logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/01/2020 lúc 10:58:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thủy thủ Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain hướng dẫn kỹ thuật cứu nạn cho Hải quân Việt Nam. Ảnh chụp ngày 11/08/2010. U.S. Navy / Brock A. Taylor

Mười năm là một thời gian dài để chờ đợi một điều gì. Nhưng theo hai tác giả Derek Grossman và Christopher Sharman trên War On The Rock, việc Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng vào ngày 25/11/2019 xứng đáng để được chờ đợi.
Đây là Sách Trắng quốc phòng đầu tiên kể từ năm 2009, và thứ tư từ khi Hà Nội bắt đầu công bố vào năm 1998 đến nay. Thường thì chỉ nhằm khẳng định chính sách trước những mối đe dọa cho an ninh Việt Nam từ bên ngoài, Sách Trắng quốc phòng với cách diễn đạt theo kiểu chủ nghĩa Mác-Lê, những từ ngữ đầy ẩn ý, khó thể nhận ra một thông điệp rõ ràng từ đó.
Tuy nhiên theo hai tác giả Grossman và Sharman, Sách Trắng quốc phòng 2019 là một lời cảnh báo cho Trung Quốc – vốn là mối đe dọa hầu như duy nhất của Việt Nam – rằng Hà Nội có thể siết chặt quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ nếu Bắc Kinh tiếp tục tỏ thái độ hung hăng trên Biển Đông. Đồng thời là một thông điệp ý nghĩa cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở » của Washington.
Lời cảnh báo cho Trung Quốc…
Quan hệ Việt-Trung xưa nay vốn phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt, Việt Nam rất vị nể Trung Quốc, cố gắng hợp tác với Bắc Kinh trên nhiều lãnh vực, từ an ninh cho đến kinh tế. Năm 2008 Việt Nam còn nâng tầm quan hệ với Trung Quốc lên mức « đối tác hợp tác chiến lược toàn diện », mức cao nhất chưa bao giờ dành cho một cường quốc. Mặt khác, Hà Nội ngày càng tức giận trước các hành động hà hiếp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Căng thẳng đặc biệt tăng cao vào mùa hè vừa qua, với việc Trung Quốc đưa tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 tung hoành ngang dọc tại bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt nhiều tháng trời. Hà Nội cũng hết sức nghi ngại trước việc Bắc Kinh dẫn dụ các đối tác thân cận của Việt Nam là Cam Bốt và Lào tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường, có thể được thiết kế nhằm bao vây Việt Nam.
Mặc dù Hà Nội rất cẩn trọng trong đối sách với người láng giềng khổng lồ, Sách Trắng quốc phòng 2019 tỏ ra tiêu cực với Trung Quốc hơn tất cả các Sách Trắng trước đó. Năm 2009, Sách Trắng quốc phòng chỉ nêu ra từ « Trung Quốc » có bốn lần trong văn bản chính (không kể các phụ lục), và mô tả một cách rất tích cực, nhấn mạnh đến các hoạt động song phương mang tính xây dựng như việc phân định vịnh Bắc bộ và biên giới trên đất liền.
Còn trong Sách Trắng quốc phòng 2019, từ « Trung Quốc » được nêu ra tám lần, trong đó có ba lần liên quan đến việc Bắc Kinh gây bất ổn trên Biển Đông. Đáng chú ý là Sách Trắng ghi : « Những bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chủ quyền tại Biển Đông là một tồn tại lịch sử, cần được giải quyết một cách thận trọng, tránh các tác động tiêu cực ».
…Và cánh cửa đã mở hé cho Hoa Kỳ
Nhưng đối với Việt Nam, giữ cân bằng là việc cốt yếu, nên Sách Trắng hoàn toàn im lặng về những xung đột quân sự với nước láng giềng phương bắc. Cũng giống như các Sách Trắng quốc phòng trước đó, Hà Nội mô tả chi tiết cuộc chiến với Pháp và Mỹ, nhưng không hề đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Cũng không nhắc tới chiến dịch năm 1978 ở Cam Bốt chống lại quân Khmer Đỏ được Trung Quốc hỗ trợ.
Tất nhiên các xung đột quan trọng trên biển cũng không được nêu ra, kể cả vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988, vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du (Haiyang Shiyou) 981 đến vùng biển Hoàng Sa năm 2014, và mới nhất là vụ đối đầu ở bãi Tư Chính năm 2019.
Tuy vậy các tác giả ghi nhận tại những chỗ khác Việt Nam nới tay hơn, thậm chí hồi tháng 2/1979, nhân kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc, còn để cho một số nhà bình luận gọi thẳng Trung Quốc là « kẻ xâm lược ». Quyết định không nhắc đến những vụ tấn công của Trung Quốc trong quá khứ trong Sách Trắng quốc phòng cho thấy Hà Nội không muốn đi quá xa trong việc chỉ trích Bắc Kinh.
Với Sách Trắng quốc phòng lần này, Hà Nội dường như mở rộng chính sách « ba không ». Đó là chính sách « không tham gia các liên minh quân sự, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia ». Sách Trắng 2019 nói thêm rằng Hà Nội chống lại việc « sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ».
Thoạt nhìn thì đây chỉ là tiêu chí bình thường trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên đặt trong bối cảnh vụ đối đầu ở bãi Tư Chính mới đây và vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014, vốn suýt nữa thì vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chừng như Hà Nội muốn tỏ dấu hiệu muốn tránh khởi đầu một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc.
Khái niệm « Ấn Độ-Thái Bình Dương » tự do và rộng mở
Ẩn trong Sách Trắng quốc phòng mới, là một thông điệp tinh tế cho Washington. Chẳng hạn văn bản sử dụng cụm từ « Ấn Độ-Thái Bình Dương », ghi rằng « Việt Nam sẵn sàng tham gia các cơ chế hợp tác an ninh quốc phòng…kể cả tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Khi dùng cụm từ do chính quyền Donald Trump đưa ra, dường như Việt Nam muốn cho Trung Quốc thấy rằng Hà Nội ủng hộ khái niệm này.
Từ trước đến nay, từ « Ấn Độ-Thái Bình Dương » chỉ mới được sử dụng mỗi một lần, trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 3/2018 của chủ tịch Trần Đại Quang nay đã quá cố. Việt Nam vốn cẩn trọng trong từ ngữ, nên việc Sách Trắng 2019 đưa cụm từ này vào là rất ý nghĩa.
Bên cạnh đó Sách Trắng quốc phòng cho biết « tùy theo tình huống và điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc việc phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng cần thiết và thích hợp với các nước khác ». Diễn dịch một cách chừng mực, thì nếu Trung Quốc tiếp tục bắt nạt trên Biển Đông, Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ lên mức « đối tác chiến lược », chỉ dấu cho mối quan hệ mang lại lợi ích lâu dài để làm đối trọng với Trung Quốc.
Xung đột địa chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc là cơ hội cho Washington để hợp tác với Hà Nội, vì lợi ích của đôi bên. Tuy nhiên Hà Nội luôn muốn độc lập, tránh trở thành một quân cờ giữa hai đại cường Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sách Trắng cảnh báo không để Biển Đông trở thành điểm nóng đối đầu giữa các cường quốc. Có nghĩa là Việt Nam vẫn luôn chủ trương « ba không », ngại tham gia các hoạt động đối kháng với Bắc Kinh, ngoại trừ trường hợp bị Trung Quốc đe dọa trước. Khó thể có việc Việt Nam tham gia với bộ tứ Úc, Ấn, Nhật, Mỹ.
Hợp tác an ninh phi truyền thống
Tuy nhiên vẫn có những vấn đề an ninh phi truyền thống, như gởi các chiến hạm đến thăm viếng xã giao, và hợp tác quốc phòng đa phương. Qua đó Washington có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam mà không gây phương hại đến nỗ lực giữ thăng bằng của Hà Nội. Các mối đe dọa tin tặc, khủng bố, biến đổi khí hậu, hải tặc, thảm họa môi trường không phải là những khái niệm mới, nhưng trong Sách Trắng 2019 nhấn mạnh đến « các thách thức nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực ». Hợp tác trong các vấn đề như trên là vô hại, Việt Nam có thể làm việc với Hoa Kỳ mà không chọc giận Trung Quốc.
Sách Trắng cho biết Việt Nam « ưu tiên » cho việc hợp tác an ninh phi truyền thống « với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới », bên cạnh đó « sẵn sàng mở rộng quan hệ quốc phòng, bất chấp chế độ chính trị và trình độ phát triển ». Như vậy triển khai thêm sự hợp tác Việt-Mỹ hiện nay trong trợ giúp nhân đạo và thảm họa, có thể là một gợi mở cho Washington.
Nghị định 104/2012/NĐ-CP của Việt Nam năm 2012 chỉ cho phép các chiến hạm nước ngoài viếng thăm xã giao một lần trong năm. Nhưng Sách Trắng 2019 viết : « Việt Nam sẵn sàng đón tiếp các tàu của hải quân, lực lượng tuần duyên và các tổ chức quốc tế đến thăm cảng hoặc quá cảnh kể cả để sửa chữa, tiếp tế hay tránh bão ». Như vậy Việt Nam muốn gia tăng số lần ghé cảng, qua việc mở rộng cho nhiều loại tàu thay vì chỉ có tàu quân sự nước ngoài theo định nghĩa trong nghị định 104.
Việc sửa đổi nghị định này có thể là cơ hội cho Hải quân và tuần duyên Mỹ gia tăng số lần đến cảng Việt Nam, với lý do sửa chữa hay tiếp tế. Cho dù Việt Nam có thể điều chỉnh tần số ghé cảng để tránh bị Bắc Kinh coi là khiêu khích, nhưng vẫn khẳng định được tính độc lập với việc cho tàu Mỹ đến thường xuyên hơn, để bày tỏ sự bất mãn trước sự chèn ép của Trung Quốc.
Cuối cùng, khi nhấn mạnh vào hợp tác quốc phòng đa phương, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với các đối tác trên toàn cầu. Các diễn đàn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) nhằm xúc tiến hòa bình và ổn định khu vực, và các cuộc tập trận không nhắm vào một quốc gia nào, là lý tưởng cho nền ngoại giao quốc phòng của Việt Nam.
Việc đưa phụ lục này vào cho thấy việc hợp tác trong các hoạt động quân sự đa phương là một ưu tiên của Hà Nội. Bài viết nhắc nhở, Washington là một thành viên của ADMM Plus và ARF. Sử dụng các thiết chế này để đào sâu thêm việc hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN khác mang lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hãy để Việt Nam đi bước trước
Bài viết kết luận, Sách Trắng quốc phòng 2019 là lời cảnh báo cho Trung Quốc và là cơ hội cho Hoa Kỳ. Trong tương lai, Washington không cần phải cố « thuyết phục » Hà Nội về việc gia tăng các hoạt động quốc phòng song phương. Sách Trắng cho thấy Việt Nam « tình trong như đã, mặt ngoài còn e ». Washington chỉ cần trấn an Hà Nội về sự cam kết của Hoa Kỳ qua việc tăng cường các trao đổi quân sự hiện có, như vậy Việt Nam sẽ tự tin hơn để đối đầu với Trung Quốc, một khi tình thế bắt buộc.
Derek Grossman là chuyên gia phân tích quốc phòng của RAND Corporation, một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
Christopher Sharman là đại úy Hải quân Mỹ, từng là tùy viên của Hải quân tại Việt Nam và Trung Quốc, chuyên nghiên cứu về an ninh tại Viện đại học Stanford, California, Hoa Kỳ.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.