Có bao giờ bạn tự nghĩ: Mùa Xuân không bao giờ đến, không bao giờ đi, mùa xuân hiện hữu mãi trong lòng chúng ta? Xuân là nụ cười thật tươi, là tiếng cười dòn tan, rộn rã như chim hot líu lo trên cành, là những lời chúc lành như "tiền vô như nước, tiền ra rĩ rã, sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc, mua may bán đắc, sức khỏe dồi dào," lời nào đẹp nhất để dành chúc cho mùa Xuân.
Nàng Xuân là ai, không ai biết, nhưng nói tới nàng Xuân là nói tới hạnh phúc, bình yên, may mắn, sức khỏe dồi dào, mọi sự hạnh thông. Mùa Xuân ở Mỹ lạnh quá, California có nắng ấm nhưng gần đây không tránh khỏi lạnh, thương đồng bào ở các tiểu bang miền Đông, tuyết rơi rơi, một màu trắng xóa, ngồi trong nhà nhìn tuyết rơi ngoài khung cửa, chim không hót, vượn không hú, một màu tuyết trắng.
Ở xa về miền lạnh thích nhìn tuyết rơi rơi trắng xóa, nhưng người bản xứ thì sợ tuyết, sợ tuyết nên mùa Xuân nhiều người về miền nam California. người giàu thì dễ dàng về việc di chuyển có máy bay, du thuyền, mùa Đông thì về xứ ấm, người nghèo thì ở một chổ, tội nghiệp cho những người nằm ở viện dưỡng lão, nhà thương mùa Đông, hay Xuân vẫn nằm một chổ, chờ người thân đến thăm.
Xuân trong lòng hay Xuân của đất Trời, vẫn là Xuân, vẫn là vui tươi và hạnh phúc. Người không thù hận, lòng quãng đại, thương người, yêu đời, giúp người giúp đời thì lúc nào cũng tươi cười thì nhìn ở đâu cũng thấy mùa Xuân, nhìn người nào cũng thấy điểm tốt, điểm xấu thì quên đi, lòng quãng đại thì đời sống thoải mái hơn, và mùa Xuân ở trong lòng của chính mình.
Tôi gặp nhiều người, mùa Xuân thì vui hơn, mơ ước nhiều hơn, tôi phỏng vấn từng người tuổi tác khác nhau.
Tôi hỏi luật sư Nguyễn Phương Minh, “Luật sư mơ ước gì trong mùa Xuân?”
Là một người sinh hoạt tích cực trong cộng đồng Việt Nam, Luật sư Minh bút hiệu là Đỗ Thái Nhiên trả lời, “Mơ ước Việt Nam thật đủ có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải.”
Người già, người trẻ có lý tưởng, bao giờ cũng mong cho Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, nhiều người du lịch về Việt Nam thấy người Tàu đầy đường phố Hà Nội, Nha Trang, tức lắm nhưng không biết làm sao? Mộng xâm lăng của người Tàu có từ ngàn năm, mộng xâm lăng bằng văn hóa và kinh tế, nhưng chắc chắn không thể nào được, đức cha Nguyễn Chí Linh Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng tuyên bố người Tàu không chiếm Việt Nam bằng võ lực, bằng quân sự, nhưng sẽ chiếm bằng văn hóa và kinh tế. Cố hòa thượng thích Tâm Châu, Hòa thượng thích Quảng Độ cũng đã nhìn thấy điều nầy.
Khi nguy cơ mất nước thì đồng bào mình ngồi lại với nhau, một lòng chống xâm lăng thì làm sao người Tàu có thể chiếm Việt Nam được? Những người trẻ được kính phục vì người trẻ ở trong nước dám đi biểu tình chống sự xâm lăng của người Tàu, người trẻ Hồng Kông, cha mẹ của họ sinh ra dưới thời cai trị của chính phủ Anh, ông bà cha mẹ của họ định cư ở Anh, Mỹ, Canada, ông bà cha mẹ họ bảo lãnh thì họ sẽ định cư ở Âu Châu, Mỹ châu, hay Úc Châu nhưng họ không đi vẫn ở Hồng Kông để tranh đấu cho Hồng Kông có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Người trẻ Hồng Kông xuống đường, hàng trăm ngàn người xuống đường tranh đấu bỏ luật Dân Độ về Trung cộng, người trẻ Hồng kông rất trẻ, lãnh đạo từ 22 tuổi dám đương đầu với thế lực quân sự cảnh sát, an ninh của Hồng Kông, người trẻ Hồng Kông làm cho cả thế giới kính nể, người bị bắt, bị đánh đập nhưng người khác vẫn tiếp tục tranh đấu. Tổng thống Trump ban hành hai đạo luật Dân Quyền làm cho người đấu tranh Hồng kông vững lòng tin và tiếp tục tranh đấu, 800,000 người xuống đường, đường phố đông đúc người biểu tình người trẻ Việt Nam chắc rồi cũng sẽ xuống đường tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, và bảo toàn lãnh thổ lãnh hải.
Hỡi tuổi trẻ Việt Nam vững lòng tin người Việt ở hải ngoại sẽ giúp người đấu tranh trong nước, và một ngày không xa nhất định Việt Nam phải có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, 4000 năm đô hộ nhưng người Việt Nam vẫn độc lập, đâu có đồng hóa với người Tàu?
Người Việt Nam thương yêu người Việt Nam, ngày thường có thể bất đồng chính kiến, họp hội hay cãi nhau, nhưng khi hữu sự thì ngồi lại với nhau,cùng nhau làm việc, do đó nhiều hội đồng hương được thành lập, làm việc hữu ích cho cộng đồng, giúp người trong nước, cho học bổng cho học sinh nghèo, giúp người cô đơn, hội bạn người cùi giúp biết bao nhiêu người bất hạnh, hội Bình Định, hội đồng hương Huế, hội Quãng Nam Đà Nẵng, và nhiều hội ái hữu cũng được thành lập như hội Ái Hữu Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ky, Vỏ Trương Toàn, Chu Văn An, hội Thủy Quân Lục Chiến, hội Biệt Động Quân, hội Nhảy Dù, Lực Lượng Đặc Biệt, Không Quân, Hải Quân v.v. được thành lập nhiều năm , bây giờ vẫn tồn tại, hội Hậu Duệ chiến sĩ ... các hội được thành lập với mục đích cao cả.
Thế hệ thứ nhất đi qua, thế hệ thứ 2, 3, tiếp nối làm việc mà ông bà của mình chưa làm xong, nhiều người bi quan nói, “Ngày xưa người Tàu sang Mỹ làm đường rày xe lửa, và xây nhiều chùa, nhưng đến khi ông bà cha mẹ qua đời người trẻ bản chúa đó là người Tàu, nhưng tôi có niềm tin người trẻ Việt Nam, cộng đồng Việt Nam càng ngày càng phát triển chùa và nhà thờ sẽ được thành lập nhiều hơn, vì số người trẻ theo đạo nhiều hơn.
Tôi phỏng vấn nhiều người trẻ Việt Nam, “Cháu mơ ước gì trong mùa Xuân?”
Nhưng câu trả lời thường thưởng giống nhau, “Cháu gần ra trường, cháu mơ ước sau khi tốt nghiệp có công ăn việc làm, dành dùm tiền mua nhà.”
Người khác trả lời, “Du lịch, làm việc thiện.”
Người già mơ ước, “Con cháu thành công trong việc học hành, nói thông thạo tiếng Việt.”
Ngày Xuân chỉ nói chuyện vui, hãy nói về giấc mơ trưa thực hiện, người lớn tuổi thích nói về con cháu của mình, cháu nội, cháu ngoại, chắt, vui lắm, người nhắc về cuộc tình đẹp đã qua, việc gì ở ngoài tầm tay của mình thì đẹp lắm, đẹp tuyệt vời, giấc mơ không được thành đời này thì đời sau sẽ được, cứ mơ như thế nhé, sống là hy vọng, hi vọng việc tốt đẹp sẽ đến, ai cũng thích vui, nhưng nghe nhạc lại thích nhạc buồn, nỗi buồn đến với con người lâu hơn không hiểu tại sao niềm vui đến rồi đi, vậy thì không có buồn thì làm sao có vui, thôi thì có mơ ước niềm vui sẽ tới.
Mùa Xuân nào tôi cũng chúc quý đồng hương sức khỏe, vui vẻ, thảnh thơi, sống bình thản, sống vui vẻ với con với cháu của mình. Tôi chúc người trẻ công thành danh toại, đi vào vòng chính như hạnh pháp, lập pháp và tư pháp, những người trẻ phải có chỗ đứng trong xã hội, những người trẻ Việt Nam sẽ làm rạng rỡ tổ tông của mình,tôi mơ ước thật nhiều những người sống ở hải ngoại sẽ thành công trong công việc làm, và hiếu thảo với cha mẹ, giúp cộng đồng phát triển một cách mạnh mẽ.
Tôi kỳ vọng ở người trẻ nhiều lắm.
Lưu vong ở xứ người ai cũng mơ ước được trở về, nhất là những ngày lễ, ngày Tết, nhưng gần đây có nhiều người bị bệnh ngay ngày đầu, có người vừa trở lại Mỹ thì đi vào nhà thơ ngay vì khí hậu không trong sạch, do ra đường bị ô nhiễm thức ăn không sạch bỏ quá nhiều bột ngọt ăn xong là choáng váng mặt mũi. Thương thay cho bà con của mình phải đi đó đây mấy chục năm nay, nhưng là những vùng quê hẻo lánh không có điện không có nước sạch, trẻ con không được đến trường vì nghèo quá. Tôi còn nhớ có em gọi kể khi đến một ngôi chùa nghèo, hẻo lánh, cách thành phố Huế vài ba giờ đồng hồ đi Honda, khi cô em đưa tiền cũng cho chùa sư cô nói, “Bên kia chân núi có những người dân rất nghèo, chùa rất nghèo thôi thì cô đem phần qua bên kia.”
Cô em của tôi rất xúc động người nghèo, chùa nghèo, những đứa trẻ mồ côi ốm nhom mà sư cô trụ trì đề nghị chia sẻ bên kia một nửa, mã số tiền chẵn có là bao nhiêu chỉ $1,000 đô la.
Lòng của người nghèo mà quảng đại làm cho tôi xúc động.
Tất cả mọi sự xảy ra đều ngoài tầm tay với mình giúp đỡ theo khả năng nhỏ bé của mình, muốn giúp nhiều hơn cũng không được, chỉ biết cầu nguyện cho người nghèo khá hơn, người khổ đỡ khổ hơn.
Chưa bao giờ được ăn Tết ở quê nhà, hi vọng một năm nào đó được ăn tết ở cao nguyên trung phần như Kontum, Pleiku,Ban Mê Thuột, Dat la, hay ở núi rừng Biên giới Việt Lào, Việt Miên, những nơi tôi đã từng đi qua, đã từng có những kỷ niệm thật đẹp ở đó.
Xuân tưng bừng ở hải ngoại, pháo nổ vang Trời, cũng có múa lân, đốt pháo, mai vàng rực rỡ, diễn hành Tết trên đường phố, nhưng ở đây không phải là đất nước của mình, nhiều người tự hỏi và tôi cũng tự hỏi, “Đến bao giờ chúng ta được ăn Tết ở quê nhà?”
Hy vọng năm nay rồi đến năm khác chắc chắn sẽ có một ngày về quê hương yêu dấu nơi chôn nhau cắt rúng của mình.
Xuân 2020
KIỀU MỸ DUYÊN