logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/01/2020 lúc 12:56:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Anh bước vội vào trong toa xe điện. Một chút ăn năn vì anh về muộn. Anh lỡ quên, hôm nay ba mươi Tết! Anh tìm một chỗ ngồi kín đáo và cố thu người sao cho ấm. Anh vụt nhớ, bên nhà giờ này là mồng một Tết. Anh nhớ câu thơ ai viết:“ Đêm xuống bên ni, Ngày lên bên nớ”. Mắt anh đau đáu nhìn ra ngoài trời. Chicago tràn ngập tuyết.
     Chiếc tàu điện, cần mẫn, lặng lẽ trường dưới tuyết lạnh đưa đoàn lữ hành về các vùng ngoại ô Chicago. Những liễn gấm, những lư đồng sáng choang của chiều ba mươi Tết, và mùi hương trầm quyện vào nhau như một cuộn phim hiện ra đậm đặc từng nét trong trí tưởng của anh.
  Anh nhớ cây tre nêu trong sân nhà mỗi chiều ba mươi Tết. Anh nhớ mảnh vải điều hình tam giác, mắc trên đỉnh nêu. Trên mảnh vải đỏ ấy cha anh vẽ 4 vạch ngang và 5 vạch thẳng bằng mực Tàu đen mà ông cụ gọi là “tứ tung ngũ hoành”. Thật sự không một ai trong gia đình biết “tứ tung ngũ hoành” mang ý nghĩa gì? Họa chăng chỉ có cha anh biết. Nhưng ông cụ không hề nói cho ai hay trong lúc ông còn sống. Ông cụ cũng mang niềm bí ẩn ấy theo ông xuống tuyền đài.
    Anh nhớ mẹ anh vô hạn, người vừa qua đời cách đây mấy năm. Mẹ anh năm nào cũng vậy, vào nửa đêm ba mươi Tết, bà mặc áo dài thâm đen, đứng trong sân nhà với nắm nhang đưa cao trên đầu. Mẹ anh khấn vái mười phương. Lời cầu nguyện của bà tưởng chừng rung động muôn sao trên trời. Bà nguyện cầu sức khỏe cho chồng, cho các con ăn học thành đạt nên người. Lúc ấy Mẹ đâu có hay, một trong những đứa con thành đạt của Mẹ sau này đang giang hồ giong ruỗi xứ người.
    Anh cảm thấy niềm hoài cảm tràn ngập lòng anh. Có lẽ giờ này ở thôn Hà thanh, Ninh thuận các anh chị và các cháu nhỏ cũng đang quay quần trước bàn thở gia tiên. Anh ước mơ trong một phút nào đó có ai ngừng lại nghĩ đến anh. Anh xúc động, anh thấy hai hàng nước mắt của mẹ nhớ thương anh.  Cách đây mấy năm, người anh của anh thư cho anh thường nhắc Mẹ trong những ngày bà còn sống, Mẹ thường băn khoăn về cuộc sống lưu vong của anh.
    Cách đây mấy năm cha mẹ anh lần lượt qua đời. Anh còn người em gái năm nay cũng ngoài 60, ở lại với bà con trông nom nhà từ đường của giòng họ và chăm sóc mồ mả ông bà. Nghĩa trang giòng họ của anh ngay dưới chân núi Cà-đú. Người anh ruột của anh, năm nay cũng ngoài 75, mấy mươi năm lập nghiệp ở Nhatrang và sống ở ngoài đó luôn. Cha mẹ anh còn sống hay quá vãng, vào ngày tư, ngày Tết anh ấy cũng đưa gia đình về Phanrang. Sau  khi cha mẹ anh qua đời, anh ấy thường về để phụ cô em gái chăm lo từ đường, mảnh vườn còn lại và mấy sào đất thổ, phần hương hỏa.
 
Anh về đến nhà muộn. Anh xin lỗi vợ. Chị buồn. Chị nói lẫy:
- Anh cũng biết hôm nay là Ba mươi Tết nữa sao?
Anh cúi đầu lặng thinh. Anh nhìn bàn thờ Cha Mẹ anh, nhan đèn đã sẵn. Vợ anh đến bên cạnh anh. Chị ôm vai anh, nói trong giọng ngậm ngùi:
 - Anh vào nhà trong tắm rửa, thay đồ, nhớ mặc khăn đống áo dài. Em bày cỗ xong rồi. Anh ra lên nhan đèn rước ông bà cha mẹ hai bên về ăn Tết. Và anh nhớ khấn nguyện với với ba mẹ, năm tới mình về Phanrang, Xóm-động, ăn Tết ở quê nhà, nghe anh…
   Nghe vợ nói, anh có cảm tưởng như nghe Mẹ nói với Cha mấy mươi năm về trước. Anh buồn như muốn khóc. Chị an ủi:
-Anh buồn vì Tết nhất, các con cái không có đứa nào về hôm sớm với mình phải không anh? Ở Mỹ mà anh. Các con còn phải lo công ăn việc làm. Với lại các con cũng phải biết tổ chức ăn Tết cho chồng cho con của tụi nó chớ anh. À, anh, các con, cả 3 đứa mới email về, các con nói tối nay đúng giao thừa các con sẽ gọi điện thoại chúc Tết ba mẹ. Em nghĩ con biết điều được như vậy là quí lắm rồi…
 
    Anh thầm cảm ơn vợ, anh bước vào phòng trong. Không hiểu anh nghĩ sao, anh gọi với ra nói với vợ:
-  Khuya nay em làm lễ giao thừa chứ em?
-  Nhớ chớ anh. Như mọi năm, giao thừa năm nào em cũng làm lễ‘cúng sao’ và cầu nguyện cho vợ chồng mình sức khỏe, các con hạnh phúc, ăn học nên người, như Má làm mấy mươi năm về trước…Anh vẫn nhớ chớ anh?
    Đứng trong nhà tắm, nghe vợ hỏi, mắt anh cay sè, cái khăn anh cầm suýt chùn ra khỏi tay. Ngước mặt lên vòi nước, anh tháo nhẹ. Nuớc tràn lên mắt anh, mặt anh, tràn vào khóe miệng anh. Anh nghe có mùi mặn. Mùì mặn của nước mắt. Anh đang khóc…/.
 

Dec-14-2010
Đào Như
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.