logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/01/2020 lúc 01:07:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gần giao thừa đón năm mới Mậu Tý (1948) mẹ tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Năm nay con mẹ lớn rồi, sang canh sẽ lên mười tuổi. Con là con mèo mà năm mới là năm chuột. Năm xung của con nên không được vào nhà ai trong mấy ngày Tết. Ngộ nhỡ con là người xông đất đầu tiên mà người ta làm ăn thất bát lại oán trách con mang tới không may”.
Tôi vừa băn khoăn vừa tức tối liền hỏi:
– Thế nhà họ hàng cũng cấm luôn sao?
– Càng họ hàng cũng phải giữ gìn!- Mẹ tôi trả lời dứt khoát.
Thế là tôi mất luôn cái khoản tiền mừng tuổi đầu năm khi đi bái niên chú bác cô dì ở gần như mọi năm. Còn người thân ở xa thì thời thế không cho phép. Đường bộ thì phải đi bộ vì quan lộ đã bị đào từng đoạn hình chữ chi mà xe của Tây không đi được thì ta lấy gì mà đi. Vừa phần có thể bị máy bay đến bắn phá. Còn đi đường thủy, tàu của thủy quân Tây từ Hải Phòng hay Quảng Yên chạy lên cứ vật vờ ngoài bến đò Triều và cả ở trên Lục Đầu Giang nữa. Quãng đường từ Ấp nhà tôi về làng Trạo Hà cạnh bên chợ Cột Đông Triều có 2 cây số thế mà không được về thì buồn thật!
Mẹ tôi thấy mặt tôi xị ra chắc là thảm hại lắm nên an ủi:
– Con ngoan nghe lời mẹ! Sáng mai mồng một đầu năm mẹ mừng tuổi cho con nhiều nhất. Năm con Chuột mà con là con Mèo. Mèo vồ Chuột tức là sang năm con học giỏi bắt được nhiều chữ như con mèo mun nhà mình bắt chuột.
Mẹ tôi nói thế thôi nhưng tôi hiểu đó là cái lệnh cấm đã được ban hành rồi. Tôi còn hai ông anh, anh Cả và anh Hai đều muốn thi hành nghiêm chỉnh cái sức mạnh gọi là Quyền Huynh Thế Phụ. Tôi có mình đồng da sắt đâu mà không nghe cơ chứ!
Từ khi cha tôi qua đời, mẹ tôi ít ra khỏi nhà, chỉ những việc ma chay cưới hỏi trong họ ngoài làng mà thiếu cụ là không xong, cụ mới khăn áo ra đi. Anh Cả tôi bao biện tất cả mọi việc trong ngoài, anh Hai vừa là phụ tá vừa là đầu sai mọi việc xa gần.
Tết đó mẹ tôi phân công, anh chị Cả tôi về nhà trên làng thắp hương lên bàn thờ vọng, thắp hương cho “Thổ Công Táo Quân” cầu xin các ngài phù hộ và bảo vệ căn nhà xiêu vẹo đang bỏ hoang vì không thể sửa chữa. Xong rồi, anh chị sang lễ nhà thờ Tổ, nhà tất cả bà con trong họ , anh Hai về quê ngoại ở Hạ Chiểu nhưng phải vừa đi vừa dò la, đi được thì đi về chúc Tết các cậu các dì… Còn tôi, dĩ nhiên phải ở nhà tiếp khách. Tôi làm các công việc tiếp trầu nước… và đốt hương đưa cho khách đến đứng trước bàn thờ cha tôi. Tôi làm công việc cứ nhuần nhuyễn như hai anh tôi thường làm. Tôi tiếc công cả nhà phải giã rễ cây bài rồi quấn giấy bản vào tre làm hương. Thế mà mỗi lần đốt cứ phải ba nén. Một lần tôi có sáng kiến chỉ đốt một nén. Khách vừa ra khỏi, mẹ tôi mắng:
– Loạn lạc khó khăn mọi thứ, hương không mua được phải làm lấy nhưng phong tục tập quán phải giữ. Hết thì thôi, đã thắp hương lên bàn thờ thì cứ phải là 3 nén, 7 nén, 9 nén. Không ai thắp một nén. Nhớ lấy! Đừng để người ta cười con nhà vô giáo dục, bố mới mất, mẹ không biết dạy con.
Ngoài cái “sáng kiến trở thành tối kiến” ấy ra, tôi được mọi người trong họ ngoài làng khen giỏi khen ngoan với mẹ tôi. Tôi thấy mình lớn thật và lớn quá nên vênh váo. Rồi ngay chiều mồng một Tết đó tôi đã có một hành động rất hỗn hào và ấu trĩ đối với “ông Pháp Chí” người làng Bình Lục Thượng là bạn vong niên của anh Cả tôi. Ông ta mượn rồi không chịu trả tôi pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đồng “hun” của cậu tôi cho tôi ngày giỗ ông ngoại. Đông đủ anh chị em lớn bé, cậu tôi truy vấn tất cả con cháu đọc và viết chữ quốc ngữ đúng những chữ cậu yêu cầu và nói rõ, diễn tả đúng những chữ như NGHIÊNG, GẬP GHỀNH, NỘI, NGOẠI, THÂN, THÍCH… Tôi viết, đọc và trả lời đúng nhất và được phần thưởng là pho tượng đồng màu đen đen vì cậu hứa: “Đứa nào thắng cuộc muốn thứ gì trên bàn độc này cứ việc lấy”.
Tôi ôm “phần thưởng danh giá đầu đời” ấy chạy a vào lòng cha mẹ tôi ngồi bên trường kỷ. Cuối năm ấy gia đình tôi về đưa đám cậu. Đó là năm Mậu Thân (1944) nhớ đời- Năm sau nữa (1946) các mợ các dì và anh chị em dưới Hạ Chiểu lại lên tiễn cha tôi.
Ông Pháp Chí một lần đi cúng trừ tà bắt ma ở làng An Biên bên kia sông Đạm Thủy. Ông ghé qua nhà tôi để lấy thuyền qua sông vì qua cầu Đạm vừa xa vừa sợ máy bay Tây oanh tạc. Trong khi chờ người nhà tôi đi nhờ vả cánh thuyền chài thì anh Hai tôi có hỏi đùa ông Pháp Chí rằng:
– Người ta thường nói thầy pháp mà non tay ấn bị ma đuổi chạy dài thì phải đền gà. Anh đã bị mấy lần rồi?
– Từ khi làm thầy đến giờ thì chưa. Chiều nay anh em cậu muốn ăn xôi, gà, oản, chuối… thì ra bờ sông đón anh. Nhưng cậu đã nói đến ma đuổi và đền gà làm anh hơi ngại. Biết đâu hôm nay “ma sống” đuổi thì anh phải bỏ cả oản chuối để chạy. Nhân tiện có pho Phật Bà Quan Âm đây, cậu út cho anh mượn để lên bàn thờ. Nhờ Phật lực uy phù trợ, anh không bị “ma sống” làng An Biên hạch sách, xỉ vả là mê tín dị đoan. Chiều về anh trả.
Tôi vui vẻ lại để pho tượng vào túi nhung xanh, pho tượng gắn liền với đế đồng cao chừng một tấc nhưng rất nặng. Tôi bắt chước cậu tôi; cũng trịnh trọng đặt pho tượng vào túi, kéo dây thít miệng túi rồi trao cho ông Pháp Chí. Rồi chả bao giờ tôi gặp ông Pháp Chí để đòi.
Chiều mồng Một ấy, ông Pháp Chí đến chúc Tết gia đình tôi. Chính tôi tiếp đãi ông và tiễn ông ra đến cổng ngoài thì túm áo bắt phải trả ngay pho tượng. Ông ấy bảo: “Phật ở chùa chứ đâu ở trong người tôi. Tôi mà là Phật à?”. Vừa nói ông vừa gỡ tay tôi ra, chạy như ma đuổi. Chân ông dài lắm! Tôi thua.
Chiều mồng Bốn, cả nhà tôi ăn một bữa cơm trọn vẹn vì không có khách. Anh Cả tôi hỏi mẹ để xác định:
– Thưa, hôm mồng Một, Pháp Chí nó đến chúc Tết nhà ta phải không ạ?- Anh vừa nói vừa nhìn tôi trừng trừng.
– Ừ, mẹ giữ lại chờ con về ăn cơm chiều nhưng anh ta nói: “Ngày thường con xin ăn ngay. Còn ngày Tết ăn ở đâu cũng được cả”. Anh ta nói vẫn thường gặp con. Hôm nay chỉ đến chúc Tết rồi về.
Quay sang tôi, anh Cả hỏi :
– Chú làm gì Pháp Chí để nó phải phát khóc lên ở giữa đường giữa chợ hả?
– Em…
– Chú túm người ta ngay tại cổng nhà mình đầu năm đầu tháng. Nếu hôm nay không là Tết thì om xương! Cho nợ. Thật chẳng ra làm sao. Còn sinh tiền, bố nói: “Phật ở trong tâm. Phật ở trong chùa. Phật ở trong chùa chỉ là hình là tượng để nhắc nhở mọi người. Cậu Chánh cũng chỉ để ở trên bàn đọc sách. Về nhà này bố cũng để cho chú tự do mà…
Tôi chưa biết phải nói năng với anh Cả tôi ra sao. Anh gọi tôi là “chú” tức là giận lắm đấy. Bình thường gọi anh em. Cha mẹ tôi không ưa cái kiểu anh em ruột thịt mà lại “mày tao chi tớ”.
Mẹ tôi lên tiếng trách:
– Mẹ không ngờ con lại phũ phàng thế! Pháp Chí là bạn của anh con, nó là người dưng mà mồng Một Tết đến nhà mình là quí hóa lắm. Nó là nhà Nho thất thời. Nó phải biết hơn ai: “Mồng Một thì ở nhà cha, mồng Hai nhà mẹ, mồng Ba nhà thầy”.
Mẹ tôi nói xong nghèn nghẹn, nước mắt đoanh tròng. Tôi vừa sợ anh vừa thương mẹ. Không ngờ chuyện tôi gây ra nó lại lớn lao như thế. Cứ tưởng rằng mọi sự công bằng phải được tôn trọng. Như cậu tôi hứa là cậu tôi giữ lời. Ông Pháp Chí mượn thì tôi đòi, phải trả lại tôi. Tôi luống cuống đưa mắt nhìn anh Hai để cầu cứu, thấy tai của anh đã đỏ lên rồi. Nguy quá! Tôi đưa mắt nhìn sang chị Cả, chị lên tiếng:
– Thưa me, chắc nhà con chưa kịp thưa với mẹ. Ngày mai mồng Năm, cả họ vẫn tập trung ở nhà thờ Tổ nhưng chỉ dâng hương lên giường thờ chứ không đi rẫy mộ như mọi năm vì kéo tất cả ra đồng ngộ nhỡ máy bay Tây đến thả bom hay nó tấn công là chạy không kịp.
– Thế cũng phải, ngày mai các con đứa nào thích thì cứ việc đi lễ Tổ, ăn uống xong về cho sớm. Còn pho tượng và anh Chí thầy pháp, có thể anh ta đã bị trộm cắp lấy mất hay túng đói quá phải bán đi. Nếu còn thì pho tượng ấy giúp nhiều khi anh ta cúng trừ tà bắt ma.
Vài tuần sau Tây tấn công lên thật, lần này là chiếm đóng luôn. Việc tiêu thổ kháng chiến ở quê tôi không sợ chết đói vì Tây ăn đồ hộp và bánh tây (bánh mì). Tây sướng như ông Trời vì thích ăn cá thì ném lựu đạn xuống sông xuống ao vớt mệt nghỉ. Muốn trâu bò lợn gà rau quả thì vào làng đi càn (hành quân) bắt về ngả thịt.
Quê tôi là Hội Tề Hai Mang. Kể từ đấy gia đình tôi ly tán. Anh Cả tôi vào rừng khi thì Khe Chè Bò Đái, lúc lại Lục Ngạn Mai Siu, Bến Tắm Đầu Voi…
Một đêm tôi nghe thấy tiếng khóc rấm rứt rồi thầm thì: “Từ bây giờ chắc là đói vêu vao! Làm Việt Minh gì mà vẫn ăn cơm nhà vác ngà voi, cứ phải tiếp tế như nuôi tù mà cũng chẳng xong. Hay gọi nó về rồi ra sao thì ra”
– Tùy mẹ, con không dám có ý kiến. Nhưng về rồi thì phải làm cho Tây, dù có không làm cho Tây vẫn mang tiếng là Việt gian. Tây nghi ngờ cũng chết mà Việt Minh không ưa cũng khó sống.
– Đúng là tai trời ách nước! Thôi để tùy nó. Nó thích ở thì chỉ khổ thân nó. Còn nó về thì mẹ cũng có cách rồi. Nhưng làm sao gặp nó được bây giờ …
Tháng Chạp năm ấy (Mậu Tý 1948) trời lạnh lắm. Lạnh đến nỗi cá rô chết cóng. Thế mà tôi phải mặc quần cụt, áo ngắn tay rồi bôi bùn đất khắp gười, chân đi đất, đội nón lá trong vai thằng bé đánh giậm: một vai vác giậm, một vai mõ, lưng đeo cái giỏ để vài con cá con tôm bán ế. Trong cái mõ bằng tre giấu thuốc chống sốt rét, thuốc đau bụng. Còn trong cái giậm đeo trên cây cán đủ thứ: mũ ông Táo ông Công thứ nhỏ nhất rẻ nhất, mấy đinh vàng thoi, quần áo giấy xanh xanh đỏ đỏ… cùng với tí mứt lạc (đậu phộng), mứt gừng, cà phê, đường tây (đường cát trắng), hai gói thuốc lá Cotab.
Suốt cả tuần tôi phải học thuộc lòng những điều mẹ dặn anh tôi, lời nhắn của chị với anh cùng lời dặn về cà phê thuốc lá. Nếu Tây hỏi thì nói là của ai đó đánh rơi, nhặt được… Còn tiền Đông Dương nếu nó khám thấy thì trả lời rằng: “Của họ hàng cho…” Tôi lững thững hòa vào đoàn người đi chợ cuối năm về.
Tất cả ngừng lại rồi từng người qua cho lính ta khám xét. Phần lớn là đàn bà gồng gánh, đàn ông già cả mang vác, dăm đứa trẻ con chạy lon ton với quần áo mới. Riêng tôi lại là cái gai cho Tây nó nhìn vì mớ hàng mã. Nó vẫy tôi lại rồi lấy chân đá vào cái giậm, cái giậm vuột khỏi vai tôi rơi ngay xuống vũng nước. Mũ ông Công ông Táo bẹp dúm dó. Hộp sữa Con chim ở đâu văng ra vào ngay vũng nước bẩn. Nó xì xồ một tràng dài, nghe loáng thoáng những câu “Két- xơ- la? Két- tuy- vơ? U- a- lê- vu?”. Tôi đang lạnh run lên cầm cập mà tự nhiên nóng bừng lên, hai chân muốn khuỵu xuống. Một cơn lốc xoáy vèo vèo thổi qua cuốn theo đất cát, rơm rác, lá cây bay rào rào. Tôi cố gồng lên trả lời câu hỏi của nó bằng thứ tiếng Tây ăn đong của tôi phi mẹo luật: “Moa át- xơ- tê ô mác- xê Đông Triều, Ma- măng ma- lát”. Nó quay mặt tránh gió bụi rồi bước vào cửa bốt.
Anh lính ta vẫy tay cho tôi tiến lại phía anh để qua cổng. Tôi kéo lê cái giậm đến trước mặt anh. Anh ta chửi: “Sư nhà mày, đánh giậm gì mà giậm lớn hơn người. Đánh giậm gì mà cổ với gáy trắng hơn như lợn cạo thế này. Lại còn có cả cà phê thuốc lá nữa. Cũng may hôm nay thằng PhiLíp nghỉ phép, còn thằng RôBe đang say, nếu không thì bỏ mẹ mày rồi. Cút ngay!”
Trời lạnh căm căm, gió từ dưới gầm cầu thốc lên thế mà tôi xuất mồ hôi, trống ngực đánh hơn trống làng. Hai chân nhũn ra bước không nổi. Anh lính ấy nói nhỏ, nói như khuyến khích:
– Cố gắng đi đi em! Sắp sửa đổi ca rồi, chưa biết toán sau qua dễ hay khó và có cho qua cầu hay không.
***
Đoàn người cứ vơi dần khi đi qua làng xóm. Người Đông Khê hạ và Đông An rẽ tay phải, người Vị Thủy, Đạm Thủy rẽ tay trái. Tôi đi cùng đoàn rẽ tay trái. Cuối cùng chỉ còn mình tôi trên đường vắng. Chiều đông lạnh buốt. Có 10 ngón chân thì 7 ngón bị vấp vào đá tóe máu. Hai bàn chân gai góc đá dăm…
Mùa này ngày ngắn đêm dài, “ngày tháng Mười chưa cười đã tối”, không biết với hai bàn chân này tôi có đi lên được tới chùa Ngọc Thanh trước khi trời sụp tối.
Gió núi thổi qua ngàn thông ào ào quất vào mặt buốt giá. Tôi đang ngần ngừ bước tới ngã ba đường, đi thẳng thì lên dốc lên núi, rẽ tay phải thì vào nhà chị Tý Nhỡ. Anh Cả tôi từ một bụi cây ở lưng chừng con dốc nhảy xuống, tôi mừng quá ứa nước mắt. Anh tôi lau mặt lau cổ lau tay cho tôi bằng khăn mặt còn hơi nước nóng, anh ôm tôi vào lòng: “Nín đi! Anh vẫn khoẻ mà”. Anh cõng tôi lên một hốc núi, đặt tôi ngồi trên hòn đá rồi nhìn hai chân tôi, từ đùi xuống tím tái vì lạnh, bèn lấy ra từ “túi dết” một quần dài màu nâu cũ mặc cho tôi. Tôi phải kéo quần lên tới nách mới thắt được giải rút mà hai ống quần vẫn còn dài phải lấy dây buộc túm lại như kiểu gom ống quần của lính Bộ Binh VNCH sau này.
Tôi ngạc nhiên:
– Vì sao anh biết em đến để xuống đón và có cả nước nóng lau mặt nữa?
– Anh nhìn thấy em từ lúc qua cầu. Đoán biết thế nào cũng có cà phê thuốc lá nên đun nước trước để chờ.
Anh tôi hỏi:
– Mẹ cho anh cái gì đâu? Đưa ra đi chứ!
– Ở trong giậm, trong mõ và trong giỏ.
Anh tôi lôi từ trong giậm ra các thứ đều dùng được cả, chỉ có gói đường Tây chảy nước mất rồi. Nhưng cà phê vẫn được pha bằng cách trút một ít vào cái ca sắt nấu sôi lên trên lửa. Khi uống phải le lưỡi vì đắng quá. Nhưng ngửi mùi thơm của cà phê thì thích thú lắm. Anh tôi nói:
– Ước gì có vài cái kẹo bột trong lúc này để thay đường thì tốt quá! Thuốc lá của anh đâu?
– Thưa đây!
Tôi lấy từ túi áo ngực ra hai bao Cotab bẹp dúm dó do anh lính ta bóp mạnh tay ở bốt Cầu Đạm đưa cho anh Cả. Anh lấy ngay một bao cất vào “xà cột”, còn một bao bóc ra mời hai anh bạn.
Tôi lấy hai gói Cotab ra rồi mà trong túi vẫn còn cái gì đó. Tôi lôi ra, mừng quá:
– Em có kẹo bột đây! Thế là mỗi người tay cầm kẹo bột cắn một miếng nhỏ nhai nhai rồi chiêu một ngụm cà phê- Mặc dù là phải mím môi ngăn bã- Sau một ngụm lại phải phun bã cà phê ra mà vẫn lấy làm thích thú lắm.
Tôi bước đi đau đớn lắm, các bắp thịt cứng lại, bàn tay bàn chân bỏng rát. Anh tôi cõng tôi vượt qua cơn dốc nhỏ có nhiều lùm cây rậm rạp đến bên suối có túp lều. Trong giỏ “bán ế” của tôi có món tôm tép cá đủ thứ lộn xộn kho với muối mặn, không hề có chút gia vị nào. Thế mà anh tôi ăn ngon lành.
***
Cơm nước xong trời sập tối, anh em tôi ôm nhau nằm trong hốc núi tránh cái lạnh “sương muối gió bấc”. Thỉnh thoảng anh lại ra đi tiểu và cũng bắt tôi phải ra vài lần để chắc chắn không ai nghe trộm, anh mới hỏi tôi mọi chuyện. Lần lượt tôi nói những lời mẹ dặn và anh dặn lại, những điều chị muốn anh phải giữ gìn sức khoẻ. Tôi cũng kể lại chuyện lúc qua cầu Đạm Thủy, chuyện tàu Tây chạy tới chạy lui trên sông từ phía Bến Triều lên rồi ngược lại. Điều quan trọng nhất là chuyển lời của mẹ tôi tới anh, đưa được gói tiền Đông Dương vào tay anh. Thế là xong. Mẹ dặn: “Có tiền là có tất. Có tiền mua tiên cũng được- Không được vung tay quá trán nhưng cũng không được tiết kiệm mà ăn uống kham khổ quá để ốm đau…”
Tiếng gà ở đầu xóm làng Vị Thủy cất tiếng gáy đầu tiên là có người đến đón anh tôi đi. Anh dặn đi dặn lại: “Em không thể làm thằng đánh giậm lại đi qua Cầu Đạm được nữa. Bây giờ em ngủ đến sáng rồi có người liệu cách đưa em qua sông về nhà. Đến lúc anh phải ra đi rồi. Ở nhà cứ yên chí, anh sẽ có tin về. Em còn bé, anh không lo. Nhớ nói với mẹ chuyện “chú Hai”. – Anh Cả tôi đi vào sương gió như thế đấy.
Trời sáng, đợi nắng lên cho bớt lạnh. Tôi biến thành thằng bé chăn trâu cùng với một cậu nhỏ người hơn tôi nhưng mặt già khằn ở trên lưng một con trâu mộng, ẩn trong ruộng cói làng An Biên. Khi đoàn tàu vừa chạy qua hết tầm nhìn, cậu bé ấy vỗ mạnh vào cổ trâu, con trâu như đã quen với “công việc” nên nhanh chóng đưa chúng tôi qua sông. Nó phóng xuống làn nước lạnh mặn chát chỉ một loáng đã tới bờ. Bờ sông chỉ cách cổng vườn sau nhà tôi vài trăm thước. Tôi liền cởi cái áo len đưa cho cậu ta. Cậu ta mặc ngay vào người rồi lại vỗ vào cổ trâu quay về tả ngạn rất nhanh. Chúng tôi chẳng nói với nhau được lời nào, thậm chí tên của nhau cũng chưa biết, hợp rồi tan ngay, không có lấy một cái gật đầu.
Một ngày tháng Quí Đông mà trời quang mây tạnh. Nửa đêm về sáng hôm ấy anh Cả băng qua đường 18 chỗ Quán Cát sang Mễ Xá rồi vào rừng không hề thấy nghe thấy một tiếng súng. Chắc anh tôi bình an. Bây giờ nắng vàng, nắng lạnh trải dài cả hai bên sông. Từ sau hàng dứa dại, chị Cả tôi chạy ra khoác chiếc áo bông đang mặc lên người tôi. Chị giữ ý, không hỏi gì về anh mà nói chuyện khác rằng: “Em đi rồi, lúc nhìn em qua bốt cầu Đạm cả nhà lo quá, vì cái cổ cái mặt trắng như da con gái, tay chân có bôi bùn đất cũng vô ích. Thế mà làm thằng nhỏ đánh giậm mà giậm lại to hơn người, lại có cả áo sơ mi ka ki, áo len. Chị ngu thật!”.
Về đến nhà, tôi “a” ngay vào mâm cơm. Tôi ăn như hổ đói! Vừa ăn vừa kể chuyện có đầu có đuôi và nói những điều mà anh Cả căn dặn. Đến lúc lửng dạ, nhìn lại thì mẹ và chị tôi chưa hề cầm đũa. Nước mắt cứ dàn dụa ra.
Thời gian cứ lừ lừ trôi, rồi cũng hết năm Mậu Tý (1948). Sang năm Kỷ Sửu (1949) mọi ưu tiên đều dành cho anh Hai tôi. Anh ra sống ở Hải Dương rồi xuống Hải Phòng. Năm Canh Dần (1950) anh Hai tôi vào Saigon tá túc tại nhà bà cô ruột là chị của bố tôi. Cùng năm ấy, hai anh tôi, một người đi xa, một người vào tận “rừng xanh núi đỏ”. Mẹ tôi an lòng vì không phải lo cho hai anh hàng ngày. Cụ cũng rất vui vì sắp có cháu nội. Rồi cháu Minh Luận ra đời. Tây về đóng chật cả huyện Đông Triều, suốt dọc Quốc lộ 18 toàn Tây là Tây. Tây trắng, Tây đen, Tây Ma Rốc… chen vai nhau xuống tận Mạo Khê, Uông Bí, Tràng Bạch… và lên thì Chi Ngãi, Chí Linh… Mùi của lính Tây cứ gây gây, khét lẹt hòa vào trong gió.
Ấp An Bình nhà tôi lại trở thành nơi bình an nhất. Họ hàng ở các nơi kéo về tá túc đều gọi cháu tôi là “cái Tí Đáy”. Cháu tôi đẹp như hoa đâu có dính dấp gì đến đóng đáy hay chài lưới cá tôm gì ở sông Đạm Thủy mà gọi tên cháu tôi như vậy? Nhưng rồi tôi cũng phải chịu, nghe lâu rồi quen. Chính mẹ tôi cũng gọi là “Tí Đáy của bà”. Khi ẵm cháu vào lòng, mẹ tôi đã nựng cháu: “Bao giờ mày mới có em cho bà? Sao mày không là thằng Cu mà lại là cái Tí. Tội cháu bà đã biết bò rồi mà chưa biết mặt bố”. Cháu tôi nhoẻn miệng cười. Mẹ tôi cũng cười nhưng nước mắt lại ứa ra.
Năm Tân Mão (1951), năm Nhâm Thìn (1952) và năm Quí Tỵ (1953) lính Tây đã bớt hung hăng. Các đồn bốt đã co cụm. Hiếm họa mới thấy đi càn còn thì ngày đêm ở trong đồn cố thủ. Máy bay cũng thấy ít bắn phá. Sang năm Giáp Ngọ (1954) thỉnh thoảng anh Cả lại vượt qua sông về nhà. Anh nói với mẹ: “Cho em rời khỏi Đông Triều ngay chứ cứ nấn ná là không còn kịp nữa đâu”.
Mẹ tôi chọn giải pháp thứ hai. Ngày 07 tháng 5 năm 1954, Tây mất Điện Biên Phủ thì ngày 20- 5 tôi đã có mặt tại Saigòn.
***
Năm Canh Tý (1960), đón năm mới với cái buồn da diết trên căn gác trọ, tôi đọc như gào lên bài thơ của Thế Lữ cảm đề truyện Đoạn Tuyệt của Nhất Linh.
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan
Trong lúc gần xa pháo nổ ran
Rũ áo phong sương trên gác trọ
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.
Tại Saigon ngày đó tôi không nghèo hay giả vờ nghèo kiểu Tú Xương tả oán dùm đời. Nhưng hoàn cảnh đại gia đình Bắc Nam phân cách, chỉ còn có hai mống anh em cũng không được gần nhau khi Xuân về Tết đến. “Không khí nó lành lạnh” thế nào ấy! Nước mắt cứ ứa ra dài dài. Người ta tập Kiều, tôi tập Tú Xương.
Anh ở một nơi em một nơi
Tính ra thì đã mấy năm trời
Nhân nghĩa chẳng qua lời nói đẹp
Bạc vàng thân thích mới mê tơi
Những ngày trước Tết Canh Tý (1960) “không khí” ngoài đường phố xôn xao về cái bìa báo Xuân của nhật báo Tự Do in rất đẹp và nhiều màu bức tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí về một đàn chuột đang đục khoét nát bét trái dưa hấu tượng trưng cho phú túc miền Nam Tự Do. Rồi cũng năm Canh Tý (1960) này đại tá Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh lữ đoàn Nhảy Dù đã bao vây và tấn công vào dinh Độc Lập ngày 11- 11- 1960. Hôm sau đại tá Trần Thiện Khiêm tư lệnh Sư Đoàn 7 đóng tại Mỹ Tho mang cả sư đoàn về cứu. Ông được lên ngay Thiếu tướng. Ông Thi cưỡi máy bay bay đi. Ông Trung tá Vương văn Đông là linh hồn (?) cuộc đảo chính bất thành ấy không biết đi ngã nào rồi sang Pháp. Đại úy Phan Lạc Tuyên thì phải đi đường bộ ngã Gò Dầu Hạ sang Miên.
Năm Nhâm Tý (1972) tôi đã là một tên lính thú ngang thắt lưng T.A.B, đầu đội mũ sắt, vai mang máy thâu băng, cổ quàng máy ảnh ở Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi rồi Đà Nẵng, Củ Chi, Tây Ninh….Tôi đã cùng đoàn người “Mang câu hát tình quê dật dờ” như ca từ bài Đất lành của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Năm Giáp Tý (1984) tôi đi tù cải tạo trở về, được cho phép tạm trú theo đơn xin “Tạm trú tại nhà tôi với vợ con tôi”. Mãi năm Bính Tý (2006) tôi mới có hộ khẩu và giấy chứng minh. Đâu còn dùng nó làm gì nữa.
Ở Việt Nam ta có nhiều vị dịch Liêu Trai. Nhưng chỉ có mỗi thi sĩ Tản Đà Việt hóa được bốn câu thơ đề từ của Bồ Tùng Linh:
Nói láo mà chơi nghe láo chơi
Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Sự đời hẳn chán không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời.
Chẳng còn mấy năm Tý trôi qua đời tôi. Chỉ cầu mong người dân VN được sống cảnh thái hòa.
Đông Sơn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.183 giây.