logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/01/2020 lúc 12:01:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng sớm, thấy trời có chút nắng, tôi trải cái nóp lên trên băng ghế ngồi lái ghe, để phơi cho khô. Sương xuống suốt đêm hôm qua, thấm vào cọng bàng dệt nóp, ướt đẫm cả mảng lớn, thành màu thâm nâu. Thường thì, tôi chỉ cần nằm trên băng ghế này, trùm qua cái mền là xong chuyện ngủ nghê. Thế nhưng, khởi từ đêm 28 Tết, muỗi cả đám, cả đàn, chẳng biết chúng hẹn hò nhau từ lúc nào, kéo về khu bến tàu này. Từ lúc trời mới chạng vạng, muỗi đã túa ra, vi veo inh ỏi gọi nhau bay đi kiếm ăn. Hình như, cái giống muỗi vùng Cà Mau này thô kệch, chớ không thanh nhã, mềm yếu, ẻo lả… như muỗi tỉnh thành, muỗi Sài Gòn. Đã thế, chúng nó gian manh, lại rất hung hăng, tàn bạo như một loài quỉ đỏ khát máu; bụng phình to, căng đỏ, bị động đậy cách mấy, chúng vẫn lì lợm cắm đầu mà hút máu. Mấy đêm nay muỗi nhiều quá, quơ tay là đụng cả đám. Chúng tranh nhau tìm mọi kẻ hở để chui vào trong mền và bu lại châm chích tất cả các chỗ da thịt cạ sát với mền, để hút lấy máu người. Hồi tối này, tôi phải chui vào nóp mà ngủ cho yên thân.
Vũ cũng thức rồi, nghe động đậy trên mui, leo lên đứng bên trên hầm máy, ló người qua mui tàu. Bạn tôi đốt thuốc hút, nhìn quanh quẩn một lúc:
– Ê, vắng quá há mậy!
Tôi ngó lòng vòng từ trên bến tàu xuống dòng sông, rồi lừng khừng nói theo:
– Ừ,… vắng thiệt…!
Bến tàu vắng lặng thật. Không chuyến đi, không chuyến về, như thường ngày. Thường ngày, bến tàu ồn ào gần như suốt cả ngày và đêm; với tiếng máy tàu, tiếng người, tiếng hàng chuyển lên nhà máy, tiếng thùng không kéo xuống tàu,…
Trưa hôm qua, chuyến chở hàng về của ghe chú Tài là chuyến cuối cùng trong năm. Sau đó, văn phòng, công ty đóng cửa nghỉ Tết. Nhân dịp này, ghe tàu chở hàng chạy về quê nhà, hay bến quen của mình, để đón Giao Thừa, ăn Tết với thân quyến, bạn bè. Mấy chiếc từ xa xuống đây làm ăn, như ghe của chúng tôi, thì nằm lại bên bến của công ty. Hai đứa tôi lẩn quẩn ở đây để coi chừng ghe; để lắm lúc bâng khuâng, nghe lòng mình bùi ngùi: xuân này vắng nhà!
Chiều Ba Mươi, chợ tan sớm. Thỉnh thoảng, có chiếc xuồng nhỏ lấp lửng mặt nước, chở dưa hấu, chở mấy chậu hoa cúc, hoa vạn thọ,… các thứ bán không hết về nhà. Trời về chiều u buồn, càng buồn thảm hơn cho cảnh cuối năm còn bị buôn bán ế ẩm…
Đêm hôm qua, đêm Giao Thừa qua đi trong âm thầm, vắng lặng. Không tiếng pháo đón mừng Xuân sang, như những ngày Xuân trước đây, trước Tết Mậu Thân 68. Mấy năm đầu, sau khi chiếm được miền Nam; nhưng không bao giờ chiếm được lòng người. Thừa biết lòng dân căm thù cộng sản, kẻ cai trị cứ nơm nớp sợ hãi, sợ mọi người cùng mọi thứ chung quanh, sợ cả tiếng pháo nổ khi Tết đến. Chiều Ba Mươi vắng lặng. Đêm Giao Thừa u uất, không tiếng pháo rộn rã đón mừng Năm Mới như khi miền Nam còn tự do, an bình.
Sáng nay, ngày Đầu Năm, không mấy ai muốn nhóm chợ. Nãy giờ, lèo tèo vài chiếc xuồng chèo ra hướng chợ, nhưng không thấy chở theo hàng hóa để bán buôn chi cả, chắc người ta chỉ đi đâu đó. Sông nước quanh tôi tĩnh lặng. Nước vào đầy sông. Dòng sông lững lờ, ngừng trôi chảy, chờ lúc đổi chiều đổ ra biển. Mặt sông trông như mặt hồ, như dòng sông Hương của Huế.
“Hò lơ ơ ơ ….. con sông dùng dằng, con sông chảy…
Sông chảy vào lòng,… ơ… ơ…
Hò ơ… Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu… ơ… hò…”
Con sông dùng dằng. Người muốn rời Huế, dùng dằng không đi được!
Sông chảy vào lòng sông như sông chảy vào lòng người. Mà lòng người Huế thì rất sâu, rất đậm trong vui buồn, trong nhung nhớ, trong yêu thương!
Để rồi, từ sau Tết năm Mậu Thân, ở Huế, câu hò ấy thường làm người ta liên tưởng, như trong lòng sông hãy còn xác người chết oan, chết thảm hồi Tết năm 68, làm cho con sông dùng dằng, quyến luyến, không muốn chảy qua!
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tương tàn trên quê hương. Cuộc chiến ấy dài lạ lùng với cái bóng thê lương và dài hơn là chính nó. Đó là cái bóng của trận tổng tấn công tại Huế, Tết năm 1968, do cộng sản chủ trương thực hiện. Phản bội hiệp ước đình chiến Tết Mậu Thân, quân cộng sản tấn công nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam – trong đó có Sài Gòn và Huế.
Huế bị tang thương nhất!
Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, cộng quân tràn vào thành phố Huế và chiếm đóng suốt 25 ngày đêm; chúng đã biến Huế thành địa ngục trần gian. Bọn nằm vùng cùng những tên đi theo cộng sản trở lại Huế, có nhiều cơ hội, có nhiều thời gian, để lùng bắt và giết tất cả những người, những gia đình mà chúng nó không ưa thích hay cho là thù địch của đảng.
Nhã Ca có kể chuyện ngày Tết năm ấy:
“Là người sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết “Giải Khăn Sô cho Huế”. Đây không phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương thơ phú. Chỉ là chuyện thật, chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình, chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao viết vậy.
Ký ức một thời về chiến tranh, khủng bố.
Từ thủa còn bé thơ, hai ba tuổi, tôi đã biết nếm mùi chiến tranh, bom đạn, nhà cửa bị đốt cháy, cả nhà phải chạy loạn, đi tản cư trên những chiếc ghe, người lớn chèo trối chết, thuận hoặc ngược dòng sông để lánh nạn.
Năm 5, 6 tuổi, có lần theo lũ trẻ chơi đùa trên sân đình làng quê, thấy một bãi máu nhuộm đỏ từ gốc cây sung, bọn trẻ chạy theo, lên thềm đình. Xác một người đàn ông bị cưa ra làm 3 khúc. Đầu treo trên cây, thân nằm giữa sân và tay chân sắp trên thềm đình. Người bị giết là một thợ rèn, hiền lành. Việt Minh giết.
Năm tôi 9 tuổi. Tại Huế, Việt Minh cướp chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị, con đường Nam Giao của Huế, nơi có nhiều vườn chùa êm ả bỗng dấy lên nhiều cảnh kinh hoàng. Lúc đó, tôi học ở một trường tiểu học tên là trường Nam Giao. Sáng sớm, mấy bạn trong xóm rủ nhau đi học, bọn con nít chúng tôi thường kinh hoàng la hét, khi thấy một cái đầu bị cắt đứt lìa từ cổ để trong một cái rổ tre với một miểng giấy ghi của Việt Minh lên án Việt gian. Có khi đầu lâu hay thân người, hay cánh tay, đùi chân đặt trên cái rá, cái thúng. Có người tứ chi bị cắt rời, thân bỏ vào bao bố, đầu để ra ngoài, hai con mắt mở trừng trừng, miệng còn dính máu đông, rất hãi hùng.
Nhưng rồi… có một lần, bạn tôi không la, không hét, không xô đẩy. Mà cũng như thấy xung quanh không hề có ai. Cũng không nhấc tay, dợm chân. Bạn đứng sững. Tuy còn là một đứa nhỏ, nhưng tôi biết “đứng như trời trồng” là lúc bạn đứng đó. Hai cái đầu được bày trên hai cái nón lá chính là ba và mẹ của bạn. Bạn ra sao lúc đó? Bạn cứ đứng vậy. Hai mắt bạn cũng trắng dã, trợn trừng như bốn con mắt không thể nhắm của ba mẹ bạn.
Tôi cũng đứng như vậy. Không nhấc nổi tay chân. Không mở miệng. Sau đó, người ta xua đuổi bọn con nít đi…
Và rồi, Tết Mậu Thân 1968, chuyện tàn sát tập thể bằng cách chôn sống đã diễn ra tại Huế. Hàng ngàn dân Huế bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ, ở khe Đá Mài… Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà.
Trong số những người bị chôn có chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.
Trong cuộc hưu chiến đêm giao thừa mùng một tháng Giêng Tết Mậu Thân, nhằm ngày 29 tháng Giêng 1968, các đơn vị cộng quân – gồm cả quân chính qui Bắc Việt và dân quân địa phương- lặng lẽ tiến vào Huế, kiểm soát được khu Gia Hội trong 20 ngày. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi này, có tới 473 người Huế bị chôn sống.
Tiếng kêu Tết Mậu Thân từ “Giải Khăn Sô cho Huế” mới chỉ là những ghi nhận đầu tiên. Còn hàng ngàn tiếng kêu khác bao năm qua vẫn liên tục cất lên, ngay trên đất Hoa Kỳ. Xin kể một trường hợp mà chính tôi biết rõ: Ông Võ Trang, 56 tuổi, cư dân San Diego, một kỹ sư điện đang làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại đây, hồi tưởng việc bố của ông được mời đi “họp” chỉ 2 ngày trước khi quân đội quốc gia tái chiếm thành phố Huế. Ngày ấy, ông còn là một thiếu niên 15 tuổi. Sau đây là đoạn trích do ông Võ Trang viết: “Trong khi tôi đang ngồi cạo chiếc ghế xích đu cũ để sơn lại thì bỗng có người vỗ vai tôi và hỏi nhẹ “Em ơi! Có ba ở nhà không?” Tôi bàng hoàng quay lại. Hai người, một dân quân áo bà ba quần cụt, một chính quy với dép râu và quân phục, nón cối màu vàng. Tôi hỏi lại họ muốn kiếm ai thì họ nói tên ba tôi rõ ràng. Chị giúp việc mà gia đình tôi vừa thuê vài tháng trước đã mở cửa sau cho họ. Tôi vào kêu ba tôi trong hầm giã chiến. Hết đường chạy rồi! Phòng chỉ có một cửa ra vào thì họ đã đứng chận. Ba tôi mặt tái xanh và không nói gì nữa. Trong hầm còn có một người em trai của mẹ tôi, là một cảnh sát viên, đã khuyên ba tôi nên đi ra để họ khỏi xông vào bắt thêm những người họ không dự định. Mẹ tôi đưa thêm chiếc áo len cho cho ba tôi mặc vào. Người anh thứ hai của tôi chạy theo xin đi thế nhưng họ không cho. Hôm đó là ngày 19 âm lịch tháng Giêng năm Mậu-Thân…
“Khoảng hơn một tuần sau, các hầm chôn người tập thể nằm phía sân sau của trường Tiểu Học Gia Hội được phát hiện. Xác người khi được khai quật, tuy chưa bị rữa nhưng đã sưng phồng lên và bốc mùi.
“Cái thây người được kéo lên để nằm ngửa người trên một u đất, miệng há hốc, mặt đen xám và dính đầy đất, hình ảnh mà cả cuộc đời tôi không bao giờ quên. Đó là ba của tôi. Những chứng cớ không thể chối cãi. Chiếc áo có vẽ 4 cái đầu của ban nhạc “The Beatles” bên ngực trái, là chiếc áo độc nhất vô nhị của anh tôi mà ba tôi rất thích. Hai chiếc tất (vớ) thêu lủng lỗ mà anh em chúng tôi đều biết được chia đều vào 2 túi quần. Rõ ràng là dấu hiệu ba tôi để lại cho gia đình nhận diện. Tôi không biết ba tôi đã vật vã như thế nào vào giờ phút đó nhưng me tôi và các anh em tôi thì vẫn đau đớn cho đến bây giờ…”.
Võ Trang cho biết trong số người bị chôn có cả cô gái 19 tuổi ở cách nhà ông hai căn. Người anh là một cảnh sát viên vắng mặt nhưng có tên trong danh sách được mời, cô em thay thế anh “đi họp”!
Và anh kể thêm: “Thảm sát tập thể như thế này cũng đã xảy ra ở Sịa, vùng quê gần Huế, vào năm 1947. trước khi rút lui vì nghe tin quân Pháp sắp trở lại, cộng sản kêu gọi dân chúng đi đào hầm chống Pháp. Những hầm này thật ra chính là những hầm chôn tập thể chỉ trong vài ngày sau đó. Theo lời chú tôi kể lại họ đi bắt người cả ban ngày và ban đêm. Ông Cố Nội của tôi, đã 70 tuổi cũng đã bị bắt đi vào ngày 17 tháng 2 nhằm ngày 20 Tết m Lịch. Lúc đầu người ta phát giác xác anh TH., một nhân vật có võ được biết trong làng, chết bên vệ đường với nhiều vết chém, đứt cả bàn tay. Rồi lần theo vết máu người ta tìm đến những hầm chôn người tập thể trong đó có cả Ông Cố Nội của tôi và em của Ông. Những vết cắt cho thấy họ bị chặt đầu bằng mã tấu!
. . .
Sau Tết Mậu Thân, đến khoảng rằm tháng Giêng, tình hình ở Sài Gòn và hầu hết các thành phố khác ở miền Nam bắt đầu có phần ổn định hơn. Tổng nha Thanh niên kêu gọi tham gia cứu trợ đồng bào Huế, chủ yếu là giúp tìm xác trong các hố hầm chôn người tập thể của quân cộng sản. Lúc đó, thành phố Huế nhiều nơi vẫn còn bị cộng sản chiếm giữ, chưa thật sự an ninh. Đến cuối tháng Giêng, tình hình Huế an ninh hơn, chương trình cứu trợ được xúc tiến.
Huế, mới vừa thoát khỏi thảm nạn cộng sản, thiếu hụt mọi bề, nhất là thực phẩm… địa phương chỉ lo cho đoàn cứu trợ có nơi trú ngụ tạm thời, chính phủ giúp phương tiện di chuyển. Thiện nguyện viên phải đem theo gạo, mì khô, đồ hộp…. Mỗi người mang hai ba-lô, đeo sau lưng và cả trước ngực; gồm lương thực, vật dụng cá nhân cho mình trong hai tuần. Máy bay C130 chở 100 người tình nguyện đáp xuống phi trường Phú Bài. Sau đó, có đoàn xe GMC chở vào thành phố Huế, về ở trong Cercle Nautique de Huế, gần chợ Đông Ba; đây là Câu lạc bộ về các bộ môn thể thao dưới nước nên được xây cất sát bờ sông Hương.
Huế: núi Ngự, sông Hương, áo tím Đồng Khánh cùng tà áo dài trắng thướt tha, giờ tan trường trên các nhịp cầu Trường Tiền… Huế đã đi vào thơ văn, đã làm xao xuyến lòng người. Nét đẹp, hồn thơ của Huế còn mãi đó với thời gian.
Huế: duyên dáng, yêu kiều, ngẩn ngơ, mộng mơ,… thơ thẩn người đi, chân bước không đành.
“Một tiếng dạ! Huế ơi, lòng xao xuyến,
Tà áo dài tha thướt ướt hoàng hôn.”
Mùa Xuân miền Trung năm này lạnh. Người trong đoàn được cấp cho cái mền mới, loại dùng tạm thời của quân đội Mỹ. Tuy làm bằng hỗn hợp giấy, mền cũng đủ ấm và bền đến cả tháng. Sau khi được các giới chức có trách nhiệm đến thăm chào, tiếp nhận và thuyết tình tổng quát về tình hình ở địa phương, mỗi người được cấp cho bảng tên đeo trên ngực “Đoàn Cứu Trợ- Tổng Nha Thanh Niên” và chính thức nhận việc.
Đây, Huế!
Huế bây giờ hãy còn đầy thê lương, tang tóc… trong hơi thở, trong ánh mắt của mọi người. Huế còn đầy nước mắt, ngơ ngác, bàng hoàng của nạn nhân còn sống sót!

Đây, cầu Trường Tiền!
Cầu Trường Tiền, biểu tượng thân yêu của Huế, bây giờ nằm gãy gục xuống dòng sông Hương, như thi thể những nạn nhân bị vùi vập cong vẹo trong các hố chôn người của cộng sản.
Lúc này, Công binh của quân lực miền Nam đã bắt hai cây cầu tạm. Tuy chỉ một lối đi bộ hẹp trên mỗi chiều, nhưng giúp nối liền hai bên bờ sông Hương.
Qua bên kia bờ sông Hương, qua cầu Đông Ba, khỏi ngã ba Nguyễn Du, đoàn Cứu Trợ qua thêm hai ngã ba đường lớn, bên phải gặp Trường Trung học Gia Hội; đi xéo phía trước thêm chút là đến Tăng Quang Tự, còn được gọi là Chùa Áo Vàng, tọa lạc bên trái con đường.
Trong sân chùa và trường học, một số hầm hố chôn người đã phát hiện và đang khai quật. Thân nhân cùng dân chúng đào xới đất, để tìm thi thể nạn nhân bị vùi dập trong đó. Tình người, tình đồng bào, đã giúp cho những người dù không phải là thân quyến, không còn e dè trước mùi tử thi đậm đặc trong không khí.
Hầu hết, nạn nhân bị cộng sản giết bằng cách đập vỡ đầu với các vật cứng như xẻng đào đất, hay bị xô đạp cho rớt chúi xuống hố rồi bị chôn sống. Trong số những người bị chôn sống đó, chắc hẳn có những xác giống như chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của nhà văn Nhã Ca: “Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.”
Xác còn bị trói ghịt hai tay và cột nối với nhau thành từng xâu 10 đến 12 người, bằng các thứ dây oan nghiệt: dây điện thoại, dây kẻm gai sắc nhọn, … Trong đất bùn nhầy nhụa có xác thịt con người bất hạnh bị rữa nát, có mảng xương sọ còn lọn tóc rối nùi dính theo. Xác gồm thanh niên, sinh viên, học sinh, đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em. Thi thể nạn nhân đủ các dạng nằm, ngồi, cong queo, gãy gập….
Cảnh tượng vô cùng thương tâm. Cho dù đã được nghe biết trước, tất cả những thảm thương trước mắt và quanh mình là nỗi kinh hoàng không sao ghi trọn vẹn bằng ngôn ngữ. Huế chưa thật sự an bình. Thành phố còn trong luật giới nghiêm từ 2 giờ trưa đến 8 giờ sáng hôm sau. Đến giờ giới nghiêm, dân chúng cùng thân quyến tìm được xác người thân hay chưa đều phải về nhà. Những người có trách nhiệm được ở lại, tiếp tục công cuộc đào xới, cắt bỏ dây trói,… đem thi thể nạn nhân lên trên mặt đất. Các di vật may mắn tìm thấy, được bao bọc thận trọng, rồi đặt bên cạnh đầu nạn nhân; hầu giúp thân quyến dễ nhận xác.
Đến khoảng 4 giờ chiều, tất cả mọi người mới nghỉ việc để trở về nơi tạm trú.
Nhúng áo quần đã mặc đi đào xác vào chảo nước sôi lớn có pha xà bông bột, đặt ngoài sân; khói lửa cùng hơi nước từ các bộ áo quần trong chảo bốc lên mù mù. Nước sôi, rồi nước sông Hương; giặc giũ mãi, mùi xác chết vẫn còn đó, còn ướp đậm trong từng sợi vải.
Công tác giúp đồng bào Huế tìm xác thân nhân qua hơn hai tuần dự trù, phải thêm tuần thứ ba mới tạm gọi là xong. …
Huế! Mậu Thân 1968!
Nơi đây, tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm mà cộng sản đã chôn vùi thân xác anh em, thân xác đồng bào vô tội!
Nơi đây, không ai “hát trên xác người”, chỉ nghe tiếng kêu khóc đau thương mất mát!
Huế! Thảm sát Mậu Thân 68!
Vòng khăn sô, nước mắt uất hận còn âm ỉ mãi mãi trong lòng người!
. . .
Không như những cuốn lịch treo trong nhà, năm mới lại có lịch mới. Mỗi người đều cất giữ cho mình những tờ lịch không thể tàn phai theo năm tháng, còn mãi trong ký ức mình. Mỗi tờ lịch trong ký ức, không chỉ ghi ngày tháng, còn có những câu chuyện riêng của nó. Những tờ lịch và câu chuyện ngày Tết Mậu Thân 1968 tưởng như trôi lạc theo dòng đời, mỗi năm vẫn trở về nhắc nhớ khi Tết lại đến. Với những hầm chôn người và hàng ngàn thường dân Huế bị tàn sát, cái bóng oan khiên ấy ngày càng được khai quật, nối dài thêm hơn; sẽ không bao giờ dừng lại, bất cứ nơi đâu còn có hình bóng của lá cờ đỏ vấy máu dân lành.
Chỉ còn vài tuần là hết năm. Sáng ngày 14 tháng 12 này, tại tỉnh Hòa Bình, gia đình cùng bạn hữu đã tổ chức tang lễ cho thầy giáo Đào Quang Thực tại nhà. Đám tang không giống như những tang lễ bình thường, một tang lễ không có quan tài.
Thầy giáo Thực đã về hưu, thường xuyên viết bài trên các mạng xã hội, nhận định về những chính sách bất công, sai lầm của nhà nước, về chủ quyền biển đảo bị đảng dâng bán cho quan thầy Trung cộng… Ông đã bị “tòa án nhân dân” của đảng kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế, vì tội “lật đổ chính quyền nhân dân”. Và rồi, ông giáo Đào Quang Thực bị chết bất ngờ, hôm 10 tháng 12, khi đang thụ án tù giam. Ông không phải là người duy nhất bị chết khi đang thụ án. Người ta chưa quên cái chết tương tự, của thầy giáo Đinh Đăng Định; mới hôm tháng 8 năm nay.
Xác của thầy giáo Đào Quang Thực đã bị vùi ở đâu đó theo luật man rợ của nhà nước cộng sản Việt Nam, với lý do rất là đơn giản: “việc giao thi thể về nhà sẽ gây mất an ninh”. Cũng theo thông báo của nhà nước, phải đến 3 năm sau, gia đình mới được phép lên trại giam số 6, Nghệ An, để làm đơn xin cải táng. Nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi nhận xét: “ISIS giết xong còn cho người ta tới lấy xác, cộng sản còn tàn bạo hơn cả ISIS!”
. . .
Rồi Tết lại đến!
Chuyện Tết, từ khi quê hương dưới ách cai trị của đảng, bây giờ cũng thế, buồn nhiều hơn vui. Đảng luôn miệng kêu gọi quên đi quá khứ, cộng tác với nhà nước cộng sản. Thế nhưng, tội ác của cộng sản không chỉ là quá khứ, mà còn tiếp diễn đến ngày hôm nay. Quá khứ ấy như những vết thương chưa lành, lại bị đảng và nhà nước cứ khấy chọc vào tùy thích.
Xin đừng vì chút danh lợi mà tiếp tay cho chế độ cộng sản bạo tàn, tổ chức hay tham dự những cuộc ăn mừng vui chơi; để tung hô vung vẫy lá cờ sao vàng nhuốm đỏ máu dân lành, ngay trong cộng đồng người tỵ nạn cộng sản. Hãy lắng nghe tiếng trách hờn từ đáy lương tâm con người trong lòng mình; đừng nhẫn tâm, đừng làm ngơ mà khoác lên thân thể mình những chiếc áo dài gọi là truyền thống mang màu sắc của lá cờ đỏ tanh hôi, còn đang vấy máu đồng bào mình.
Xin hãy vì lương tâm con người, vì tình đồng bào!
Người vẫn về!
Người vẫn trốn đi!
Người trốn đi để rồi chết cóng trong những thùng xe đông lạnh, vì chế độ buôn người.
Ngày còn sinh ly!
Đêm còn từ biệt!
Xin hãy vì tình người còn lại hôm nay, đối với nhau trong tình yêu người và người!
Bùi Đức Tính

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.150 giây.