logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/02/2020 lúc 11:18:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa. Dân biểu Nghị viện Châu Âu bà Saskia Bricmont (thứ hai từ phải sang) cùng những người biểu tình phản đối EVFTA bên ngoài tòa nhà Nghị viện Châu Âu ở Bruxelles, Bỉ

Cách nay đúng một tuần, hôm 12 Tháng Hai, Nghị hội Âu Châu đã phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại giữa Liên hiệp Âu châu với Việt Nam, thường được gọi tắt là EVFTA. Quyết định này được Chính quyền Hà Nội ca tụng vì cho là có lợi cho kinh tế của Việt Nam, nhưng một số không ít đại biểu tại Quốc hội Âu châu, nhiều tổ chức phi chính phủ và dư luận trong ngoài lại e rằng vì quyền lợi kinh tế mà Âu Châu hy sinh các giá trị tinh thần, như nhân quyền của người dân Việt Nam. Điễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hồ sơ rắc rối này…
Hồ sơ EVFTA
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa và xin đề nghị ông phân tích cho hồ sơ kinh tế là Hiệp định Tự do Thương mại giữa các nước Âu Châu với Việt Nam. Thưa ông, vì sao lại có người chống Hiệp định Thương mại này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi phải rất thận trọng khi được yêu cầu phân tích một hồ sơ phức tạp vì liên quan đến kinh tế, chính trị và nhất là nhiệt tình tâm lý của nhiều người. Như mọi khi, trước hết xin nói về bối cảnh.
- Liên hiệp Âu châu gồm 27 quốc gia thành viên với dân số 450 triệu người có sản lượng kinh tế hàng năm chừng 16 ngàn tỷ đô la Mỹ, là một thế lực kinh tế đứng sau Hoa Kỳ mà trước Trung Quốc về sản lượng. Tại khu vực Đông Nam Á, tập thể này giao dịch buôn bán nhiều nhất với Singapore, sau đó mới là Việt Nam, với kim ngạch hơn 47 tỷ Euro về hàng hoá và hơn sáu tỷ Euro về dịch vụ, tổng cộng là hơn 51 tỷ. Xuất khẩu của khối Euro vào Việt Nam đã tăng đều, khoảng 6% một năm, mà vẫn bị nhập siêu là mua nhiều hơn bán với Việt Nam. Từ năm 2012, đôi bên mất bảy năm thảo luận trước khi ký kết một thỏa ước vào Tháng Sáu năm ngoái. Sau đó, ngày nay, mới là thủ tục phê chuẩn, năm tới mới thi hành.
- Chuyện thứ hai, đôi bên thật ra thảo luận về HAI hồ sơ, 1/ là Tự do Thương mại với mục tiêu hạ thấp hàng rào quan thuế khi mua bán với nhau theo một lịch trình nhất định; 2/ là Bảo hộ Chế độ Đầu tư, nhưng tiêu chí là đôi bên sẽ tiến tới một chế độ tự do giao dịch và đầu tư có tiêu chuẩn cao nhất tại Đông Nam Á.
Nguyên Lam: Ông nói tới HAI hiệp định mà chúng ta xin tạm gọi là Việt-Âu làm nhiều thính giả có thể thắc mắc. Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích thêm.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, hôm Thứ Tư 12, Nghị hội (hay Quốc hội) Liên Âu đã phê chuẩn Hiệp định Tự Do Mậu Dịch Việt-Âu, gọi tắt theo Anh ngữ là EVFTA, với tỷ số là 401 đồng ý, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng. Cùng ngày hôm đó, Nghị hội Liên Âu đưa ra nghị quyết về chế độ đầu tư theo đó đôi bên lập ra một hệ thống tòa án với các thẩm phán độc lập để giải quyết mâu thuẫn giữa giới đầu tư và các nước. Nghị quyết ấy được 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng. Sau đó, Nghị quyết được phê chuẩn với 406 phiếu thuận, 184 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Vì vậy, ta có hai văn kiện về hai lãnh vực thương mại và đầu tư, một là EVFTA hai là EVIPA, với nhiều cam kết cải cách sẽ chỉ thi hành sau khi quốc hội của đôi bên phê chuẩn. Xin nói thêm rằng theo quy chế Liên Âu, Quốc hội từng nước trong số 27 thành viên sẽ phải phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EVIPA này.
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua phần hai, thưa ông. Như ông vừa trình bày, có thể các nước Liên Âu muốn gia tăng luồng giao dịch với Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á vì quyền lợi của họ. Những quyền lợi ấy là gì?
Quyền lợi của EU
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Liên Âu muốn tăng thế lực toàn cầu của cả khối khi phát huy tự do thương mại, chống xu hướng họ gọi là “bảo hộ mậu dịch” với hàm ý đả kích Mỹ, và nâng tiêu chuẩn quốc tế về quyền lao động, về bảo vệ môi sinh và nhân quyền, với kết quả là 1/ đem lại sự thịnh vượng; 2/ tạo ra công việc làm mới; 3/ với mức lương cao hơn; 4/ giảm bớt phí tổn cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ khi họ dễ đầu tư vào các thị trường Việt và Âu. Chúng ta nên chú ý tới hai yếu tố trong lý luận của Âu Châu. Thứ nhất là đầu tư với các tiêu chuẩn cao hơn. Thứ hai là củng cố vai trò của Liên Âu tại Việt Nam và trong khu vực. Đây không là chuyện kinh tế kinh doanh nữa mà là mục tiêu địa dư chính trị cấp toàn cầu.

UserPostedImage
Kết quả bỏ phiếu EVFTA ở Nghị viện châu Âu hôm 12/02/2020 Courtesy of Twitter

Nguyên Lam: Như thế, vì sao lại có khá nhiều đại biểu của Âu Châu bỏ phiếu chống và mấy chục tổ chức phi chính phủ NGO kêu gọi Liên Âu đừng phê chuẩn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta đi vào phần rắc rối của hồ sơ đây!
- Sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc cuối năm 1991, các nước Âu châu mơ ước hội nhập thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của cơ chế siêu quốc gia tại thủ đô Brussels để sẽ là một thế lực mới. Nhưng từ năm 2008-2010, nội tình đã có sự rạn nứt về kinh tế, rồi chính trị, v.v… Vấn đề chính là các nước thành viên vẫn muốn duy trì tiếng nói của người dân, hay chủ quyền của quốc gia, chứ không để một cơ chế siêu quốc chi phối. Vì vậy, giới lãnh đạo và doanh nghiệp Liên Âu cần tìm một thắng lợi dễ dãi tại Đông Nam Á qua Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam.
- Nhưng cánh tả tại Âu Châu vẫn quyết liệt với lý tưởng của họ về quyền dân, về môi sinh và chống lại Hiệp định này vì tình trạng quá tệ tại Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ cũng vậy, họ đề cao sức mạnh vô hình là xã hội dân sự và đả kích nạn ô nhiễm môi sinh hay đàn áp lao động. Vì vậy, họ mới chống.
Nên chống hay nên thuận?
Nguyên Lam: Chúng ta xin bước qua phần ba là quan điểm về quyền lợi của Việt Nam. Thưa ông, Việt Nam nên chống hay nên thuận với các hiệp định này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta lại có ba tầng phân tích hơi đối nghịch.
- Thứ nhất, Hà Nội cần một thắng lợi ngoại giao, nhất là khi đang khốn đốn vì dịch bệnh xuất phát từ Vũ Hán. Họ trình bày sự thể như một thắng lợi kinh tế cho Việt Nam và từ đó là bước tiến cho giới lao động.
- Cụ thể là Hiệp định sẽ tạo thêm việc làm cho người Việt nhờ xuất khẩu nhiều hơn vào Âu Châu, mà những việc làm ấy nằm trong khuôn khổ rất cao của Tổ chức Lao động Quốc tế. Tôi chú ý đến lý luận xã hội và lao động của Hà Nội vì họ thấy đấy là chuyện nhạy cảm khó thể bỏ qua. Vì sao trong một “thắng lợi ngoại giao” mà lại biện bạch về quyền lợi của giới lao động, kể cả quyền thành lập công đoàn độc lập và tự do? Kết luận một của tôi là Hiệp định Âu-Việt này sẽ đẩy Hà Nội vào một tiến trình cải cách mới.
- Thứ hai, việc quan trọng là thời điểm cải cách. Các hiệp định chúng ta nói tới không lập tức thi hành mà có một trình tự thực hiện trải qua cả chục năm, trong khi ấy, chính Liên Âu cũng bị áp lực phải theo dõi việc Việt Nam thực hiện các cam kết, kể cả quyền tự do báo chí và chính trị. Kết luận hai của tôi, rất nôm na thô thiển, là Việt Nam muốn bơi vào biển lớn thì phải bỏ thói tật trong chốn ao tù là lòng tong cá chốt! Tức là cuối cùng hay về dài thì người Việt vẫn có lợi.
- Thứ ba, nhìn từ quan điểm chính đáng của người Việt ở trong và ngoài, sự cam kết của lãnh đạo Hà Nội là chuyện đáng nghi có truyền thống. Vì vậy, nhiều người mong rằng quốc tế nên gây sức ép. Nhưng một cách cụ thể thì người Việt trong nước hay tại Âu Châu sẽ gây sức ép đó với hai Hiệp định EVFTA và EVPIA? Kết luận thứ ba của tôi là cuộc vận động có chính nghĩa này đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và sự nhắc nhở liên tục cho Âu Châu. Những ai sẽ làm chuyện đó, tôi không rõ.
Nguyên Lam: Như mọi khi, Nguyên Lam sẽ lại yêu cầu ông nêu ra một kết luận cho chương trình của chúng ta dù chính ông vừa nói đến ba kết luận ở trên.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người cộng sản chỉ cải cách và tạm từ bỏ ý thức hệ Mác-Lê khi bị khủng hoảng, như Trung Quốc vào năm 1978 hay Việt Nam năm 1987. Nhưng ý thức hệ và quyền lợi do quyền lực tuyệt đối vẫn tạo ra những quán tính và thói quen tệ hại, là sự cấu kết. Vì vậy, cứ chục năm lại phải đổi mới một lần!
- Lần này, sau Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP với 10 nước và Hiệp định cùng Âu Châu, con cá chốt từ vùng ao tù Mác-Lê bơi vào khu nước lợ sẽ phải đi vào biển lớn và sẽ phải lột xác. Lãnh đạo lo sợ là phải, nhưng sức ép của thực tế vẫn là động lực khó cưỡng chống.
- Sau cùng, khi Hiệp định về Đầu tư EVIPA được từng nước Âu Châu phê chuẩn với sự khắt khe cụ thể, Hà Nội sẽ không thể là con cá mại cờ uốn éo trong bồn kính mà sẽ phải thoát xác. Và đấy là cơ hội khác cho người Việt Nam!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.