logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/02/2020 lúc 11:01:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng ngày 17-1-2020, Nguyễn Xuân Phúc-Thủ tướng Chính phủ CSVN, có buổi tham dự và phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Ban Kinh tế Trung Ương. Theo Thủ tướng Phúc: “Về vấn đề Kinh Tế-Xã hội, nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển hiên nay là Thể chế, nút thắt về Tư duy…Nếu không thay đổi về Tư duy Kinh Tế thì dẫu có điều chỉnh Thể chế cũng vẫn là Thể chế cũ, là “Bình mới rượu cũ”, không thể có đột phá….”  http://vneconomy.vn/thu-...uy-20200117153711627.htm
 Thiết nghĩ chúng ta nên khảo sát tầm nhìn của Thủ Tướng Chinh phủ CSVN, Ông Nguyễn Xuân Phúc về Kinh tế-Xã hội và Tư duy Kinh tế. Kinh tế mà ông Phúc nhắc đến ở đây phải là Kinh Tế Thị Truờng. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan (quan niệm căn bản của trí tuệ thuần túy dùng làm khuôn khổ cho kiến thức của con người) nhưng Chinh phủ CHXCNVN lại gượng ép gắng ghép thêm cụm từ Xã Hội Chủ Nghĩa. Điều này gây ra cuộc tranh luận trong suốt 30 năm chưa dứt và cản trở trong vận dụng kinh tế thị trường vào cuộc sống, và phát triển kinh tế.
Hy vọng ở đây ông Phúc rất thành tâm khi kêu gọi thay đổi tư duy kinh tế có nghĩa là phải dứt khoát cắt bỏ cái đuôi Xã hội trong pham trù Kinh Tế thị trường, để cứu vớt Viêt Nam ra khỏi tình trạng tụt hậu hiện nay và phát triển đất nước. Nền Kinh tế-thị-trường-định-hướng-xã-hội-chủ-nghĩa gây ra yếu kém và tụt hậu trong suốt 30 năm qua là hệ quả của Việt Nam chưa thoát khỏi Mô hinh Xô Viết trong quản trị quốc gia.
Trong khi đó tai LBXV năm 1985, bốn muoi lăm năm về trước, chính Mikhail S.Gorbachev, TBT của đảng cộng sản LBXV đã gây gắt lên án mô hình Xô Viết trong việc quản trị quốc gia. Gorbachev mạnh dạn vứt bỏ mô hình Kinh tế-Xã Hội, tập trung, ngăn sông, cấm chợ, đã gây ra sự đói kém cho toàn dân Liên Xô thời ấy. Gorbachev quyết tâm tái cơ cấu nền chính tri và kinh tế của LBXV. TBT Gorbachev tự ý xóa bỏ điều 6 của Hiến Pháp LBXV, nghĩa là ông ấy xóa bỏ thể chế chính trị độc tài, bao cấp, chuyên chính của ĐCSLX thời ấy, ông mở rộng con đường cho LBXV tiến đến một thể chế Tự do, Dân chủ, Đa nguyên. Nhờ thế Gorbachev đã biến đổi LBXV thành một nước Nga mới với nền kinh tế thị trường tự do, giàu mạnh như hôm nay…

Trái lại, Viêt Nam hiên nay vẫn bảo thủ giữ nguyên mô hinh Xô Viết (trước năm 1985), với hai chính quyền song song tồn tại trong một nhà nước thống nhất:
Hệ thống chính quyền thứ nhất là hệ thống tổ chức Đảng- “Chính Quyền Đảng”
Hệ thống chính quyền thứ hai là hệ thống “Chính quyền Nhà nước”
Hệ thống Chính quyền Đảng có đầy đủ các cấp, tổ chức chằng chịt. Hệ thống này có hành xử không khác gì hệ thống Chính quyền Nhà nướ, đôi khi áp đảo cả Chính quyền Nhà nước.Từ trung ương đến cơ sở, ở đâu có Chính quyên Nhà nước ở đó có Chính quyền Đảng. Chính quyên Đảng cũng có đầy đủ các Ban như Chính quyền Nhà nước có đầy đủ các Bộ. Thậm chí các tổ chức Hội, Đoàn, không phải là cơ quan của Chính quyền Nhà nước thì ở đó vẫn có cơ quan lãnh đạo Đảng của Chính quyền Đảng.
Nói một cách sơ lược, Chính quyền Đảng-có ít nhất 3 đặc trưng cơ bản:
- Không được hình thành theo qui định của pháp luật Nhà Nước
- Tự cho mình có siêu quyền lực
- Không hề chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất trước nhân dân về các quyết định do Đảng Cộng Sản đưa ra  

Trên thực tế Chính quyền Đảng với siêu quyền lực nó không được hình thành theo qui định của pháp luật, tổ chức này đứng trên hiến pháp và pháp luật, đứng trên Chính quyền Nhà nước ở tất cả các cấp không có ngoại lệ.
  Nhưng trong tình hình hiện tại, ĐCSVN đưa ra mô hình quản trị quốc gia theo hướng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Theo diều 4 của Hiến pháp 2013 của CHXHCNVN hiện hành “ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. ĐCSVN chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân….Các tổ chức của Đảng hay của đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật…”. Ngoài tinh chất rất mơ hồ của điều 4 Hiến pháp, ĐCSVN vẫn giữ nguyên thể chế độc tài, bao cấp, Đảng trị toàn diện và kiên trì giữ nguyên nắm đấm Chuyên Chính Vô Sản. 
Do đó không ai ngạc nhiên khi nghe TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, trong một cuộc khủng hoảng chinh trị năm 2017, đã tuyên bố: Ông sẽ cai trị dân bằng Cương Lĩnh của Đảng. Sở dĩ có tình trạng bại hoại tư tưởng như vậy là vì suốt trong 90 năm thành lâp ĐCSVN đến hôm nay vẫn chưa có luật dành cho Đảng Cộng Sản (vì tính siêu quyền lực của nó ư?) và nhân dân không biết được tổ chức này hoạt động từ nguồn thu nào? Và khai thuế ra sao? Trong khi đo ĐCSVN đang nắm giữ tài khoảng rất lớn của quốc gia.
Từ năm 2007, tai buổi mạn đàm ở Đalạt, với hai ông Hà Sỹ Phú và Bùi Minh Quốc, ông Lê Hồng Hà nhất định đặt lại vấn đề điều hành và pháp lý của ĐCSVN:
“Tổng số người ăn lương theo ngân sách Nhà nước là 66 vạn, trong đó có 21 vạn là viên chức hành chánh Nhà nước; 28 vạn cán bộ phường xã. Như thế biên chế của Đảng và đoàn thể, từ trung ương đến địa phương là 27 vạn. Cho nên nếu không giải quyết đươc vấn đề này thì bàn về cải cách hành chánh của 21 vạn chỉ là vô nghĩa. Tại sao nhân dân ta anh hùng như thế mà không tập trung xây dựng Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cho tốt mà phải thêm hệ thống cấp ủy Đảng lãnh đạo. Nó thành hai hệ thống chính quyền rất chồng chéo. Cho nên Hội nghị Trung Ương IV không ai dám bàn đến ngân sách của Đảng đang được sở hữu và quản lý khối lượng chi tiêu tài sản không lồ. Do đó điểm thứ 2 là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng và thanh lý hệ thống hai chính quyền… ”
Đây là những đề xuất rất chính đáng đã được ông Lê Hồng Hà, một đảng viên kỳ cựu của ĐCSVN nêu lên đã hơn một thâp kỷ, nhưng chưa có ai dám đem ra Quốc Hội để biểu quyết, vì Việt Nam không có cơ chế độc lập cho phép dân được bầu, cử, quyết định chính trị. Do đó, một số sai lầm nghiêm trọng đã xảy ra trong hàng ngũ đảng viên ĐCSVN thuộc về đạo đức cách mạng, đó là tội ăn cắp, tham nhũng. Bé thì tham nhũng vặt, To thì đục công khố cả ngàn tỷ đồng, táng tận lương tâm thì ‘đạo danh’, ‘đạo vị’, tức ăn cắp chức vụ, ăn cắp ghế ngồi, danh vị. Và nguy hiểm hơn hết là ‘đạo tâm’, ăn cắp lòng tin. TBT Nguyễn Phú Trọng đương nhiên kiêm nhiệm chức danh Chủ Tich Nước sau cái chết tức tưởi khó hiểu của cố Chủ Tich Nước Trần Đại Quang vào ngày 21 tháng 9 năm 2018… 
Đúng theo Hiến Pháp của một quốc gia dân chủ, tự do, Đảng Cộng Sản cũng chỉ là một tổ chức chính trị, phải lấy pháp luật làm thượng tôn trong toàn bộ hoạt động của mình dù ở cấp nào. Đảng công sản phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Theo mô hinh quản trị quốc gia của chinh phủ CHXHCNVN hiên hành, thì trái lại, Đảng Công sản độc lập với pháp luật. Đảng viên ĐCS được ưu đải về chính trị và kinh tế. 
Do đó người dân Viêt Nam có thể trả lời câu hỏi: Vì sao Việt Nam phấn đấu trong suốt 30 năm qua, Việt Nam vẫn tụt hậu? Chỉ vì chính phủ CHXHCNVN vẫn ngoan cố ôm lấy mô hình Xô Viết lạc hậu trong cơ chế quản trị quốc gia.

Hiện tại chúng ta đang đứng trước thềm của ĐHĐCSVN-XIII vào tháng 1 năm 2021, lúc đó TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng cắn đúng 77 tuổi, ngoài tuổi “thất thập cổ lai hi”, liệu ông ấy có ý thức đầy đủ VN đang tồn tại trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng đến độ chóng mặt. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN-4.0) đã mang lại cho nhân loại nhiều Công nghệ chưa từng thấy, đang làm thay đổi cách thức kinh doanh, vận hành nền kinh tế và doanh nghiệp cũng như mô hình quản lý quốc gia?
Trong bối cảnh đó, với khát vọng của toàn dân về một Viêt Nam hùng cường và thịnh vượng, đòi hỏi ĐCSVN và TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng phải kiên trì tìm tòi, sáng tạo, đổi mới tư duy, chủ động xây dựng cách thức phát triển kinh tế, đổi mới cơ chế, thể chế chinh trị, chính sách. Và nhất là phải dứt khoát từ bỏ mô hinh Xô Viết trong quản trị quốc gia để phát triển đất nước Việt Nam…
Để kết luận, tôi xin mạo muội khẳng định, nếu một thông điệp cải cách là cần thiết cho ĐHĐCSVN-XIII thì đổi mới tư duy kinh tế, quản trị quốc gia, đột phá thể chế là sự lựa chọn tuyêt vời để có một Việt Nam thịnh vượng và hùng cường
6/2/2020  
Đào Như

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.