logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/02/2020 lúc 10:29:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1.
Chờ bà xả vào cái chợ nhỏ bên cạnh nhà thờ Xóm Thuốc Gò Vấp mua ít rau, Hòa ngồi ở một quán cà phê gần cổng nhà thờ. Anh chạnh nhớ đâu khoảng hơn 20 năm trước, có thời gian mình đã thường ghé nhà hai người bạn thân ngụ trong giáo xứ này.
Hòa có nhóm bạn 5-6 người, cùng dạy học ở chế độ cũ, nay cùng ngụ ở vùng Gò Vấp, gặp nhau vẫn thường gọi nhau “thầy” dù chế độ mới không cho dạy học nữa. Bạn trong nhóm đều rơi vào khó khăn, thiếu thốn ngay sau tháng 4 - 75. Có điều là, dù cùng xuất thân là nhà giáo, kiểu truân chuyên, khó khăn của riêng mỗi thầy lại đều mang đầy cá tính, không ai giống ai.
Mở đầu là thầy Ngạn. Là chủng sinh nhà dòng giỏi tiếng Pháp, Ngạn tu xuất năm 17 tuổi, chỉ mới có tú tài I đã lập tức được một trường tư thục ở Đà Lạt mời dạy môn Pháp văn. Sau tháng 4-75, Ngạn đi học tập cải tạo với tư cách hiệu trưởng một trường tiểu học công lập và “được” nghỉ dạy luôn. Đi làm rẫy, trồng mì trồng lang mấy năm ở các vùng quê Củ Chi, Hốc Môn xa xôi, cuối cùng anh về được vùng ven đô là Gò Vấp, giáo xứ Xóm Thuốc. Cuộc sống bắt đầu dễ thở một chút khi chồng đạp xích lô, vợ bán quần áo trẻ em trong cái chợ nhỏ cạnh nhà thờ.
Có một hôm, Ngạn mời nhóm bạn nhà giáo đến nhà chơi nhân sinh nhật của mình. Thời ấy, không được dạy học nữa, đám Ngạn, Hòa… mỗi người rơi vào một nghề, không dính gì tới công nhân viên chức nhà nước, như: đạp xích lô, dịch sách, chạy hàng tạp hóa, thư ký văn phòng hợp tác xã, coi số tử vi…, tất nhiên thu nhâp đều thấp mà sống qua ngày. Do đó, sinh nhật phu xích lô Ngạn chỉ có vài lít rượu thuốc, một con gà vừa nấu cháo vừa làm gỏi và vài gói đậu phộng rang. Về “vật chất” chủ nhà bình thãn dọn ra chỉ như thế, về “tinh thần” cũng không kém phần đạm bạc một khi khách đến cũng bình thãn chìa ra quà sinh nhật chỉ là cuốn sách cũ mèm hay tập thơ vàng ố. Cũng không có gì bất tiện khi cả đám trải giấy báo ngồi dưới đất rồi ung dung nhấm rượu…
 
2.
Cuộc đổi đời 30 tháng 4 đã khiến các thầy giáo ít nhiều đều từ chán đời đến bất đắc chí, từ bi quan đến buông trôi, nên khác với thời trước 30 tháng 4, hể gặp nhau thì thay vì chỉ uống cà phê, nay có thêm uống rượu. Nghĩa là trong cao trào người dân ở phía Nam nhậu rộ lên, uống rượu nhiều hơn trước thời “được giải phóng”, lần hồi các cựu giáo chức vốn dĩ mực thước đã thỉnh thoảng gầy độ nhậu, y như đàn ông ở các ngành nghề khác.  Có điều là, sau 30 tháng 4, do hầu hết người dân nghèo mạt đi, còn hàng hóa, lương thực – trong đó có các loại bia, rượu tây – thì khan hiếm, mắc mỏ nên dân nhậu – trong đó có các thầy giáo -  chuyển qua rượu đế, rượu thuốc rẻ hơn nhiều.
Giống những tín đồ nhút nhát mới vào đạo, các thầy giáo e ngại bị hối, bị phạt ở kiểu uống ‘xây tua’ thông thường nên khi nhậu với nhau, cách uống được sửa lại cho hiền lành hơn, cũng như sẽ miễn sát phạt nhau. Đó là mà chỉ có chai rươu nhỏ ‘xây tua’ mà không có ly ‘xây tua’đi theo, chai đến ai thì người đó tự rót tới-đâu-cũng-được vào ly riêng của mình, còn chưa uống cạn ly của mình thì cứ cho chai ‘xây tua’ qua người bên cạnh. Dù kiểu uống này đã từng bị vài ông, vài anh không phải nhà giáo tình cờ tham gia phê bình rằng rất không vui, rất “chán mớ đời” bởi không hào hứng, sôi động, nhưng đám Ngạn, Hòa… vẫn không thay đổi kiểu uống, bởi chỉ với kiểu uống ‘xây tua’ mềm mỏng, ‘không sát phạt’ ấy họ mới thấy thoải mái, dễ chịu. Phong cách nhà giáo rơi rớt của họ là dù đang nghèo khó, thiếu thốn nhưng vẫn bàng bạc cái chất từ tốn, nho nhã trong cách cư xử, ăn uống, lời lẽ…
Hòa nhớ khi đã ngà ngà, Ngạn xướng một câu:
Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giầy ra chợ bán,
Một thầy tên Thiện, cũng ngụ trong giáo xứ Xóm Thuốc, đã đối lại khá chỉnh:
Sáng mùng một, giáo chức ‘dứt’ cháo đón xuân sang.
Men rượu thuốc càng lúc càng khiến cho mỗi câu chuyện, mỗi đề tài trao đổi giũa bạn bè trở nên thú vị, hào hứng hơn. Độ nhậu hiền lành, lặng lẽ của các thầy giáo kết thúc ở liều lượng vừa phải khi vị khách ít nói nhất lên tiếng nhắc nên dừng cái chai ‘xây tua’ để chủ nhà còn dọn dẹp, nghỉ ngơi vì sớm mai chị còn phải dọn hàng ra chợ, anh còn phải đẩy xe ra kiếm khách…
 
3.
Sau bao nhiêu khó khăn, run rủi thế nào đó mà cuộc sống của Ngạn thầy-giáo-đạp-xích-lô một thời nay lại rất ổn, đó là nhờ có 3 con gái thì vợ chồng đứa đầu đang làm chủ một doanh nghiệp lớn về ngành IT và hai đứa sau đều yên bề gia thất khá giã ở châu Âu. Bạn bè cũ đã tròn mắt bất ngờ khi nghe Ngạn từng đi du lich Mỹ và vài nước châu Âu, còn chơi ngông sắm xe mô tô phân khối lớn…
Cũng run rủi thế nào đó, những người khác của nhóm thầy-giáo-tháo-giày hơn 20 năm trước nhìn chung cũng thoát nghèo, cũng khá lên. Dẫn đầu chính là thầy Thiện  - người duy nhất sau 30 tháng 4 được cho tiếp tục dạy môn Văn ở một trường cấp 3 trong quận. Vốn mộ đạo, nhút nhát và không đẹp trai, bạn bè đã làm cò tình giới thiệu cho Thiện 1-2 cô cũng đều là con chiên ngoan đạo, hiền hậu nết na, nhưng không vụ nào thành đôi. Run rủi đến năm 58 tuổi, Thiện gặp gỡ trong giáo họ một cô đã 45 tuổi, y tá trong BV Nhi đồng 2, nên duyên trong xác định rằng lấy nhau chỉ để có bạn đời chăm sóc nhau. Nhờ bên gia đình cô y tá rất giàu, anh em ở cả nước ngoài nên cặp ‘tình già’ không có con này đã định cư an nhàn ở đất Mỹ…
Về các thầy khác trong nhóm, ngẫu nhiên thú vị là họ thoát nghèo, khá lên đa phần là nhờ con cái. Như thầy Hạnh,  khi cuộc sống bắt đầu tạm ổn bằng chấm số tử vi thì khổ thảm vì vợ mất bởi ung thư cùng con trai mất bởi tai nạn xe cô, nay anh già ngoài 70 vẫn coi như “độc thân vui tính, tiền bạc rủng rỉnh” bởi dòng tu của cô chị - con gái lớn của Hạnh - đã giới thiệu một ông người Pháp giàu có về cưới cô em, ông rể đã cất luôn cho cha vợ một căn phố lầu 3 tầng… Đến thầy San, sau 30 tháng 4 từng ngồi sửa giày dép ngoài đường, bán cà phê cóc, dịch tài liệu giảng dạy cho nhà dòng…, cặm cụi phụ cho con gái du học Pháp với học bổng bán phần, tốt nghiệp thạc sĩ trở về làm việc lương cao, lấy chồng không thể không giàu… Đến thầy Hòa, người trẻ nhất, cũng mơ mộng, lãng đãng nhất trong bọn, bấy lâu nay việc ngăn phòng trong nhà cho sinh viên thuê lấy thu nhập cũng tạm ổn trong khi chờ  đi định cư ở Úc do con bảo lãnh…
 
4.
Nay lại đến sinh nhật thầy Ngạn. Từ căn nhà vách ván nhỏ xíu trong giáo xứ, Ngạn đã về ở một căn phố lầu ‘3 tấm’ thật khang trang trong hẻm lớn… Chủ nhà gõ ly, tuyên bố khai mạc đại tiệc ê hề cao lương mỹ vị: “ Các thầy à, thầy Thiện có gởi về 200 đô, dặn là phụ vô cho tôi làm vừa sinh nhật vừa họp mặt điểm danh cả nhóm bữa nay, và… Đặc biệt đáng cho điểm 10 là dù bao năm qua rồi, thầy Thiện đã nhắc cái ước-gì-có-đủ-bốn-màu của thầy Hòa ngày trước. Và cái hiện thực đủ-bốn-màu đã có hôm nay các ông ạ!”.
Trong quãng hơn 20 năm về trước, trong một độ nhậu ở nhà cũ của Ngạn, tất nhiên là rượu thuốc nhà nghèo, nhân khi tán chuyện “hồi trước…”, có người nhắc đến những loại hàng Mỹ tốt, ngon có tiếng nhưng giá hạ bởi được bán trong PX quân đội Mỹ mà đám thầy giáo có thể nhờ mấy người bạn Mỹ mua dùm, như: quẹt máy Zippo, kiếng mát Rayban, các loại rượu Blach and White, Johnnie Walker …, Hòa đã xuýt xoa: “Ước gì lúc này mà tụi mình có chai Johnnie Walker nhãn đỏ, hay ngon hơn, chai nhãn đen! Thôi, ước gì có đủ luôn bốn chai bốn nhãn đỏ, đen, xanh, vàng đi, mới là nhất trên đời!”
Kìa, ở đầu bàn tiệc thầy Ngạn-hay-chơi-ngông đã cho khui cùng lúc các chai whisky Johnnie Walker đủ bốn mùi/hương vị thông dụng tức bốn nhãn (label) của loại whisky hay được gọi tếu là “Ông Mỹ Đi Bộ” này, là: đỏ (red), đen (black), xanh (blue) và vàng kim (gold). Tại bàn còn để rải rác nhưng lon soda ướp lạnh cùng những cái chung nhỏ, để các thầy ung dung tự tại, tha hồ nhấm rượu theo ý riêng, hoặc là uống whisky pha soda (consomation), hoặc uống nguyên chất whisky (sec) từng chung nhỏ cho “thơm râu” tùy ý; còn kiểu cách thì ‘xây tua’ mềm mỏng, không sát phạt lâu nay của riêng họ,
 
5.
Thật chậm rãi với xen kẽ các quãng dừng nghỉ, Hòa lần lượt thưởng thức từng nhãn Johnnie Walker đỏ, đen và xanh bằng từng cặp ly, gồm một chung nhỏ nguyên chất rồi một ly pha soda. Phải nói là đã thấm rượu, đã bắt đầu say nên Hòa ra dấu cho cậu phục vụ bàn khoan rót chai Johnnie Walker nhãn vàng kim vào chung nhỏ của anh. Hòa ngồi im ắng, nhìn bạn bè quanh mình, thoáng khép hờ đôi mắt.
Từ khi bước vào tuổi già, ngay trong cảnh đông vui bạn bè, tâm trạng Hòa cũng có thể đột nhiên hụt với, đang vui bỗng ray rức, phiền muộn mơ hồ, như triệu chứng trầm cảm đã lâu ngày chày tháng. Riết rồi vài năm gần đây, lúc nào đó chợt ôn lại cả quãng dài vài chục năm quá khứ, anh nhận ra trong lòng mình nhạt dần cái cảm giác tiếc nuối, thất vọng về các dự phóng lớn/nhỏ vạch vẽ từ tuổi thanh xuân, và thay vào đó là nỗi dửng dưng tẽ nhạt.
Như hôm kia, tình cờ ngồi cà phê một mình cạnh nhà thờ Xóm Thuốc mà nhớ  quãng thời gian hơn 20 năm về trước hay ghé nhà Ngạn và Thiện, phải nói cảm nhận của Hòa  tràn đầy thương cảm đối với quá khứ, dù khách quan mà nói, cuộc sống của anh cùng nhóm bạn cựu nhà giáo đã sáng sủa hơn thời 20 - 30 năm trước khá nhiều khi thầy nào thầy nấy tuy không phất lên giàu sụ nhưng cũng tạm đủ sung túc nhờ đám con cái thành đạt, dễ dàng  nuôi lại bố mẹ già. Rồi một lát sau, hoài niệm bi quan ấy trong lòng Hòa lại chuyển sang dửng dưng, hanh khô cảm xúc.
Và hôm nay, Ngạn cùng Thiện đã bỏ ra vô số tiền tổ chức họp mặt tất niên nhóm bằng bữa tiệc ê hề các món đặc sản cùng rất tốn hao, chơi ngông là món uống whisky Johnnie Walker đủ bốn màu; chủ tiệc còn nhấn mạnh đây là thực hiên một mơ ước bâng quơ của Hòa đã thố lộ vào cái thời cả đám bạn còn rất khó khăn, thiếu thốn. Vậy mà Hòa, từ cảm giác ban đầu hồ hỡi hòa mình vào không khí náo nhiệt chung với mọi người tại bàn tiệc, dần hồi anh như mỏi mê gục ngã vào những hoài niệm ray rức.
Tưởng như vốn có tính hiếu cảm, trước bữa tiệc thịnh soạn lại có thừa mứa loại rượu ngon như mơ ước và tri kỷ vây quanh, Hòa sẽ không khỏi ham hố, vồ vập. Đằng này, Hòa chỉ uống một cách ung dung, chừng mực. Cảm giác say, thấm rượu đến thật lặng lẽ, nhẹ nhàng, chỉ tiếc là càng uống trong lòng Hòa càng phiền muộn không đâu…
Có lẽ trong bất cứ hoàn cảnh đã  đổi đời cao sang, phú quý nào, người ta – nhất là một nhà giáo -  luôn thầm lặng có cảm-xúc-nợ-nần đối với quá khứ đạm bạc của mình?
 
PHẠM NGA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.