logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/12/2019 lúc 02:42:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cấp bò đứng không được cho dân nghèo làm giống!
Tại trụ sở xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 20 gia đình nghèo là dân thiểu số tại 6 làng đã được cấp 20 con bò mang về nuôi.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bò nằm vật xuống khiến người dân không thể đưa về nhà. Điển hình là trường hợp ông Siu Glak, làng U Diếp. Khi con bò nhỏ được dắt ra khỏi trụ sở xã thì đột nhiên khụyu xuống, không tiếp tục đi được. Ông Siu Glak và vợ đã cố gắng kéo nhưng bò vẫn không thể đứng lên. “Không biết tại sao nó lại bị như vậy” – ông Siu Glak buồn rầu nói.
Cuối cùng, hai vợ chồng già này phải nhờ người đem xe công nông tới, khiêng bò lên xe rồi chở về nhà. Vừa được đưa lên xe, con bò nằm vật xuống sàn xe bất động, thở phì phò như muốn lả đi.
Lúc này, tại trụ sở xã, một con bò khác cũng không thể đi được, người dân đành bỏ lại trong sân. Một lúc sau, xe của công ty bán bò tới cố kéo con bò này lên thùng xe rồi chở đi.
Mỗi con trị giá 16,4 triệu đồng. Tổng cộng 20 con là 328 triệu đồng. Đây là số bò được Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển miền núi Gia Lai ký kết hợp đồng với cấp trên để cung ứng cho người dân.
Về nguyên nhân bò không thể đi lại, cán bộ nói là do bị “đơ chân”(!).
Hàng từ thiện thường là vậy. Tiền rẽ ngang rẽ dọc bớt trên đường đi nên không có gì ngạc nhiên khi con bò không biết đi.
Một xã có tới 2.700 người xuất ngoại
Nhiều làng xã ở miền quê hiện nay, các ngôi nhà đẹp đẽ thi nhau mọc lên nhưng lại vắng vẻ, quạnh quẽ vì thanh niên thiếu nữ, tức là độ tuổi làm việc chính, đều rời quê đi kiếm ăn phương xa
Những ngày cuối năm ở xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) – nơi vẫn được mệnh danh là “làng xuất ngoại”. Đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, nhà cửa khang trang, nhưng cuộc sống nơi đây đìu hiu, chỉ thấy bóng người già và trẻ nhỏ.
Thanh niên trai tráng trong làng đều rời quê đi làm ăn xa, mang theo khát vọng “đổi đời”. Ở làng, chỉ còn lại phần lớn người già, phụ nữ và những đứa trẻ…
Bà Nguyễn Thị Nhỏ (SN 1965, trú tại thôn Nam Sơn, xã Cương Gián), cho biết: “Con cái đi làm ăn xa, để kịp thời vụ, phụ nữ như tôi cũng phải ra đồng cày bừa như đàn ông. Cả làng toàn phụ nữ ra đồng, không thì ai làm cho. Công việc thì không có, gia đình vài ba sào ruộng làm ít bữa là xong, nhà nào có tiền thì cho con đi Tây, không thì vào Nam làm công nhân, chứ ở nhà là hư hỏng hết”.
Bà Hoàng Thị Mai (SN 1965, trú tại thôn 9, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân) cũng kể lể: “Gia đình tôi có 5 đứa con, giờ học hành xong rồi, cũng phải vay mượn cho con đi làm ăn. Quanh quẩn ở quê việc làm không có, chi tiêu thì nhiều, chúng cũng đành phải xa bố mẹ để làm ăn”.
Thanh niên, trừ những người đang đi học thì hầu hết đã bỏ làng tới các thành phố lớn, các khu công nghiệp để kiếm việc. Số khác chọn đi du học, xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hoặc một số nước châu Âu. Những người học giỏi, có chuyên môn cao cũng buộc phải ly hương để tìm cơ hội phát triển.
Ông Hoàng Huy Công (SN 1968, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân), ở nhà bám đồng ruộng, chăm sóc cháu để vợ chồng con trai đi xuất khẩu lao động. Họ mong ước con cái sum vầy, không phải “tha phương cầu thực”. Thế nhưng bám lấy miền quê thì không có việc gì để làm cả, đất ruộng ít quá.
Chủ tịch xã cho biết: “Toàn  xã có khoảng 2.700 người đi xuất khẩu lao động sang các nước như: Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, một số nước châu Âu. Con em trong xã đi xuất khẩu lao động, gửi tiền về xây nhà cửa, nuôi cha mẹ con cháu, đời sống có được nâng cao nhưng đổi lại, làng quê chỉ còn toản người già và trẻ con, người dân cũng không còn mặn mà lắm với nông nghiệp vì ngoài đất đai ít ỏi, lợi tức thu được từ mùa màng rất thấp”.
Tám tháng đầu năm 2019, Hà Tĩnh đã có 41.790 người di cư. Mặc dù vừa qua xảy ra vụ 39 người VN chết trong xe đông lạnh ở Anh quốc. Chỉ là “xui” thôi (!), người dân vẫn tiếp tục tìm đường ùn ùn kéo nhau đi để thoát cảnh sống mòn
San Hà (tổng hợp)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.038 giây.