logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/03/2020 lúc 11:37:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Dịch virus corona ngày càng lan nhanh và rộng khắp gây lo ngại cho cả thế giới. Ảnh minh họa REUTERS

Dịch Covid-19 ngày càng lan rộng là chủ đề dĩ nhiên không thể thiếu vắng trên các tuần báo ra đầu tháng 3 năm 2020 được L’Express, L’Obs, Courrier International và The Economist dành cho trang bìa. Các báo nói chung đều thể hiện thái độ lo âu trước nguy cơ đại dịch Covid-19 bùng lên trên thế giới.

Về dịch Covid-19 đang hoành hành, L’Express trong hàng tựa trang bìa chỉ nêu ra một câu hỏi đơn giản: “Tình hình có thể đi đến đâu”, nhưng bên trong đã dành 7 trang cho hồ sơ đặc biệt để nêu lên “những kịch bản của giới khoa học: Từ ‘sự hoảng loạn trước con virus corona’ đến đại dịch”.
Ảnh trang bìa của L’Express phản ảnh đúng tâm trạng lo âu và khẩn trương hiện nay, với hình vẽ một con virus corona như đang đuổi theo một người đang chạy hụt hơi ở phía trước. Đối với những ai thường xem phim, đây chính là một bức ảnh mô phỏng một tờ affiche cho bộ phim hồi hộp kinh điển nổi tiếng của đạo diễn Alfred Hitchkock, với Cary Grant thủ vai chính. Tựa đề tiếng Anh của phim là North by Northwest (Bắc Tây Bắc) nhưng trong tiếng Pháp đã được đặt lại thành La Mort aux trousses, nghĩa là “Tử thần bám đuổi”.
L’ Express : Thách thức không nhỏ
L’Express nhìn thấy trước tiên là con virus gây ra dịch Covid-19 sẽ còn tồn tại lâu dài, và tác hại đến đâu còn tùy thuộc vào thái độ giới lãnh đạo, và nhất là tùy thuộc vào mỗi người chúng ta. Tạp chí công nhận là thách thức không nhỏ.

Đối với L’Express, chắc chắn là đến một lúc nào đó nạn dịch sẽ chậm lại, và những dây chuyền truyền nhiễm sẽ được chặn lại, và hành tinh có thể thở phào. Thế nhưng trong khi chờ đợi thì thế giới đang trong tình trạng lâm chiến chống con virus của dịch Covid-19, với số tử vong đã vượt xa nạn dịch Sars trong những năm 2002-2003 (774 người chết).
Điểm khác hiện nay giữa Sars và Covid-19 là quy mô lây lan. Nếu trước đây Sars chỉ hoành hành ở một số ít quốc gia, chủ yếu ở châu Á, cũng như ở Canada và vài nước ở châu Đại Dương, thì hiện nay, với dịch Covid-19, theo bà Sylvie Briand thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới: “Không một nước nào có thể tránh khỏi”.
Tạp chí nhắc lại rằng quả thật là không có ngày nào mà không có một ca mới xuất hiện trên thế giới, và mỗi ổ dịch đều gây bất ngờ cho giới khoa học và chính trị. Thử hỏi là có điểm chung nào giữa trường hợp ở Hàn Quốc mà tình hình lây nhiễm liên quan đến một giáo phái Thiên Chúa Giáo, nơi một tín đồ đã truyền virus cho hàng trăm tín đồ khác, với tình hình Iran mà những ca tử vong bùng nổ, hay tình hình Ý, nước bị nặng nhất ở châu Âu ?
Theo L’Express, Tổ Chức Y Tế Thế Giới từng hy vọng giới hạn nạn dịch nhưng thời kỳ ngăn chặn có lẽ đã qua rồi, vì như nhân định của bác sĩ Pháp Daniel Lévy-Bruhl, chuyên gia bộ Y Tế Pháp đặc trách việc vạch ra các kịch bản diễn tiến của dịch bệnh, thì virus vừa sẽ lây lan đến nhiều nước khác, vừa tăng thêm cường độ tại những nơi đã bị nhiễm.
Và như đánh giá của chuyên gia Marc Baguelin, thuộc trường Imperial College ở Luân Đôn, “đến một lúc nào đó, sẽ có từ 1/3 đến một nửa nhân loại bị nhiễm Covid-19”.
Còn nhiều ẩn số
Câu hỏi đặt ra là tác hại thực sự của mối đe dọa mới này sẽ là như thế nào ? L’Express nhìn thấy ở giai đoạn hiện nay có rất nhiều ẩn số:
Khả năng lây nhiễm của Covid-19 rất cao, cao hơn bệnh cúm thường. Nếu không bị ngăn chặn, một người nhiểm virus corona có thể lây bệnh cho từ 2 đến 3 người khác, trong khi virus cúm chỉ lây cho 1,5 người. Và còn có những người “siêu lây nhiễm”, một hiện tượng không hề thấy với virus cúm.
Ngoài ra, còn có vấn đề những người không lộ ra triệu chứng, sức lây nhiễm của ho ra sao, hay vấn đề các ca tử vong, tỷ lệ như thế nào, tất cả những vấn đề đó vẫn đang được thảo luận sôi nổi trong giới khoa học.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới nêu lên con số 80% trường hợp nhẹ, 11% trường hợp nặng, 5% bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch và từ 2% đến 5% tử vong. Học Viện Imperial College ở Luân Đôn thì nói đến tỷ lệ 1% tử vong, trong lúc chuyên san y khoa Anh Quốc New England Journal of Medicine, nêu tỷ lệ rất thấp là 0,1%.
Thế nhưng đối với L’Express, kể cả khi tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất, nếu tính trên toàn cầu thì con số người chết vẫn sẽ rất quan trọng.
Virus corona : Pháp đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng điều trị
Trong bầu không khi đầy lo âu như kể trên, L’Express đã làm lóe lên một tia hy vọng: Tại Pháp, các cuộc thử nghiệm lâm sàng cách chữa trị bệnh Covid-19 có thể bắt đầu nay mai, tuần này hoặc vào tuần sau.
Tờ báo trích dẫn bác sĩ Yazdan Yazdanpanah, khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Bichat, Paris, đồng thời là một chuyên gia bên cạnh Tổ Chức Y Tế Thế Giới, cho biết rằng: “Thủ tục tiến hành đã xong, giờ đây chỉ chờ được phép đúng theo quy định, và công việc sẽ được xúc tiến nhanh”.
Theo tạp chí thì giới khoa học đã chuẩn bị khả năng này ngay sau khi có thông báo về dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Nhiều mạng nghiên cứu tại Pháp và châu Âu đã được huy động trong sự phối hợp với Tổ Chức Y Tế Thế Giới để tránh việc mỗi nơi làm một nẻo.
Giáo sư vi trùng học Herman Goosens tại Bỉ, điều phối viên của mạng lưới Prepare của châu Âu xác nhận: “Hàng trăm cơ sở ở châu Âu đã được kết nối, các thủ tục thu thập dữ liệu bệnh nhân và thực hiện các nghiên cứu đã được hài hòa… vấn đề còn lại chỉ là chọn thuốc”.
Tại Pháp, các bộ Y Tế và Nghiên Cứu đã tháo khoán các ngân sách cần thiết.
Tuần báo Pháp Le Point cũng chú ý đến các liệu pháp có thể chống Covid-19, trong lúc cả thế giới lao vào tìm cách chữa trị. Trong 4 trang, tạp chí trước tiên nói đến những ê-kíp đang duyệt lại kỹ càng những phân tử có sẵn với hy vọng tìm được đáp án nhanh chóng hơn là bắt đầu từ số không.
Courrier International: Đối phó ra sao với con virus corona
Tạp chí Pháp Courrier International cũng chạy một tựa trang bìa về Covid-19: “Đối phó thế nào với con coronavirus”, bên cạnh hình vẽ một người mang khẩu trang che kín đến tận trán. Tờ báo ghi nhận: “Từ Paris đến Seoul, các chính quyền đang nỗ lực tổ chức đối phó”.
Theo tờ báo, tại Pháp, tại Hàn Quốc, tại Đức, ở khắp nơi trên thế giới, các giới chức y tế đều đang ra sức tổ chức và tiến hành công cuộc phòng chống dịch Covid-19, huy động mọi loại phương tiện.
Courrier International đã liệt kê, nào là cô lập chặt chẽ các phòng cách ly trong các bệnh viện, đặt mua khẩu trang với khối lượng lớn, nào là huấn luyện nhân viên y tế về cách phát hiện triệu chứng, phát triển các loại xét nghiệm có kết quả nhanh chóng…
Thế nhưng, vấn đề là không phải nơi nào cũng có đầy đủ phương tiện, cũng phản ứng nhanh chóng như nhau, và nhất là đều quyết tâm như nhau. Hai ví dụ tiêu cực được Courrier International ghi nhận là tại Iran và tại Trung Quốc.
Tạp chí Pháp đã trích dẫn các báo và trang web Âu Á để ghi nhận những nơi làm tốt, như ở Pháp chẳng hạn. Courrier International đã trích dịch một bài phóng sự trên tờ báo Đức Die Zeit (xuất bản ở Hambourg), cho biết là phóng viên của báo này đã đến thăm bệnh viên lớn tại thành phố Nice, miền Nam nước Pháp vào cuối tháng 2, và đã không che giấu sự ngạc nhiên.
Tờ báo Đức đã khen ngợi cách chuẩn bị, cho thấy là bệnh viện Pháp đã sẵn sàng đối phó với con virus corona, và các bác sĩ biết cách trấn an các bệnh nhân đang rất lo âu.
Nhưng không phải nơi nào cũng thế. Courrier International đã trích dịch trên trang mạng IranWire ở Luân Đôn, ghi nhận lời chứng của giới y sĩ Iran chỉ trích rất nặng nề chính quyền Teheran Iran, thoạt đầu đã không chỉ làm ngơ mà còn phủ nhận sự tồn tại của dịch Covid-19, thậm chí nói dối, để dẫn đến thảm họa.
Theo lời giới y sĩ tại Iran, số liệu thống kê mà chính quyền đưa ra hoàn toàn sai sự thât, và dẫn đến việc Iran không có được kế hoạch đúng đắn để chống dịch bênh. Còn những bác sĩ nào báo động về nguy cơ thì bị đe dọa.
Họ e ngại nếu tình hình này tiếp diễn thì trong những tháng tới đây thảm họa Covid-19 ở Iran sẽ làm hàng chục ngàn người thiệt mạng chỉ riêng ở thủ đôTeheran, một điều còn nguy hại hơn là ở Trung Quốc.
The Economist: Toàn bộ chính phủ phải nổ lực, phối hợp hành động
Tuần báo Anh The Economist cũng dành trang bìa cho dịch Covid-19, để khuyến cáo các chính phủ về cách chuẩn bị đối phó với tình trạng dịch bệnh lan rộng.
Đối với The Economist, đại dịch covid-19 kéo theo nguy cơ khủng hoảng vừa y tế, vừa kinh tế, do đó cần phải chữa trị cả hai mảng này.
Theo tạp chí Anh, ở bất cứ nơi nào bị dịch bệnh hoành hành, việc ngăn chặn đà lây lan và giảm thiểu tác hại của con virus không chỉ cần đến bác sĩ và đội ngũ y tế mà còn đòi hỏi một nỗ lực của toàn bộ chính phủ, phối hợp hành động để bảo vệ người dân và các doanh nghiệp mà chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
The Economist cho rằng nếu làm được như vậy, thì nỗi lo âu và dịch bệnh tự khắc tiêu tan.
L’Obs: Nỗi hãi sợ dịch bệnh có từ ngàn xưa
L’Obs trên trang bìa nói đến “nỗi hãi sợ ghê gớm về dịch bệnh”, bên trên hình một người đàn ông mặc áo choàng đen dài và rộng, đội nón đen, nhưng đeo khẩu trang trắng, dưới bầu trời u ám và khung cảnh hoang vu.
Tạp chí dành 12 trang, trích lời một nhà sử học về các dịch bênh, nhắc lại là người ta vẫn giữ trong ký ức tập thể những đại dịch chết người, như dịch hạch thời Trung Cổ, dịch “cúm Tây Ban Nha” vào năm 1918, và gần đây hơn là cúm gia cầm Sars ở Hồng Kông, hay dịch Ebola ở Châu Phi
Đây là những nạn dịch xảy ra vào những thời điểm khác nhau nhưng mỗi khi được nhắc đến “đều làm dấy lên nỗi sợ hãi nhưng pha lẫn một sức thu hút giống như cảm nhận choáng váng của con người trước sự linh thiêng”.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.