logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/02/2020 lúc 10:31:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi loài người phát minh ra lửa và sử dụng trong đời sống hàng ngày để nấu ăn, sưởi ấm và chống lại thú rừng cách nay hơn một triệu rưởi năm về trước là bước ngoặc lịch sử mở đầu cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu để nhân loại bước ra làm người, xây dựng nền văn minh và văn hóa ngày càng rực rỡ.
Nhưng đâu đó trong nhà tù cộng sản Việt Nam, nơi thế giới rừng rú hoang dã rợn người vào những năm cuối thế kỷ hai mươi, khi người tù sử dụng lửa từ hai hòn đá tạo ra để hun đúc ngọn lửa yêu thương, sức mạnh của nội tâm và ý chí sống mãnh liệt cũng là cuộc cách mạng thầm lặng, im lặng khác thường khiến cho chế độ với bản chất ồn ào, bạo động phải hoảng sợ.
 
“Anh ta đang bị sự im lặng vây hãm
Tội nghiệp anh ta. Anh ta hoảng
 
Bọn yên lặng ở đâu ra. Đông quá
Nó ra bằng quyển vở, ngòi bút, cục gôm
Bằng chéo khăn, tấm áo, manh quần
Bằng đôi đũa, quả trứng
Nó ra bằng đầu. Nó ra bằng bụng
Nó ra bằng mắt. Nó ra bằng tai
Bằng nén nhang, giọt lệ, nụ cười
Nó ra từ con người
Nó ra từ cuộc sống
Từ mặt đất. Từ bầu trời
Không ngớt. Không ngớt
Nó ra. Nó ra
 
Tội nghiệp anh ta
Yên lặng. Yên lặng.

Yêu lặng” (Trần Dạ Từ - Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Lửa từ hai hòn đá tạo ra là thứ vũ khí tự vệ linh nghiệm mà nhà thơ Trần Dạ Từ đã hà hơi và thổi sức để tự luyện nội lực mỗi năm, mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút và mỗi giây trong suốt mưới năm ngồi tù dưới chế độ cộng sản Việt Nam chỉ vì cái tội không bản án liên quan đến thứ im lặng đáng sợ mà chế độ bạo hành phải hoảng kinh, đó là làm thơ.
 
“Thơ ta đó sao
Không, chỉ là tiếng thét gọi đầu tiên
Những toa tầu bật sáng trong đêm
Những tàn lửa vùng vẫy” (Trần Dạ Từ - Tựa Nhỏ)
 
Làm thơ, với nhà thơ Trần Dạ Từ chính là nói lên lẽ phải bằng tấm lòng yêu thương:
 
“Việc chúng ta: làm thơ và yêu nhau
Ta đâu biết làm việc gì khác
 
Đâu sẽ vô đó. Chẳng có gì đáng ngại
Lẽ phải sẽ phải là lẽ phải
Khi được nói bằng tấm lòng thương yêu
Được nghe bằng đôi tai tin cậy” (Trần Dạ Từ - Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Nhưng chế độ và nhà tù cộng sản không dùng tai để nghe lẽ phải mà dùng tai vách mặt rừng để theo dõi, để trấn áp và hành hạ tù nhân và dân lành. Một trong những phương thức hành hạ và kiểm soát tù nhân tàn bạo nhất đã trở thành “kinh điển,” “chính sách” của cộng sản là “cái đói.”
  
“Cái đói phát minh của thiên tài.
Nó là thứ gì vậy?
Tên nó, “Chính sách lương thực của Lenin”
Nó giản dị thôi:
Kinh nghiệm phản xạ có điều kiện
từ con chó của Pavlov
được tính toán, phối hợp lô gích cho con người
Sự co thắt dạ dày. Nước miếng. Tiếng kẻng
Cái đói thành vũ khí chuyên chế vô địch
Nó được tung, được hứng, được quảng cáo xôm tụ:
“Kiểm kê. Quản lý. Làm chủ”
 
Và nó vơ. Nó vét. Nó ban phát ơn huệ
Biến chén cơm, miếng bánh thành ma túy
Biến tiểng kẻng cho ăn thành lệnh của ma quỉ
Để khuất phục đồng loại” (Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Cái đói ở trong tù cộng sản kinh khủng đến độ những tù nhân đã phải tự nghiễn ra cách nấu nướng và ăn bằng miệng cho đỡ đói, như nhà thơ Trần Dạ Từ mô tả đầy kịch tính mà đau đớn khôn cùng:
 
“Anh này trổ tài làm cơm cháy vàng rực
Anh kia đang lựa vịt chọn gà
Anh khác nữa, cân đo gia vị
Hợp lại thánh bữa ăn thịnh soạn
Tha hồ mời bạn tù đánh chén
 
Không nước, không lửa, không củi
Không nồi, không gạo, không cả muối
Càng khỏe. Cần gì. Anh em nấu bằng miệng
Thưởng thức. Nhai nuốt. Bằng nước miếng
Tiêu hóa bằng chính xương thịt mình
 
Nước miếng ứa. Rớt nhãi chẩy. Kẻng ăn gõ
Nó đang gõ. Nó còn tiếp tục gõ
Gõ không ngừng. Gõ đây. Gõ đó”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Một phát minh khác của “thiên tài” cộng sản là cái kẻng gõ không chỉ có trong nhà tù mà còn có ở khắp nơi trong đất nước như nhà thơ Trần Dạ Từ đã mô tả một cách chi tiết và sống động nhưng nghe ra thì mỉa mai, cay đắng và bi đát làm sao:
 
“Nó là cái niềng bánh xe cũ phế thải
Có thể là mảnh đạn, là vỏ bom
Có nơi, như ở trại tù Z.30D,
nó là cái chuông đồng
Mang về từ ngôi chùa cổ nào đó bị cướp phá
 
Nó có dàn treo, có mái che
Sơn đỏ sơn xanh. Kẻ hầu người hạ
Nó lủng lẳng khắp nơi
Cổng tù. Cơ quan. Làng mạc. Thành phố
Nó được gõ. Bằng vồ. Bằng búa
 
Cẩn thận nghe em. Nó đang gõ
Nó gõ sáng. Gõ trưa. Gõ chiều
Rền rỉ những thể xác yếu đuối
Nó gõ tai bắt vểnh. Gõ mắt bắt nhắm
Gõ dạ dầy bắt cồn. Gõ gan ruột bắt cào
Gò khuỷu tay bắt tung hô
Gõ đầu gối bắt xì xụp
Gõ mồm miệng bắt hát, bắt hò
Bắt gào thét, nguyền rủa, đấu tố”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Ở trong cái thế giới đó, trong hoàn cảnh oan nghiệt đó, nếu không có thứ vũ khí là Hòn Đá Làm Ra Lửa thì làm sao sống nổi. Chỉ có chết thôi.
 
“Cây sậy chân tay quều quào của chúng ta
Có thể hết bưng nổi cái sọ dừa cứng đầu
Vũ chết hôm kia. Hồ chết hôm qua
Nguyễn. Và Nguyễn. Và Nguyễn nữa sắp chết
Sẽ đến lượt Lưu. Đến lượt Doãn. Đến lượt Lê!”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Theo ghi chú của nhà thơ Trần Dạ Từ, Vũ là Vũ Hoàng Chương; Hồ: Hồ Hữu Tường; Nguyễn. Và Nguyễn. Và Nguyễn nữa: Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hoạt, Nguyễn Sĩ Tế, Nguyễn Viết Khánh; Lưu: Mặc Thu Lưu Đức Sinh; Doãn: Doãn Quốc Sỹ; Lê: Lê Hạ Vĩnh, tức Trần Dạ Từ.
Nhờ có lửa từ hòn đá làm ra, nhà thơ Trần Dạ Từ vẫn còn sống, vẫn gan lì để sống. Không những thế, từ ngọn lửa trong tâm làm trí ông sáng rực lên để nhận ra lẽ biến dịch tuần hoàn của vũ trụ và con đường “bất tận của dòng suối sinh nở” hay sinh tử luân hồi, nói theo nhà Phật.
 
“Có thể không còn. Cũng chẳng mất đi đâu
Dòng chảy nào không hao hụt, bốc hơi
Có thể chúng ta vẫn quanh quất đâu đó
Như bọt nước tung tóe reo vui
Nơi này. Nơi kia
Trong bước đi bất tận của dòng suối sinh nở”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Điều lạ là, trong câu thơ bình dị của nhà thơ Trần Dạ Từ ở trên, “Cũng chẳng mất đi đâu” lại nói lên trọn vẹn ý nghĩa siêu việt của Bát Nhã Tánh Không “bất tăng bất giảm.” Vì các pháp như bọt nước, vốn không có tự ngã, không có tự thể nên chúng không đến, không đi, không tăng, không giảm.
Khi nghĩ đến điều kỳ diệu này, nhà thơ Trần Dạ Từ đã tự tại mỉm cười:
 
“Và tôi mỉm cười
Thư thái hình ảnh em bước tới”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Dường như trên thế giới này chưa có bài thơ nào được một thi sĩ viết trong tù dài như bài thơ Hòn Đá Làm Ra Lửa của nhà thơ Trần Dạ Từ, với gần bảy trăm câu, được in trong tuyển tập Thơ Trần Dạ Từ, do Việt Báo Foundation xuất bản vào tháng 11 năm 2018 tại California, Hoa Kỳ.
Theo nhà thơ Trần Dạ Từ cho biết, bài thơ này được ông làm trong những năm ông bị chính quyền CSVN bắt bỏ tù tại các trại tù Gia Trung năm 1979 đến trại tù Hàm Tân năm 1987, nghĩa là trải dài 8 năm tù. Điều đặc biệt của bài thơ này là vì ở tù CS nên nhà thơ Trần Dạ Từ không thể viết ra mà phải nhớ thuộc lòng trong đầu, cho đến khi ông và gia đình được chính phủ Thụy Điển can thiệp để CSVN trả tự do và cho đi định cư tại Thụy Điển thì bài thơ mới được ông viết ra thành chữ vào tháng 11 năm 1988 tại Thụy Điển. Bài thơ được đăng toàn phần lần đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1989 trong Tạp Chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ biên. Bài thơ cũng đã được dịch sang tiếng Anh vào năm 1990 bởi Giáo Sư Cuong T. Nguyen, tại Đại Học George Mason University. Vào ngày 28 tháng 1 năm 1992, bài thơ này đã được nhà văn James Webb, Cựu Thượng Nghị Sĩ, Bộ Trưởng Hải Quân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ giời thiệu, và nữ tài tử Kiều Chinh, nhà báo Lê Đình Điểu và nhà thơ Trần Dạ Từ đọc tại Quốc Hội Hoa Kỳ ở Thủ Đô Washington.
Nhà thơ Trần Dạ Từ có lần kể rằng, mỗi ngày ông làm một số câu thơ và đã học thuộc lòng cả câu cũ lẫn câu mới. Cứ thế ông đọc thuộc lòng mỗi ngày tất cả những câu thơ này và vì vậy mới có thể nhớ và giữ được nguyên bài cho đến khi viết ra thành chữ.
Bài thơ Hòn Đá Làm Ra Lửa là một sử thi, một bản trường ca bi tráng của người tù Việt Nam, kể về thân phận đau thương, cuộc sống khổ lụy cùng cực, những cách đối xử tàn bạo và bất nhân trong nhà tù cộng sản, về nhân cách cao thượng và sự chịu đựng phi thường của tù nhân, về lòng nhân hậu và tình yêu thương như tia lửa không ngụm tắt của người tù cho dù sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã và bế tắc nhất của cuộc đời, của thời đại.
 
“Không thứ cờ quạt nào vấy nhơ nổi bầu trời
Không thứ chủ nghĩa nào bôi bẩn được trí nhớ” (Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Bởi vậy, dù đang bị giam trong tù ngục tối tăm của cộng sản, nhà thơ Trần Dạ Từ vẫn không đánh mất niềm tin vào tình yêu và đạo đức vô hình trên thế gian:
 
“Vẫn chẳng hề hấn gì
Nụ hoa tình yêu và đạo đức vô hình
Nở mãi trong vười ta
Ý nghĩ, sự ăn ở tốt lành, dù không ai biết đến
Vẫn lặng lẽ tỏa hương trong không gian
Làm đẹp bầu trời và mặt đất.”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)
 
Xin cảm ơn nhà thơ, trong hoàn cảnh gông cùm, như bất cứ lúc nào, vẫn ung dung trấn an chúng ta:
“Chẳng hề hấn gì. Chẳng hề hấn gì.”
 
Huỳnh Kim Quang

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.