logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/01/2020 lúc 02:17:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khai bút đầu năm: Chống và diệt tham nhũng quá trễ nhưng chưa muộn?

Cuối năm vừa qua, Tòa án Việt Nam đã xử sơ thẩm đại án điển hình thứ ba, với các bản án nặng nề dành cho các quan chức thuộc hạng “hổ beo” trong chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” theo gương Trung Quốc, mà cụ Tổng-Tịch Nguyễn Phú Trọng đã phát động và cầm trịch hơn một năm qua. Một trong hai con hổ suýt “dựa cột” nếu gia đình không kịp đem nộp lại số tiền 3 triệu Mỹ Kim đã tham nhũng được; cũng như nhiều bị can khác đã được giảm án nhờ giao nạp lại tiền tham nhũng, khắc phục hậu quả do phạm tội gây ra.
Nhớ lại hai vụ đại án điển hình trước đây là đại án “Thủy điện Sông Đà” vàOcean Bank” nay là “Mobifone” tất cả đã đưa được vai ba con hổ bự thuộc hàng bất khả xâm phạm như “Ủy viên Bộ Chính trị” (Đinh La Thăng) hay Ủy viên Trung ương đảng (Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn) từng nắm những chức vụ Bộ trưởng trong chính phủ vốn là môi trường béo bở cho vi trùng tham nhũng phát triển. Qua các đại án điển hình này, dường như cụ Tổng -Tịch Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ cho nhân dân thấy thực tâm và quyết tâm diệt tham nhũng triệt để, không khoan nhượng, “không có vùng cấm” để “trong sạch hóa guồng máy cai trị, lấy lại niềm tin trong nhân dân” (đã mất từ lâu); như Ông từng nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người hoài nghi cho rằng chiến dịch chống và diệt tham nhũng của ông Tổng-Tịch chỉ là “mượn gió bẻ măng”, dùng chính nghĩa chống và diệt tham nhũng để thực hiện ý đồ đen tối, là loại trừ những phe cánh khác trong nội bộ Đảng, củng cố quyền lực tập trung trong phe cánh mình. Thực hư thế nào thì cần phải chờ xem thực tế ra sao.
Hiện tại, với cái nhìn khách quan qua hiện tượng, người viết tạm tin vào thực tâm chống và diệt tham nhũng triệt để của Cụ Tổng Trọng, là để cứu “sinh mạng chính trị của Đảng và Nhà nước ta” như mối lo chung của các lãnh đạo của “ Đảng ta”. Tuy nhiên, người viết cho rằng bây giờ mới “chống và diệt tham nhũng triệt để có thể là quá trễ, nhưng vẫn chưa muộn”. Vì sao?
Nội dung bài viết này lần lượt trình bày:
Thực trạng tham nhũng tại Việt Nam.
Chủ trương và hiệu quả của các biện pháp chống và diệt tham nhũng của chính quyền.
Chống và diệt tham nhũng triệt để có quá trễ, nhưng chưa muộn?
I - THỰC TRẠNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM
1 - Thế nào là tham những?
Theo chuyên trang giáo dục đào tạo phòng chống tham nhũng định nghĩa thì: Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của. Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật hiện hành Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.
2 - Thực trạng tham nhũng tại Việt Nam
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Trích tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% đầu tư hạ tầng".
Về mặt chính quyền thì nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi còn tại chức đã từng phát biểu: "Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người". Đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì nói: "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có...”
- Theo xếp hạng mức độ tham nhũng thế giới năm 2015, Việt Nam xếp thứ 112/168 quốc gia được khảo sát.
Đội cảnh sát giao thông, một trong ba cơ quan ở mức tham nhũng cao nhất theo báo cáo của Chính phủ Việt Nam.Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: (1)Địa chính nhà đất, (2)Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu (3) Cảnh sát giao thông.
- Theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Cảnh sát về ảnh hưởng của tham nhũng đến công chúng, ba cơ quan/tổ chức dẫn đầu là: (1) Công an (2) Giáo dục (3) Cán bộ, công chức
Ngoài ra trong số 10 cơ quan được "bầu chọn" có nhiều tham nhũng là cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế.
Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ (CG) ngày 9/6/2006 đều nhận định: "Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động".
Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2011, nguyên Chủ tịch nước lúc bấy giờ là Trương Tấn Sang đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cả đất nước này”.
Theo Nhận xét trong nước năm 2016:
- Ngày 12-7, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng. Phó thủ tướng chính phủ Trương Hòa Bình lúc dó nhận định, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước, lĩnh vực tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ... “Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên trong đó có những người được giao những chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc."
- Ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an cho biết ý kiến: “Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.” Ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du lịch nhận định: “Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi… chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…”.
Theo nhận xét quốc tế, chỉ số tham nhũng của Việt Nam từ 2001 đến 2011 dao động từ 2.4 đến 2.9 (trên tổng số 10, chỉ số càng nhỏ thì tham nhũng càng cao). Từ 2012 đến 2018, chỉ số này dao động từ 31 đến 35 (trên thang điểm 100). Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 117/180.
Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (tức Transparency International), công bố năm 2010 thì Việt Nam được 2.7 trên 10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao).
Sang năm 2011 số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam cho thấy tham nhũng vẫn là mối lo ngại chính đối với quốc gia này. So sánh hai năm 2010-2011 thì không có thay đổi đáng kể nào trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính phủ.
Chỉ số của CPI sau năm 2011 thì dùng 0 đến 100 điểm. Số điểm thấp là nhiều tham nhũng. Con số cao là minh bạch, trong sạch. Theo cuộc khảo xét năm 2012 thì điểm số của Việt Nam tăng nhẹ từ 2,9 (thang 10) lên 31 (thang 100), nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không những so với các quốc gia tiên tiến mà cả với các nước lân bang trong khu vực.
Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền. 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả.
Theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ thì cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất. Chia thành từng tiêu chí một thì Việt Nam có những nhược điểm vì chồng tréo giữa cơ quan nhà nước và doanh thương, dẫn đến vấn đề "lại quả" và quan liêu trong việc quản lý. Việt Nam cũng kém vì thiếu sự giám sát của các tổ chức dân sự. Kém nhất là tình trạng thiếu minh bạch trong hành chính.
II - CHỦ TRƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÌ SAO?
Nhận xét tổng quát thì hệ thống phòng chống tham nhũng ở Việt Nam khá đồng bộ và phức tạp. Đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bên Chính phủ có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra chính phủ đứng đầu. Hầu như tất cả các Bộ ngành, UBND đều có cơ quan phòng chống tham nhũng. Ông Vũ Tiến Chiến, nguyên Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương từng nói: "tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả của công tác phòng, chống vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi."
Góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN, ĐBQH Nguyễn Đăng Trừng tại chức lúc đó (chưa bị khai trừ khỏi đảng) ví rằng: "Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ." Phát biểu trong phiên thảo luận dự thảo văn kiện trên, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) trước đây cũng từng nói "Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên".
Ngày 23 tháng 12 năm 2005 Quốc hội Việt nam thông qua "Luật Phòng chống tham nhũng". Luật này đã trao quyền diều hành Ban Chỉ đạo và trực tiếp điều hành công cuộc phòng chống tham nhũng cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ, mà trước đây do Thủ tướng Chính phủ đảm trách, vì Ban Chỉ đạo đã không thi hành được đặc nhiệm. Chính sự luật hóa này mà hơn một năm qua Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có tư thế quyền lực mạnh để phát động một một cao trào chống và diệt tham nhũng triệt để, “không có vùng cấm”. Từ đó và nhờ đó công cuộc phòng chống tham nhũng tại Việt Nam đã tạo được bước “đột phá”, có được một số thành quả nhất định, có tác dụng làm khựng lại tệ trạng tham nhũng trầm trọng mang tính hệ thống. Những thành quả tiêu biểu to lớn nhất là hai đại án tham nhũng “Thủy Điện Sông Đà” và “Ocean Bank” năm 2018 và đại án “Mobifone” mới kết thúc sơ thẩm vào những ngày cuối năm 2019 vừa qua. Cả ba đại án này đã “Đả được ba hổ bự ” (Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn) một số ít hạng beo và khá đông hạng ruồi lớn bé. Đồng thời đã thâu lại được khá nhiều tiền tham ô lên đến hàng trăm tỷ đồng. do các bị can hoàn trả để được giảm án theo chủ trương “khoan hồng với ai khắc phục hết theo đúng tinh thần ‘trị bệnh cứu người của Đảng”. được báo Người Lao động hôm 27/12/2019 ghi lại lời ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư (chuẩn Tổng Bí Thư kế nhiệm Tổng-Tịch Nguyễn Phú Trọng?) đã phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác năm 2020 của ngành Kiểm sát nhân dân, đã đề cập đến vụ án MobiFone mua cổ phần AVG,
III - DIỆT THAM NHŨNG TRIỆT ĐỂ TRỄ NHƯNG CHƯA MUỘN?
1 - Diệt tham nhũng triệt để quá trễ
Đúng ra, diệt tham nhũng triệt để cần và phải làm sớm hơn ở Việt Nam. Tỷ như phải làm trước thời kỳ “Mở cửa” (trước 1995) sau khi Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội bị thất bại hoàn toàn(1976-1986), “Đổi mới” cũng không cứu vãn được (1986-1995) phải “Mở cửa” làm ăn với thế giới bên ngoài (1995 đến nay 2020 vẫn đang tiếp tục) , bằng con đường “kinh tế trường theo định hướng tư bản chủa nghĩa”(không phải định hướng xã hội chủ nghĩa như “Đảng ta” nói, để tránh phải thú nhận xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt nam đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn).
Phải diệt tham nhũng triệt để sớm hơn tại Việt Nam, là vì trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội “vi trùng tham nhũng” còn yếu, môi trường phát triển không thuận lợi. Vì ai cũng biết, tham nhũng thường phát triển yếu ớt trong môi trường “kinh tế xã hội chủ nghĩa nghèo nàn lạc hậu”, chỉ phát triển nhanh và mạnh trong mội trường “mật ngọt kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”.
Thật vậy, trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, với nền kinh tế quốc doanh, tài hóa nhà nước và xã hội còn nghèo nàn, “công nhân nhà máy quốc doanh” hay “nông dân hợp tác xã hay nông trường quốc doanh ”, dù thi đua lao động “ làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, quá lắm con chuột tham nhũng cũng chỉ gặm nhấm đến mức độ “Công nhân, nông dân lao động bằng hai, để cho cán bộ mua đài (radio) sắm xe (xe đạp hay xe gắn máy là cùng).”
Thế nhưng, sau “mở cửa” trong “môi trường mật ngọt kinh tế thị trường” tham nhũng đã phát triển nhanh và mạnh, các quan tham không còn “mua đài” ( vì quá lỗi thời) mà mua “ Điện thoại cầm tay, TV, tủ lạnh” đủ kiểu tối tân, đắt tiền, sắm “xe hơi đủ hiệu” sang trọng, xây nhà lầu với trang bị đầy đủ tiện nghi tân kỳ của thời đại, từ trong nước ra hải ngoại; để có nơi ăn chốn ở thuận lợi cho các cậu ấm, cô chiêu du học “vừa học, vừa hưởng”…Tiền đâu nhiều thế? Câu trả lời không khó: Tiền tham nhũng mà có đó, chẳng cần kiểm kê tài sản các cán bộ đảng viên CS có chức, có quyền lớn bé các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, nắm giữ những vị thế có môi trường béo bở, đầy cám dỗ.
Và như thế, việc chống và diệt tham nhũng quá trễ, tham nhũng từ một căn bệnh nhẹ trị dễ,ít tốn kém công sức, hậu quả thất thoát công quỹ do đục khoét công quỹ, hay nhũng nhiễu làm tiền nhân dân ở mức độ thấp…Thế nhưng, vì trễ, nên nay trở thành căn bệnh trầm kha, chữa trị khó, tôn nhiều công sức, tham nhũng đã trở thành hệ thống bao che, hổ trợ, cấu kết với nhau (lợi ích nhóm). Hệ quả là tệ nạn tham nhũng đã gây tồn hại tài hóa cho nhà nước và nhân dân rất lớn, số cán bộ đảng viên tham nhũng bị trừng phạt không nhỏ cũng là tổn thất lớn lao cho đảng cầm quyền về mặt nhân sự. Đó là thực trạng căn bệnh tham nhũng trầm trọng tại Việt Nam hiện nay, mà chúng tôi cho là do thực hiện chống và diệt tham nhũng triệt để, ích cự quá trễ.
Nhớ lại, trước khi rời Việt Nam đến Hoa Kỳ, vào khoảng tháng 2-1992, tôi đã đến gặp người bạn, một đảng viên cộng sản chân chính để chào từ biệt (Chúng tôi đã viết về người bạn thân này trong “Thư xuân viết về và viết cho: người bạn thân, một đảng viên cộng sản đã đăng trên diễn đàn này của VOA vào đầu năm năm 2015). Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng này, chúng tôi có đưa cho người Bạn một tập vở 100 trang với nội dung viết góp ý về một số vấn đề liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó có vấn đền chống và diệt tham nhũng (Chúng tôi có ý định sẽ viết lại toàn bộ góp ý này). Theo đó, chúng tôi đề nghị biện pháp chống và diệt tham nhũng triệt để: (1) Kiểm kê tài sản tất cả cán bộ đảng viên cộng sản lần đầu và sau đó định kỳ hay đột xuất một số đối tượng (2) Đem so sánh khối lượng tài sản (động sản cũng như bất động sản) với lợi tức kiếm được qua lương bổng và chế độ đãi ngộ. Tổng số tài sản vượt quá khả năng lợi tức kiếm được, không chứng minh được nguồn gốc, sẽ bị tịch thu xung công. Nếu có dấu hiệu tài sản vượt quá khả năng kiếm được do vi phạm pháp luật thì bị truy tố, xử tội. (3) Trong lần kiểm kê đầu tiên, cho người tự khai một thời hạn tự giác khai nạp tiền kiếm được do tham nhũng; Hoặc những kẻ tham nhũng tự nguyện tự giác khai nhận và đem trả lại cho công quỹ tiền bạc, vật dụng kiếm được do tham nũng trước khi kiểm kê, đều được miễn tội, không bị truy tố trước pháp luật.Nhưng tùy mức độ sai phạm có thể áp dụng các biện pháp chế tài hành chánh, kỷ luật, giáng chức, cho về hưu…
2 - Trễ nhưng chưa muộn?
Theo nhận định của chúng tôi, chống và diệt tham nhũng triệt để, tích cực ở Việt nam hiện nay, tuy có trễ nhưng chưa muộn. Vì ai cũng biết tham nhũng là một tệ trạng xã hội không chỉ riêng có trong các cơ quan công quyền chế độ hiện nay, mà từng có trong các cơ quan công quyền của các chế độ chính trị trước đó tại Việt Nam. Như thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam, tệ trạng tham nhũng trầm trọng đến độ Phó Tổng Thống Việt nam Cộng Hòa Trần Văn Hương, Chủ tịch Ủy Ban chống tham nhũng quốc gia đã phải thốt lên “Diệt hết tham nhũng thì biết lấy ai mà làm việc bây giờ”.
Đồng thời cũng là tệ trạng chung trong các cơ quan công quyền cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội tư nhân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự khác biệt chỉ là mức độ tham nhũng ít nhiều tùy hoàn cảnh và các biện pháp phòng ngừa chống và diệt tham nhũng của nhà chức trách nơi mỗi quốc gia, tổ chức kinh tế, xã hội dân sự. Điều quan trọng là những nhà lãnh đạo quốc gia trong các chế độ chính trị ấy có thực tâm, quyết tâm thực hiện chống và diệt tham nhũng thực sự hay chỉ là chiêu bài mỵ dân, hay che dấu một ý độ vụ lợi, đen tối. Thành ra, căn bênh tham nhũng đã là mãn tình, phổ quát, công cuộc chống và diệt tham nhũng phải là thường trực, làm sớm thì có hiệu quả tích cực, đỡ tổn thất cho công quỹ quốc gia về tài chánh, tôn thất nhân lực công nhân viên nhà nước, nhất là tổn thất về niềm tin của người dân đối với chính quyền thật khó lường hậu quả.
Điều người dân Việt Nam bây giờ lo ngại, có lẽ là công cuộc chống và diệt tham dũng triệt để, tích cực, trở thành cao trào, có hiệu quả ít nhiều hiện nay, do ông Tổng –Tịch Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí cùng đồng tâm hiệp lực, rồi đây sẽ ra sao, sau khi Ông Trọng về hưu? Liệu người kế nhiệm có đủ bản lãnh, quyết tâm, uy tín như Ông Trọng, để tiếp tục cầm trịch cho công cuộc phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất, dù không tiêu diệt được hoàn toàn tệ trạng này. Vì tham nhũng đã như căn bệnh mãn tính trong quồng máy công quyền các quốc gia, không thể tiêu diệt hết, quá lắm chỉ giữ dược mức độ tham nhũng khả dĩ chấp nhận được theo hoàn cảnh thực tế mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Thiện Ý
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.173 giây.