logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/12/2019 lúc 12:29:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những ai quan tâm theo dõi các diễn tiến tại Hong Kong đều thấy tình trạng có vẻ bế tắc của cuộc đấu tranh giành dân chủ gần đây. Phát khởi từ dự luật thay đổi Luật Dẫn Độ, đến nay đã 6 tháng, những cuộc xuống đường rầm rộ ở Hong Kong đã nhanh chóng lớn mạnh thành phong trào đấu tranh cho dân chủ với những đòi hỏi thay đổi cụ thể. Phong trào này đã trở thành một ví dụ kinh điển cho các phong trào đấu tranh bất bạo động: giành dân chủ bằng cách huy động sự hỗ trợ và tham gia của nhiều thành phần quần chúng, áp dụng các chiến thuật di chuyển nhanh, gọn, trong tinh thần kỷ luật và kiên trì cao độ. Không có sự lãnh đạo nào được công nhận trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Các cuộc xuống đường được điều phối bởi nhiều tổ chức khác nhau hiện hữu trong xã hội dân sự của Hong Kong. Vì không thể tiêu diệt các tổ chức và các nhóm tập hợp vốn có cấu trúc uyển chuyển và lỏng lẻo, và cũng không thể gây hiệu ứng sợ hãi trong quần chúng bằng cách sử dụng bạo lực, nên cuộc đàn áp của đảng CS Trung Quốc và cảnh sát Hồng Kông chỉ làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu giữa người dân và chính phủ Hồng Kông cũng như chủ nhân ông ở đằng sau là đảng CSTQ.

Ngay từ ban đầu, dân Hong Kong đã biết rõ hai điều: 1) là đảng CS Trung Quốc chắc chắn sẽ không đáp ứng thuận lợi đối với các cuộc biểu tình và người biểu tình sẽ gặp sự đàn áp khốc liệt. Và 2) là đảng CSTQ và chính quyền địa phương cũng khó thể bịt miệng hoàn toàn tiếng nói của quần chúng biểu tình trước thế giới vì vị trí trung tâm kinh tế của Hong Kong.

Hai điểm này kèm với sự tổ chức có thể nói là hoàn hảo của 1 phong trào quần chúng đấu tranh bất bạo động đã báo trước một cuộc chiến giằng co giữa chính phủ Hong Kong và đoàn biểu tình sẽ đưa đến bế tắc và không có một phe chiến thắng rõ rệt ngay trước mắt.


Những sự kiện này cho thấy sự bế tắc sẽ còn kéo dài và đây là một cuộc chiến nhằm làm tiêu hao lực lượng đối phương. Câu hỏi đặt ra là bế tắc sẽ kéo dài bao lâu? và bên nào sẽ phá vỡ tình trạng dậm chân tại chỗ như hiện nay? Thời gian là kẻ thù của mọi cuộc cách mạng, nhưng có thực sự phong trào ở Hong Kong sẽ suy yếu với thời gian?


Ở tột đỉnh của cao trào đấu tranh, hơn 2 triệu người trong thành phố gồm 7 triệu cư dân đã xuống đường trong một cuộc biểu tình quy mô. Có lẽ đây là tỷ lệ lớn nhất trong thời cận đại. Nếu ở các nước khác, có lẽ cuộc biểu tình rầm rộ ở quy mô tương tự gần như chắc chắn đã gây ra những thay đổi chính trị, thế nhưng cho đến nay hầu như vẫn chưa có thay đổi nào trong bối cảnh chính trị ở Hong Kong. Một trong những yêu sách rất cụ thể của quần chúng là bà Carrie Lâm phải từ chức thế nhưng đến nay bà vẫn bình chân như vại.


Trong khi đó, phe chính phủ ngày càng gia tăng các thủ thuật đàn áp các đoàn biểu tình. Gần đây nhất, cảnh sát Hong Kong đã dùng bạo lực và đạn thật để tấn công người dân, khiến nhiều lúc dư luận lo sợ một kết thúc bi thảm cho phong trào đấu tranh tại đây. Tuy nhiên, các cuộc đàn áp bạo lực của cảnh sát đã không làm suy yếu tinh thần và ý chí của đoàn biểu tình. Những ngày sau đó, các ứng cử viên cổ vũ cho dân chủ đã thắng lợi vẻ vang trong cuộc bầu cử vào Hội Đồng Quản Trị Khu Vực. Tin mừng kế tiếp cho dân chúng Hong Kong là TT Trump thông qua đạo luật Nhân Quyền và Dân Chủ cho Hong Kong 2019. Ngày 8 tháng 12, một cuộc biểu tình quy mô do Mặt trận Nhân quyền Dân sự (CHRF) chủ xướng với sự tham gia của hơn 800 ngàn người Hồng Kông đánh dấu nửa năm đấu tranh không chịu khuất phục.


Tuy nhiên, với tất cả các thắng lợi chính trị trong cộng đồng quốc tế và sự kiên trì đấu tranh của phong trào, các cuộc biểu tình dù có lớn hơn quy mô hơn vẫn không có khả năng gây ra bất kỳ phản hồi tích cực nào từ chính phủ Hồng Kông. Lý do là vì đối thủ thực sự của dân chúng Hong Kong trong thực tế không phải là chính quyền Hong Kong mà là chế độ độc tài cai trị ở Trung Quốc. Do đó, tầm mức quy mô hay cường độ của các cuộc biểu tình sẽ không thể mang đến những thay đổi chính trị nào từ chính phủ Hong Kong. Thế thì phong trào đấu tranh dân chủ tại Hong Kong liệu sẽ mang lại kết quả gì cho cư dân ở đây và sẽ có ảnh hưởng gì đến quốc tế?


Ngày nay, đảng CSTQ là chế độ độc tài mạnh nhất thế giới. Trong ba mươi năm qua, chế độ này đã có hiệu quả cao trong việc đè bẹp mọi xu hướng bất đồng chính kiến ​​trong nước. Nhưng Hồng Kông đã phá vỡ kỷ lục đàn áp của Trung Quốc. Thuộc địa cũ của Anh vẫn tiếp tục ấp ủ truyền thống tự do cá nhân và thể chế pháp trị. Người dân Hong Kong tiếp tục khẳng định và cổ súy các nguyên tắc chính trị tạo thành phản đề đối đầu với hệ tư tưởng cộng sản của đảng cầm quyền tại Trung Quốc.


Xã hội dân sự ở Hồng Kông vẫn được quan tâm phát triển mạnh khiến hầu hết các phương tiện kiểm soát chính trị được đảng CS Trung Quốc sử dụng như phong tỏa thông tin, chia rẽ và chinh phục, đe dọa và mua chuộc, hầu như đã không tạo được nhiều ảnh hưởng đến đa số người dân ở Hong Kong. Và cũng chính vì sức mạnh của xã hội dân sự của Hong Kong với các tổ chức quần chúng trải rộng hoạt động ở khắp mọi nơi mà phong trào đấu tranh đã được điều phối uyển chuyển, di chuyển linh động “mềm như nước”, không hình thù, không màu sắc đảng phái nên các cuộc đàn áp của đảng CSTQ và cảnh sát Hồng Kông đã không thể tiêu diệt được phong trào bằng các đòn phép bạo lực quen tay xưa nay mà chỉ làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu giữa người dân và chính phủ Hồng Kông cũng như chủ nhân ông đảng Tàu cộng.


Ngoài yếu tố phát triển vượt bực của cấu trúc xã hội dân sự tại Hong Kong, lý do khiến đảng CSTQ khó dập tắt phong trào tại đây là vì vai trò kinh tế đặc biệt của Hong Kong. Từ khi đảng CSTQ lên nắm quyền cho đến thời kỳ cải cách kinh tế Trung Quốc, và cho đến thời điểm hiện tại, Hồng Kông đã đóng vai trò là tiền đồn cho thương mại quốc tế, kết nối Trung Quốc với các nước trên thế giới. Là một trung tâm kinh tế và tài chính quốc tế quan trọng, những biến động ở Hồng Kông chắc chắn ảnh hưởng đến toàn bộ nhà nước Trung Quốc. Đây là một yếu tố đảm bảo có lợi cho Hong Kong đã khiến lãnh đạo Trung Quốc phải tính toán cẩn thận với những cân nhắc phức tạp, không thể dễ dàng sử dụng quân đội cho một cuộc đàn áp quy mô lớn.


Ngoài việc là một trung tâm kinh tế, Hong Kong còn đóng một vai trò quan trọng khác mà gần đây càng trở nên rõ nét hơn: Hong Kong là cầu nối trao đổi thông tin và các giá trị, nguyên tắc, quan điểm giữa Trung Quốc và thế giới. Khi các cuộc biểu tình chống Dự Luật Dẫn Độ bắt đầu, đã có những phản ứng hạn chế từ các quốc gia dân chủ mặc dù có sự chú ý trên toàn thế giới. Có hai lý do: Thứ nhất, một số nước tự do chọn tư thế bảo thủ 1 cách thận trọng vì các quyền lợi nội bộ của quốc gia họ. Thứ hai, trước thái độ hung hăng của Trung quốc, các quốc gia khác muốn tránh gây phẫn nộ ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Kết quả là phong trào dân chủ tại Hong Kong đã phải mất một thời gian để xây dựng sự hỗ trợ quốc tế cho các cuộc biểu tình. Và việc Hoa Kỳ ban hành đạo luật Nhân Quyền và Dân Chủ cho Hong Kong (HKHRDA) là một trong những kết quả thuận lợi cho phía quần chúng yêu chuộng tự do.


Sau khi Tổng thống Trump ký ban hành HKHRDA thành luật, không một quan chức cấp cao nào của Hồng Kông tỏ thái độ phản đối các cuộc biểu tình dù đảng CS Trung Quốc đã lên tiếng phê phán gay gắt. Đạo luật HKHRDA đóng vai trò làm công cụ răn đe mạnh mẽ đối với các thành phần chính giới thân gần của đảng CSTQ ở Hong Kong và khiến chính quyền địa phương phải suy nghĩ kỹ về các chiến thuật đàn áp. Sự chùn bước không dám thẳng tay tiêu diệt phong trào dân chủ ở Hong Kong cũng tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến quần chúng trong đại lục. Trong cuộc biểu tình gần đây tại thành phố Maoming, tỉnh Quảng Đông, dân chúng địa phương đã sử dụng cùng những khẩu hiệu tương tự như của đoàn biểu tình tại Hong Kong. Ngay cả trên mạng internet ở đại lục với sự kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, người ta thấy xuất hiện những nhận xét dí dỏm bắt chước theo các câu khẩu hiệu được sử dụng trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Điều này giúp khẳng định vai trò làm cầu nối của Hong Kong đưa thông tin đến đại lục và cuối cùng sẽ làm suy yếu sự phong tỏa thông tin, thông tin sai lệch, và tuyên truyền 1 chiều của đảng CSTQ. Với thời gian trôi qua và thông tin về đạo luật Nhân Quyền và Dân Chủ Cho Hong Kong của TT Trump và những thông tin tương tự về xu hướng thế giới ủng hộ 1 Hong Kong dân chủ lan rộng, dân chúng ở đại lục cuối cùng được biết nhiều hơn về sự thật những gì đã xảy ra ở Hồng Kông và quan điểm, thái độ chính trị của họ cũng sẽ dần thay đổi. Điều rõ ràng là Hong Kong chắc chắn không phải là Bắc Kinh vào năm 1989 nơi các cuộc biểu tình chỉ kéo dài 56 ngày. Dân Hong Kong đã chuẩn bị để đảm bảo một cuộc chiến kéo dài với chi phí tối thiểu. Tận dụng vị trí đặc biệt của Hong Kong là trung tâm kinh tế, phong trào dân chủ ở Hong Kong đã huy động sự hỗ trợ từ khắp nơi trên thế giới. Dù là một thành phố nhỏ, nhưng Hong Kong cho thấy có tiềm năng khởi phát những hành động chống trả đồng loạt của cộng đồng thế giới trước thái độ hung hãn bành trướng của Trung Quốc. Nhiều quốc gia dân chủ khác, trong đó có Canada, bắt đầu thảo luận những dự luật ủng hộ Hong Kong và bày tỏ thái độ với Trung Quốc như Hoa Kỳ.


Trong những năm gần đây, đảng CSTQ tăng cường kiểm soát xã hội và đàn áp mạnh tay nhiều cuộc xung đột, che đậy các vi phạm nhân quyền trầm trọng, nhất là đối với các thành phần tôn giáo và dân tộc thiểu số, khiến các xung đột xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã có dấu hiệu mệt mỏi. Cuộc chiến của dân chúng ở Hong Kong đã giúp ngày càng nhiều người dân Trung Quốc nhìn thấy ngọn đuốc lóe sáng ở cực nam của đất nước họ và hiểu hơn những gía trị dân chủ, lý tưởng tự do và những sự thật đang diễn ra quanh họ. Càng lúc đảng CSTQ càng mất dần độc quyền ảnh hưởng tư tưởng dân chúng đại lục. Đây là 1 phản đòn đánh thẳng vào hệ thống tuyên truyền và bóp méo thông tin của các loa đảng CSTQ. Các cuộc xuống đường kéo dài trong suốt nửa năm tại Hong Kong giúp dân chúng đại lục thấy rằng sự kiên định là sức mạnh. Trong tương lai khi Đảng CSTQ càng muốn xiết chặt kiểm soát xã hội càng tạo thêm sức ép khiến dân chúng đại lục sẽ trỗi dậy phản kháng.


Tóm lại, phong trào dân chủ tại Hong Kong dù có gặp bế tắc trước mắt nhưng về lâu dài, cuộc đấu tranh dân chủ của Hong Kong sẽ góp phần đáng kể làm suy yếu quyền bá chủ của đảng CSTQ không chỉ ở bản địa mà còn trên toàn thế giới. Dù có thể chưa thắng lợi ngay lúc này, nhưng chắc chắn với thời gian, những thay đổi chính trị ắt sẽ đến không chỉ ở Hong Kong mà cả ở Bắc Kinh. “Dân Hồng Kông không sợ chưa chiến thắng, nhưng đảng CSTQ sợ dân Hồng Kông không thua”.(*) Nhận định này của 1 nạn nhân Thiên An Môn và cựu tù nhân chính trị sống sót từ cuộc tàn sát đẫm máu của Trung Quốc phải chăng là điềm báo trước ngày suy tàn của đảng CSTQ và phong trào dân chủ Hong Kong chính là gót chân Achilles của chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa.

17/12/2019
Ls Đặng Thanh Chi

Chú thích:

(*) Jianli Yang, trích dịch“Strategic Stalemate”.

Tài liệu tham Khảo:

· The Debasement of Human Rights (2018).


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.