỏi bị trục xuất trong tương lai. “Tất cả các cá nhân vi phạm luật di trú của Mỹ có thể bị bắt giữ, bị giam giữ và, nếu nhận lệnh trục xuất cuối cùng, sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ,” bà Hughes nói.
Cơ hội thứ 2
Vì đều đã phạm tội ở tuổi vị thành niên, anh Tín, Thành và Triệu đều không thể trở thành công dân của nước Mỹ và họ đều đã nhận lệnh trục xuất cuối cùng.
Hàng năm họ trình diện với sở di trú về việc tuân thủ luật pháp sau khi được thả và được gia hạn giấy phép làm việc cho mỗi năm. Họ đều đã có cuộc sống yên ổn với những gia đình hạnh phúc và những đứa con của họ là những công dân Mỹ và đang có một tương lai tươi sáng ở phía trước.
“Làm sao mà con minh còn nhỏ có thể trưởng thành nếu một ngày mình bị bắt và bị trục xuất,” anh Tính, người có một đứa con gái tuổi 13 và một sắp lên 3, nói và mong rằng các con của anh sẽ không “mắc phải những sai lầm như cha của chúng đã mắc phải cách đây hơn 20 năm.”


“Những chuyện mình làm thời trẻ lúc mười mấy tuổi mà hậu quả lại tàn nhẫn đến như vậy,” anh Tính nói. “Nạn nhân trước hết lại là chính những đứa trẻ mang dòng máu Việt nhưng có quốc tịch Mỹ và sinh ra ở Mỹ.”
“Nước Mỹ là ‘Land of Opportunity’ (Miền đất hứa) và ai cũng có những lỗi lầm”, anh Thành nói và “cám ơn” nước Mỹ đã cho gia đình anh làm lại từ đầu sau khi rời khỏi Việt Nam. “Sẽ không công bằng khi cho tôi làm lại từ đầu rồi bây giờ lại tước đi cái mà họ đã ban cho tôi.”
“Tôi đã từ bỏ Việt Nam và tìm được quê hương mới,” anh Triệu nói với vốn liếng tiếng Việt ít ỏi vì chưa một lần trở về Việt Nam kể từ khi đặt chân tới Mỹ lúc anh còn chưa biết nói. “Nhưng giờ đây tôi có nguy cơ phải bị trục xuất khỏi nơi đã là quê hương mới của mình.”
Giống như anh Tín và Thành, anh Triệu lo lắng nếu bị trục xuất thì gia đình anh sẽ bị chia rẽ trong khi anh là người lo thu nhập chính nuôi toàn bộ gia đình.
Theo LS Khanh Phạm, những người như anh Tín, Thành và Triệu đã “xin tị nạn để được nước Mỹ bảo vệ mà bây giờ bị trục xuất thì cái đó không công bằng đối với họ. Những người, cho dù có lệnh trục xuất nhưng vẫn đi làm, đóng thuế và an sinh xã hội thì vẫn góp ích cho nền tảng của nước Mỹ.”
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến cho hàng triệu người dân Việt Nam phải rời bỏ đất nước khi quân đội miền Bắc tràn vào “giải phóng” miền Nam đồng thời thiết lập chế độ Cộng sản trên toàn nước Việt Nam từ năm 1975.
Hàng trăm nghìn người trong số đó đã rời bỏ Việt Nam trước khi chiến tranh chính thức kết thúc ngày 30/4/1975 và hàng trăm nghìn người khác tiếp tục tới “miền đất hứa này” để tìm “giấc mơ Mỹ” trong những năm tiếp theo của thập niên 1980, 1990 vì không thể sống dưới chế độ Cộng sản.

Đại sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius đã xin thôi việc sớm hơn dự kiến vì phản đối việc trục xuất di dân Việt của chính quyền Trump. Tháng 12 năm ngoái, 26 dân biểu Mỹ đã đồng ký tên vào một bức thư gửi Tổng thống Trump để phản đối việc thỏa thuận lại MoU 2008 vì cho rằng việc trục xuất hàng nghìn di dân Việt sẽ “làm tan nát các gia đình cũng như phá vỡ các cộng đồng di dân và người tị nạn ở Mỹ.”
Mỹ-Linh Thai, người đấu tranh cho việc chống trục xuất người tị nạn Việt, cũng cho rằng những người như anh Tín, Thành và Triệu có thể sẽ “bị chấn thương một lần nữa” nếu bị trục xuất khỏi nước Mỹ.
“Họ giờ đây đã có gia đình và con cái,” Mỹ-Linh Thai nói. “Và những đứa con của họ là tương lai của nước Mỹ. Những đứa trẻ đó có tiềm năng để trở thành những người đóng góp nhiều nhất cho đất nước này.”
Mai Quyền, một người cũng đối mặt với lệnh trục xuất mới được thống đốc bang California ân xá, nói rằng sẽ là “một nỗi đau cho những người này và những đứa trẻ cũng như vợ chồng họ khi thấy họ bị trục xuất.” Người đàn ông 36 tuổi, từng được vinh danh “anh hùng cộng đồng” vì những đóng góp cho tiểu bang California, cho rằng “họ xứng đáng có được cơ hội thứ 2”. Và anh Quyền đang nỗ lực hết mình để giúp những người đang đối mặt trục xuất sẽ có cơ hội được ân xá như anh.
Ở Houston, anh Tín hy vọng cộng đồng người Việt đồng lòng lên tiếng tới các dân biểu nhằm gây ảnh hưởng để chính quyền Trump tôn trọng MoU đã ký năm 2008 và gia đình anh cũng như những gia đình khác không bị chia lìa.

Theo VOA
(Trừ Nguyễn Tín, các tên nhân vật khác đã được thay đổi theo yêu cầu của người được phỏng vấn)

Sửa bởi người viết 07/12/2019 lúc 11:57:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.162 giây.