logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/02/2020 lúc 12:10:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tối thứ bảy, 1 tháng 2 năm 2020 sau khi giới thiệu về Nga, cuộc đời và con đường dấn thân vì tự do dân chủ nhân quyền của Nga, trình chiếu video clip những lời Nga gửi đến cử tọa, tôi đã thay mặt Nga nhận giải thưởng nhân quyền do tổ chức ACAT trao tặng gồm giải thưởng và hiện kim $3000 Euro...

Đây không phải lần đầu tôi đến thành phố này. Hình ảnh những người bộ hành rảo bước trong cái lạnh ẩm ướt của buổi sáng mùa đông với ổ bánh mì nóng gói đơn sơ trong tờ giấy mỏng, những người ngồi ở quán cà phê vệ đường, với tờ báo và ly cà phê bóc khói, các họa sĩ mải mê với giá vẽ, màu, cọ, và đâu đây tiếng vĩ cầm du dương từ 1 nghệ sĩ nghèo đam mê dưới cột đèn đường thành phố... không gì có thể “Paris” hơn. 


Paris đã đi vào văn học, nghệ thuật, văn hóa nước mình, nhất là với những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam đều không xa lạ gì với những đại tác phẩm văn học như: “Những Kẻ Khốn Cùng”, “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” của Victor Hugo, “Kẻ Lạ” (L’Étranger) của Albert Camus, “Vô Gia Đình” của Hector Malot... Triết lý của Voltaire, Jean-Paul Sartre, Michel Foucault... hay những bản nhạc Pháp bất hủ: “La Vie En Rose”, “Ne Me Quitte Pas”, “Et Si Tu N’existais Pas”, “Tous Les Garcons et Les Filles”, “A Toi” v.v... Và những thắng cảnh đã đi vào văn chương và âm nhạc Việt Nam như giòng sông Seine, nhà thờ Đức Bà, vườn Lục Xâm Bảo... với vần thơ Nguyên Sa và giòng nhạc Ngô Thụy Miên: “Paris có gì lạ không em? Mai anh về giữa bến sông Seine. Anh về giữa một giòng sông trắng. Là áo sương mù hay áo em?... Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay. Tóc em anh sẽ gọi là mây. Ngày sau hai đứa mình xa cách. Anh vẫn được nhìn mây trắng bay... Em có đứng ở bên bờ sông? Làm ơn che khuất nửa vầng trăng. Anh về có nương theo giòng nước. Anh sẽ tìm em trong bóng trăng...”


Lần này trở lại Paris, tôi không có thời gian thơ thẩn trong thành phố hoa lệ như những lần trước. Công việc đầy ắp trong suốt 10 ngày có mặt ở Thủ đô Ba Lê ánh sáng. Suốt ngày thứ sáu, trước buổi lễ Giải Thưởng Nhân Quyền Engel-du Tertre do tổ chức Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn và Án Tử Hình (A.C.A.T) chọn trao cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga của Việt Nam chúng ta, thời gian bỏ ra để nghe từng đoạn phát biểu của Nga và dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp rồi gõ những giòng phụ đề cho video clip những chia xẻ của Nga về tình trạng tồi tệ của nhà tù CSVN đã chiếm nhiều thời gian hơn tôi dự tính. Tuy Nga nói tôi cứ cắt bớt những gì xét thấy trùng lập hay không quan trọng, tôi vẫn cố giữ tất cả để quan khách người Pháp được biết rõ hơn những kinh nghiệm cá nhân đầy gian truân của nhà tranh đấu nhân quyền đáng quý này. 


UserPostedImage
Lễ Giải Thưởng Nhân Quyền Engel-du Tertre (ảnh DLB)


UserPostedImage
Thay mặt TNLT Trần Thị Nga nhận giải thưởng (ảnh DLB)


Trước đó, ký giả Arnaud Vaulerin của báo Libération cũng đã thực hiện cuộc phỏng vấn tôi về tình trạng đất nước chúng ta, và sau đó qua điện thoại ông cũng đã hỏi Nga về những gì Nga đã trải qua trong nhà giam và về cuộc sống mới hiện nay tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ. 


UserPostedImage
Ký giả Arnaud Vaulerin (trái) của báo Libération


Tối thứ bảy, 1 tháng 2 năm 2020 sau khi giới thiệu về Nga, cuộc đời và con đường dấn thân vì tự do dân chủ nhân quyền của Nga, trình chiếu video clip những lời Nga gửi đến cử tọa, tôi đã thay mặt Nga nhận giải thưởng nhân quyền do tổ chức ACAT trao tặng gồm giải thưởng và hiện kim $3000 Euro. (Xin xem thêm chi tiết trong bản tin của N.Đ.L. trên DLB ngày 02/02/2020).


Cũng tại buổi lễ đêm ấy, tôi đã gặp chị Ca Dao của đài RFA và SBTN để “bị” chị phỏng vấn. Trước đó, tôi và ký giả Véronique Gaymard của đài radio RFI cũng đã có cuộc phỏng vấn về tình trạng phi nhân quyền tại Việt Nam và nhận định cá nhân tôi về Hiệp Ước Thương Mại giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam. Sau buổi lễ tôi cũng đã mừng rỡ gặp lại ba người bạn đấu tranh cũ. Chúng tôi đã ôm nhau cảm xúc với những giọt lệ chân thành trong tình người Việt Nam vẫn chia sẻ cùng nhau con đường lý tưởng chung cho tổ quốc giữa hơn 150 người bạn ngoại quốc.


UserPostedImage
Trả lời phỏng vấn với phóng viên Ca Dao (RFA)


Sang ngày thứ hai, 3 tháng 2 tôi họp cùng nhân viên, thiện nguyện viên và thành viên của Hội Đồng Quản Trị của tổ chức ACAT tại văn phòng họ. Chúng tôi chia xẻ những phương thức vận động cho những nhà đấu tranh nhân quyền và kinh nghiệm từng trải. Những người bạn Pháp cũng nhờ tôi mang về cho Nga hơn 100 tấm thiệp mà thành viên của họ đã viết cho Nga khi Nga còn trong tù. Họ cũng đã có nghĩa cử tương tự: gửi thiệp chúc lành cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào năm 2018 và tôi đã mang sang Houston cho Quỳnh khi gia đình Quỳnh được tự do.


Những ngày cùng làm việc tại văn phòng, tôi đã được các bạn ở ACAT lo lắng chu đáo dù chương trình hôm nào cũng đầy ắp các buổi họp. Lần đầu, tôi được biết món bánh galette des rois do các bạn mua về đãi, và tôi là người tìm được trong phần bánh của mình chiếc tượng nhỏ do nhà bếp khi nướng đã giấu vào đó để mang lại sự may mắn bất ngờ cho người nào tìm được. Cả văn phòng đã hò reo vang dội, vui mừng đội cho tôi cái vương miện nhỏ bằng giấy. Hôm đó, vì là người tìm được chiếc tượng nhỏ bằng sứ trong phần bánh của mình, tôi đã được “tấn phong” hoàng hậu và được chiêu đãi đặc biệt như “hoàng gia” (nếu là phái nam thì sẽ được phong làm “vua” trong ngày). 


Tình cảm thân thiết của những người bạn ngoại quốc dành nhiều cảm tình cho những người Việt đấu tranh cho tự do nhân quyền nơi quê nhà đã khiến tôi không thể không tự hỏi tại sao những người xa lạ từ 1 quốc gia xa xôi lại có thể quan tâm, yểm trợ và quý mến các nhà đấu tranh dân chủ hơn chính những nhà lãnh đạo VN vốn luôn rêu rao “vì dân cho dân” và là “đầy tớ của nhân dân” mà lại có thể đàn áp, sách nhiễu, tống giam thậm chí giết những ông già bà cả từng là cựu đảng viên trung thành với bác đảng của họ?


Tôi đã chia sẻ điều này với các thành viên của Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Nhân quyền (Commission Nationale Consultative des Droits de L’Homme). Hơn 10 thành viên của Ủy Ban Tư Vấn Quốc Gia cũng đã hỏi chi tiết về tình trạng các nhà đấu tranh nhân quyền, phương thức điều tra, ép cung, các phiên tòa xử trá hình, tình trạng các nhà tù cộng sản, và những gì các tòa đại sứ có thể làm để hỗ trợ...


UserPostedImage
Các thành viên của Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Nhân quyền 
(Commission Nationale Consultative des Droits de L’Homme) (ảnh DLB)


Ngày 4 tháng 2 năm 2020 khi gặp hai Thượng Nghị Sĩ Pháp, Bruno Sido và Jérôme Bascher cùng vị cố vấn ngoại giao, Hubert de Canson tại thượng viện Pháp, tôi cũng đã trình bày lý do vì sao chính phủ Pháp vào ngày 10 tháng 2 khoan đồng ý phê chuẩn (ratify) Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam cho đến khi nhà nước Việt Nam có những bước cải thiện cụ thể và chứng minh rõ ràng về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.




UserPostedImage
Thượng Nghị Sĩ Bruno Sido và Jérôme Bascher (ảnh DLB)


Vào ngày 7 tháng 2 tại buổi họp với bà Corine Crespel, Phó Giám Đốc Khu Vực Đông Nam Á, ông Francois Croquette, đại sứ đặc trách nhân quyền và ông Raphael Borbotti-Frison thuộc Bộ Ngoại Giao Pháp tôi cũng đã trình bày về cuộc đàn áp dã man tại Đồng Tâm, và việc thả 1 người (với điều kiện phải sống đời lưu vong) và bắt giam nhiều người khác để đề nghị chính phủ Pháp chưa nên ký phê chuẩn cho Hiệp Ước Thương Mại Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam tại phiên họp bầu phiếu của Nghị Viện Âu Châu vào ngày 10 tháng 2, mặc dù hôm 21 tháng 1 năm 2020 Ủy ban EU về thương mại quốc tế đã đề nghị các quốc gia thành viên EU thông qua và phê chuẩn cho Hiệp Ước này có hiệu lực.


UserPostedImage
Ls Đặng Thanh Chi và ông Francois Croquette, 
đại sứ đặc trách nhân quyền (ảnh DLB)


Trước đó vào hai ngày 5 tháng 2 và ngày 6 tháng 2 năm 2020, tôi cũng đã gặp các vị Báo Cáo Viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc. Có 1 vị đã yêu cầu không công bố buổi trao đổi vì các ràng buộc ngoại giao tế nhị. Chúng tôi đã trao đổi nhiều chi tiết về luật pháp hiện hành của nhà cầm quyền CSVN, đặc biệt các luật liên quan đến quyền tự do tiếp cận thông tin và luật an ninh mạng vừa áp dụng vào tháng Giêng 2019. Ngoài ra, tôi cũng lưu ý các vị Báo Cáo Viên LHQ về việc Hiến Pháp Việt Nam hiện hành hoàn toàn không hề có quyền tự do xuất bản.


UserPostedImage
Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Tình Trạng Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Michel Forst (ảnh DLB)


Ngoài các buổi gặp gỡ với chính giới các cấp, tôi cũng đã có những buổi trao đổi thân mật với các tổ chức nhân quyền tại Pháp như Hội Ân Xá Quốc Tế, Human Rights Watch, Caritas France, Reporteurs Sans Frontière, Safeguard Defenders, Watchdog Unleashed... Ngoài các buổi họp chính thức, chúng tôi cũng đã có những buổi sáng gặp nhau ở quán cà phê và những buổi ăn trưa để chia xẻ về những dự án có thể cùng phối hợp thực hiện trong năm nay.


Trước khi rời Paris, tôi cũng đã nhận lời phỏng vấn của bà Marie Lefebre-Billiez ký giả báo Réforme về quá trình đấu tranh của cá nhân tôi và những chặng đường đã qua trong lòng cộng đồng hải ngoại. Bất cứ việc làm dù nhỏ đến đâu cũng có thể góp phần vào nỗ lực chung của dân tộc.


UserPostedImage
Với ký giả Marie Lefebre-Billiez (ảnh DLB)


Trên phi cơ nhìn xuống thành phố bên dưới, tôi thầm đọc khẽ vần thơ của Nguyên Sa: “Paris có gì lạ không em? Mai anh về mắt vẫn lánh đen. Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm. Chả biết tay ai làm lá sen?”. Đến khi nào tôi mới được làm một chuyến đi về, để sống trong lòng dân tộc, với hương cốm và lá sen ngay trên quê hương mình?


13/2/2020
Ls Đặng Thanh Chi
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.