logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 15/02/2020 lúc 12:09:17(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Suốt cuộc hành trình sanh tử của mình, con người luôn đau đáu về thân phận hình hài, không biết bao lần chúng ta tự hỏi:” Tại sao ta laị đến nơi này? đến đây để làm gì? Mai này sẽ về đâu?”… Dòng tử sanh vẫn bất tận, kẻ trước người sau, hết thế hệ này đến thế hệ khác, hết hình thái xã hội này đến hình thái xã hội khác… thay đổi liên miên nhưng câu hỏi ấy vẫn không có lời đáp.
 Con người vẫn mò mẫn mơ một chốn bình an, mưu cầu hạnh phúc, vẫn tìm một phương pháp nào đó sao cho thân an tâm lạc… nhưng càng tìm thì càng hụt hẫng, có lúc tưởng chừng như chạm đến nhưng rồi vỡ mộng, việc ấy giống như người thấy trăng đáy nước, thò tay xuống vớt, nào ngờ chưa vớt thì bóng trăng đã vỡ tan!
 Con người mơ một cõi địa đàng, thiên đàng, cực lạc… nhưng không làm sao để kiến tạo một địa đàng ngay chốn trần gian này, bởi thế con người hôm nay chẳng khác con người muôn năm trước, vẫn mơ một cõi địa đàng bướm hoa, một cõi bình an vô sanh bất diệt…Ở nơi đấy không có chiến tranh, chết chóc, khổ đau, áp bức, bất công…
 Thời đaị hôm nay khoa học công nghệ đã phát triển cao độ, kỹ thuật lượng tử, điện toán…làm cho mọi người trên thế gian này có thể thấy nhau, nói với nhau trong tích tắc. Khoa học kỹ thuật tạo cho mọi người một cuộc sống sung túc, thoải mái… nhưng giấc mơ thân an tâm lạc vẫn xa vời và càng ngày càng xa, giấc mơ vô sanh bất tử vẫn như bóng trăng dưới nước.
 Trong đêm trường tăm tối, con người may thay gặp được ánh dương. Phật ra đời, mở đường chỉ lối cho con người thoát khỏi vô minh. Phật ba lần chuyển pháp luân: Đã thấy, đã biết, đã tu, đã chứng! đây là khổ, đây là nguyên nhân, đây là con đường thoát khổ, đây là kết quả… Phật khai mở con đường đi đến an vui, hạnh phúc cho con người. Phật dạy cho cách sống an lạc ngay trong hiện tại và tại nơi này ( hiện xứ lạc trú). Khi thân, khẩu, ý hiền thiện và thanh tịnh thì:

 “ Chính là ngày cát tường
    Là giờ phút hanh thông
    Là thời khắc hưng vượng”
( kinh Thắng Hạnh)


 Mùa xuân muôn hoa nở, mùa hạ biếc ao sen, mùa thu lá vàng bay, mùa đông tinh khiết tuyết:


 “ Xuân du phương thảo địa
    Hạ thưởng lục hà trì
    Thu ẩm hoàng hoa tửu
    Đông ngâm bạch tuyết thi”


 Bốn mùa thay đổi, sanh diệt nối nhau, nếu mình không cưỡng cầu, không chấp trước… thì mình an vui; nếu mìnhchấp nhận sự thật tự nhiên của nó như thế, bản thể nó như vậy mà không áp đặt cái thiên kiến chủ quan của mình thì làm sao có bực bội, bất hoà! Không chỉ bốn mùa thay đổi mà mọi thay đổi của thế gian này, mọi khác biệt của con người.
 Đời sống con người chỉ trong vòng trăm năm, ấy là nói văn vẻ, là biểu trưng đaị khái thế thôi. Thật sự thì mấy ai đủ trăm năm, thật sự thì mạng sống con người vốn mong manh giữa hai làn hơi thở, nó có thể dừng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và với vô vàn lý do.
 Tử sanh là thế nhưng con người chỉ thích nói đến sanh mà kỵ nói đến tử. Con người ai cũng thích sanh sợ tử nhưng con người laị luôn thích làm haị nhau, tàn sát nhau, giết chóc nhau cho đến haị cả muôn loài động vật, thực vật, thiên nhiên…Chung quy cũng vì mê muội vô minh, con người chấp chặt vào cái “tôi” ( ego, self) mà sự thật chẳng có một cái tôi độc lập ( cứ thử lột bẹ chuối thì biết ). Con người tham sống sợ chết, tránh né nói đến cái chết nhưng chết vẫn cứ chết, chết chẳng kiêng nể ai hay bất cứ thời gian nào, chết chẳng chê quyền quý hay bần hèn, chẳng nệ trí hay ngu… chết thế nào thì vẫn phải chết thế ấy. Nó chỉ phụ thuộc vào phước đức của bản thân mình, có những cái chết kinh hoàng, quằn quaị, đớn đau nhưng cũng có những cái chết nhẹ tựa lông hồng, hoặc êm đềm như một hơi thở, một giấc ngủ say, thậm chí có những cái chết đẹp như cổ tích:
 “ Một ngày chung cuộc bốn bề hoa bay” ( thơ TLTP)
Nếu con người muốn có một cái chết êm đềm, đẹp và thanh tịnh thì hãy chuẩn bị từ bây giờ. Dân gian vẫn nói “ Gieo gì gặt nấy”, nhà Phật thì dạy “Tâm tưởng sự thành” hoặc “ Tâm tạo tác”. Trong nhà Phật có vô số những tấm gương, những chuyện thật về những cái chết êm đềm, thanh thản đầy khí vị giải thoát. Thiền sư Shoun khi biết mình sắp ra đi, ông cho gọi đệ tử laị, thắp nhang cho mẹ xong, ông viết bài thơ:


 “ .. Ta đã sống hết sức ta
    Ta đã tạo ra con đường riêng của ta trong cõi trần gian này
    Bây giờ mưa đã hết, mây trời quang đãng
    Bầu trời xanh có một mặt trăng tròn”
 Viết xong ông quăng bút và tịch


 Trong hàng cư sĩ cũng có những tấm gương tu học và ngộ đạo. Họ đã sống “ hết sức ta” trong cõi đời này và ra đi như cánh hạc bay. Cư sĩ Bàng Long Uẩn là một hình ảnh mà “Ngày chung cuộc đầy hoa bay”. Tương truyền khi ông sắp tịch, bèn bảo cô con gái:” Con ra xem thử đúng ngọ chưa?” cô gái bảo:” Đúng ngọ rồi nhưng có nhật thực”. Ông ra cữa xem thì con gái lên bồ đoàn ngồi mà tịch, ông quay vào thốt lên:” Con gái ta lanh lợi quá” và nán laị bảy ngày sau mới tịch. Khi bà vợ ông hay tin, bèn đi tìm con trai:” Ông già ngu si và con gái vô tri đã bỏ chúng ta đi rồi”. Cậu con trai thưa:” vậy hả mẹ” rồi cũng tịch luôn. Bà mẹ sau khi lo hậu sự mới tịch sau cùng. Câu chuyện đẹp quá, hay quá như huyền thoại, như cổ tích Đông phương, những cái chết nhẹ nhàng, kỳ diệu như cuộc du hí nhân gian:


 Cuộc chơi khi đã đến hồi
 Đứng đi với laị nằm ngồi sá chi
 Rỗng rang nhắm mắt cười khì
 Xác thân này hoá xanh rì cỏ cây
               (thơ TLTP)


 Con người chỉ có nhục nhãn nên không thể thấy những gì không có sắc chất, bởi thế những cái chết ung dung, tự taị như vậy có khi đầy trời hoa trắng rơi. Những loại hoa Mạn Thù Sa, Mạc Đà La…ngập hư không.
 Chết không phải là hết, chết là bắt đầu một cuộc tử sanh khác ( khi mà chưa chứng đắc được A La Hán).
 Nếu mình đã hiểu vô thường, nhìn nhận rõ ràng cái thân tứ đại ngũ uẩn này là giả hợp thì khi nó tan hoại thì có gì phải tiếc, bởi thế mà gã du tử chưa chết nhưng đã chuẩn bị đón nhận nó một cách tự nhiên:


  Tôi đã đến và sẽ đi như trùng khơi sóng nước
  Một ngày đẹp trời đang chờ phía trước
     ( Nếu có yêu tôi – thơ TLTP)


 Gã du tử đã sống hết mình, tuy hiểu rõ vô thường nhưng không làm sao biết vô thường xảy ra lúc nào, bởi vậy gã du tử luôn sẵn sàng đón nhận vô thường. Khi sanh ra là đã có yếu tố tử rồi, cái sanh, cái tử có mặt trong từng sát na:


  Tôi sẽ  đi giữa khung trời mùa hạ
  …
  Tôi sẽ  đi trong một sớm mùa thu
  …
  Tôi sẽ đi khi tuyết trắng mùa đông
  …
  Tôi sẽ đi khi mùa xuân bất tận
   ( Em vẫn là nỗi đau đời – thơ TLTP)


  Thế đấy! người học Phật tuy chưa tinh tấn, chưa chứng đắc gì nhưng ít ra cũng có được những phút giây an lạc, phỉ phong; cũng nhờ học Phật mà biết được ít nhiều sự thật của thế giới này, cuộc đời này, cái thân và cái tâm này! Không biết có một danh nhân nào đó đã từng nói (đaị ý là thế chứ không phải nguyên văn):” Cái chết không đáng sợ, sợ cái chết mới đáng”
  Lịch sử hiện đaị chúng ta đã chứng kiến một cái chết rất bi hùng, chấn động lương tâm nhân loại một thời. Bồ Tát Thích Quảng Đức ngồi trong biển lửa vẫn bình thản cho đến phút cuối. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương thốt lên:” Lửa, lửa cháy rực ba ngàn thế giới”, “ chỗ ngài ngồi một tuyệt tác thiên thu”.
 Nếu trong đạo có những cái chết ( ngôn từ nhà phật gọi là tịch) đầy khí vị giải thoát, những cái chết tựa như du hí nhân gian thì ngoài đời cũng có những cái chết nhẹ tựa lông hồng, những cái chết vì dân, vì nước. Trần Bình Trọng hiên ngang quát vào mặt vua Nguyên:” Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”
 Khi toà nhà World trade center bị bọn khủng bố đâm máy bay vào, toà nhà đang dần sụp đổ nhưng ba trăm lính cứu hoả vẫn xông vào và tất cả bị chôn vùi trong ấy. Những cái chết vì sự sống của đồng loại đầy ý nghĩa cao cả.
 Một nhà thơ Cộng Sản từng viết:” Có cái chết hoá thành bất tử”, đúng thế! những cái chết vì đồng loại, vì dân, vì nước, vì đạo pháp, vì sự tồn vong của dân tộc… thì cái chết ấy là bất tử; còn nếu chết vì mê muội cuồng tín, vì lý tưởng điên rồ lệch lạc, chết vì phe đảng băng nhóm… cái ấy vô nghĩa biết bao.
 Mùa xuân về nói chuyện tử sanh không khỏi có người sanh lòng áy náy, chuyện tử sanh vốn bất tận như bản thân của vấn đề, mình có nói hay né tránh thì nó vẫn hiển hiện bên mình như hình với bóng, sanh ra là đã có tử rồi, sanh tử - tử sanh như hai mặt của bàn tay. Mình học Phật không cao vọng chứng đắc nọ kia, chỉ đơn giản là biết mình là ai, vì sao mình đến nơi này? học Phật là để mỗi ngày giảm bớt tham lam, sân hận, si mê; học Phật là để mở lòng ra với người và với muôn loài; học Phật là để biết sống với từng phút giây hiện taị này và nếu một lúc nào đó bất ngờ sẽ:
 “ Một ngày chung cuộc bốn bề hoa bay”
 
Ất Lăng thành, 2/2020
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.