logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/12/2019 lúc 10:39:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Viết về người Thầy đã hướng dẫn tôi về phương thức đấu tranh bất bạo động. 

Những cánh đồng tuyết phủ lướt nhanh bên ngoài cửa kính xe. Trời đông cô tịch, mây xám thấp, buồn vắng những ngày cuối năm. Thỉnh thoảng vài căn nhà lác đác với những dây đèn xanh đỏ chớp tắt trên những cây thông trước nhà như cố giữ chút không khí Giáng Sinh đã qua. Lần cuối tôi đến thăm thầy, trời vào hè với những cây dogwood đầy hoa trắng, hồng mọc dại hai bên đường. Mặt nước hồ lấp lánh trăm nghìn mảnh gương vỡ chói lòa dưới nắng ấm. Lần ấy đến thăm ông tôi đi cùng người bạn đồng hành chung lý tưởng hơn hai thập niên. Lần này quay lại thăm ông, những cành dogwood khẳng khiu trơ lá, mặt hồ đóng băng và tôi vượt đường xa một mình.


Xe vừa ngừng trước nhà, tôi chưa bước ra khỏi xe đã thấy ông mở cửa bước ra khỏi nhà như đã chờ đợi từ lâu qua khung cửa sổ. Nhìn ông râu trắng bạc nhưng vẫn còn khỏe mạnh, tôi không kềm được xúc động. Ôm tôi thật chặt, ông hỏi “Con có mệt không”? Ông nguyên là Đại Tá R. H. của quân đội bộ binh Hoa Kỳ. Trong suốt 30 năm phục vụ ông từng tham chiến nhiều năm ở Đại Hàn. Khi chiến trường Việt Nam sôi bỏng, ông tình nguyện xin nhiều lần để được thuyên chuyển đến Việt Nam và cuối cùng ông được toại nguyện nhờ sự ủng hộ của 1 viên chức cao cấp tại Ngũ Giác Đài. Từ đó, ông sát cánh cùng các sư đoàn bộ binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trong vai trò cố vấn quân sự Mỹ. Ông làm việc gắn bó với các đội cảm tử, trinh sát và viễn thám trong đó có đại đội Hắc Báo, cũng như các đơn vị chủ lực thuộc Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Ông có mặt suốt những năm khói lửa tàn khốc nhất của chiến tranh Việt Nam: Quế Sơn, Khe Sanh, Đông Hà, Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế (1968)... Sau khi J., vợ ông chết trẻ ở tuổi 32 vì ung thư, để lại hai con nhỏ, ông đã quyết định rời cuộc sống binh nghiệp mà ông mơ ước từ lúc mới 12 tuổi và đồng ý về làm việc ở Ngũ Giác Đài (Pentagon) cho đến khi về hưu. Ông cũng từng giữ chức tùy viên phòng thủ quân sự Hoa Kỳ tại Đại sứ quán Mỹ ở Rangoon, Miến Điện. 


Chính những năm sống gần gũi, tìm hiểu dân tình, văn hóa và lịch sử chiến tranh Việt Nam và Miến Điện và chứng kiến cảnh mất mát, nhà tan máu đổ của dân lành vô tội mà ông đã không ngừng truy tìm, nghiên cứu những biện pháp đấu tranh ôn hòa, thay vì sử dụng vũ khí và bạo lực của chiến tranh quân sự nhằm đạt các thay đổi chính trị thay thế các thể chế độc tài. Khi đã về hưu, ông xin học bổng nghiên cứu của đại học Harvard và đã sang Nga, Ukraine, Miến Điện, Tây Tạng, Iraq, Serbia, Sudan... và ông đã cùng Tiến Sĩ Gene Sharp trao đổi, bàn luận và triển khai lý thuyết đấu tranh bất bạo động của Tiến Sĩ Gene Sharp. Trong những năm đầu thập niên 90, ông đã từng di chuyển trên 15 chuyến đi xuyên biên giới Thái-Miến Điện để gặp gỡ, trao đổi, và huấn luyện trong nhiều năm tháng cho khoảng 500 thành viên của Liên Hiệp Hội Đồng Quốc Gia Miến điện về phương pháp đấu tranh bất bạo động. Trong những khóa huấn luyện này có Tướng Bo Mya của the Karen National Liberation Army, thành viên của Karen National Union. Những hướng dẫn tận tâm của ông với các nhà đấu tranh và lãnh đạo Miến Điện suốt những năm bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc đã góp phần đưa đến sự thành công của cuộc đấu tranh quần chúng Miến Điện. Năm 2000, với sự tài trợ của Viện Cộng Hòa Quốc Tế của Hoa Kỳ, ông cũng được đề nghị bay sang Serbia để đích thân huấn luyện và giảng dạy cho 12 sinh viên lãnh đạo phong trào Otpor lúc bấy giờ. Ông đã giúp họ lượng duyệt các yếu điểm và các trụ cột hỗ trợ quyền lực của thể chế độc tài và đề xuất các ước tính chiến lược với kết quả là sự thành công của phong trào dân chúng tại Serbia với ngày tàn của nhà độc tài Milosevic. Năm 2004, sách của ông về đấu tranh bất bạo động đã được Viện Albert Einstein của Tiến Sĩ Gene Sharp xuất bản. Những ai đã từng đọc và tìm hiểu về các phương thức đấu tranh bất bạo động hẳn quen thuộc với những từ ngữ như “trụ cột hỗ trợ (quyền lực)” (“pillars of support”) v.v... đây là những từ do chính ông đặt tên để giúp diễn đạt ý tưởng trong các khóa huấn luyện cho người học dễ nắm bắt hơn. Trước khi qua đời vào năm ngoái, Ts Gene Sharp có lần đã hỏi ông từ đâu mà ông đã nghĩ đến những “phát minh từ ngữ” và cách diễn đạt dễ hiểu, giúp “giản dị hóa” thuyết đấu tranh bất bạo động của Ts Gene Sharp như vậy, và ông đã trả lời đơn giản rằng vì kinh nghiệm đi huấn luyện cho ông thấy những học viên muốn học về phương pháp đấu tranh bất bạo động thì Anh ngữ thường là ngôn ngữ thứ hai hay thứ 3 của họ vì đa số họ đến từ những quốc gia đang phát triển. 


Lần này gặp lại ông, tôi đã tường thuật chi tiết những gì đang xẩy ra trên đất nước Việt Nam, những gì đang tiến triển một cách chậm chạp, những gì có vẻ đang bế tắc, và những gì tôi đang theo đuổi, đang làm và muốn làm. Tôi cũng đã hỏi và lắng nghe ông giảng dạy thêm về những điều tôi tưởng mình đã nắm bắt sau hơn mười mấy năm cố gắng học hỏi về đấu tranh bất bạo động nhưng thực tế vẫn có những điều tôi còn hoang mang, muốn đào sâu hơn vào thực tế đất nước mình. 


Đêm cuối cùng, chúng tôi đồng ý đã bàn thảo tạm đủ những điều liên quan tới đấu tranh và những việc cần cải thiện, những dự án có thể tiến hành tốt hơn... Chúng tôi dành thời gian còn lại của đêm để kể nhau nghe những vui buồn trong đời sống. Ông chia sẻ những cơn ác mộng ông thường trải qua những năm gần đây. Ông vẫn thường tự nhủ mình may mắn hơn các bạn đồng binh chủng vì ông không hề bị những triệu chứng của bệnh rối loạn tâm thần sau khi giải ngũ. Đây gần như là phép lạ vì trong suốt 30 năm chiến đấu, ông được nhiều giải thưởng, thăng cấp nhanh chóng với những lần vào sinh ra tử, bị thương tích nhiều lần, sống trong rừng rậm mà cây xanh bao phủ khiến khí nóng và chướng khí không bay thoát lên được, và những mùa mưa thì ướt đẫm quần áo trận đến không khô nổi, và những lần chứng kiến đồng đội chết ngay cạnh mình, trước mắt mình và những tiếng động cơ trực thăng, tiếng bom nổ, tiếng súng vang rền, tiếng gọi báo trên đài liên lạc, tiếng chuột rúc suốt đêm ở căn cứ hỏa lực và tiếng nổ của mìn claymor trong nhiều năm làm ảnh hưởng đến thính giác của ông... Khi ông liên lạc với tôi tuần lễ trước Giáng Sinh, lúc ấy những cơn ác mộng thường xuyên kéo về. Ông kể có lần ông bị ám ảnh về cái chết của anh lính dưới quyền Spc 4, Reeder, 1 tay súng cừ khôi của tiểu đoàn. Đêm ấy do quyết định sai lầm của vị chỉ huy ra lệnh tấn công dù tin thám báo cho biết phía trước có địch đang phục kích. Mưa tầm tã và quần áo trận của cả hai phe ướt đẫm đồng màu không thể nhận diện ra được ai là ta và ai là địch. Khi 1 toán lính phía trước di chuyển vào vị trí mà tin tình báo cho biết là có địch quân phục kích, ông đã nổ súng khi thấy có người di động, chỉ khi chiếc mũ sắt trên đầu người bị bắn rơi xuống, ông thoáng thấy trong tia chớp sấm sét màu tóc đỏ và màu da của người lính. Ông nghĩ chính mình đã bắn nhầm đồng đội, một tay súng cự phách của tiểu đoàn đã chết vì chính đạn của phe mình, mà người nổ súng là ông. Và ông đã căm thù chiến tranh. Bất cứ bạn hay địch ngã xuống, cuối cùng thì đó vẫn là sinh mạng của 1 con người đã vĩnh viễn ra đi. 


Ông cũng kể về những cái chết của dân vô tội. Ông kể về những lần đi vào làng ở Việt Nam, thăm hỏi những nông dân sống quanh làng. Một phần là để thu thập tin tức về các hoạt động của phe địch, phần khác là để gần gũi học hỏi thêm về nếp sống, văn hóa, thói quen của dân địa phương. Và có lần, ông nói 1 ông lão dân làng ông vừa thăm hỏi và chia tay, thì 1 giờ sau đó, vị sĩ quan chỉ huy quân đoàn báo trên đài liên lạc là vừa hạ 1 địch quân nằm vùng nơi ông vừa rời khỏi. Ông đã bàng hoàng lập tức quay trở lại làng để kiểm chứng linh tính của mình thì quả thật người vừa chết đúng là ông lão nông dân mà ông vừa chia tay. Và ông biết chắc là nạn nhân vô tội, chỉ vì mặc trên người bộ đồ bà ba đen mà đã bị tay chỉ huy sư đoàn quyết đoán là quân địch nằm vùng. Tôi nhìn ông đang ngồi trước mặt, nay ở tuổi 80 và gần 4 thập niên đã trôi qua mà ông vẫn mang trong lòng nỗi dày vò của những hệ quả chiến tranh không thể tránh khỏi, tôi chỉ biết nắm tay ông im lặng, chia xẻ trong sự tôn trọng nỗi đau riêng của ông. Và tôi hiểu vì sao một sĩ quan đại tá, lăn lộn trên chiến trường suốt 30 năm, sau khi giải ngũ lại bôn ba khắp nơi để nghiên cứu và truyền bá phương pháp đấu tranh bất bạo động nhằm mưu tìm hòa bình, tự do, dân chủ nơi độc tài vẫn tiếm quyền. 


Ông cũng kể tôi nghe về tình đồng đội. Từ ông, tôi cảm nhận được sợi dây thiêng liêng liên kết thủy chung những con người vào sinh ra tử cùng nhau, và họ tin tưởng tuyệt đối rằng khi gặp hiểm nguy, đồng đội sẵn sàng hy sinh bảo vệ họ và ngược lại. Ông kể tôi nghe về người bạn thân, C. Krohn, tình bạn gần 50 năm. Tuy không thường gặp được nhau do tuổi tác giới hạn di chuyển, nhưng họ vẫn giữ liên lạc, thăm hỏi nhau thường xuyên. Và ông hỏi tôi về những người bạn đấu tranh cũ. Khi biết về những mất mát, những người bỏ cuộc, những người đã ngoảnh mặt quay lưng và những người không còn nhìn nhau dù lý tưởng vẫn còn đó... Nhìn tôi buồn rầu, bằng giọng đanh thép ông nói: “Con hãy nhớ cảm giác lẻ loi này của con. Nó sẽ giúp con nhận thức ra 1 điều mà trước nay con có thể không nhận thấy: từ nay, con biết con không cần lệ thuộc vào bất cứ ai. Khi cần phải độc hành, con sẽ biết được khả năng thực sự của con. Hãy tin vào chính mình. Con thừa khả năng để hoàn tất những việc cần làm. Ta tin vào trí tuệ và ý chí của con”. Trước sự tin tưởng ấy của người Thầy, tôi bất chợt cảm thấy mình nhỏ bé và yếu đuối hơn bao giờ hết. Tôi nắm chặt hai tay ông mà rơi nước mắt. 


Chúng tôi nói với nhau về những người lãnh đạo. Tôi hỏi ông những đức tính cần thiết để có thể lãnh đạo tốt. Ông kể tôi nghe 1 câu chuyện xẩy ra khi ông trở lại phục vụ ở Việt Nam lần thứ hai vào năm 1967. Lúc ấy lẽ ra ông được đưa vào 1 chức vụ “nhàn và an toàn” ở hậu phương nhưng ông đã tranh đấu bằng mọi giá để được đưa trở lại chiến trường. Cuối cùng may mắn 1 người bạn tốt nghiệp cùng khóa và cùng phục vụ với ông ở Đại Hàn, giúp ông thuyên chuyển về 1 đại đội có tỉ lệ cao những người chỉ huy tiền nhiệm hy sinh nhanh chóng và cần người mới thay thế. Khi đến nơi, ông gặp vị chỉ huy tiền nhiệm trước khi ông này rời căn cứ; sau lưng ông ở khoảng cách không xa là tiểu đoàn lính dưới quyền ông ấy. Ông ta nói to với thầy tôi: “Ông có thể thừa hưởng những thằng khốn này”. Qua những báo cáo, ông được biết vị sĩ quan này vốn không đủ khả năng, lại thêm nhiều tính xấu, nếu không bị rút về chẳng sớm thì muộn, thuộc hạ của ông cũng sẽ tìm cách hạ người lãnh đạo bất xứng ấy. Ông bảo đêm đầu tiên, ông xem qua lịch trình các phiên canh thấy chỉ ghi trong sổ 1 cách sơ sài gồm 4 ca trực. Ông chờ đến phiên canh tối, khi màn đêm buông xuống là bắt đầu rảo chân kiểm tra vòng đai. Ông nói nếu đêm đó căn cứ bị tấn công thì chắc cả đại đội đã chết hết. Các lính canh gác đã không làm đúng những gì họ cần làm. Ông gọi người tiểu đoàn trưởng, R.Lowe vào hỏi: “Anh tốt nghiệp trường nào? Khóa nào? Tôi muốn biết họ đã đào tạo các anh ra sao?”. Người thuộc hạ ấp úng, cuối cùng anh ta hỏi xin thầy tôi quay trở lại trong 10-15 phút có được không?. Thầy tôi bỏ đi. Mười lăm phút sau, ông quay lại. Ông nói trước mắt ông tất cả đã hoàn toàn khác hẳn. Ông nói ông tưởng mình đang đứng trước một mô hình mẩu mực được dùng để huấn luyện khi còn ở quân trường. Tất cả quá chuẩn. Ông hỏi R. Lowe: “Cái gì đã xẩy ra ở đây vậy? Rõ ràng là anh thừa khả năng để làm tốt nhiệm vụ của anh. Vậy thì tại sao anh không làm?” R. Lower trả lời: “Thưa vì trước nay chưa từng có vị chỉ huy nào quan tâm đủ để đi thanh tra ban đêm. Ông là người đầu tiên”. Sau đó ông kể tôi nghe cũng ở tiền đồn ấy, có 1 anh lính không bao giờ đội mũ sắt, dù đó là luật của quân đội khi hành quân. Một hôm, trong lúc tiểu đoàn di chuyển băng ngang qua ruộng lúa, ông nhìn thấy có anh lính đội chiếc mũ vải thể thao trên đầu. Ông kêu to bảo anh lính dừng lại, và kêu anh tháo mũ ra và nhìn xuống ruộng lúa. Tất cả tiểu đoàn quay nhìn anh lính. Anh ta tháo mũ và nhìn xuống ruộng xăm xắp nước. Thầy tôi lại bảo: “Bây giờ anh hãy bỏ mũ xuống ruộng, và lấy giầy sô của anh đạp lên chiếc mũ anh đi”. Cả tiểu đoàn phá lên cười rồi cùng hô to ủng hộ anh lính hãy làm theo lệnh. Anh lính tuân thủ trong tiếng cổ vũ của đồng đội. Tinh thần liên kết và tình đồng đội của tiểu đoàn được nâng cao và anh lính cũng học được bài học của mình. Từ hai câu chuyện trên, ông nói với tôi: “Người lãnh đạo trước nhất là phải có kiến năng. Không đủ khả năng thì sớm muộn gì thuộc hạ dưới quyền cũng sẽ nhìn ra sự bất tài của lãnh đạo. Thứ hai là phải có lòng quan tâm đến những cộng sự viên của mình. Họ cần biết rằng khi họ gặp khó khăn, nguy hiểm, lãnh đạo sẽ luôn có mặt để giúp họ, giải nguy cho họ, cùng họ vượt qua khó khăn thử thách.” 


Tôi cũng chia xẻ với ông về niềm tin vào lãnh đạo. Đối với tôi, người lãnh đạo cần biết truyền cảm hứng và xây dựng niềm tin. Muốn gầy dựng được niềm tin thì người đầu đàn cần có nhân cách và khả năng. Nhân cách 1 người bao gồm tính chính trực, động cơ và ý định của bạn khi bạn đến với mọi người. (Tôi không muốn nói đến đạo đức vì đạo đức thì còn tùy vào những lăng kính khác nhau tùy tôn giáo và văn hóa). Còn khả năng là bao gồm cả kiến thức, kỹ năng lẫn những kết quả và quá trình thành công trong công việc bạn trách nhiệm. Cả hai yếu tố nhân cách và khả năng đối với tôi trong lãnh đạo đều quan trọng như nhau. Một người anh đầu đàn có thể chân thành, thậm chí trung thực, nhưng bạn có thể sẽ không tin tưởng hoàn toàn vào người ấy nếu họ không mang lại được kết quả đáng kể nào trong nhiều năm tháng lãnh đạo. Cũng thế, nếu một người có kỹ năng, tài năng tuyệt vời với những kết quả thành công tốt nhưng lại thiếu tính trung thực, lời nói và hành động không đi đôi, bạn cũng sẽ không thể tin cậy được vào người ấy. 


Đêm gần sáng, tôi kể ông nghe lời một người cộng sự viên cũ trong nước gần đây liên lạc trở lại và nói với tôi: “Ước gì em có can đảm rũ bỏ tất cả...”. Tôi nói với ông điều này. Ông bảo: “Tuy chúng ta đấu tranh bất bạo động, nhưng các con phải xem nó không khác gì 1 trận chiến. Những kẻ bỏ cuộc sẽ chết.” Tôi đã trải qua nhiều mất mát trong suốt hơn thập niên qua. Và tôi biết ông nói đúng. Tôi không thể cho phép mình bỏ cuộc. Cảm giác mất mát hôm nay sẽ không thể khiến tôi bỏ cuộc. Không phải vì tôi, kẻ bỏ cuộc sẽ chết, nhưng vì nếu mỗi người chúng ta bỏ cuộc thì cả dân tộc sẽ chết. Đất nước tôi sẽ bị sáp nhập thành lãnh thổ của Tàu cộng. Tôi sẽ thực sự là kẻ mất quê hương. Tôi biết tôi phải mạnh mẽ hơn lên để tiếp tục đi tới, dù có phải độc hành trên con đường trước mặt. Tôi nhắc lại với ông câu nói mà bố của ông đã từng nói: “Hạnh phúc là làm được tốt những điều cần làm”. Ông cười to và xoa đầu khen trí nhớ tôi tốt. Bất chợt tôi không còn thấy mình lẻ loi nữa. Ông như gốc đại thụ giúp tôi thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đã chọn. 


Buổi sáng, khi chia tay, ông nói: “Chi, con là người bạn favorite của ta. Ta tin tưởng tuyệt đối con sẽ hoàn thành tốt những việc cần làm, và con sẽ tìm được hạnh phúc. Con xa ta nhưng con luôn hiện hữu trong lòng ta. Hãy nhớ lấy điều ấy để con không cảm thấy cô đơn trong lý tưởng của con”. Trên đường trở về, tôi quyết định dừng xe lại dọc đường. Nhìn vọng ra mặt hồ xưa, tôi chợt nhớ câu nói: “không ai có thể tắm hai lần cùng 1 giòng sông”. Nước đã trôi đi không bao giờ trở lại. Vẫn cảnh cũ, những người xưa giờ đã đổi thay không còn. Hai bên đường những hàng cây dogwood vô tình bỏ lại tôi một mình buổi sáng đông giá lạnh... Mưa bắt đầu rơi, những giọt mưa tiễn đưa những ngày cuối năm. Tôi trở vào xe, nhìn con đường trước mặt, tôi biết tôi sẽ cần phải làm gì trong những ngày mới của năm 2020. 


31/12/2019
Ls Đặng Thanh Chi
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.