logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/01/2020 lúc 12:54:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Sáu nhân viên ngoại giao Mỹ thuộc tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Tehran được Canada cứu thoát ngày 27 tháng 1 năm 1980.
Vụ tai nạn chiếc Boeing 737–800 của Hãng Hàng không Quốc tế Ukraine trong chuyến bay PS752 bị bắn rơi và phát nổ ngay sau khi cất cánh ở phi trường Tehran Imam Khomeini vào ngày 08 tháng 01 năm 2020 vừa qua làm tất cả 167 hành khách và 9 nhân viên thuộc phi hành đoàn thiệt mạng vẫn còn để lại âm vang bàng hoàng.
Có 138 hành khách đang trên đường bay đến Canada, gồm 73 người là công dân Canada gốc Ba Tư. Sự việc xảy ra trong thời kỳ căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Ba Tư, 5 ngày sau khi Hoa Kỳ không kích bằng máy bay không người lái giết chết tướng Iran Qasem Soleimani, và vài giờ sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo của Iran vào lực lượng Mỹ trú đóng ở Iraq diễn ra.
Tai nạn thảm khốc này không khỏi khiến cho chúng ta ôn lại trong nhiều thập niên qua, Hoa Kỳ và Iran luôn có nhiều sự bất hòa. Năm 1979, Hoa Kỳ quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ba Tư sau vụ sinh viên Ba Tư đột kích và bắt cóc 63 nhà ngoại giao Mỹ làm con tin tại đại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Tehran. Và Canada có công lao giải cứu 6 người trong số những con tin đó. Diễn biến ra sao, chúng ta thử nhìn lại.
Bối cảnh
UserPostedImage
Sinh viên Ba Tư tràn ngập Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ngày 4 tháng 11 năm 1979
Khi cuộc Cách mạng Hồi giáo Ba Tư xảy ra ngày 11 tháng 2 năm 1979, vua Ba Tư Mohammad Reza Pahlavi thân Hoa Kỳ bị lật đổ và phải lưu vong. Trong bối cảnh hỗn loạn, một đám đông những người Hồi giáo trẻ tuổi, được biết đến là những người theo đạo Hồi của Dòng Imam, đã xông vào Đại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Tehran vào ngày 4 tháng 11 năm 1979, bắt giữ hàng chục nhà ngoại giao làm con tin. Họ yêu cầu Hoa Kỳ dẫn độ vua Pahlavi trả lại cho Ba Tư để xét xử. Chính phủ lâm thời của Ba Tư sụp đổ ngay sau đó khi Thủ tướng Mehdi Bazargan và nội các của ông từ chức.
Mặc dù bào chữa tuyên bố rằng vụ tràn vào tòa đại sứ Hoa Kỳ là do hành động tự phát của sinh viên, nhưng chính phủ mới của Ba Tư cũng đồng thuận với yêu sách đó. 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ bị bắt làm con tin 444 ngày kể từ ngày 4 tháng 11 năm 1979 đến ngày 20 tháng 1 năm 1981 mới hoàn toàn được trả tự do. Cuộc khủng hoảng này giữ kỷ lục là cuộc khủng hoảng con tin dài nhất trong lịch sử.
Cuộc khủng hoảng đã được các phương tiện truyền thông phương Tây miêu tả như là một “sự vướng mắc” của “sự trả thù và hiểu lầm lẫn nhau”. Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter gọi các con tin là “nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố và tình trạng vô chính phủ” và nói: “Hoa Kỳ sẽ không nhân nhượng với trò tống tiền.” Tại Ba Tư, vụ biến động này được nhìn nhận rộng rãi như là một đòn chống lại Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Mỹ ở Ba Tư.
Sau khi bị lật đổ vào năm 1979, vua Mohammad Reza Pahlavi đã lưu trú tại Hoa Kỳ với lý do để được điều trị bệnh ung thư. Ba Tư yêu cầu ông phải hồi hương để chịu xét xử về các tội ác mà ông bị cáo buộc trong thời gian ông nắm quyền cai trị. Cụ thể, Pahlavi bị buộc tội chống lại nhân dân. Ba Tư cho rằng quyết định của Hoa Kỳ cho phép ông ta tị nạn tại đó là đồng lõa trong những hành động tàn bạo của ông ta. Còn Hoa Kỳ lại coi vụ bắt cóc nhân viên ngoại giao Mỹ là một sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, với các quyền bất khả xâm phạm dành cho các quan chức ngoại giao.
Đáp ứng lời kêu gọi của giáo chủ Khomeini hãy tấn công các mục tiêu lợi ích của Hoa Kỳ và Do Thái, ngày 4/11/1979, hàng ngàn sinh viên tham gia cách mạng Ba Tư tràn ngập tấn công tòa Đại sứ Mỹ tại thủ đô Tehran, bắt giữ hàng chục nhân viên ngoại giao Mỹ làm con tin. Những người không mang quốc tịch Mỹ được phóng thích. Tuy nhiên, 66 người tiếp tục bị giam giữ. Những con tin người Mỹ bị bịt mắt và dẫn tới trước ống kính máy ảnh toán ký giả để làm nhục “Mỹ quốc quỷ ma vương”, hình ảnh của Hoa Kỳ dưới cái nhìn của nhiều lãnh đạo cách mạng Ba Tư. Theo dõi tin tức nhìn thấy những hình ảnh này, công chúng Mỹ bàng hoàng sững sốt. Trong thời gian điều đình, để chứng tỏ thiện chí, ngày 17-11-1979, lãnh tụ Ba Tư là Ayatollah Ruhollah Khomeini đã ra lệnh phóng thích các con tin phái nữ và người Mỹ gốc Phi, chỉ để lại 52 con tin đàn ông da trắng.
Sáu nhân viên ngoại giao may mắn
UserPostedImage
Sáu nhân viên ngoại giao Mỹ trốn thoát khỏi tòa đại sứ Hoa Kỳ là Robert Anders, Cora Amburn-Lijek, Mark Lijek, Joseph Stafford, Kathleen Stafford và Lee Schatz. Họ được đại sứ Canada ở Tehran là Ken Taylor (1934-2015) và Tham vụ Di trú là John Sheardown (1924-2012) che giấu tại nhà riêng trong khu vực cư trú của ngoại giao đoàn
Khi tòa đại sứ bị tràn ngập thì nhân viên Văn phòng Lãnh sự vụ Hoa kỳ, nhờ nằm riêng ở một tòa nhà khác không chung trụ sở với tòa đại sứ, chia làm hai toán vội vã tìm đường trốn. Một toán do ông Tổng lãnh sự (Consul General) Richard Morefield dẫn đầu và một toán khác do Tham vụ Lãnh sự Robert Anders dẫn đầu đi hướng khác. Toán của Morefield sau đó đã bị chận bắt lại. Toán của Anders đi gần tới tòa đại sứ Anh quốc để xin trú ẩn, nhưng khi thấy một đám đông sinh viên Ba Tư đang biểu tình phản đối ở đó thì Anders bèn mời mấy người trong nhóm cùng về nhà mình ở gần đó tạm trú.
Trải qua một cuộc phiêu lưu vượt trốn kéo dài sáu ngày, nhóm Anders, được hỗ trợ bởi đầu bếp người Thái tên là Somchai “Sam”, đi từ nhà này sang nhà khác, gồm một đêm ngủ ở khu nhân viên ngoại giao người Anh. Sau khi chính phủ của thủ tướng Ba Tư Bazargan sụp đổ; các nhà ngoại giao người Mỹ đang lẩn trốn nhận ra rằng sự gian nguy của họ sẽ còn dài, không thể kết thúc sớm như họ nghĩ. Suy nghĩ tìm mọi phương cách để trốn ra khỏi Ba Tư, Anders liên lạc với một người bạn là John Sheardown, một nhân viên di trú đang làm việc với tòa đại sứ Canada ở Tehran. Anders vô cùng mừng rỡ khi Sheardown nhiệt tình sốt sắng mời toàn bộ nhóm của Anders đến ẩn trú nơi nhà mình. Vào ngày 10 tháng 11, năm người trong nhóm ban đầu của Anders gồm Anders, vợ chồng Lijek và vợ chồng Stafford đến nơi ở của Sheardown. Ngoài việc gặp cặp vợ chồng gia chủ John và Zena Sheardown, nhóm người Mỹ hoạn nạn còn được Đại sứ Canada Ken Taylor chào đón.
Để chia sẻ bớt gánh nặng cho ông Tham vụ Di trú Sheardown, đại sứ Taylor mời vợ chồng Stafford về nhà của ông và vợ ông tên Pat, một bác sĩ người Canada gốc Trung Hoa, cũng là người thật tình hiếu khách.
Năm người Mỹ gặp nạn đã được hai gia đình Canada che chở trong tổng cộng 79 ngày. Vào ngày 27 tháng 11, đại sứ Taylor nhận được một cú phôn của đại sứ Thụy Điển Kaj Sundberg ở Tehran gởi gắm, xin ông đại sứ Canada nhân từ bác ái tiếp nhận thêm một người Mỹ đang lẩn trốn nữa là Lee Schatz. Schatz ban đầu đã ngủ trên sàn nhà tại tòa đại sứ Thụy Điển và sau đó ở tại nhà của lãnh sự Thụy Điển Cecilia Lithander. Tuy nhiên, đại sứ Thụy Điển cảm thấy Schatz có thể giả một người Canada thì tốt hơn. Đại sứ Taylor đồng ý và xếp đặt cho Schatz ở nhà của Sheardown.
Sau khi sáu nhân viên ngoại giao người Mỹ tương đối được nhân viên ngoại giao Canada bảo vệ an toàn trong bí mật, hai chính phủ Canada và Hoa Kỳ hội ý nhau bắt đầu thực hiện một “caper”, vụ vượt trốn. Vì vậy vụ vượt trốn này về sau được gọi là “Canadian Caper”.
Vượt trốn bằng cách nào? Vượt trốn bằng cách cho sáu người Mỹ giả trang thành người Canada và dùng sổ thông hành (ngày nay gọi là hộ chiếu) Canada. Trong đời thường, người Mỹ và người Canada thì có khác gì nhau về hình dáng và ngôn ngữ. Giả trang ở đây chỉ là giả tiểu sử, gốc gác, sinh quán, trú quán, nghề nghiệp, v.v. Công việc này liên quan đến ngành tình báo và điệp viên, cho nên Cơ quan Tình báo Trung ương CIA cử tay điệp viên cừ khôi là Tony Mendez và một người nữa với bí danh là “Julio”.
Kịch bản ra sao? Mendez và Julio sẽ cùng với sáu nhân viên ngoại giao Mỹ đang ẩn trốn kia giả làm một đoàn điện ảnh Canada đến Ba Tư quay phim với 8 nhân sự gồm 6 người Canada, một người Ái nhĩ lan và một người Mỹ La Tinh đang hoàn thiện việc tìm kiếm một địa điểm thích hợp để quay một cảnh cho bộ phim khoa học viễn tưởng danh tiếng tên là Argo.
Vào sáng Chủ nhật, ngày 27 tháng 1 năm 1980, toàn bộ tám người đi qua trạm kiểm soát an ninh tại phi trường Mehrabad ở Tehran, lên chuyến bay Swissair của Thụy Sĩ đến Zürich và trốn thoát khỏi Ba Tư. Cuộc vượt trốn khỏi Ba Tư đã thành công!
Đại sứ Ken Taylor và Tham vụ Di trú John Sheardown của Canada đã vì lòng nhân ái mà chấp nhận rủi ro cá nhân rất lớn trong việc che chở cho người Mỹ, cung cấp nơi ẩn náu ở nhà riêng của họ cho sáu nhà ngoại giao Mỹ đang gặp nguy hiểm cùng với việc hợp tác với nước bạn Hoa Kỳ trong điệp vụ “Canadian Caper” thành công tốt đẹp.
Khi nội vụ xảy ra, Đại sứ Taylor đã liên lạc và trình báo với Tổng trưởng Ngoại giao Flora MacDonald và Thủ tướng Joe Clark và được hỗ trợ. Tổng trưởng MacDonald và Thủ tướng Clark đều bày tỏ sự ủng hộ cho nỗ lực che chở và cứu giúp những người láng giềng đang bị nạn này. Họ đồng ý quyết định đưa sáu người Mỹ ra khỏi Ba Tư trên một chuyến bay quốc tế bằng cách sử dụng sổ thông hành Canada. Để làm như vậy, một Lệnh trong Hội đồng được ban ra để cấp nhiều sổ thông hành Canada với nhiều danh tính giả khác nhau, cho các nhà ngoại giao Mỹ đang lẩn trốn. Các sổ thông hành này đều có đóng dấu thị thực chiếu khán vào Ba Tư ngày nào hẳn hoi do chuyên viên CIA giả mạo.

Kế hoạch giải cứu được chuẩn bị như thế nào?
Sau khi kế hoạch giải cứu được đề ra, Tony Mendez, chuyên gia về cải trang và cứu thoát của CIA bắt tay ngay phối hợp làm việc với Bộ Ngoại Giao Canada trong vòng bí mật để giả tạo ra một toán điện ảnh. Việc chuẩn bị được thực hiện kỹ từng chi tiết nhỏ cho có vẻ như thật: tài liệu, y phục phù hợp, vật liệu hóa trang để thay đổi diện mạo của 6 đối tượng sẽ giải cứu. Mendez làm việc chặt chẽ với các nhân viên Bộ Ngoại Giao Canada ở Ottawa, nơi đây chuyển gởi các sổ thông hành ngụy tạo cùng các tài liệu hỗ trợ khác cho tòa đại sứ Canada ở Tehran thông qua nhân viên chuyển đạt phẩm vật ngoại giao Canada được miễn trừ mọi khám xét. Xong xuôi, Mendez và phụ tá “Julio”, cặp bài trùng từng sát cánh làm việc bên nhau ở Phòng Dịch vụ Kỹ thuật thuộc Cơ quan CIA cùng bay qua Ba Tư.
Các sổ thông hành và danh tính thay thế đã được chuẩn bị cho nhiều tình huống khác nhau, nhưng kịch bản chính được chọn là câu chuyện sáu người Canada làm việc trong một đoàn làm phim Hollywood đang đi tìm địa điểm ngoại cảnh thích hợp để thực hiện một phim khoa học viễn tưởng có tựa là Argo. Kịch bản được sử dụng dựa trên tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Lord of Light” năm 1967 của nhà văn Roger Zelazny, được chuyển thể và xảy ra trên một hành tinh có khung cảnh mang dáng vẻ vùng Trung Đông. Họ phịa như vậy để biện minh cho ý muốn đến Ba Tư thăm dò các địa điểm quay phim.
Để làm cho sứ mạng có thêm tính thuyết phục, Mendez nhờ sự giúp đỡ của John Chambers, một chuyên gia trang điểm kỳ cựu của Hollywood. Họ đã thành lập một văn phòng hoạt động tại Sunset Gower Studios trên Sunset Boulevard, được đặt tên là “Studio Six Productions” (ám chỉ giải cứu sáu nhà ngoại giao). Nơi đó chính là không gian văn phòng mà nam diễn viên Michael Douglas đã sử dụng khi thực hiện bộ phim The China Syndrome năm 1979. Các cuộc gọi điện thoại đến văn phòng “Studio Six” ở Los Angeles đều có người trả lời ăn khớp rành mạch để đề phòng trường hợp nếu Sở Tình báo Ba Tư gọi để kiểm tra quá trình sản xuất phim.
Mendez và Chambers còn mướn đăng quảng cáo bộ phim “Studio Six” sắp tới trên các ấn phẩm của Hollywood và một tờ báo có quảng cáo như vậy được trao cho một đối tượng của vụ vượt trốn là Cora Lijek cầm trên tay để làm bộ như Lijek là nhân viên trong đoàn thật.
Toán của Mendez và Chambers cũng chuẩn bị danh thiếp giả cho 6 đối tượng và còn tổ chức một bữa tiệc điện ảnh tại một hộp đêm ở Los Angeles và lấy ra những quảng cáo đầu tiên cho bộ phim trên tạp chí Variety và The Hollywood Reporter. Robert Sidell, một người bạn của Chambers và cũng là một chuyên gia trang điểm, đóng vai trò là nhà sản xuất phim tại các sự kiện liên quan, trong khi Joan, vợ của Sidell, làm nhân viên tiếp tân tại “Studio Six”. Chambers sau đó đã được trao tặng Huân chương Tình báo của CIA vì sự giúp đỡ của ông trong cuộc “hành quân”
Canadian Caper.
Toán giải cứu suýt nữa bị lộ tẩy khi phạm phải một sai lầm là quên ghi ngày chiếu khán trong sổ thông hành khiến cho ngày vào Ba Tư xảy ra trước ngày rời khỏi Ba Tư. Lý do là theo lịch của Ba Tư, năm mới được tính bắt đầu kể từ ngày Xuân Phân (spring equinox). Cũng may là một trong những viên chức làm việc tại tòa đại sứ Canada ở Tehran đã phát hiện ra lỗi lầm này trong khi kiểm tra các tài liệu. Một điều may mắn nữa là Bộ Ngoại Giao Canada biết lo xa nên có làm sẵn một số sổ thông hành trừ hao. Vì vậy, Mendez đã có thể chèn tem thị thực mới với ngày tháng dựa trên lịch Ba Tư.
Nhiều tuần lễ trôi qua trong quá trình chuẩn bị này khiến cho 6 nhân viên ngoại giao Mỹ đang ẩn trốn chờ đợi mòn mỏi trong nhàm chán. Họ giết thì giờ bằng việc đọc sách báo và giải trí bằng cách chơi bài tây và chơi trò chơi ráp chữ Scrabble.
Về phần Đại sứ Taylor, ông lần lượt ký sự vụ lệnh cho một số nhân viên không cần thiết lắm của tòa đại sứ hồi hương. Ông cũng gởi một số nhân viên khác đi công tác lặt vặt không quan trọng. Cả hai biện pháp này là nhằm thiết lập một mô hình thất thường để thăm dò thủ tục an ninh ở phi trường. Căng thẳng gia tăng khi có một số người đáng nghi ngờ gọi điện thoại vào tòa đại sứ. Một vài hoạt động khác chỉ ra rằng việc che giấu các nhà ngoại giao Mỹ có thể đã được phát hiện.
Cuộc giải cứu trót lọt
UserPostedImage
Tổng thống Ronald Reagan trao tặng Đại sứ Ken Taylor Huy chương Vàng Quốc hội
Sáng sớm ngày Chủ nhật, 27 tháng 1 năm 1980, Mendez, “Julio” và sáu nhà ngoại giao Mỹ, dùng sổ thông hành thật của Canada nhưng với giấy tờ nhập cảnh giả mạo, dễ dàng thông qua an ninh tại Phi trường Quốc tế Mehrabad của Tehran. Sau một thời gian trì hoãn vì máy bay gặp trục trặc cơ khí, nhóm người Mỹ giả làm công dân Canada đã lên chuyến bay 363 của Swissair đến Zürich, Thụy Sĩ. Trùng hợp tình cờ, chiếc máy bay tên là Aargau, theo tên tỉnh bang Aargau ở miền bắc Thụy Sĩ. Khi hạ cánh ở Zürich, sáu nhà ngoại giao đã được các thành viên của CIA đưa đến một ngôi nhà an toàn trên núi để nghỉ đêm. Ở đó, họ được thông báo rằng, vì mục đích ngoại giao, họ sẽ không thể nói chuyện với báo chí và họ sẽ được giấu ở một địa điểm bí mật ở Florida cho đến khi tình hình những con tin khác được giải quyết. Mendez và Julio tiếp tục đến Frankfurt, Đức, nơi Mendez viết báo cáo tổng kết cho điệp vụ Canadian Caper.
Ngày hôm sau, câu chuyện giải cứu vượt trốn bí mật này bị bật mí ở Montreal trong một bài báo do Jean Pelletier, phóng viên thường trực tại Washington của tờ báo La Presse viết. Tin nóng này đã nhanh chóng được báo chí quốc tế săn đón. CIA phải đưa ngay sáu nhân viên ngoại giao Mỹ vừa được giải cứu từ Thụy Sĩ đến căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Tây Đức để rồi bay qua Đại Tây Dương đến căn cứ không quân Dover ở Delaware trong nội địa Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 1 năm 1980 cho chắc chắn an toàn.
Phần Đại sứ Taylor, cũng để bảo đảm an ninh cho cá nhân ông và các nhân viên còn lại của tòa đại sứ, ông ra lệnh tạm thời đóng cửa tòa đại sứ và mọi người trở về Canada. Năm 1984, ông nhậm chức Tổng Lãnh sự Canada ở New York. Sau đó ông đã chọn nơi đây để sống suốt cuộc đời còn lại và được người Mỹ xem như là một ân nhân anh hùng. Ông không bao giờ quay trở lại Ba Tư nữa.
Phan Hạnh
1/2020

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.