logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/01/2020 lúc 01:04:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyên Không Nguyễn Tuấn Khanh: Lời Giới Thiệu cho “Hiu Hắt Quê Hương Bến Cỏ Hồng” của Hòa Thượng Thích Phước An

UserPostedImage

TẢN MẠN GIAO THỪA
Có một câu chuyện kể về vị thiền sư vô danh ở Nhật ở thế kỷ thứ 16, văn bản xưa trong đền cổ ghi lại rằng dân chúng thời đó trong vùng Tokai, miền Trung Nhật Bản, ít người nào có thể hiểu được ngài. Mặc dù được kính trọng nhưng ông cũng bị nhiều người coi là một kẻ tu hành khùng điên.
Trong một lần đi ra sông lấy nước, người dân nhìn thấy ông đột nhiên dừng lại, cúi xuống và hốt từ thinh không lên cái gì đó, nhìn ngắm một cách tần ngần, rồi phất tay bỏ đi.
Vì tò mò, nhiều người cũng đã chạy đến và quan sát xem thiền sư đã tìm thấy điều gì nơi đó. Nhưng rồi mọi thứ chỉ là sỏi đá trơ trọi. Có người có đuổi theo thiền sư và hỏi rằng “ngài vừa nhặt gì đấy?”. Con người bị coi là điên khùng đó im lặng một lát rồi trả lời “thời gian”. Dân chúng ngơ ngác nhìn quanh, rồi lại hỏi “thời gian ở đâu, của ai?”. Vị thiền sư đáp nhanh rồi quay lưng bỏ đi “thời gian của ta và các ngươi, nhưng chỉ là những loại thời gian đáng vứt đi”.
Khi gấp lại những trang cuối của Quê hương hiu hắt bến cỏ hồng của tác giả Thích Phước An, bất giác tôi nghĩ đến hình ảnh ông như một con người cô đơn và lặng lẽ giữa thế gian này, dành trọn cả một đời để luôn nhìn ngắm lại bức tranh thời gian, nhặt nhạnh lại những điều đẹp nhất, tô điểm và nhẹ nhàng khắc cẩn gửi vào bảo tàng của ký ức cho người Việt về sau.
Đã từng có người hỏi rằng vì sao một tu sĩ lại nói về thơ văn nhiều đến vậy. Nhưng với tác giả Thích Phước An, ông ôm cái đẹp vào lòng và cầu nguyện cho nó.
Lặng lẽ như vị thiền sư bị coi là điên khùng ở nước Nhật xa xôi, cũng có một vị tu sĩ ở Việt Nam rảo bước qua cõi nhân sinh, luôn cúi nhặt trên đường đi của mình những mảnh vụn của thời gian. Chắp nối nhẫn nại và đầy yêu thương để dựng thành một tấm gương xưa, đủ để mọi người soi lại chính mình, soi lại cõi sống của mình, soi để biết rõ những loanh quanh kiếm tìm hữu hạn của chúng ta và cái đẹp vô hạn của trần thế.
UserPostedImage
Với Thầy Phước An, Pleiku, 2019 (Ảnh: Vũ)
Quyển bút ký Quê hương hiu hắt bến cỏ hồng nhắc nhiều đến Quách Tấn, Tuệ Sỹ, Võ Hồng, Nguyễn Đức Sơn, Hoài Khanh… Những tri kỷ của núi sông đã vận dụng mọi từ ngữ cao quý nhất của mình, để mô tả vẻ đẹp của quê hương Việt Nam, đời Việt Nam. Từ trang đầu đến cuối, quyển sách mở ra những con đường làng thơ mộng, những khó khăn hữu duyên đến rồi đi qua và trở thành thi vị, những kí ức đẹp nhất về mẹ, về thời gian sống giản đơn… mà đôi khi ngoái nhìn lại, có thể rơi nước mắt vì thương nhớ khôn cùng.
Nhưng không chỉ vậy, trong tấm gương xưa mà tác giả Thích Phước An dựng lại, có đủ các chân dung của rất thường dễ bị quên lãng bởi thời gian, và cả thời thế. Các trích dẫn được ông đưa ra, chứa ngồn ngộn những biến động của lịch sử, thúc giục tầm nguyên. Chẳng hạn như đọc lại hai câu thơ của Tuệ Sỹ mà ngẩn ngơ:
Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Năm tháng bỗng vụt hiện về, can qua lại mịt mờ trong tâm trí, nhưng từ đó, hiển lộ đức năng uy vũ bất năng khuất của một người học Phật, một chí sĩ luôn ngạo nghễ trước mọi nguy nan.
Với nhà thơ trác tuyệt Nguyễn Đức Sơn, tác giả mô tả tài tình một nhà thơ say cuồng trí tuệ, thách thức mọi sự tăm tối của đồng loại, nhưng ẩn trong ngôn từ và hành xử là sự khắc khoải bất tận trước cái tôi yếu đuối giữa vũ trụ này. Khắc khoải đến hiu quạnh.
Chúng ta giờ ước mong gì
Văn minh gửi cát bụi về mai sau
Đọc mà nghe như giữa cuộc chiến khốc liệt, bỗng vang vọng tiếng cười kiêu bạc. Mọi mưu mô thâm hiểm cho đến những khát vọng vĩ đại của thời đại, đều vô nghĩa.
Người Việt đã từng hay đến vậy. Trí tuệ Việt đã từng vời vợi như vậy. Chúng ta từng có tất cả đó thôi. Đọc sách, mà bật lên tiếng lòng xao xuyến. Từng lời kể giản đơn trong Quê hương hiu hắt bến cỏ hồng cứ thấm dần qua từng trang giấy. Sột soạt như đôi giày cỏ thầm lặng bước ở ven đường. Chậm rãi và an nhiên như một lữ khách đi qua địa cầu, tác giả ghi chép kỹ lưỡng những gì mình nhìn thấy, vì biết rõ chỉ còn lại một ít thời gian ở kiếp máu đỏ da vàng này như duyên nghiệp.
Những niên kỷ được trao lại, với sự da diết và tụng ca, là khoảng không giữa những nhịp tim mỗi người: còn không, chúng ta có còn những điều đẹp đẽ đó không, hay đã phai nhạt dần trong ký ức từng ngày? Đọc những dòng soi vào thời gian và trao lại từ bậc trí giả im lặng, thấy sấm động đâu đó trong trái tim mình.
À, hóa ra quê hương hiu hắt là như vậy, khi kho báu của người đi trước để lại bị quên lãng. Bên bến cỏ hồng, rất nhiều người đã bước ra đi, nhưng dường như ít người ngoảnh lại.
À, hóa ra quê hương hiu hắt là như vậy, khi chỉ là bến tiễn những đứa con ra đi, tiễn những điều đẹp nhất đi vào sương khói.
NGUYÊN KHÔNG
Nguyễn Tuấn Khanh
song  
#2 Đã gửi : 26/01/2020 lúc 01:07:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đọc sách Thầy Phước An, xin ghi lại vài ý thơ

UserPostedImage
(Xin ghi vài ý thơ, sau khi đọc Tuyển tập “Hiu Hắt Quê Hương Bến Cỏ Hồng” của HT Thích Phước An gồm các bài tùy bút viết về các nhà thơ Huyền Không (HT Mãn Giác), Quách Tấn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn và nhà văn Võ Hồng.)
          
THẦY PHƯỚC AN
Theo mẹ một thời chạy loạn
bốn ơn nghe nặng hai vai
tuổi thơ vào chùa học đạo
thức nghe sanh tử đêm dài.
          
Thơ đọc chen vào kinh tụng
thấy đời như có như không
nước mắt ngập tràn ba cõi
đêm dài kể chuyện quê hương.
         
THẦY HUYỀN KHÔNG
Hiện thân làm con suối nhỏ
vượt núi thác ghềnh vào sông
bình bát cơm đời muôn dặm
một hôm xa mấy đại dương.
         
Gửi thơ theo lời chim hót
chân trời vọng nhớ trường xưa
thỉnh chuông thức hồn dân tộc
về nghe pháp dưới mái chùa.
         
QUÁCH TẤN
Lời thơ ướp hương cổ sử
ủ thơm gió núi rừng cây
ngợi ca trùng trùng sông núi
biển giăng chùa ẩn trong mây.
          
Cọp nằm nghe sư kinh tụng
đưa người tới cõi bình an
chép thơ gởi vào thiên cổ
trầm hương một cõi mây ngàn.
        
BÙI GIÁNG
Rừng sim tím, em mọi nhỏ
anh bụi đời, thơ hắt hiu
một đời lạc vào phố thị
phụng hiến nắng sớm mưa chiều.
       
Thơ anh mù sương cố quận
múa may rực nắng chiêm bao
nói cười ẩn tàng Kinh Phật
cầm hoa lên hỏi trăng sao.
             
VÕ HỒNG
Bỏ quê tịch mịch ra phố
nhớ bờ cỏ ướt sương đêm
nhớ nắng trên đồng lúa chín
nhớ chùa kinh tụng êm đềm.
           
Chép vào giấy hồn tháp cổ
nâng bút, dòng mực rất buồn
nỗi cô quạnh như đọng lại
hỏi nơi đâu là suối nguồn.
             
PHẠM CÔNG THIỆN
Có ai nghe trên phố lạ
nắng rơi rạn vỡ đìu hiu
anh lên đồi xem cây khế
trổ bông và khóc trong chiều.
  
Ngựa hú hai ngàn năm trước
phả hồn thơ khói vô thường
anh lôi Bồ Đề Tâm dậy
hoa quỳnh chợt nở mười phương.
  
TUỆ SỸ
Đưa sư về thôn Vạn Giã
thác ghềnh lạnh buốt dòng thơ
mở mắt nhìn xuyên cõi tử
rừng khuya u uẩn trăng mờ.
  
Sư đợi gì mà tóc trắng
tàn canh khắp cõi mù khơi
Sư dịch ba ngàn kinh luận
ngẩng đầu thương nước, lệ rơi.
  
HOÀI KHANH
Anh tìm gì trong lục bát
khi trời dậy khắp phong ba
dòng thơ bên dòng nước mắt
thế gian không thấy đâu nhà.
  
Tìm em giữa miền cát bỏng
lạc đà anh cỡi về Phi
phải em có mùi cây lá
để anh thức mãi xuân thì.
  
NGUYỄN ĐỨC SƠN
Một thời nghe lời ẩn mật
trốn học ra ngồi đảo xa
anh thấy mây rừng cô tịch
một ngàn năm em đi qua.
  
Theo nắng rừng thông chỉ lối
đưa em vào núi sương mù
hú thơ vào mưa, vào gió
gửi về ngàn sau hoang vu.
  
GHI CHÚ:
Các bài thơ trên là Lời Bạt của sách: 
HIU HẮT QUÊ HƯƠNG BẾN CỎ HỒNG
Tác giả: Thích Phước An
Lời giới thiệu: Nguyên Không Nguyễn Tuấn Khanh
Lời bạt: Nguyên Giác Phan Tấn Hải
Bìa và trình bày: Uyên Nguyên
Lotus Media và Bodhi Media
xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2020
Có thể mua ở LULU
http://www.lulu.com/shop...duct-24408398.html 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.