logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/01/2020 lúc 09:27:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đang tản bộ trong một công viên ở London với mấy đứa cháu ngoại, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn từ Việt Nam qua Viber. Khi ấy ở Việt Nam đúng 11 giờ trưa ngày 28/7/2019:
– Cháu đã nhìn thấy ngọn núi Tiền Đồn 5 ngay trước mặt và đang chuẩn bị vượt con suối để đến đó, chỉ còn cách chừng hơn một cây số.
Gần một giờ sau, tôi nhận mấy tấm ảnh và vài cảnh phim được quay bằng điện thoại trên đỉnh Tiền Đồn 5. Bây giờ chỉ là một khung cảnh hoang tàn, đầy lau sậy, vương vãi một số mảnh bao cát, mấy đoạn kẽm gai concertina, đế của một chiếc giày trận và một vài chiếc vỏ đạn rỉ sét. Tôi cảm động hơn khi hình ảnh người con trai tật nguyền, chỉ còn một cánh tay trái, đang quì lạy tứ phương với một bó nhang nghi ngút khói hương. Và đó cũng chính là người vừa nhắn tin và gởi những hình ảnh cho tôi. Cháu Nguyễn Thế Vinh đang đứng trên vị trí mà cha cháu đã hy sinh và nằm lại đây đúng 45 năm, bây giờ đứa con trai mới biết được nơi này.
Khi các chiến thắng liên tục của những người lính Việt Nam Cộng Hòa vào mùa Hè 1972, không những đã giữ vững được thành phố Kontum mà còn gây thiệt hại rất nặng nề cho các đại đơn vị thuộc Mặt Trận B-3 của Cộng Sản, gồm Sư Đoàn 320, Sư Đoàn F 10, Sư Đoàn 2 và sau này có thêm Sư Đoàn tân lập 968. Tất cả buộc phải rút về vùng biên giới Tây Nguyên và Lào để tái lập, bổ sung, thì bất ngờ Hiệp Định mạo danh Hòa Bình được Hoa Kỳ và Bắc Việt thỏa thuận ký kết tại Paris vào ngày 27/1/1973, sau khi chính phủ Nixon đã đi đêm, mặc cả với Trung Cộng, bất chấp sự phản đối của chính quyền Nam Việt Nam. Hiệp định này chẳng khác nào một huyệt mộ được đào lên nhằm chôn sống VNCH.
Các vùng địch xâm chiếm bỗng dưng trở thành an toàn khu của chúng. Nhiều sư đoàn cùng với chiến xa vũ khí hạng nặng, nhiên liệu, đạn dược từ miền Bắc ồ ạt xâm nhập công khai vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, cùng lúc Quốc Hội Mỹ cắt hết mọi viện trợ quân sự cho VNCH.
Đầu năm 1974, lợi dụng tình thế bất lợi này của VNCH, Bắc Việt đã tung đại quân tràn ngập, ngang nhiên lấn chiếm một số căn cứ, đơn vị của ta. Đặc biệt tại các vùng mà lực lượng của chúng được phép nằm lại theo hiệp định Paris quái đản, trong khi Hoa Kỳ và tất cả các nước cùng ký tên trong bản hiệp định đều im tiếng, không một lời phản đối.
Đặc biệt, mặc dù Dak Tô, Tân Cảnh đã bị Cộng quân lấn chiếm từ cuối tháng 4/ 72, nhưng Căn cứ Biên phòng Dak Pek và Chi khu Dak Pek vẫn đứng vững nhờ hệ thống công sự liên hoàn kiên cố và tinh thần chiến đấu vô cùng dũng mãnh của các chiến sĩ Biệt Động Quân. Qua rất nhiều lần tấn công, địch quân đều thảm bại. Căn cứ Dak Pek nằm ngay giữa ngã ba biên giới Miên-Lào-Việt, án ngữ con đường huyết mạch của Cộng quân, cách thị xã Kontum 98 cây số về hướng Tây Bắc, được phòng thủ bởi Tiểu Đoàn 88 Biệt Động Quân Biên Phòng của Thiếu Tá Võ Ngọc Di, bên cạnh là Chi Khu Dak Pek được bảo vệ chỉ một đại đội ĐPQ và khoảng 8 trung đội Nghĩa Quân. Cuối tháng 4/72, sau khi Cộng quân chiếm Dak Tô, Tân Cảnh, Dak Pek trở thành một tiền đồn cô lập, nằm giữa lòng địch, việc tiếp tế chỉ giới hạn bằng phi cơ.
Ngày 15.5.1974, Cộng quân tập trung một lực lượng hùng hậu cấp sư đoàn, do tướng CS Vương Phú, Tư Lệnh Phó Mặt Trận B-3 tổng chỉ huy, gồm Trung Đoàn 3 (ĐoànThuận Hóa) thuộc Sư Đoàn 324 được điều động từ A- Lưới, Trị Thiên vào Tây Nguyên, phối họp cùng Trung Đoàn 66 (Đoàn Pleime) của Sư Đoàn 10, Trung Đoàn 40 Pháo hạng nặng, Trung Đoàn 37 Phòng Không, được tăng cường một tiểu đoàn đặc công, và đại đội chiến xa T 54, tràn qua sông Pô-Kô đánh chiếm Căn cứ Dak Pek và Chi Khu Dak Pek. Căn cứ thất thủ chiều ngày 16.5. 74, sau gần hai ngày chống trả một lực lượng địch gấp 20 lần. Sau đó, để tránh đụng độ với các đơn vị chủ lực của ta, gồm Sư Đoàn 23 BB và các Liên Đoàn BĐQ hoạt động ở phía Bắc và Tây Bắc Kontum, chúng kéo xuống phía Đông Nam bao vây Măng Buk, đồng thời tăng cường lực lượng địa phương, tiếp tục tấn công về hướng thị xã Kontum, cô lập Chương Nghĩa (Platoni), Măng Đen nằm về hướng Ba Tơ, Quảng Ngãi. Khu vực này hoàn toàn do lực lượng ĐPQ của Tiểu Khu Kontum đảm trách.
Tiền Đồn 5 trở thành phòng tuyến đầu để ngăn chặn làn sóng xâm lăng của Cộng Sản. Đây là một trong dãy tiền đồn của Tiểu Khu Kontum, nằm phía Đông Bắc, cách thị xã Kontum khoảng 15 cây số đường chim bay, trên một ngọn đồi có cao độ đúng 1200 mét (so với mực nước biển trung bình), và cách con đường tỉnh lộ nối liền Kontum – Quảng Ngãi (khi ấy đang bỏ hoang) khoảng bốn cây số, được phòng thủ bởi một tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Kontum.
Đầu tháng 6/1974, Cộng quân mở nhiều đợt pháo kích, bao vây Tiền Đồn 5 nhằm tiêu diệt lực lượng trú phòng và phục kích các đơn vị tiếp viện của Tiểu Khu. Lực lượng và vũ khí quá chênh lệch, bên ta bị thiệt hại nặng. Nhờ Không yểm, tiểu đoàn trú đóng mở đường máu di tản, nhưng hơn một nửa quân số bị tổn thất, hai đại đội đóng quân bên ngoài phải phân tán, thất lạc. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ định Sư Đoàn 23 Bộ Binh mở các cuộc hành quân khẩn cấp giải tỏa áp lực địch và sau đó đưa một tiểu đoàn đến trú đóng tại Tiền Đồn 5, thay thế cho đơn vị ĐPQ đã phải triệt thoái, nhằm ngăn chặn đường tiến quân của địch. Tiểu Đoàn 1/44 nhận lãnh trách nhiệm gay go này ngay sau khi có một vị chỉ huy mới, Đại úy Dương Đình Chính (Khóa 20 Võ Bị) vừa thay thế Thiếu Tá Phan Văn Khánh (Khóa 12 Võ Bị) đi nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 12.7.1974, Tiểu Đoàn 1/44 được trực thăng vận xuống Tiền Đồn 5, vừa củng cố lại công sự phòng thủ đã bị phá hủy bởi các cuộc pháo kích và tấn công của địch, vừa hành quân tảo thanh chung quanh căn cứ để hổ trợ Tiểu Đoàn ĐPQ tìm gom những binh sĩ còn đang thất lạc. Do vị tiểu đoàn trưởng ĐPQ mang cấp bậc thiếu tá, nên khó khăn trong việc chỉ huy, phối hợp, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn chỉ thị Trung Đoàn 44 BB phải thành lập ngay một Bộ Chỉ Huy Nhẹ đến Tiền Đồn 5 để chỉ huy tổng quát. Ngày 14/7/1974, BCH Nhẹ gồm Thiếu Tá Lê Thái Như, Phụ Tá Hành Quân của Trung Đoàn Trưởng cùng một toán tháp tùng được thả xuống Tiền Đồn 5, trong số này có Đại úy Nguyễn Đức Vinh, là sĩ quan liên lạc Pháo Binh của Tiểu Đoàn 233 PB. Thiếu Tá Lê Thái Như nguyên là Quận Trưởng Quận Phụng Hiệp (Phong Dinh) vừa mới thuyên chuyển đến Trung Đoàn 44 BB, chưa có chức vụ chính thức, tạm thời làm sĩ quan phụ tá hành quân cho Đại Tá Phùng Văn Quang và sau đó là Trung Tá Nguyễn Hữu Lữ, Trung Đoàn Trưởng.
Lúc này trên Tiền Đồn 5, ngoài BCH Nhẹ Trung Đoàn 44, BCH Tiểu Đoàn 1/44 và Đại Đội Chỉ Huy Yểm Trợ, được bảo vệ bởi Đại Đội 2/1 của Thiếu úy Nguyễn Xuân Quang, Quyền Đại Đội trưởng. Các đại đội còn lại hoạt động ở các cao điểm và hành quân lưu động chung quanh, cách Tiền Đồn 5 từ 2 đến 5 cây số.
Hai ngày sau, các công sự phòng thủ chưa được sửa chữa xong, vào sáng sớm ngày 16.7.1974, khi sương mù còn đang phủ kín cả một vùng núi non và thung lũng, Cộng quân pháo kích dồn dập vào Tiền Đồn 5 từ nhiều hướng khác nhau trong suốt một tiếng đồng hồ bằng đủ các loại pháo 120 ly, 122ly và 155ly bắn thẳng. Lúc này, Pháo Binh của ta đã bị hạn chế tác xạ vì không còn đủ đạn dược và Không Quân cũng không thể yểm trợ được bởi thời tiết quá xấu. Ngay những loạt đạn pháo đầu tiên, hầm chỉ huy bị sập, hệ thống truyền tin bị phá hủy và một số đông quân trú phòng đã bị tử trận, trong số đó có Đại úy Dương Đình Chính, Tiểu Đoàn Trưởng, Đại úy PB Nguyễn Đức Vinh và Thiếu úy Nguyễn Xuân Quang, Q.Đại Đội Trưởng ĐĐ 2/1. Riêng Thiếu Tá Lê Thái Như bị thương nhẹ, chạy thoát ra ngoài, nhưng bị bắt làm tù binh sau đó.
(Năm 1976, khi bị chuyển tù ra miền Bắc, người viết bất ngờ gặp lại Thiếu Tá Lê Thái Như ở Trại 6 Nghĩa Lộ. Chính Thiếu Tá Như đã kể lại chi tiết trận đánh này).
Cộng quân tràn ngập. Tiền Đồn 5 trở thành một địa điểm “oanh kích tự do” sau đó. Tất cả tử sĩ đều phải đành vùi thây nơi chiến địa. Gia đình họ nhận “Tờ Trình Ủy Khúc” (một hình thức báo tử) để chỉ biết người thân của mình đã hy sinh tại một địa danh xa lạ nào đó, với tọa độ AR 863-994 mà chỉ có những nhà quân sự mới có thể biết được.
Bà quả phụ Nguyễn Xuân Quang cũng nhận được “Tờ Trình Ủy Khúc” như thế, nhưng bà không tin là chồng đã chết. Vì trước đây, vào giữa năm 1973, bà cũng nhận được giấy báo tử tương tự, nhưng sau đó mấy tháng thì bất ngờ nhận được tin chồng còn sống và đang được điều trị tại quân y viện Quảng Ngãi. Lần đó, Thiếu úy Quang bị địch bắt tại trận Ngô Trang, phía Bắc Kontum, nhưng vì anh bị thương khá nặng, nên địch quân bỏ anh lại trên đường áp giải tù binh ra Quảng Bình, họ nghĩ là anh sẽ chết, nhưng anh đã may mắn được trực thăng bên ta phát hiện cứu sống. Sau khi được điều trị lành vết thương, anh xin trở lại đơn vị cũ tiếp tục chiến đấu.
Thiếu úy Quang ra đi, để lại cho người vợ trẻ bốn đứa con thơ. Cháu lớn nhất chín tuổi và đứa út chưa tròn một tuổi.
Cuối tháng 3/1975 gần cả miền Trung lọt vào tay Cộng sản sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và cuộc di tản trên Tỉnh Lộ 7B đã trở thành một nỗi kinh hoàng. Cuối cùng đến ngày 30/4/1975 cả miền Nam cũng hoàn toàn bị nhuộm đỏ. Kể từ đó, những mồ mả của tử sĩ miền Nam được chôn cất tại các nghĩa trang trong thành phố còn bị CS đập phá, san bằng, thì chuyện đi tìm những người thân hy sinh trên các vùng núi non vô danh xa lạ, như Tiền Đồn 5 đã trở thành câu chuyện hoang đường. Hơn nữa ở thời điểm ấy, người sống chưa giữ được mạng mình thì làm sao còn có thể lo cho người đã chết.
Bà Nguyễn Xuân Quang không còn cách nào khác, rời bỏ ngôi nhà nhỏ bên khu trại gia binh Sông Mao, dắt bốn đứa con thơ về tá túc nhà cha mẹ ở Phan Thiết. Khổ nỗi, bà còn có người anh là một trung tá tốt nghiệp (Khóa 16) Trường Võ Bị Đà Lạt và hai cậu em đều là sĩ quan Thủ Đức, nên cha mẹ bà cũng bị đuổi ra khỏi nhà. Bây giờ ông bà già phải cưu mang cả cô con gái và bốn đứa cháu ngoại tuổi còn thơ dại. Ông bà, con cháu cùng dắt díu nhau, bỏ thành phố Phan Thiết thân yêu, chạy về vùng quê Chợ Lầu, dựng tạm căn nhà lá bên bờ sông Lũy, kiếm sống qua ngày bằng khoai sắn tự trồng và cá lưới dưới dòng sông. Vậy mà cuộc sống lang bạt ấy vẫn chưa một ngày yên ả. Những hành xử và lời nói khắc nghiệt của những người bên thắng cuộc đã làm cho bà Quang không còn con đường sống. Bà đã uống mấy chai thuốc rầy để chết đau đớn trước mặt cha mẹ mình và bốn đứa con thơ. Bà xin lỗi vì đã để lại cho cha mẹ già một gánh nặng, và xin lỗi các con đã phải đành lòng bỏ con lại bơ vơ, bà không thể bắt các con phải chết theo mình. Sau đó vài năm, đứa con trai lớn cũng đã uống thuốc rầy theo mẹ. Đứa con trai thứ nhì, Nguyễn Thế Vinh, năm 1975 mới lên năm, bây giờ trở thành người phụ giúp đắc lực cho ông ngoại trong cuộc mưu sinh đầy khốn khó. Nhưng đau đớn thay, “họa vô đơn chí”, năm chín tuổi, khi chăn hai con bò của Hợp tác xã, lấy mấy ký lúa phụ ông ngoại, Vinh bị té xuống đất từ trên lưng bò. Cánh tay phải bị gãy. Do không có thuốc thang và băng bó không đúng cách, cánh tay bị nhiễm trùng, hoại tử phải bị cắt bỏ đến gần bả vai.
Ông bà ngoại lần lượt qua đời, mấy chị em Vinh lại được bà dì Út không lấy chồng, ở vậy cưu mang. Dù khốn khó, bữa no bữa đói, nhưng Vinh không chịu bỏ học hành. Bị tật nguyền, nhưng cậu bé lên mười vẫn thừa hưởng ý chí sắt đá của người cha để lại, Vinh vượt qua tất cả khó khăn, làm đủ thứ nghề để học hành thành đạt, mặc dù với cái lý lịch rất “đen”, Vinh không chút hy vọng gì mình có thể được ngoi lên trong một xã hội đang còn đầy dẫy những đố kỵ, hận thù. Đỗ Đại học Kinh tế ưu hạng, nhưng không kiếm được việc làm. Ngày tốt nghiệp có hai ba nơi gởi thư chọn Vinh khi thấy số điểm tối ưu của Vinh, nhưng không bao giờ gọi Vinh đi nhận việc. Vinh đi dạy kèm, mở các lớp luyện thi, và đặc biệt hơn, Vinh đã thành công bằng nghề tay trái – với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: Đánh đàn – tất nhiên chỉ bằng tay trái.
Những năm còn nhỏ, đặc biệt khi cậu hai Minh vừa trong tù cải tạo trở về, như để giải sầu trước một tương lai mịt mờ đen tối, ông thường ngồi đàn trong đêm vắng, lúc chỉ còn có hai cậu cháu. Vinh đã say mê, vì dường như chỉ có tiếng đàn mới làm tan biến những đau buồn, trắc ẩn trong lòng, làm cho Vinh tạm quên đi bao nỗi bất hạnh khi tuổi đời mới lớn, mà chung quanh tưởng chừng chỉ còn là bóng tối luôn bao trùm chụp phủ lấy Vinh. Chuyện đàn guitar bằng một tay mà lại là tay trái là một điều không tưởng, nhưng rồi với đam mê và ý chí, Vinh đã thành công. Tài năng và nổ lực phi thường của cậu bé chưa thành niên đã được Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 biết tới, nâng đỡ, chỉ dạy thêm, và cuối cùng chính ông đã giới thiệu Vinh đến đàn cho Phòng Trà ATB của nữ ca sĩ Ánh Tuyết. Sau đó Vinh được một số đài truyền hình mời biểu diễn. Người nhạc sĩ một tay, đàn guitar bằng tay trái và thổi harmonica, đặc biệt những bản tình ca của Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng đã làm rung động lòng người, được cả nước tán dương. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều mà mọi người biết đến để ngưỡng mộ Nguyễn Thế Vinh như sau này.
Từ lúc bỏ Sài gòn lên Bến Cát, Bình Dương mở các lớp dạy kèm và luyện thi đại học, Vinh có dịp được gặp nhiều học sinh nghèo, mồ côi, tật nguyền nhưng hiếu học. Suy nghĩ từ thân phận của chính mình, Vinh đã vận động bạn bè, đi khắp nơi kêu gọi những nhà hảo tâm, đứng ra mở Trung Tâm Hướng Dương, bảo bọc, nuôi dạy trên một trăm các em học trò nghèo, mồ côi và khuyết tật. Bây giờ thầy giáo Vinh trở thành chủ gia đình Hướng Dương, là cha, là anh cả của đám học trò mà chính Vinh đã đi khắp nơi, những vùng xa xôi, nghèo khổ để gom góp dắt díu về đây nuôi dạy. Đến hôm nay, trong số những học trò ấy, đã có nhiều em tốt nghiệp đại học, trên ba mươi em du học tại Nhật Bản, một em du học tại Úc Châu và một em đang du học tại Hoa Kỳ. Cậu bé, có cha là lính VNCH tử trận khi chưa tròn bốn tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm lên bảy, mất cánh tay phải từ năm lên chín, giờ trở thành người nổi tiếng được bao nhiêu người trong và ngoài nước yêu thương cảm phục. Nhưng Vinh vẫn vậy, hiền lành, nhân hậu, chân chất, không ai tìm thấy trong nụ cười đôn hậu của Vinh một nét kiêu hãnh hay mối hận đời nào. Điều đáng phục hơn, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi được các đài truyền hình và báo chí trong nước phỏng vấn, lúc nào Vinh cũng hãnh diện để nói về người cha quá cố, một sĩ quan QLVNCH đã hết lòng chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng của mình.
Để có đủ tiền trang trải việc điều hành và nuôi dạy các em tại Trung Tâm Hướng Dương, hằng năm Vinh đều phải đi vận động, trình diễn khắp nơi ở hải ngoại, qua chương trình “Góp Lá Mùa Xuân” từ Úc, Âu, Á đến Mỹ Châu, phối họp với các cơ quan từ thiện khác, đặc biệt cùng tham gia tổ chức “Ngọc Trong Tim”, Vinh được mọi nơi hưởng ứng và hỗ trợ hết lòng. Đến đâu Vinh cũng hãnh diện để nói về người cha của mình, một sĩ quan VNCH đã anh dũng hy sinh. Hình ảnh người cha khá mơ hồ trong ký ức nhưng lại là một động lực để Vinh đứng lên từ nỗi bất hạnh tột cùng, và giúp tha nhân bằng tất cả trái tim mình. Tâm sự với bạn bè, Vinh bảo, điều hạnh phúc nhất của Vinh là nghĩ cha mẹ đang dõi bước chân mình và mỉm cười nơi chín suối.
Tháng 7/ 2019 trong dịp đến Úc Châu, Vinh cũng trình bày về cái chết của cha và ước mong được liên lạc với những người đồng đội cũ cùng đơn vị của ông ngày trước để được biết tường tận hơn về cái chết và địa điểm nằm xuống của cha mình. “Tờ trình ủy khúc” cũng đã thất lạc sau ngày mẹ Vinh qua đời.
Vinh được Luật sư Nguyễn Văn Thuần giới thiệu đến tôi, vì Thuần là người bạn đồng hương khá thân, biết tôi từng phục vụ gần mười năm ở Trung Đoàn 44 BB, đơn vị cuối cùng mà cha của Vinh, Thiếu úy Nguyễn Xuân Quang đã hy sinh. Vợ chồng Luật sư Nguyễn Văn Thuần cũng là những người có nặng tấm lòng, tích cực hỗ trợ tổ chức “Ngọc Trong Tim”, gom góp yêu thương mang đến cho những người khuyết tật cùng các anh Thương Binh VNCH còn đang sống khốn khổ ở quê nhà.
Tôi liên lạc với Vinh qua điện thư, rồi qua điện thoại. Ngay sau khi biết rõ cấp bậc, tên họ và đơn vị cuối cùng của người đồng đội Nguyễn Xuân Quang, tôi liên lạc hỏi thăm một số bạn bè cùng Tiểu Đoàn 1/44 với anh Quang lúc xưa, được biết chắc chắn là anh Quang đã hy sinh tại Tiền Đồn 5 ở Kontum. Tôi nhớ ngay đến trận đánh tại địa danh này qua lời kể của Thiếu Tá Lê Thái Như, lúc chúng tôi bất ngờ gặp nhau tại trại tù số 6 ở Nghĩa Lộ. Thiếu tá Như là người may mắn sống sót và bị bắt làm tù binh trong trận này.
Tôi còn nhớ mang máng Tiền Đồn 5 nằm không xa, nhìn xuống con đường đất nối liền Kontum – Quảng Ngãi, lúc ấy bỏ hoang vì chiến tranh, nhưng không biết ở quãng nào, thuộc địa danh nào, hơn nữa thời gian đã quá lâu, hơn 45 năm rồi, có biết bao biến đổi. Tôi tìm cách liên lạc với một số sĩ quan thâm niên ở Tiểu Khu Kontum, may mắn gặp một anh đồng hương với vợ tôi, trước kia anh là Đại úy Chi Đoàn Trưởng Chiến Xa M-48, vì phản đối một khẩu lệnh hành quân của cấp chỉ huy mà anh cho là vô lý, chắc chắn sẽ đưa Chi đoàn của mình vào sa lầy, thảm bại, như trường hợp một chi đoàn bạn, anh bị kỷ luật, cho ra khỏi binh chủng, chuyển về Tiểu Khu Kontum giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn ĐPQ. Anh đã từng đóng quân tại Tiền Đồn 4, Tiền Đồn 5, và giữa tháng 10/1974, đơn vị anh bị địch quân tràn ngập ở Chương Nghĩa, anh bị bắt làm tù binh, khi ấy anh vừa được thăng cấp Thiếu Tá hơn một tháng. Anh ngồi vẽ lại vị trí Tiền Đồn 5 cho tôi, và để bảo đảm chính xác hơn, anh gọi cho một anh trung úy, đại đội trưởng dưới quyền của anh lúc xưa, là người Kontum và cũng đã từng đóng quân một thời gian dài tại Tiền Đồn 5. Trí nhớ anh bạn này rất chính xác.
Tôi liền viết một điện thư khá dài cho Vinh :
“Hai hôm nay, chú đã liên lạc với chú Sơn, chú Khanh (ở cùng Tiểu Đoàn 1/44 với ba cháu) và vài người khác, đã tham dự các trận chiến trong cùng thời gian, cùng và chung quanh địa điểm mà ba cháu đã hy sinh, đặc biệt trong số này có người từng sinh ra, lớn lên và đi lính tại Tiểu Khu Kontum.
Đến hôm nay chú và chú Sơn, chú Khanh đã có được một số chi tiết tương đối chính xác về trường hợp hy sinh của ba cháu.
Ba cháu hy sinh tại Tiền Đồn 5 (khác với Căn Cứ 5 ở Tân Cảnh). Tiền đồn này nằm bên con đường từ Kontum đi Quảng Ngãi (lúc ấy bỏ hoang, không sử dụng từ lâu vì chiến tranh), bây giờ là Quốc Lộ 24.
Tiền Đồn 5 này nằm cách Thị Xã Kontum khoảng 15 km, gần khu vực Kon Xom Luh, giữa 2 địa danh có tên Kon Cha Re và Kon Se Tieu (không tìm thấy tên trên Google Map, có lẽ vì hai địa danh quá nhỏ).
Đặc biệt, tại Kon Xom Luh hiện có nhà thờ Kon Xom Luh.Nếu có dịp đến Kontum, cháu tìm đến nhà thờ này hỏi thăm các vị linh mục, nhờ quí ngài chỉ giúp, hay hỏi thăm người dân địa phương (lớn tuổi) Kon Cha Re và Kon Se Tieu nằm ở đâu.
Riêng ngày mất của ba cháu, chú nghĩ trong khoảng 15 đến 30 Tháng Sáu, 1974, nhưng chú Sơn và chú Khanh đang tìm hiểu từ những bạn bè có tham dự trận đánh ấy, để cho cháu một ngày chính xác hơn.
Tiếc quá, nếu cháu còn giữ ‘giấy báo tử’,lúc ấy được gọi là “Tờ Trình Ủy Khúc”, dành cho người mất tích (Lính hy sinh nhưng không tìm thấy xác đều gọi là mất tích), trong đó có ghi rõ ngày giờ và đặc biệt là tọa độ (địa điểm chính xác nhất) nơi ba cháu hy sinh.
Thời gian đã quá lâu, mọi sự đã thay đổi, các dấu tích chiến tranh và cả xương thịt những người lính hy sinh, chắc cũng không còn. Tuy nhiên tất cả đều để lại trong lòng những người còn sống như các chú và nhất là cháu, những vết thương khó lành cùng với một nỗi hoài niệm khó nguôi.
Các chú xin được thành tâm chia sẻ về sự mất mát và nỗi buồn lớn lao này của cháu và cầu nguyện ơn Trên che chở và giúp cháu tìm lại được những điều mà cháu từng mong ước…”
Vinh nhận được email này của tôi lúc đang trên đường ra phi trường Sydney để rời Úc trở về lại Việt nam. Vinh chỉ kịp gởi cho tôi vài hàng tin nhắn qua Viber:
– Cháu sẽ lên Kontum ngay sau khi về lại Việt nam, cháu sẽ làm theo lời hướng dẫn của chú. Có gì cháu sẽ gọi chú qua Viber.
Trời đã không phụ lòng những con người hiếu thảo, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được trái tim, đặc biệt đối với một tâm hồn không hề vướng chút bụi bẩn của một xã hội kim tiền, vô cảm, Vinh đã được tất cả mọi người giúp đỡ tận tình, từ các vị nữ tu, đến người lính Thượng miền Nam thuở trước và cả những người lái xe ôm nghèo khổ, tận tình hướng dẫn và giúp Vinh đến Tiền Đồn 5.
Vinh kể:
“Cháu đến chân núi của Tiền Đồn 5 là 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Bảy, 2019. Lúc đó trời muốn mưa và mây phủ kín hết ngọn đồi của Tiền Đồn 5. Những ngọn đồi thấp hơn nằm chung quanh thì còn thấy thấp thoáng. Nhiều người dân nơi đó lo lắng cho cháu, khuyên không nên lên vì đường khó đi, nhưng lòng cháu lại cảm thấy rất nôn nóng, muốn đi liền ngay tức khắc.
Với sự giúp đỡ của người dân, hai thanh niên địa phương dùng hai chiếc xe gắn máy mà bánh xe phải ràng dây xích, một chiếc chở cháu, một chiếc chở đồ ăn, thức uống, hoa quả, bắt đầu leo núi.
Sau một tiếng leo núi bằng xe Honda qua nhiều đồi khác nhau, khi đến chân đồi của Tiền Đồn 5 thì không còn đường để xe gắn máy chạy nữa, nên cháu bắt đầu đi bộ, vừa đi vừa phải dùng rựa chặt cây mở đường. Sau 30 phút, cháu đến được đỉnh đồi của Tiền Đồn 5.
Những bao cát dùng làm chiến hào bị rách nát, vài đế giày bốt-đờ-sô vương vãi, những cục pin dẹp nằm chỏng chơ, những cọng kẽm gai phần chôn dưới đất, phần ló lên trên… là những gì cháu nhìn thấy trên khoảng đồi trống của Tiền Đồn 5. Cháu có cảm giác dấu tích trận đánh và âm thanh súng đạn năm nào vẫn còn hiển hiện, phảng phất nơi đây.
Nhìn những gì còn sót lại đó, cháu cảm thấy rất xúc động. Và thật lạ, là từ lúc lên đây sương mù đã phủ kín hết bầu trời, nhưng khi cháu lấy hoa quả bày ra và thắp bó nhang cho ba cùng các chú, các bác đã nằm lại nơi này, thì trời lại bỗng dưng ló nắng”.
Cuối cùng thì Vinh cũng đã đến được đỉnh Tiền Đồn 5, nơi mà xác thân Thiếu úy Quang, người cha thân yêu của Vinh đã nằm lại đó từ 45 năm trước, giờ chắc cũng đã tan cùng tro bụi.
Quỳ giữa đỉnh đồi vắng lặng, bàn tay trái duy nhất cầm chặt bó nhang, Vinh cúi đầu khấn vái hồn thiêng của cha và những người lính miền Nam đã chết cho quê hương và lý tưởng cao đẹp của mình. Bốn mươi lăm năm, đã trải qua biết bao chia lìa, khốn cùng, bi thảm, nhưng Vinh đã vươn lên, vượt qua những thử thách cay nghiệt nhất, để ngẩng cao đầu trong một xã hội mà cả gia đình mình từng là nạn nhân, luôn bị bên thắng cuộc cố tình xô đẩy ra bên lề xã hội, đến bước đường cùng, bởi một thứ hận thù không còn nhân tính. Nhưng cuối cùng, nhờ dòng máu của người cha còn luân lưu trong huyết quản, Vinh đã chiến thắng. Không chỉ thắng được số phận của chính mình, mà cao cả hơn, cũng giống như cha mình và những đồng đội của ông, Vinh đã thắng được lòng người. Cái thắng xem chừng vinh quang và bất diệt nhất.
Vinh đã được mời lên nói chuyện ở các đài truyền hình, tọa đàm trong các buổi tu học tại các cơ sở Phật giáo trước hàng vài ngàn Phật tử, được ví như “Cây Xương Rồng Trên Cát”, nói chuyện trong các hội văn nghệ, văn học. Cuốn tự truyện “Ông Giáo Làng Trên Tầng Gác Mái” của Vinh được độc giả cả nước bình chọn là “Tác phẩm Xuất Sắc Nhất của năm 2018, với nội dung truyền cảm hứng và động lực nhất để sống và để cống hiến”. Vinh nhận được giải thưởng lớn,100 triệu đồng, và đã góp hết vào ngân quỹ của gia đình Hướng Dương.
Trong cuốn tự truyện của mình, Nguyễn Thế Vinh cho biết: “Chính những ngày tháng dạy học cho các trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật… đã làm nảy nở trong tôi ước mơ về một ngôi trường, cũng là mái nhà cho mấy đứa trẻ thiệt thòi ấy chui ra chui vào, vừa học chữ, vừa học làm người. Lũ trẻ và tôi sẽ dũng cảm bước đi trên con đường hướng tới tương lai bằng tinh thần tích cực và độc lập nhất”.
Một nhà phê bình đã viết về cuốn tự truyện của Vinh:
“Cuốn sách này kể cho bạn nghe chuyện đời của một “hạt bụi” ngát hương, hết sức hồn nhiên trong cõi trăm năm đi về. Sức sống của “hạt bụi” ấy có thể khiến những ai đang bị cuộc đời dồn ép hoặc thấy mình sắp bị đời xô ngã sẽ kiên cường đứng vững và chân thật mến yêu cuộc đời”
Một nhạc sĩ tên tuổi đã từng thổ lộ: “Một lời tử tế chưa đủ để nói về Vinh”.
Hầu hết học trò của Vinh đều bảo “Thầy Vinh là cha, là bạn và cũng là vĩ nhân”
Vinh dự trù sẽ tổ chức một buổi tưởng niệm và cầu siêu cho cha và những đồng đội của ông đã hy sinh trên ngọn đồi Tiền Đồn 5, vào dịp cuối năm hay Tết Nguyên Đán với sự đồng tế của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo. Tất cả sẽ cùng thắp sáng lại trong tâm hồn một mùa Xuân, mùa của lòng biết ơn và hy vọng.
Vinh cũng nhờ các cơ quan truyền thông, báo chí và đồng đội của cha, giúp tìm cách thông báo đến thân nhân của những chú, bác đã cùng hy sinh với cha Vinh. Xin hãy liên lạc với Vinh để cùng tham dự buổi lễ tưởng niệm đặc biệt này. Người đầu tiên đã nghe được tiếng gọi của Vinh, một thanh niên hiện định cư ở bên Úc , chính là trưởng nam của cố Thiếu Tá Nguyễn Đức Vinh, sĩ quan liên lạc Pháo Binh của Tiểu Đoàn 233/PB cũng đã nằm lại trên Tiền Đồn 5 ngày ấy. Điều may mắn là cậu ta còn giữ được “Tờ Trình Ủy Khúc” trong đó có ghi rõ ngày giờ và địa điểm chính xác nơi cha anh đã hy sinh: ngày 16 tháng 7 năm 1974, tại Tiền Đồn 5, Tọa độ AR 863-994. Những chi tiết mà cháu Nguyễn Thế Vinh cũng đang cần muốn biết. Sau đó Vinh cũng đã liên lạc được với con của Cố Thiếu Tá Dương Đình Chính ở Sài Gòn, và sẽ gặp một thuôc cấp cũ của ba Vinh ở Sông Mao, để có thể liên lạc với gia đình những tử sĩ khác.
Cuộc chiến đã kết thúc – dù trong tột cùng bất công và tức tưởi – nhưng mãi đến 45 năm sau, hơn nửa đời người, những người con mới tìm đến được nơi cha mình đã hy sinh, xác thân vùi chôn ở đó. Nhìn hình ảnh người con trai chỉ còn một cánh tay với những nén nhang thắp muộn trên ngọn đồi hoang vắng, điêu tàn, từng xảy ra bao trận chiến đẫm máu đồng đội, lòng tôi lắng xuống. Hồi tưởng lại thời gian cuối cùng của cuộc chiến, tôi bỗng thấy đồng cảm, thấm thía với tâm trạng của người lính trẻ Paul Bäumer, nhân vật chính trong “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” (All Quiet On The Western Front), tác phẩm viết về chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Erich Maria Remarque, mặc dù câu chuyện đã xảy ra từ thời Đê Nhất Thế Chiến:
“Ngày tháng trôi qua. Mùa hè 1918 này là mùa hè đẫm máu và kinh hoàng nhất. Thời gian giống như những thiên thần đang bay lượn trên vùng hủy diệt một cách không thể hiểu nổi. Dường như ai cũng biết rằng chúng tôi sẽ phải thua trong cuộc chiến này. Nhưng rất ít ai nói ra điều ấy. Chúng tôi đang bị đẩy lui. Chúng tôi không còn đủ quân số, không đủ tiếp liệu, đạn dược để có khả năng phản kích sau cuộc tổng công kích này. Duy chỉ có các chiến dịch hành quân là còn đang tiếp diễn – và những cái chết sẽ vẫn còn tiếp tục…”
Chỉ có một điều khác biệt. Anh Paul Bäumer may mắn hơn chúng tôi, đối phương của anh dù là người không cùng một nước, nhưng chắc chắn không tàn ác và man rợ như kẻ thù đã chiến thắng chúng tôi, những người có cùng dòng giống nhưng không hề có trái tim người.
Phạm Tín An Ninh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.202 giây.