logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 12/02/2020 lúc 10:36:57(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

UserPostedImage
Ca múa dưới chân tượng Lenin ở Hà Nội - hình chỉ có tính minh họa

Nhân dịp 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-2020) báo chí nước này nêu các định nghĩa khác nhau, từ 'Đảng trở thành dân tộc' tới làm sao để 'Dân yêu Đảng như là yêu con'.
Bài đăng trên một tờ báo Việt Nam hôm 03/02 vừa qua của TS Nhị Lê, lập luận rằng "Đảng phải trở thành dân tộc" đã gây xôn xao dư luận.
Cùng thời gian, một số tờ báo ở Việt Nam đăng lại bài của TS Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) nhắc lại câu thơ của Tố Hữu để nói rằng "Phải làm sao để 'Lòng Dân yêu Đảng như là yêu con'".
Bài đăng trên VOV hôm 25/01 đã được chính báo Điện tử Đảng Cộng sản VN đăng lại hôm 03/02, cho thấy sức nặng của quan điểm này từ ông Nguyễn Thế Kỷ.
Về mặt nội dung, tuy chỉ nhắc lại những gì đã thấy rất nhiều trong các văn kiện thuộc dòng 'lý luận' của đảng cầm quyền ở Việt Nam, tác giả có vẻ nêu ra điều mới là nhắc lại vai trò Đảng Cộng sản cần ở đâu.

Theo ông, "khi nghe câu thơ "lòng Dân yêu Đảng như là yêu con", có thể có ai đó, nhất là không ít người trẻ hiện nay, cho rằng, mình đọc nhầm hoặc nghe nhầm chăng?"
Quan hệ Đảng - Dân và nạn tham nhũng
Có vẻ như quan hệ Đảng CS và người Dân Việt Nam đã không còn như vậy, vì một bên là tầng lớp cầm quyền, một bên là bị lãnh đạo, nên tác giả Nguyễn Thế Kỷ hỏi:
"Sao Dân lại gọi Đảng là "con" nhỉ. Câu thơ khá bất ngờ nhưng giản dị và đáng yêu đó trong bài thơ dài "Ba mươi năm đời ta có Đảng" của nhà thơ Tố Hữu (viết năm 1960)".
Ông Nguyễn Thế Kỷ nhân đó, nhắc lại nguồn gốc của Đảng cầm quyền hiện nay và nêu ra cảnh báo:
"Khi Đảng được Dân tin thì Đảng có tất cả, làm được mọi việc. Nhưng khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cấp cao, phai nhạt lý tưởng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì Dân sẽ giảm bớt niềm tin ở Đảng và chế độ."
Cho đến cuối tuần qua, cuộc tranh cãi quanh tựa đề bài báo của ông Nhị Lê, cựu Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản vẫn tiếp tục trên mạng xã hội.
Một số ý kiến nói ông viết tiếng Việt "sai ngữ pháp", và "tối nghĩa".
Họ nêu ra rằng Đảng Cộng sản vốn là một bộ phận (5,2 triệu thành viên) của dân tộc thì không thể lại trở thành dân tộc (96 triệu người) được.
Có người đặt câu hỏi, Nếu đảng "trở thành dân tộc" để dẫn dắt dân tộc thì hóa ra đảng này dẫn dắt chính mình?
Cũng có ý kiến nói ông Nhị Lê dịch sai định nghĩa về 'giai cấp', 'dân tộc' hoặc dựa vào các văn bản tiếng Việt chính thống dịch sai Tuyên ngôn Cộng sản (1880) và đề nghị xem lại toàn bộ 'các văn kiện' của Đảng CSVN xem có trái chủ nghĩa Marx-Lenin trong nguyên bản hay không.

Nhưng tác giả Nhị Lê đã phản bác lại hoàn toàn cách hiểu đó.
Trong một bài viết mới, ông khẳng định lại:
"Đảng không xứng đáng tự mình trở thành dân tộc thì rất khó dẫn dắt được dân tộc. Con đường trở thành này rất gập ghềnh! Tôi muốn nói vậy!
"Tôi nghĩ, cái gì được tư duy một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn một cách hệ thống thì tất có trên tay điều đó một cách hiện thực.
Ông cũng tự hào là đã chắt lọc nhiều tư tưởng lớn vào đúng một dòng tiếng Việt:
"Theo đó, tôi gói các ý tưởng khoa học rất toàn diện và sâu sắc của C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Điều lệ Đảng, một cách hệ thống và căn cơ, để rút tít gồm 11 từ cho bài báo đã đăng."
Đa số các đảng phái chính trị trên thế giới là có đăng ký với tòa án, hoạt động chỉ bằng tiền thành viên đóng góp, có khai báo thuế.
Trong khi đó, Đảng Cộng sản VN là đảng cầm quyền, tồn tại có lý do lịch sử nhưng không do người dân bầu vào các vị trí quyền lực nên liên tục phải tự định nghĩa mình là gì và quan hệ của Đảng với công chúng ra sao.
Trang báo Điện tử ĐCSVN trong bài của tác giả Nguyễn Minh (29/10/2019) có nêu ra nguy cơ của đảng cầm quyền là 'xa dân':
"Thờ ơ vô cảm, xa dân đang là những vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó tồn tại ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của Đảng trong sự nghiệp cách mạng."
Tuy vậy, các giải pháp làm sao để "gần dân" mà không cần có bầu cử tự do theo mô hình dân chủ đại nghĩa vẫn là vấn đề cho Đảng CSVN.
Nhân 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo sư Benedict Kerkvliet từ Úc trong bài trên trang BBC News Tiếng Việt giải thích đảng này không tan rã như ở Đông Âu 30 năm trước nhờ biết điều chỉnh, tự uốn nắn theo dư luận.
UserPostedImage
Một sự kiện mang tính tuyên truyền cho hệ thống chính trị VN - hình minh họa
Trong môi trường ngày nay, theo ông Kerkvliet, nhu cầu lắng nghe bức xúc của người dân lại càng cấp thiết hơn cho Đảng CSVN vì hiện tượng thông tin, mạng xã hội rất phổ biến:
"Sự phê phán chính trị công khai mở rộng vì người dân không vui, bất mãn và rất muốn được lắng nghe. Và do hệ quả của kinh tế thị trường và công nghệ liên lạc mới, họ có cơ hội, phương tiện để tổ chức và bày tỏ đòi hỏi. Sự phát triển của mobile phone, Internet là vô cùng quan trọng để giúp người Việt nói ra, không chỉ là thỉnh thoảng hay chỉ để huy động đám đông một lúc, mà còn để biện luận và giải thích đòi hỏi trong suốt nhiều tháng, nhiều năm."
Các cây bút lý luận của đảng này hiểu chuyện đó và tiếp tục nghe dân để chống tham nhũng nhưng cần thời gian.
Ví dụ TS Hà Sơn Thái, viết trên báo Quân Đội Nhân dân (06/01/2020) bác bỏ luận điểm cho rằng tham nhũng là đặc trưng của độc tôn chính trị trong môi trường Việt Nam.
Khác với hai ông Nhị Lê và Nguyễn Thế Kỷ, tác giả này không đi vào các định nghĩa văn chương hoặc phân tích từ ngữ về vai trò của Đảng CS VN mà nêu rõ Đảng và nhân dân Việt Nam là hai chủ thể khác nhau, và ở đây, Đảng là tổ chức lãnh đạo độc tôn.
"Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên."
"Luận chứng vì xã hội Việt Nam thiếu dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo nên không thể chống tham nhũng thành công là thiếu căn cứ, không thuyết phục".
"Rõ ràng, mấy năm gần đây, tệ nạn tham nhũng chưa bị đẩy lùi, nhưng đã ngăn chặn được sự lây lan."
"Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như việc "nhổ cỏ" đòi hỏi phải có thời gian, không thể một sớm, một chiều có thể khắc phục triệt để tệ tham nhũng."
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.