logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/02/2020 lúc 03:51:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tháng Giêng năm 2020 được đánh dấu bằng nhiều biến cố khó quên như Vương quốc Anh thống nhứt chính thức rút ra khỏi khối Liên u, dịch bệnh do vi khuẩn Corona đang đặt toàn thế giới vào tình trạng khẩn trương và dĩ nhiên chuyện tổng thống Mỹ Donald Trump bị luận tội. Riêng về trường hợp tổng thống Mỹ thứ 45 này, dù có trắng án đi nữa, ông cũng sẽ mãi mãi được nhắc đến như vị tổng thống thứ 3 trong lịch sử Mỹ bị mang ra đàn hặc. Có những biến cố lịch sử không bao giờ có thể bị xóa khỏi ký ức tập thể của nhân loại. Với tôi, một trong những biến cố khó quên ấy chính là cuộc sát tế người Do Thái do Đức Quốc Xã chủ trương trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Ngày 27 tháng Giêng vừa qua kỷ niệm đúng 75 năm ngày Hồng quân Liên Xô giải phóng trại tập trung Đức Quốc Xã tại Auschwitz. Ba Lan. Mặc dù sinh sau biến cố này gần 2 năm, với ký ức tập thể của nhân loại, tôi cũng vẫn cảm thấy như thể chính mình đã trải qua biến cố đau thương ấy. Rải rác khắp u Châu, đã có tới 6 triệu người Do Thái bị sát hại bằng nhiều cách khác nhau bởi bàn tay của chế độ Đức Quốc Xã và những người hợp tác với chế độ đồi bại này. Để cho mọi thế hệ ở khắp mọi nơi trên thế giới này đừng quên biến cố đau thương chung của toàn thể nhân loại ấy, ngày Mùng Một tháng Mười Một năm 2005, trong phiên khoáng đại lần thứ 42, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lấy ngày 27 tháng Giêng hàng năm làm Ngày Thế Giới Tưởng Niệm Cuộc Sát Tế.
Một người sinh sau đẻ muộn như tôi và chẳng có giây mơ rễ má nào với người Do Thái ở u Châu trong thời Đệ nhị Thế chiến mà vẫn cảm được nỗi đau chung của nhân loại thì huống chi những người còn sống sót trở về từ các trại tập trung và hậu duệ của họ. Nhưng hận thù có khi không phải là thuốc chữa cho vết thương tưởng chừng như không bao giờ khép lại ấy. Chính vì vậy mà ngày 27 tháng Giêng hàng năm, con cháu của những người còn sống sót và chính họ muốn nhắn gởi cho thế giới một thông điệp có giá trị hơn bao giờ hết cho thế giới ngày nay.
Chia sẻ trên trang mạng Psycholigy Today, Tiến sĩ Mona S Weissmark cho biết: cha mẹ của bà là những người sống sót trở về từ các trại tập trung Auschwitz, Dachau và Buchenwald. Trong trại tập trung, mẹ của bà được đóng dấu lên cánh tay với con số 47021 và cha của bà mang số 184879. Những con số được xâm lên người này không bao giờ có thể được tẩy xóa. Chúng đã trở thành hình ảnh sống động của tính vô nhân đạo của con người trong cuộc sát tế người Do Thái.
Theo Tiến sĩ Weissmark, chỉ trừ một số ít anh chị em bà con, hầu như mọi người trong đại gia đình của cha mẹ bà đều đã bị Đức Quốc Xã tàn sát. Trong bức hình của đại gia đình mà cha bà vẫn luôn giữ trong người, số người sống sót không đếm đủ trên đầu ngón tay!
Dù đã trải qua tận cùng của đớn đau và hãi hùng, cha mẹ của Tiến sĩ Weissmark vẫn quyết định không để cho con gái mình phải sợ hãi vì những ký ức của họ. Ông bà chỉ kể lại cho cô con gái nghe kinh nghiệm của họ khi được hỏi mà thôi. Họ đã cương quyết chôn chặt quá khứ để cho con gái của họ có được một tuổi thơ hồn nhiên và hạnh phúc.
Tiến sĩ Weissmark chào đời tại một nông trại ở Vineland, Tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. Cha mẹ của bà đã gặp nhau và lấy nhau tại Đức sau Đệ nhị Thế chiến và di dân sang New York, rồi định cư tại Vineland. Vineland là quê hương thứ hai của nhiều người Do Thái sống sót từ các trại tập trung Đức Quốc Xã. Mặc dù cố gắng chôn chặt quá khứ, cha mẹ của Tiến sĩ Weissmark cũng không thể tránh khỏi những câu hỏi nhức nhối của cô con gái như: tại sao cánh tay của họ bị xâm với những con số không thể tẩy xóa được? Cô dì, chú bác và ông bà nội ngoại của cô đã chết như thế nào? Các cai tù Đức Quốc Xã đã đối xử với họ ra sao? Làm thế nào để người Đức biết được họ là người Do Thái?
Tiến sĩ Weissmark thú nhận rằng bà hận người Đức và chỉ mong thấy họ đau khổ và bị trừng phạt vì những tội ác họ đã gây ra cho người Do Thái. Có lúc người con gái đặt thẳng câu hỏi với mẹ mình: “Mẹ có thù ghét người Đức không?” Tiến sĩ Weissmark kể lại: lúc đó, mẹ bà mới nhìn thẳng vào mắt con gái và chậm rãi nói từng tiếng một như thể muốn nhắn gởi cho mọi người một sứ điệp: “Mẹ không thù ghét người Đức. Hận thù cũng giống như bệnh ung thư. Nó đầu độc và lan ra toàn thể con người của con. Và chính con sẽ trở thành điều con thù ghét. Những người Đức Quốc Xã đã không chiến thắng bởi vì mẹ đã giữ được tình nhân đạo trong mẹ. Họ đã không thể và sẽ không thể cướp đi nó (tình nhân đạo) khỏi mẹ”.
Tiến sĩ Weissmark thú nhận rằng lúc đó bà không hiểu được hoàn toàn cái nhìn của mẹ mình. Làm sao mẹ bà không thể không thù ghét người Đức?
Thế rồi vài tháng trước khi qua đời, mẹ bà được một người thuộc Sáng Hội Shoah (Sáng hội Tưởng niệm cuộc sát tế) hỏi: “Bà có muôn nhắn gởi điều gì với thế giới về nỗi đau khổ mà bà đã trải qua tại Auschwitz không?” Mẹ bà im lặng một lúc rồi nói: “Tôi muốn thế giới biết rằng đừng có ai phải đau khổ như tôi đã từng đau khổ”.
Câu trả lời của người mẹ khiến cô con gái phải ngạc nhiên. Thì ra bà đã sống mỗi ngày nỗi đau mà bà đã từng nếm trải trong trại tập trung Auschwitz. Dù vậy, bà vẫn cương quyết không để cho hận thù gậm nhấm tâm hồn mình và chỉ mong sao không có ai phải đau khổ như mình. Tiến sĩ Weissmark kết luận: “Đây là một hành động cảm thông”
(x.https://www.psychologytoday.com/au/blog/justice-matters/202001/the-perils-apathy)
Trong một bài diễn văn đọc tại Tòa Bạch Ốc, Elie Wiesel (1928-2016) một người cũng sống sót trở về từ một trại tập trung Đức Quốc Xã và được trao tặng Giải Nobel Văn Chương năm 1986, đã nhấn mạnh rằng sự vô cảm của con người trước nỗi khổ đau của người đồng loại là mối nguy hiểm lớn nhứt đối với nhân loại.
Hitler đã không có ba đầu sáu tay để một mình có thể sát tế 6 triệu người Do Thái. Đa số người Đức đã bỏ phiếu để chuẩn nhận tư cách đồ tể của ông. Sát cánh bên ông còn có rất nhiều người rải rác khắp u Châu. Cái chết của 6 triệu người Do Thái là thước đo của chính sự vô cảm của con người. Quả thật điều nguy hiểm nhứt cho nhân loại không phải là bệnh tật hay chiến tranh mà chính là sự vô cảm. Đó là bài học có tính thời sự hơn bao giờ hết mà ngày 27 tháng Giêng hàng năm vẫn tiếp tục nhắc nhở cho thế giới.
Chu Văn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.