logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/03/2020 lúc 10:40:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một ngày Chủ nhật không có nắng, ngoài trời gió mưa và âm u lạnh, trong mình không khoẻ với thời tiết khùng điên ở Texas, tôi thức dậy với căn nhà vắng thì làm gì hơn được là bật cái tivi để xem tình hình dịch bệnh corona bên Vũ Hán tới đâu rồi? Trong mơ mơ tỉnh tỉnh với những cơn nóng lạnh đã mấy ngày, tôi vẫn thấy người dân Trung quốc không có lỗi sao trời lại giáng tội xuống đầu họ? Giáng xuống đầu đảng cộng sản Trung cộng mới đúng chớ. Giáng tróc gáo bọn người vô nhân cách đến độ người dân Vũ Hán không có đến khẩu trang rẻ tiền để dùng thì chúng đeo khẩu trang đặc biệt của bác sĩ giải phẫu dùng trong phòng mổ để đi thị sát dân tình xem cần chừng bao nhiêu lò thiêu xác di động cho thành phố Vũ Hán khi những lò thiêu xác người chết trong thành phố chết chóc ấy đã quá tải.
Việc tiếp theo tôi làm vào sáng Chủ nhật không có nắng, ngoài trời gió mưa và âm u lạnh là bốc cái điện thoại mà tôi đã không đụng đến từ chiều thứ sáu sau khi về làm bởi cảm cúm và thời tiết nơi đây cứ hành xử với người di dân như đảng cộng sản Trung quốc với người dân Trung hoa. À. Cái điện thoại nói, ông bạn già của mày bên San Jose có gọi sáng thứ bảy. Nhưng mày còn mải u mê với những cơn nóng lạnh nên ông ấy đi đời rồi? Bạn tôi đi đời không phải đi theo Chúa mà là đi gym tập thể dục, có bể bơi nước nóng to đùng… để xem người đời thơ ngây bơi lội như thiên thần không che giấu. Xem chán mắt thì về, về nhà lại được vợ con khen: bố gương mẫu. Đi gym rất đều… Ngặt bây giờ đã sắp trưa Chủ nhật mà gọi hắn thì hắn đang xưng tội trong nhà thờ về vụ đi gym lần thứ một ngàn vào hôm qua! Thôi hãy lặng thinh đừng gọi người con chiên ngoan đạo bên San Jose. Chúa lòng lành sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho người bị ép thấy từ những người vô tội trưng ra…
À. Trên tivi hết phần tin tức thì tự động nhảy qua video clip kế tiếp. Hình ảnh rất gần gũi với đời thường là một cánh cửa như cánh cửa garage. Có người đàn ông trông rất bậm trợn, chừng ngoài ba mươi tuổi. Anh ta nói vào ống kính máy quay, “Tôi mua cái kho này là hoàn toàn hên xui. Nói rõ cho các bạn biết là cái kho này đã lâu, người thuê kho không trả tiền nữa. Nên chủ kho bán cho tôi. Cách mua bán là mở kho cho tôi xem chớp nhoáng, rồi đóng sầm cửa xuống. Nói chuyện giá cả. Tôi ước đoán theo kinh nghiệm mà mua hết đồ vật trong kho. Nếu khi có vài người đi mua kho như tôi cùng có mặt thì chúng tôi đấu giá. Nhưng hôm qua tôi tới xem cái kho này có mình tôi, nên tôi trả giá cũng dễ và mua với giá $500 đô la. Bâygiờ tôi mở cửa cho các bạn xem…
Cánh cửa mở lên. Trước khi đánh giá hiện vật hỗn độn trong kho có đáng năm trăm đồng không? Tôi bị bụi thời gian trùm phủ hết tínnh toán đời thường, những ước lượng giá trị hiện vật chuyển thành hiện kim vì tâm khảm tôi trĩu nặng nỗi buồn đến phi vật chất với thực tế trước mắt. Tôi chỉ thấy lớp bụi vô giá trước mắt với người trân quý hình ảnh còn lại, cũng là lớp bụi rất độc với người tìm kiếm lợi nhuận; lớp bụi mà tôi nhiều lần đã nghĩ đến trong mơ hồ, đó chính là bụi thời gian. Thì đây, lớp bụi tiếp nối từ quá khứ tới hiện tại. Bụi thời gian. Bụi thời gian…
Người bạn trẻ nói tiếp, “Thưa các bạn. Tôi xin chia sẻ một chút kinh nghiệm của cá nhân tôi với bạn nào muốn bước vô nghề này. Tôi làm nghề mua kho đấu giá này đã hơn mười năm. Không giàu có vì chưa gặp may là mua trúng kho báu, nhưng có thể nói là khá hơn đi làm công nhân hãng xưởng. Bởi tôi từng làm công nhân và bị mất việc làm nên mới đi theo một người bạn làm nghề này trước đó để kiếm tiền trang trải cuộc sống thất nghiệp của tôi. Không ngờ tôi có duyên với nghề này và thu nhập khá hơn làm công nhân nên tôi theo nghề đã được hơn mười năm. Trước hết. Tôi xin chia sẻ với các bạn: Khi cánh cửa này mở lên chớp nhoáng rồi đóng sầm xuống. Trong đầu tôi còn lại hình ảnh cái vỏ xe hơi cũ mòn, vài cái xô nhựa cũ nát, cây lau nhà với kiểu dáng đã cách nay chừng năm mươi năm, vài cái thùng cạc tông đựng đồ bậy bạ, vài tấm thảm giậm chân không có giá trị gì… Giá trị của cái kho này nằm đằng sau tấm nệm cá nhân cho một người nằm. Tấm nệm không được cất vào kho để sử dụng lại, vì sử dụng lại thì nó đã được trùm ny-lon. Tấm nệm trần, lại cũ kỹ lắm rồi; nhưng nó được tấn dưới chân nệm bằng mấy cái thùng nhựa đựng đồ nặng để tấm nệm đừng chạy xuống. Nhiệm vụ của nó là che chắn bụi bặm và mưa dột, nắng nung vào mùa hè những thứ bên dưới nó vì nhà kho không có máy lạnh. Nói tóm lại, tôi nhìn lướt qua đã biết đây là kho chứa đồ của một người nghèo. Nhưng tôi mua cái kho này năm trăm là tôi trả ba trăm cho những thứ tôi không thấy đưới tấm nệm kia như tôi mua sự hên xui vì nghề này phải chấp nhận rủi ro theo cách riêng của nó. Vậy còn hai trăm tôi trả giá cho điều gỉ? Tôi trả giá cho kinh nghiệm mà tôi đã thất bại nhiều lần mới có được. Các bạn biết không, khi cửa mở lên vài giây rồi đóng sầm xuống. Tôi chỉ được nhìn một vòng đồ đạc rồi ước lượng giả cả, không được nhìn lại một vòng nữa vì thời gian kéo cửa lên tới đâu thì đánh giá đồ vật bên trong tới đó, còn thời gian đóng sầm cửa xuống là thời gian tìm xem có giấu vết nào giả tạo hay không? Tôi giải thích cho các bạn hiểu, từ cửa đi vào tới các đồ vật trong kho không có giấu chân nào hết. Bụi phủ trên toàn bộ đồ vật trong kho đều như tuyết rơi ngoài sân sau nhà bạn… Tôi trả hai trăm cho nhận định của mình vì tôi từng bị chủ kho lừa tôi nhiều lần tôi mới hiểu ra. Họ là chủ nên mở kho lúc nào chả được, họ lục lấy hết đồ có giá trị. Sau đó bầy vài món hơi có giá trị một chút ra ngoài để cho thấy người gởi kho là một người khá giả – cho những người mua đấu giá trả giá cao. Họ gian lận xong rồi thì phủ lên một lớp bụi giả để lừa người mua… Tôi đã bị lừa nhiều lần, tôi phải dọn kho đi bỏ rác cho họ không được trả tiền mà tôi còn phải trả tiền đấu giá cho họ. Tóm lại nghề này cần quan sát nhanh, đánh giá nhanh để đưa ra giá cả hợp lý. Quan trọng nhất là đánh giá kho hàng không bị ngụy tạo bụi giả sau khi chủ kho đã lấy hết đồ có giá trị rồi mới bán đấu giá như mướn người dọn kho không phải trả tiền mà còn lấy tiền của thằng dọn kho. Bạn nào muốn bắt tay vào nghề này hãy nhớ những điều tôi vừa nói với các bạn…”
Người bạn trẻ nói xong, anh ta mời mọi người bắt tay vào việc. Anh ta có vẻ chuyên nghiệp thật khi bới từng thùng các tông để xem qua; cái nào không có gì đáng lấy bên trong thì liệng qua một bên. Mở từng thùng một và xem xét khá kỹ để kiếm đồ cổ và vòng vàng. Anh ta luôn miệng than thở là hôm nay lỗ vốn rồi vì chẳng có gì giá trị. Nhưng tôi nhìn với con mắt khác, trong mớ lằng nhằng những khăn tay nhà bếp, có chiếc giày phụ nữ lẻ loi chứ không nguyên đôi. Ồ, chiếc kia đi tiệm sửa giày rồi quên lấy, hay mất hoá đơn nên chờ tìm? Dĩa ăn hơi nhiều, với những hoa văn đúng vào thời tôi thường làm vỡ những cái đĩa như thế, và bị mẹ tôi quở phạt cách nay chừng năm tới sáu mươi năm trước. Đặc biệt bà nội trợ gởi kho này có đến cả chục cái ấm trà, cứ lục lọi vài thùng các tông lại thấy một cái ấm trà. Người mua kho đều lật đít ấm lên để xem có phải đồ gốm Trung Hoa hay Nhật bản. Tất cả đều thất vọng hết với bà nội trợ nghèo vì đồ gốm của bà quá xoàng xĩnh. Đến lưỡi dao tuột cán bà cũng cất để chờ ông nhà thay cán dao mới cho bà. Cái lưỡi dao chặt đã bị mẻ do chặt xương cũng giữ lại. Anh mua kho chửi thề, tôi lại thấy hình ảnh người mẹ nghèo vất vả với lưỡi dao mẻ để lo bữa ăn tối cho gia đình bà. Nhưng điều chắc chắn bà là người thích uống trà nên bà mới có cả chục cái ấm trà, dù chẳng cái nào được anh bạn trẻ chọn lên xe anh, cái nào cũng bị gạt, liệng, quăng qua bên rác. Có lẽ anh là người giỏi đánh giá về giá trị hiện vật khi chuyển thành hiện kim, nên anh không xem trọng di sản của một người thích uống trà. Chỉ nội việc thích uống trà hơn những thức uống khác thôi đã nói lên việc người này không bình thường, và việc khác thường của người thích uống trà thường khả kính hơn người thích uống rượu. Đặc biệt người thích uống trà là phụ nữ lại càng đặc biệt. Hình như bà nội trợ này không thích ngồi lê đôi mách với hàng xóm sau khi xong việc nhà như những bà nội trợ thường tình. Bà thích thư giãm với bình trà, ngồi ngắm hoa bờ giậu nhà bà hay đọc một quyển sách? Tôi nghĩ bà là một cô giáo trường làng vào thời đại xa xưa…
Người bạn trẻ đi mua kho, nói vào ống kính máy quay, “Hôm nay chắc tôi lỗ vốn rồi các bạn ơi! Nhưng nghề này là nghề hên xui, nhiều khi hên xui vào phút chót không chừng! Nãy giờ các bạn thấy tôi chưa được món gì đáng giá để gỡ vốn chứ tôi đã không nghĩ tới có lời rồi khi tất cả đều là rác. Nên tất cả hy vọng của tôi giờ đây là dưới tấm nệm này. Tấm nệm được cất kho không để dùng lại mà để che bụi, nắng hè, mưa dột cho kho báu bên dưới… Bây giờ chúng ta cùng khui kho báu ra…”
Anh ta cười hồn nhiên, không một chút sợ hãi thua lỗ. Có lẽ sự hồn nhiên là cần thiết cho nghề nghiệp anh làm. Bởi như tôi, tôi sẽ không ném rác cả chục cái ấm trà của bà nội trợ xưa được; vì dù nó không có giá trị hiện kim, nhưng giá trị nhân văn của chục cái ấm trà đó… mỗi cái có hoa văn nói lên thẩm mỹ, sở thích của người sử dụng, của người tặng và người được tặng.
Tôi sẽ không làm nghề này vì nhà tôi sẽ thành bãi rác phế thải bởi tôi không ném bỏ được kỷ niệm, cả kỷ niệm của người khác. Tôi theo anh bạn trẻ giỡ tấm nệm hy vọng cuối cùng lên. Anh bắt được vật giá trị nhất là cái máy đánh chữ thời xưa, máy còn khá mới do bảo quản kỹ; khá nhiều sách vở, cái đồng hồ đo điện của ông nhà chăng? Cái cần câu gãy, chiếc giày cao gót màu trắng, hình như là giày của cô dâu khi mặc áo cưới ở nhà thờ… cũng chỉ một chiếc. Tôi lặng người đi với mấy cây viết màu sáp và bức vẽ của con nít với dòng chữ trẻ thơ… Con thương mẹ nhất. Đến cái hộp bọc nhung khiến cho mọi người thường nghĩ đến vàng bạc châu báu cất bên trong. Anh bạn trẻ làm dấu thánh giá trước khi mở hộp. Tôi cũng cầu mong cho anh trở thành triệu phú để giúp đỡ người nghèo vì anh vừa làm việc vừa tâm sự với người xem clip của anh về ước mơ giúp đỡ được người khác là tâm nguyện của anh. Mới đầu clip, tôi khó tin nổi người thanh niên nhuộm tóc ba màu này; nhưng càng về sau tôi càng thấy mình sai khi nhìn mặt bắt hình dong. Nhìn anh ta bậm trợn và có vẻ là người thiếu tử tế, nhưng cách tỏ bày tâm tình lai rai cho thấy anh chỉ ít học, thiếu kiến thức, chứ tấm lòng của anh không tệ. Anh thề trúng mánh sẽ mua cái xe lăn tay xịn cho bà cụ hàng xóm vì bà cụ bị gãy bánh xe lăn ngoài ngõ khi ra lấy thơ, không trở vô nhà được mà phải chịu một cơn mưa, tưởng chết.
Tấm nệm giở lên. Tôi làm dấu thánh giá để cầu cho anh bạn trẻ gỡ vốn chứ không dám mơ tới cái xe lăn xịn cho bà cụ hàng xóm của anh nữa vì di sản của một người nghèo để lại, không có gì ngoài giá trị bằng chứng về sự khốn khó mà một đời người đã trải qua. Có chăng chỉ là tấm lòng trân quý của gia chủ với những kỷ niệm riêng nên được cất giữ để bụi mờ…
Vật giá trị nhất trong mắt tôi là cái máy đánh chữ thời xưa nhưng còn rất mới vì bảo dưỡng kỹ. Nhưng cơ may cho anh bạn trẻ gặp được nhà sưu tầm máy đánh chữ thì hiếm hoi như mò kim đáy biển. Còn đưa ra bán ngoài chợ trời thì cái máy đánh chữ ấy có cho không cũng không ai lấy! Đến cái hộp bọc nhung là niềm hy vọng lớn nhất và cuối cùng thì mở ra chỉ có vài viên phấn màu xài dở… chắc là những viên phấn màu mà con gái, hay con trai nhỏ của bà nội trợ xa xưa đã viết lên tường nhà, đã từng bị đòn; để người mẹ phải cất giữ như cất giữ một bài học làm mẹ tới hết đời vì đứa con thơ đã viết lên tường hàng chữ: con thương mẹ nhất.
Vài thứ vặt vãnh của đàn ông như cái quẹt Zippo, cái kềm, cái búa, cây cưa tay hoen gỉ và cổ lỗ… Tôi đặc biệt chú ý tới hộp giấy chứa đựng rất nhiều những lá thơ có dán tem Bưu điện, nhưng máy quay chỉ lướt qua cho thấy anh bạn trẻ chỉ cố tìm một tờ di chúc cầu may, giấy thừa kế cho người hữu duyên chẳng hạn.
Một chuyến làm ăn thất bại của anh bạn trẻ. Tôi rất tiếc cho cái đáng quý nhất trong mắt tôi là bức tranh. Bề ngang chừng ba gang tay, bề dài gấp đôi. Màu xanh dương đậm chủ đạo, hơi khó hiểu về màu sắc với nội dung những người lính trở về. Không biết do bụi nên lên video nó thế còn màu thật thì màu nhà binh sẽ hợp lý hơn. Hình ảnh những người lính trở về rất đúng với lời thơ trong một bài thơ Nga thời chiến tranh thế giới thứ II, “Em biết. Em biết. Và em biết. Một mai anh chiến thắng trở về. Đôi vai gầy và đôi mắt sâu, tóc đã điểm bạc. Làn da anh đậm màu sương gió… Bởi chiến tranh. Bởi chiến tranh. Không phải hoà bình.” Lần đầu tôi thấy một bức tranh vẽ được hào khí của những người lính đã bị vắt kiệt sức lực, họ rách bươm quân phục, rách nát tuổi thanh xuân, nhưng bất hoại cái hào khí bất tử của những người lính trở về sau cuộc chiến chống phát xít.
Bức tranh đã mục phần dưới, nhạt nhoà phần trên do thời gian, bụi bặm, và thiếu bảo quản cần thiết. Khung tranh chỉ còn lại hai chữ “L” rời rã, rời ra… Cả lịch sử bi hùng của nhân loại trở về cát bụi. Người lính cuối cùng của Thế chiến thứ I đã qua đời năm 2011. Người lính cuối cùng của Thế chiến II đang vật lộn với bệnh tật và sự cô đơn của tuổi già. Và không có người lính cuối cùng khi thế giới chưa bao giờ cho ra dấu hiệu không còn chiến tranh…
Tôi cố xem lại cái video clip ấy lần nữa, chủ yếu xem lại những bức thơ tay có dán tem Bưu điện, nhưng không đọc được chữ viết và ngày tháng Bưu điện đóng dấu chuyển thư nên không xác định được thời đại của người gởi kho. Chỉ còn lại trong tôi những cảm xúc tưởng tượng về người viết lá thơ tay, người nhận lá thơ tay từ nhân viên Bưu điện. Nếu cho đó là hạnh phúc trong đời người thì hạnh phúc không mãi mãi, dù gói ghém trong những vuông khăn rất cẩn thận và trân quý. Những đồ vật được cất giữ với giá trị kỷ niệm nhiều hơn giá trị vật chất cũng không còn mãi với thời gian và bụi bặm. Chỉ dám hy vọng còn sự thấu hiểu của đời sau về tâm tư tình cảm, cuộc sống và cuộc đời của những thế hệ trước để sẻ chia một lời nguyện cầu cho người xưa an lạc nơi cõi xa; ta cũng bình an trong cõi trọc hơn khi còn hít thở đã hiểu được bụi thời gian…
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.