logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/12/2019 lúc 11:02:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1.
Năm nào cũng vậy, không khí mùa Giáng sinh đến sớm nhất với mọi người là qua nhạc Noel. Ngoài đường phố, các nơi còn chưa trang trí, làm đẹp bên trong, bên ngoài thì nhiều quán cà phê, siêu thị, trung tâm thương mại… đã bắt đầu rộn ràng phát dòng nhạc vui tươi ấy. Cả những chiếc xe đẩy, xe ba gác xập xệ bán đĩa nhạc rong, ngày ngày chuyên lặn lội vào những con hẽm xóm lao động, phát toàn nhạc não tình hay điệu bolero ‘lính chiến’, cũng ‘độn’ vào vài bản nhạc Noel lời Việt và phát đi phát lại mãi hai bản mà giới bình dân hay trí thức gì cũng đều thích là ‘Đêm thánh vô cùng’ và ‘Chuông ngân vang’.
Trong dòng nhạc Noel quốc tế phổ biến xưa nay, đã quá quen thuộc là các bản: Silent Night, Jingle Bells, We Wish You A Merry Christmas, Little Drummer Boy, Feliz Navidad,.v.v…. Trong đó, riêng bản Little Drummer Boy tuy hơi ít người biết nhưng vẫn hay tuyệt vời. Xuất hiện từ thập niên 60, nhạc phẩm thuộc dòng nhạc Noel kinh điển này đã từng được trình diễn hòa tấu hoặc hợp ca bởi những tên tuổi lớn trong giới âm nhạc quốc tế, như với dàn nhạc giao hưởng London Symphony Orchestra; với các ca sĩ, nhóm ca thượng thặng một thời như Frank Sinatra, Boney M., ABBA, cả với ca/nhạc sĩ độc đáo bên nhạc country Johnny Cash, hay với các ban hợp xướng acapella danh tiếng như Vienna Boys Choir, Pentatonix... Trong phim hoạt hình hay phim búp-bê, bản nhạc lại được tấu lên với những nhạc khí bằng gỗ thật đơn sơ thời Trung Đông cổ đại xen lẫn câu chuyện kể về đêm Giáng sinh nguyên thủy, về thời khắc Chúa hài đồng ra đời trong hang đá…
Từ thời trẻ trai, đã in đậm trong tâm tưởng tôi là hình ảnh chú bé đánh trống, hình tượng tinh khôi gắn liền với bản Little Drummer Boy cùng điệp khúc “Pa rum pum pum pum ! ... Pa rum pum pum pum!”, mang tính chất một sứ điệp háo hức báo Tin Mừng cho trần thế. Tiếng trống của chú bé dõng dạc vang vọng đén mọi chốn gần, xa nhưng vẫn khoan thai, ung dung, như thể chú đang đánh trống trình diễn trước mắt mọi người mà chẳng khác gì chú đang tập trống, vui chơi một mình, cho riêng mình nghe.


2.
  Một mùa Noel nào đó cuối thập niên 60 ở Sài Gòn, tình cờ tôi được mấy bạn người Mỹ - nhân viên dân sự, giáo viên Anh ngữ, nhà truyền giáo… - mời dự tiệc đêm Giáng sinh. Hồi đó chưa có trò hát karaoke nhưng một ban nhạc nhạc nhẹ - chỉ hai cây guitar và cái trống caisse claire - của chủ nhà cũng đủ cho mọi người tha hồ chơi nhạc, ca hát thật ‘xôm tụ’. Sau khi tất cả cùng hát bài Silent Night thật trầm lắng, rồi rộn ràng bài Jingle Bells, có người đề nghị hát bài Little Drummer Boy. Tôi lên tiếng rằng mình không biết lời (lyric) bài này thì trên giá nhạc đặt trên bục sân khấu mini, tập thánh ca đã mở ra ngay trang cần tìm cho mỗi mình tôi xem. Được lên bục đứng cạnh anh bạn chơi guitar, tôi có thể vừa góp giọng vừa tiện thể theo dõi toàn ban hợp ca nghiệp dư đề huề Mỹ - Việt đứng bên dưới.
Không hiểu sao người Mỹ - ít nhất là trong thời điểm lễ hội, họp mặt vui vẻ, thong dong như lúc này - họ tỏ ra vô cùng yêu đời, vui sống đến thế?
“Come they told me, pa rum pum pum pum / A new born king to see, pa rum pum pum pum!…”, các người bạn Mỹ - kể cả vài người đã lớn tuổi - ngẩng mặt lên hoặc quay nhìn nhau, cùng say sưa phồng má, bậm môi mà hát, khoan khoái lập đi lập lại ở cuối mỗi chi câu trong lời hát những nốt nhạc thể hiện những tiếng trống rập rình ấy. Có anh còn vừa “búm bum” một cách đả đời, vừa thích thú làm động tác của nhạc công chơi trống, chân dậm nhịp, tay cầm dùi gõ vào khoảng không.
Cứ như âm nhạc - đúng hơn là nhạc Giáng sinh - đang bao trùm căn phòng khách, nơi diễn ra bữa tiệc Noel vui vẻ, ấm cúng này. Thời buổi ấy, đêm đêm tiếng đại bác vẫn thường vọng về từ các vùng lân cận Sài Gòn. Đối với chúng tôi - những cư dân sống và làm việc trong đô thành nhìn chung còn an lành, đó là một nỗi ám ảnh không thể nào nguôi quên về thực tế chiến tranh, chết chóc, mất mát…vẫn đang còn tiếp diễn ngày đêm, khốc liệt và tàn nhẫn thời đó.
Vào dịp lễ mừng Chúa ra đời như đêm nay, những người bạn mắt xanh, tóc vàng kia như đã tạm quên lãng cuộc chiến, sống hết mình cho thực tế trước mắt là buổi họp mặt Noel, là tình bạn bè, đồng nghiệp, là đàn hát với nhau cho thật vui, thật nhộn, không khác một đám trẻ thơ hồn nhiên tụ tập, chơi đùa. Hiểu theo tín lý Thiên Chúa giáo, tâm trạng lạc quan này vô hình trung lại thể hiện sinh động cho ý nghĩa cao vời của sự kiện Chúa giáng sinh - điềm báo về sự mở đầu cho Mùa ‘Bình An Dưới Thế’. Đây cũng là niềm hy vọng thiết tha của người trần thế ký thác vào tính thiêng liêng của sự kiện Chúa ra đời. Theo lẽ thường, tình cảnh khó khăn, khổ đau càng kéo dài thì ai cũng cần có hy vọng để sống.


3.
 Sau 30 – 4, thời ‘ăn độn’ chật vật, thiếu thốn cũng qua đi, thời ‘mở cửa’ đến thì cuộc sống tương đối có phần dễ thở hơn, cho phép vào các dịp cuối năm, dân Sài Gòn - cả tín đồ Thiên Chúa giáo cũng như người đạo khác – có thể tổ chức ăn mừng lễ Giáng sinh đàng hoàng, đầy đủ hơn theo truyền thống đã có từ thời chế độ cũ.
Ở tuổi ngũ tuần của mình, trước lễ Noel tôi cũng thấy vui vui nhè nhẹ trong lòng nhưng không thể nào còn cái háo hức của tuổi thanh niên ngày xưa, là rậm rực lo chuyện quần áo đẹp, xe xịn, cả bạn gái dắt đi chơi Noel nữa. Gọi là ‘chơi Noel’, tối 24 vợ chồng tôi chuẩn bị một chai rượu chát ngon khi nhận lời mời của một anh bạn Công giáo, ngụ ở một con hẻm gần nhà thờ Tân Việt, quận Tân Bình.
Tại bàn tiệc vô vàn thân ái và rất ngon miệng, tôi được anh bạn xếp ngồi bên cạnh bác Nguyệt, cha vợ anh. Bố Nguyệt tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn còn khỏe, còn rất minh mẩn cũng như thường ra giúp công việc lặt vặt cho cha xứ ở nhà thờ gần nhà. Tàn tiệc, chuyển ra salon uống trà hay cà phê, bố Nguyệt kể mình nguyên là lính quân nhạc chế độ cũ, còn vụ học chơi kèn Tây và trống caisse claire thì phải nói là từ thời…Bảo Đại. Tình cờ may mắn gặp được ‘người trong cuộc’, lại vào đúng thời khắc mừng Giáng sinh, tôi không thể nào không đề cập với bố Nguyệt về bản Little Drummer Boy, bản-nhạc-Noel-của-tôi.
Sau 30- 4, đã mấy chục năm trôi qua, người cựu lính quân nhạc già nua ngồi trước mặt tôi hiển nhiên đã trải qua bao nhiêu là khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống. Bố Nguyệt im lặng một lát như tâm tưởng chợt quay về thời dĩ vãng, rồi khẽ hỏi lại tôi: “Có phải cái bài tên là Chú bé đánh trống không? Tên tiếng Anh thì bác không rành…”. Tôi lại không thể ngăn mình kềm lại sự láu táu rất trẻ con, cứ vung vẩy hai tay trong không khí khi tìm cách ‘thuyết minh’ thêm cho rõ hơn về chú bé chơi trống - biểu tượng dấu yêu trong lòng mình về bài hát: “Dạ, dạ, đúng rồi, tên tiếng Việt đúng là Chú bé đánh trống. Có nhiều đoạn cứ lập lại pa rum pum pum pum, pa rum pum pum pum bác ạ!” Bố Nguyệt liền đưa nắm tay ra đánh nhịp trong khoảng không và thử xướng âm: “Có phải e nhạc như thế này không cháu? Là là la la la pa rum pum pum pum?” Tôi chỉ còn biết gật đầu lia lịa, như sướng rên vì chợt gặp người đồng điệu, tức người cùng biết, cùng thích bài hát này như mình, mà như những anh bạn người Mỹ ngày xưa, hễ mở miệng hát là không thể không vung tay như đánh trống vào không khí để minh họa cho lời hát.
Hai bác cháu chúng tôi cười hể hả, vui không thể tưởng. Rồi trước khi chia tay, bố Nguyệt đã tâm sự: “Năm nào cũng thế, cứ gần Noel mà nghe bài ấy phát lên rộn ràng ở đâu đó thì lòng bác cứ như lặng đi, nhớ lại một thời mình chơi trống trong ban nhạc, đã từng tham gia trình diễn ở rất nhiều nơi, không biết bao nhiêu lần bài này và các bài Noel khác…”.
  Cho đến mùa Noel năm nay, tôi vẫn âm thầm tìm nghe trên net, cũng như rất vui khi tình cờ được nghe bản Little Drummer Boy ngoài đường phố hay bất kỳ là ở đâu. Hơi tiếc là ở cái quán cà phê quen thuộc gần nhà tôi lại không có cái bản nhạc Noel đã kém phổ biến này. Nhưng cũng vui là cậu chủ quán tử tế, tự xưng rất rành nhạc xưa, đã hứa sẽ sớm bổ sung vào liste nhạc Noel tại quán cái bản “cậu bé đánh trống bùm bum bùm bum gì đấy!”.
PHẠM NGA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.