logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/01/2020 lúc 09:17:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một hôm rảnh, mà lại tiện đường nữa, tôi tạt qua căn nhà cũ của tôi. Sáng cuối thu không lạnh lắm, nhưng nắng đầu đông đã nhạt đi nhiều so với mùa hè mới đó đã qua. Hình như người đi luôn thấy thời gian nhanh hơn người ở lại. Chào hỏi người hàng xóm cũ là một cựu quân nhân trên Đệ thất hạm đội của Mỹ ở Thái Bình Dương. Ông bị thương và giải ngũ. Hàng xóm với nhau bao nhiêu năm trời, tôi cứ tưởng ông không biết già vì thấy ông cứ như vậy mãi, tôi tin cái nhận xét chủ quan của mình là Mỹ đen lâu già hơn Mỹ trắng, chứ ai lại không già đi, và phần khác là gặp nhau thường thì khó nhận ra những thay đổi. Ông Wilson trẻ mãi không già của tôi, mới mấy năm xa vắng mà ông đã tóc bạc nhiều, dáng đi chậm chập hơn mấy năm trước thấy rõ… Nhớ khi tôi còn ở căn nhà này, những ngày cuối tuần, ông thường gõ cửa bờ rào sau nhà vì biết tôi ưa ngồi uống cà phê, đọc báo ngoài patio. Ông thường hỏi tôi về việc sửa chữa nhà cửa vì ông không biết, mà cũng không có nhiều tiền để kêu thợ. Sau đó là trò chuyện trên trời dưới đất với nhau một lát. Nhưng cuộc gặp lại hôm nay dù cả tôi và ông cùng rất vui, chỉ tiếc là thời lượng tán gẫu không nhiều như xưa vì ông cảm thấy lạnh! Ông mời tôi vào nhà ông để trò chuyện tiếp, nhưng tôi từ chối. Nhìn ông lững thững vô nhà, chỉ còn là một người già chứ không còn chút dáng vẻ nào của một cựu quân nhân.
Bước thời gian không chừa ai hết!
Tôi còn lại một mình, ngồi nhìn căn nhà đầy ắp kỷ niệm của chính mình. Nhớ hồi mới qua Mỹ, mua căn nhà này với bao hăm hở sửa sang, xây dựng thêm cho phù hợp với đời sống của một gia đình Việt nam trong tâm thức còn trĩu nặng văn hoá: an cư lạc nghiệp. Nhớ cảm giác trông thuế trả về hàng năm sau mùa thuế để có tiền tu sửa căn nhà, và công sức đổ ra biết bao nhiêu để hoàn thiện nơi ăn chốn ở. Sau đó là vợ chồng miệt mài đi làm để trả dứt nợ nhà, mua xe mới… Sự bắt đầu hăm hở đã vơi phấn chấn với những mùa về, ngồi nhìn tuyết rơi mà nhớ quê cũ đã bao năm không về, bao người thân đã ra đi theo thời gian mà mỗi người là một món nợ ân tình khó trả. Mộng tưởng vỡ oà ngoài khung cửa mùa đông với những bông tuyết bay, trên bệ cửa sổ chỗ bồn rửa chén không biết có còn xác trà khô khốc dưới gốc phong lan; những buổi sáng mùa đông đi thay bình trà mới luôn thấy xác trà khô quắp lại cho hoa phong lan trắng muốt, ngát hương… sự hy sinh nào chả thầm lặng dưới gốc để trên ngọn nở hoa. Hiểu ra đạo lý thì cha mẹ đã không còn.
Bầu trời xám nặng của mùa đông buồn muôn thuở, sương mù lãng đãng với mưa thưa. Ngồi trong xe, nhìn ngắm căn nhà mà tôi đã hiện diện khắp nơi, từ trong ra ngoài đều có dấu bàn tay tôi sơn sửa. Căn nhà cũng có linh hồn nên nó lùa ra nỗi nhớ đón tôi ghé thăm; Cây sồi bé con tôi nhặt về từ Oklahoma năm nào, nó cao lớn hơn tôi nghĩ, nhưng chưa bỏ được tính thở than của trẻ con, hình như nó trách tôi bỏ bê cành lá không cắt tỉa; Đến cái bờ rào kiêu hãnh với xóm làng một thời chỉ còn thời gian lưu trú trên nó sự bạc phai theo mưa nắng nơi này… Nỗi buồn không gian hiện hữu như tuổi đời chồng chất nên người ta chỉ biết nhìn lại những công trình tạo dựng để hiểu ra việc giữ gìn những công trình đó mới đáng kể hơn là xây dựng…
Biết là căn nhà trao lại cho con ở chứ đâu có bán cho ai đâu mà cũng cứ đau lòng. Con tôi cũng biết cắt cỏ, chăm sóc nhà cửa theo khả năng và hiểu biết của nó. Nhưng căn nhà vẫn già đi thấy rõ, màu gạch không phai đi bao nhiêu, nhưng bụi thời gian phủ lên sự mới mẻ hôm nào một nét buồn man mác như trời cuối thu, gió thu, nắng thu, trong mắt thu đã về. Nhớ tuổi thơ của thằng bé hôm nào còn chạy chơi khắp công viên trước nhà thì nay đã là người chủ căn nhà với đầy đủ trách nhiệm của một gia chủ. Nhìn nó ra lấy thơ mà như thấy chính tôi hồi mới mua căn nhà này. Giờ, con tôi đã bằng tuổi tôi hồi cha con ròng rã với nhau suốt mùa hè mà làm bờ rào mới, cất patio, đổ nền xi măng, làm hệ thống tưới cỏ tự động, lợp mái mới, sơn lại trong ngoài ngôi nhà… Người ta bao giờ cũng muốn hoàn thiện nhất nên không tiếc công sức, nhưng trớ trêu là công sức để giữ gìn sự hoàn thiện là điều oan nghiệt.
Có lẽ khi con tôi đọc bài viết này, nó sẽ thắc mắc. Sao bố ghé thăm nhà mà không vô? Thấy con ra lấy thơ thì biết con đang ở nhà, sao không vô? Nhưng rồi con tôi sẽ hiểu sự rời xa quê xưa của tôi với bao tâm nguyện, thì nay chỉ còn tâm thức như mùa đông đang về; sự an cư với ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi cho sinh hoạt của một gia đình Việt hôm nào còn làm tôi mất ăn mất ngủ để hoàn tất vì tài chánh eo hẹp, thời gian eo hẹp. Nay nhìn lại thành quả của sự cố gắng hôm nào mới hiểu ra cái đạt được trong quá khứ không phải là những gì làm được hôm xưa mà là sự đồng tâm hiệp lực của cả nhà, mỗi người một tay dựng nên công trình chung để cùng sống, thì cuộc sống lại thay đổi hoàn cảnh theo thời gian để không giữ mãi được sự ấm cúng gia đình. Con lớn, có nhu cầu sống tách riêng ra khỏi cha mẹ; cha mẹ già đi, có nhu cầu sống yên tĩnh hơn những ngày thân ái… Ngày xưa, tôi cũng từng rời khỏi gia đình sau đại học, mua nhà riêng sau khi lập gia đình, cuối cùng là rời khỏi quê hương vì tương lai con cái. Trên quê thứ hai này, mọi sự bắt đầu từ con số không. Bây giờ bảo nhìn lên thì vẫn trời, nhìn xuống vẫn đất; tâm bình khí hoà ngồi nhìn vào đời người ngắn ngủi nhưng lúc nào cũng lo trước hụt sau. Sự tiến bước nghe chừng đã mỏi, mà ngoái lại chỉ còn một quê hương xa mù, nhiều người thân đã lần lượt ra đi, những kỷ niệm mang theo đã thành dĩ vãng nhạt nhoà…
Biết đâu được đây là lần cuối tôi trở về căn nhà cũ. Bởi ai biết được chuyện ngày mai! Tôi chỉ tin tưởng được điều vừa cảm nhận: xây dựng đã khó, nhưng gìn giữ được công trình đã xây dựng càng khó vì quy luật của tự nhiên là tàn phai, đời sống là mai một ký ức. Nên sự trở lại nào cũng ngậm ngùi với dấu ấn thời gian.
Chào mái nhà xưa tôi đi, như bái biệt quê nhà lần trước, chào quãng đời thật đẹp với biết bao mồ hôi xây dựng, tiếng khóc trẻ con ra đời từ căn nhà này của thằng con nhỏ trong nhà, tiếng cười gia đình trong mùa lễ hội quây quần bên lò sưởi… chào những người hàng xóm tốt bụng, chào công viên trước nhà, chào con đường mỗi ngày tôi đi về trong một đoạn đời thật đẹp… chào cuộc đời bao dung đã cho những người xa xứ cơ hội làm việc không mệt mỏi thì để xây dựng thì mới có cái để tàn phai… Hoá ra tôi đã là một người khác như lời nhạc “về thu xếp lại…” Cái gì cũng tìm cách gói gém lại sao cho đơn giản, gọn nhẹ. Một cuộc bắt đầu mới cho một giai đoạn mới của cuộc đời, hay là đoạn kết mà ai rồi cũng…
Định đi, thì người hàng xóm khác ra ngõ, ra xe bà để đi đâu đó… bà chào hỏi tôi như người quen lâu năm gặp lại. Chào ông. Ông khoẻ chứ? Lần này ông sang chơi có được lâu không?
Ôi người hàng xóm đã từng làm tôi tá hoả với trang phục của bà. Mùa hè thì bà như con két khổng lồ với nhiều màu sắc chói chang, mùa đông thì bà như con gấu mẹ vĩ đại trong những chiếc áo lông xù… Nay bà đã lão tới bà lầm tôi với người anh tôi ở tiểu bang xa, thỉnh thoảng anh sang thăm gia đình tôi. Tôi không biết mình có nên đính chánh: Tôi đây. Tôi là chủ căn nhà này năm xưa. Tôi không phải là người anh tôi ở tiểu bang xa… Nhưng đính chánh làm gì trong cuộc đời khi đã hiểu ra tất cả đều thay đổi để có sự sinh ra và sự mất đi…
Những dây đèn Giáng sinh ngoài công viên vừa được những người thợ gắn xong. Họ thử đèn nhấp nháy như kích hoạt hưng phấn trong lòng người ngụ cư quanh đây với một Giáng sinh nữa đã về. Tôi là người rời xa khi lái xe đi…

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.