logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/12/2019 lúc 12:25:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà Văn Lưu Na Ấn Hành Tập Truyện “Gập Ghềnh”

UserPostedImage

Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu trong năm 2017 đã phát hành tập truyện ngắn "Gập Ghềnh" của nhà văn Lưu Na.



Nơi trang đầu, trước khi vào truyện, nhà văn Lưu Na viết những dòng chữ đẩy cảm xúc về nghĩa "gập ghềnh" trong truyện và trong đời tác giả, trích:



“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học mẹ đi trường đời

Tôi vào đời, một cuộc đời rất xa lạ, không có má dắt tay. Trên đất lành “không thấy phố không thấy nhà chỉ thấy mưa sa…”, tôi bước một mình chông chênh như qua cầu khỉ trên biển sóng dập dềnh lòng mang mối hận không còn thấy lại má. Rồi như một phép lạ, tôi đã trở về bước lại trên con đường xưa nghe mặt đất ấm bàn chân lưu lạc. Mà buồn sao phố xá nguy nga không còn bóng mưa sa, và lòng cứ bập bềnh tiếng sóng. Tôi đi, tôi về, không còn biết đâu là điểm khởi hành. Bước buồn tôi vẫn bước, nhưng mỗi chân mỗi quê – “quê nhà quê người”, chỉ là những bước gập ghềnh.

Lưu Na”

.

Những dòng trên đã mở ra một cuốn sách như dường một thế giới văn chương khác của Lưu Na, nếu độc giả so sánh với một tác giả Lưu Na của tác phẩm "Lênh Đênh"…

Từ một Lưu Na với những dòng chữ rất mực đau đớn trong tiểu thuyết "Lênh Đênh" khi kể về thân phận người phụ nữ Việt:



"Ngà biết từ đây cho đến chết Ngà sẽ không bao giờ trả lời câu hỏi mà tất cả những ai đi vượt biên đều hoặc hỏi thầm hoặc thốt thành câu: có “bị” hải tặc. Nói có là dối mà nói không có tội, tội với Phượng, tội với tất cả những người phụ nữ không may. Tự bao giờ cái may mắn của một vài cá nhân trở nên tội với những người thọ nạn? Người con gái Việt Nam da vàng, tất cả những người phụ nữ vượt biên -- vết chàm đã khắc, màu chàm đã nhuộm, và anh Tuấn, tất cả những Tuấn chàng trai nước Việt, có còn cách nào khác hơn là chúng ta phải xa nhau, để ở mỗi phương trời cách biệt may ra còn có thể sống tiếp. Đêm vẫn trong, chỉ hồn mình đục. Đảo tị nạn không chỉ xóa lối về mà tẩy trắng luôn những tờ hồn trắng, để lại những vết gôm nham nhở xám buồn...." (Trang 88, Lênh Đênh)



tới những dòng chữ rất mực thơ mộng ngay từ những dòng đầu của truyện ngắn đầu tiên, truyện nhan đề "Giã Từ Đường Sơn Cúc" nơi trang 6 trong tập "Gập Ghềnh" -- trích:



“Ông ạ,

Cuối cùng em đã về lại đường Sơn Cúc.

Mấy mươi năm rồi em vẫn không nguôi nhớ con đường ấy, con đường hẹp nhìn ra cả một không gian bát ngát hương trời. Ông có biết nơi em ở cũng có con đường Sơn Cúc. Em đã nhất quyết về ở nơi đây vì con đường hẹp theo triền đồi với đầy hoa cúc ấy. Mỗi sáng em cũng lần dò lên đồi, đi dọc theo con đường hẹp giữa muôn hoa vàng đang từ từ bừng nở. Nơi đó em cũng có thể nhìn xuống biển xa dưới chân đồi, với luồng xe cộ uốn quanh bãi cát. Không đâu ông ạ, nơi đây dù thanh vắng nhưng thật là rực rỡ, không đơn sơ nghèo nàn và cũng không có được mùi hương cũ. Em không sao tìm lại được cái mùi nắng khan trong gió ấm, chút bụi chút hương chút hơi đất mờ mờ trong nắng vàng khô.” (Trang 6, "Giã Từ Đường Sơn Cúc" trong tập truyện ngắn "Gập Ghềnh".)



Đó là những dòng chữ rất mực thơ mộng ngay từ nơi dấu phết, dấu chấm. Khi bạn đọc rất chậm những dòng chữ trong truyện, một làn sương lạnh như phả lên từ tráng giấy. Đó là hơi văn độc đáo của Lưu Na.


Có một suy nghĩ dễ dàng khởi lên trong tâm độc giả: có phải nhân vật tên Mây là hiện thân của tác giả Lưu Na trong suốt tập truyện “Gập Ghềnh” đầy những gian nan, đau đớn và thơ mộng?



Bạn đã từng ra đời tại Sài Gòn? Hay bạn đã từ những nơi khác về học và trưởng thành ở Sài Gòn? Hay bạn đã từ những nơi khác về Sài Gòn để tìm việc, để gặp những người tình, đã hứng những cơn mưa nắng bật chợt trên đường phố Sài Gòn nơi thời tiết bất thường như các cô gái “sang chảnh” dễ thương nhưng khó tính? Thế rồi khi bạn đi xa, khi rời thật xa Sài Gòn, sẽ có lúc bạn nhớ tới và khóc.


Có những trang văn của Lưu Na có thể làm bạn khóc vì nhớ một quê hương trong đó, Sài Gòn là một ký ức in sâu vào thịt da xương tủy. Nơi đó, người tình là một hình ảnh quyện sâu vào quê hương và trở thành một với Sài Gòn.



Xin mời đọc một trích đoạn truyện ngắn “Khi Xa Sài Gòn” của Lưu Na như sau:

“Mây nhớ những năm tháng xưa kia, những khi Mây đang yêu một người thì hình như chưa bao giờ Mây có câu trả lời dứt khoát rằng mình có yêu ngƣời và ngƣời có yêu mình. Chỉ khi đã thực xa, thực là chẳng có nhau, khi nhớ lại quãng đời đó thì Mây mới có thể minh định loại tình cảm quan hệ đó là gì, và có khi nó vẫn là một câu hỏi mở ngõ. Tình yêu, nó giống nhƣ quê hƣơng. Những khi mình sống trong nó với nó mình không bao giờ ý thức đƣợc nó, ý thức nó trở thành mình nhƣ thế nào. Xa rồi, khi nhớ về quê hƣơng Mây thƣờng nhớ về những cảm xúc kỷ niệm nơi chốn con ngƣời mà Mây có mặt tham dự hay Mây là nhân vật chính. Rồi Mây trở thành ngƣời ấy, kẻ xa lạ ấy_là Mây bây giờ ở một nơi nào khác. Và rồi Mây không thấy cái đất nước mà Mây đã sống 30 năm nay là quê hƣơng. Mây cho rằng quê hƣơng là miền đất nơi tâm trí và thực thể ngƣời ta được hình thành, cho đến khi ngƣời ta phải xa nó, phải chuyển qua một tâm trí khác, một thực thể con ngƣời khác. Còn sống trong nó thì nó chƣa là quê hƣơng, và xa nó rồi thì nó sẽ có bộ mặt của bất cứ cái gì bất cứ nơi nào mà tâm trí cõi lòng mình hòa nhập đƣợc khi đến nơi chốn ấy. Nhƣ cái góc phố Chợ Lớn ở Mã Lai, như ruộng lúa Cao Bằng, nhƣ con bò nằm nhơi cỏ sau rào kẽm gai ở Kontum, nhƣ chậu nƣớc rửa bát của ngƣời bán quà rong. Quê hƣơng, nó là chốn mình thƣơng nhớ nghĩ về, và khi mình nghĩ đến hai chữ quê hƣơng, nó luôn bao gồm một cái tôi quá khứ, rõ mặt hay chỉ là một bóng âm thầm quan sát chung quanh. Quê hƣơng phải chăng là dĩ vãng hình thành của một người?” (Trang 77, truyện ngắn “Khi Xa Sài Gòn” trong “Gập Ghềnh”.)



Tất cả những chữ, những câu, những đoạn trong truyện Lưu Na đều đặc chất Sài Gòn. Đọc văn là hình dung được giọng nói -- đó là một giọng nói rất mực con gái Sài Gòn, hồn nhiên ngay cả khi đau đớn, dịu dàng ngay cả trong thua cuộc nơi đời thường. Nơi đó, hình ảnh những người đàn anh trong cuộc chiến trước 1975 không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng: họ có thể đã trở về với đất, hay vẫn đang lưu vong gian nan, nhưng vẫn là những tượng đài rất mực cao vời trong đôi mắt các thiếu nữ Sài Gòn.



Chúng ta có thể thấy ngôn ngữ văn này trong truyện "Cuối Dốc Yêu Người" của Lưu Na, trích:

“Đại ca đại ca. Tử biệt sinh ly em không có phần, biết rồi, nhƣng em thƣơng anh phận đời đơn bạc, dày dạn chiến trƣờng nơi sống chết của mình và của người chỉ như gió thoảng như giấc mơ. Phải chăng em đã hết lòng với anh vì một biểu tượng? Nhớ năm ngoái ngày 30/4 em đang làm việc trong sở nghe radio bằng head phone. Xướng ngôn viên cũng hơn 60 rồi, mà ông thì nghẹn lời và bà thì nức nở. Còn em, nƣớc mắt cũng tuôn tràn mà em vừa khóc vừa cƣời cho cái sự vô duyên của mình. Một người có thể nói cả tràng 10 phút không lấy hơi, đọc quảng cáo không ngắt câu người nghe không kịp thở mà đã nghẹn lời; một nữ chúa sơn lâm khi cất tiếng anh hùng cúi mặt mà đã gầm tiếng không âm vang. Giọt nước mắt nào của em đủ thấm cho những bóng người đã ngã xuống vì đất nước, vì mình… “Hỡi ơi, giờ đây không nói nên lời…” Và em đã ước sao cho mình nói đƣợc tiếng yêu người.” (Trang 185-186, truyện "Cuối Dốc Yêu Người" trong tập “Gập Ghềnh”.)


Truyện Lưu Na hiển lộ một định mệnh của rất nhiều người. Nơi đó, cho dù chúng ta rời xa ngàn dặm sau nhiều thập niên, quê hương là hình ảnh không dứt bỏ được, trong đó có tiếng cười của người mẹ, có đùa nghịch với các bạn học thời ôm sách đến trường, có tình yêu sương khói bất chợt, có những hình ảnh khốn khổ đói nghèo từ các góc phố và góc chợ, và có những người cựu chiến binh VNCH lặng lẽ sống vất vả với đau thương sau thời gian tù cải tạo… Thơ mộng và đau đớn.



Độc giả có thể đọc bản PDF của tập truyện ngắn “Gập Ghềnh” nơi đây:

https://t-van.net/?p=32852

Trân trọng cảm ơn nhà văn Lưu Na đã có những dòng chữ làm lay động tận sâu các góc thương đau của những người con Sài Gòn – nơi tôi đã sinh ra và chia sẻ một phận chung của đất nước.

Phan Tấn Hải/Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.