logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/03/2020 lúc 11:02:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Họ kỳ cục lắm,” tôi nói. “Cặp vợ chồng Mễ bé loắt choắt này.”
“Sao hở anh?” Vợ tôi hỏi.
“Họ không bao giờ nói năng gì hết,” tôi nói. “Em lắng nghe mà xem.”
Căn nhà của chúng tôi thụt lùi tuốt phía sau khu chung cư, với một nửa căn khác nối vào. Khi vợ chồng tôi mua căn nhà, phần đó chúng tôi cho người khác thuê, với bức tường chắn một bên phòng khách của chúng tôi. Bây giờ, có ép tai sát cái vách tường đặc biệt này, chúng tôi cũng chỉ nghe được tiếng tim mình đập thôi.
“Anh biết họ ở nhà,” tôi thì thầm. “Nhưng suốt ba năm họ sống ở đây anh chưa bao giờ nghe họ làm rơi một cái nồi, nghe họ nói một câu, hay là nghe tiếng bật công tác điện. Trời ạ, họ làm cái giống gì ở trong đó chứ?”
“Em cũng không nghĩ ra,” vợ tôi nói. “Thật là kỳ cục.”
“Chỉ mở có một bóng đèn, cùng loại bóng đèn nhỏ màu xanh hai mươi lăm Watts mà họ thắp trong phòng khách của họ. Nếu mình đi qua và nhìn vào cửa trước của họ, mình sẽ thấy ông ta ở đó, ngồi trong chiếc ghế bành, không nói một lời, tay đặt trong lòng. Bà vợ cũng ở đó, ngồi trong chiếc ghế bành khác, nhìn ông chồng, không nói gì hết. Họ không nhúc nhích luôn nữa.”
“Nhìn thoáng qua lúc nào em cũng nghĩ là họ không có nhà,” vợ tôi nói. “Cái phòng khách tối thui. Nhưng nếu nhìn kỹ một lúc, mắt mình quen với bóng tối, mình có thể trông thấy, họ vẫn ngồi đó.”
“Một ngày nào đó,” tôi nói, “anh sẽ vào nhà họ, mở hết đèn rồi hét ầm lên! Trời ơi, anh còn chịu không nổi sự im lặng của họ thì làm sao họ chịu được sự im lặng của chính họ chứ. Họ có biết nói không vậy?”
“Mỗi tháng lúc trả tiền thuê nhà, ông ta nói hello.”
“Gì nữa?”
“Good-by.”
Tôi lắc đầu. “Lúc mình gặp ông ấy ngoài con hẻm ông ta mỉm cười rồi chạy đi.”
Buổi tối vợ tôi và tôi ngồi đọc báo, nghe radio và trò chuyện. “Họ có radio không?”
“Không radio, không ti-vi, không điện thoại. Không sách vở, tạp chí hay giấy tờ gì ở trong nhà họ hết.”
“Thật là khôi hài!”
“Đừng quá nôn nóng.”
“Anh biết, nhưng mà mình không thể ngồi hai ba năm trời trong cái phòng tối om mà không nói một câu, không nghe radio, không đọc sách báo, ngay cả không ăn nữa, phải không nào? Anh không bao giờ ngửi được mùi thịt nướng hay là mùi trứng chiên. Bố khỉ, anh nghĩ là họ cũng dám không ngủ luôn nữa!”
“Họ làm vậy để mình hoang mang đó mà.”
“Thì họ thành công rồi đó!”
Tôi đi dạo vòng quanh khu phố. Buổi tối mùa hạ dễ chịu. Lúc trở về, tôi liếc nhìn vào cửa trước nhà họ. Sự im lặng tối mù vẫn còn đó, cùng những chiếc bóng nặng nề, ngồi lặng lẽ dưới ánh đèn xanh nhạt. Tôi đứng một lúc lâu, hút cho xong điếu thuốc. Và chỉ khi sắp sửa quay lưng bước đi tôi mới thấy ông ta trong khung cửa nhìn ra, với khuôn mặt tròn đầy nhưng trống vắng. Ông ta đứng bất động. Ông ta chỉ đứng đó, nhìn tôi.
“Chào ông,” tôi nói.
Im lặng. Một lúc sau, ông ta quay lưng, bước chìm vào bóng tối của căn phòng.
Vào buổi sáng, lúc bảy giờ, một mình ông người Mễ nhỏ bé loắt choắt ấy rời nhà, vội vàng rảo bước trên con hẻm, cũng vẫn tiếp tục giữ im lặng; cái im lặng mà ông ta chứa trong những căn phòng nhà ông ta. Bà vợ rời nhà lúc tám giờ, bước đi cẩn thận, thùng thình dưới lớp áo khoác màu tối, một cái mũ màu đen chụp gọn trên mái tóc quăn hệt như được tỉa tót trong tiệm. Họ đi làm như thế. Xa vắng và lặng lẽ, bao nhiêu năm trời.
“Họ làm việc ở đâu?” Tôi hỏi trong bữa điểm tâm.
“Ông ta làm trong lò đúc ở công ty U.S. Steel. Còn bà vợ may đồ ở đâu đó.”
“Vất vả nhỉ.”
Tôi đánh máy vài trang cuốn tiểu thuyết của mình, đọc lại, nghỉ ngơi một chút; rồi lại đánh máy thêm vài dòng. Lúc năm giờ chiều, tôi thấy người đàn bà Mễ bé loắt choắt về nhà, mở khóa cửa, vội vã đi vào, gài cửa lưới, và khóa cửa chặt lại.
Ông chồng hấp tấp về nhà đúng sáu giờ. Tuy nhiên, khi đến cửa sau, ông ta bỗng kiên nhẫn đến không ngờ. Lặng thinh, ngón tay cào lên cửa lưới, nhẹ nhàng, như con chuột khoét vách, ông ta chờ. Sau cùng bà mở cửa cho ông vào. Tôi không thấy họ hé môi nói lời nào.
Không một tiếng động trong bữa ăn tối. Không tiếng xào nấu. Không tiếng bát đũa chạm nhau lạch cạch. Không gì hết.
Tôi thấy ngọn đèn nhỏ màu xanh nhỏ bật lên.
“Khi trả tiền thuê nhà,” vợ tôi nói, “Ông ấy cũng vậy. Gõ thật nhẹ tới mức em không nghe được. Chỉ tình cờ nhìn ra cửa sổ thì thấy ông ta đứng ở đó. Có trời mới biết ông ta chờ bao lâu, cứ như đang ngậm hột thị vậy.”
Hai đêm sau đó, vào một buổi tối tháng Bảy đẹp trời, chúng tôi đang loay hoay trong vườn, người đàn ông Mexico nhỏ thó đi ra hàng ba sau nhà, nhìn tôi và nói, “Ông điên rồi!” Rồi ông ấy xoay qua vợ tôi, “Bà cũng điên luôn!” Bàn tay mập mạp của ông ta vẫy qua vẫy lại. “Tôi không thích mấy người. Ồn ào quá. Tôi không thích mấy người. Mấy người điên rồi.”
Và ông ta đi vào căn nhà bé nhỏ của ông ta.
Tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười Một. Hai “con chuột nhắt”, biệt danh chúng tôi đặt cho họ, sống lặng lẽ trong cái tổ tăm tối của họ. Một lần lúc đưa cho ông ta cái biên nhận tiền thuê nhà, vợ tôi cho ông ta một số những tạp chí cũ. Ông ta lịch sự đón nhận, với một nụ cười và cái đầu cúi thấp, nhưng vẫn không nói một lời. Một giờ sau, vợ tôi thấy ông ta bỏ những cuốn tạp chí vào cái thùng sắt thiêu rác và bật que diêm.
Ngày hôm sau ông ta trả trước ba tháng tiền nhà, rõ ràng là ông ta chỉ muốn gặp mặt chúng tôi mười hai tuần một lần. Khi tình cờ đi ngược chiều nhau trên đường phố, ông ta nhanh chóng băng qua bên kia đường để chào hỏi một người bạn tưởng tượng nào đó. Bà vợ cũng giống y như vậy, đụng đầu tôi, nhoẻn miệng cười, bối rối gật đầu. Tôi không bao giờ đến gần bà ta được khoảng dưới hai mét. Nếu nhà họ cần sửa ống nước, họ lặng lẽ tự giải quyết lấy, không báo cho chúng tôi biết, và dẫn về một người thợ sửa ống nước, người ấy dường như mang theo cái đèn bin.
“Cái chỗ tồi tệ,” ông ta nói lúc gặp tôi trong hẻm. “Cái chỗ mắc dịch không có một bóng đèn nào ở lỗ điện. Khi tôi hỏi mấy bóng đèn đâu hết, mẹ nó, họ cười nhạo tôi!”
Đêm tôi nằm nghĩ về hai con chuột nhắt ấy. Họ từ đâu tới? Mexico thì đúng rồi. Nhưng chỗ nào chứ? Một nông trại, một ngôi làng nhỏ, đâu đó bên bờ một con sông? Chắc chắn là không phải thành phố hoặc thị trấn. Nhưng là một nơi có những vì sao, có ánh sáng và bóng tối thiên nhiên. Có mặt trăng đến rồi đi và mặt trời được biết như là phần quan trọng của cuộc đời họ. Thế nhưng họ lại ở đây, xa, rất xa quê nhà, trong một thành phố xô bồ nhốn nháo, ông ta đổ mồ hôi trong xưởng đúc sắt suốt ngày, bà ta cắm cúi tỉ mỉ những mũi kim trong xưởng may chật hẹp. Cuối ngày, họ trở về chốn này, băng qua một thành phố ồn ào, tránh né tiếng xe điện leng keng và những quán rượu với tiếng hò hét rộn ràng dọc lối đi. Luồn lách qua hàng triệu tiếng gầm rú, họ chạy vội về phòng khách của họ với ánh đèn xanh mờ, những chiếc ghế thoải mái, và niềm im lặng của họ. Tôi thường nghĩ tới điều này. Đêm khuya tôi cảm thấy nếu tôi đưa tay ra, trong bóng tối căn phòng ngủ của riêng tôi, tôi có thể chạm vào căn chòi vách đất, nghe được tiếng dế cùng tiếng nước chảy của một dòng sông dưới ánh trăng, và giọng ai đó ngân nga trong tiếng đệm đàn guitar xa vắng.
Một đêm tháng Chạp căn chung cư kế bên bốc cháy. Lửa quyện lên bầu trời, gạch ngói đổ rào rào, và tàn lửa bắn đầy trên mái nhà nơi hai con chuột trầm lặng sống.
Tôi giộng cửa nhà họ.
“Cháy nhà!” Tôi hét, “Cháy nhà!”
Họ ngồi bất động trong căn phòng thắp đèn xanh của họ.
Tôi giộng mạnh vào cánh cửa. “Mấy người có nghe không? Cháy nhà!”
Xe cứu hỏa đến. Xịt nước vào căn chung cư. Thêm nhiều gạch ngói đổ xuống. Bốn người lính chữa lửa khoét mấy lỗ hổng trong căn nhà nhỏ. Tôi trèo lên mái nhà, dập những đám cháy nhỏ trên đó, rồi hấp tấp trèo xuống, mặt dính đầy bụi và bàn tay trầy trụa. Cánh cửa của căn nhà nhỏ mở ra. Người đàn ông Mễ nhỏ bé và bà vợ đứng ở khung cửa, dửng dưng và bất động.
“Cho tôi vào!” tôi nói. “Có một lỗ thủng trên mái nhà của ông bà; không chừng tàn lửa rơi vào phòng ngủ của ông bà đấy!”
Tôi đẩy cánh cửa, bước đại vào nhà.
“Không!” người đàn ông nhỏ thó gầm gừ.
“Á!” người đàn bà chạy vòng quanh như một món đồ chơi bị hư.
Tôi bật đèn bin bước hẳn vào trong nhà. Người đàn ông nhỏ thó nắm lấy cánh tay tôi. Tôi ngửi được hơi thở của ông ta.
Ánh sáng ngọn đèn bin chiếu suốt chiều dài căn phòng của họ. Ánh sáng lấp lánh trên hàng trăm chai rượu sắp cạnh nhau trong hành lang, hai trăm chai rượu đặt trên kệ nhà bếp, sáu tá chai lọ dọc theo vách tường phòng khách, và cũng chừng ấy chai xếp trong những ngăn tủ quần áo trong phòng ngủ. Tôi không biết mình đang để ý đến lỗ hổng trên trần phòng ngủ hay là chỉ chú tâm đến những tia sáng nhảy múa lấp lánh vô tận trên đám chai lọ. Tôi hết đếm nổi. Hệt như cuộc xâm nhập của những con bọ hung khổng lồ, đã bị sát hại bởi một căn bệnh cổ xưa nào đó, và bỏ xác lại.
Trong phòng ngủ tôi cảm thấy hai vợ chồng loắt choắt ấy đứng sau lưng tôi trong khung cửa. Tôi nghe tiếng họ thở phì phò và tôi có thể cảm nhận được tia nhìn của họ. Tôi chiếu tia sáng đèn bin ra chỗ không có những chai lọ, và suốt thời gian sau đó, tôi cố thận trọng chỉ chú tâm tới cái lỗ thủng trên trần nhà màu vàng.
Người đàn bà nhỏ thó bắt đầu khóc sụt sùi. Hai vợ chồng đứng chôn chân tại chỗ.
Sáng hôm sau họ bỏ đi.
Sáu giờ sáng, lúc chúng tôi phát hiện rằng họ bỏ đi, thì họ đã ra được nửa đường trên con hẻm, mang theo hành lý, rất là gọn, nhẹ, tới mức như không có gì. Tôi cố gắng chặn họ lại. Tôi nói với họ. Rằng tôi coi họ như những người bạn thân, rằng không có gì thay đổi hết, rằng cháy nhà không phải lỗi của họ, rằng mái nhà hư cũng không phải tại họ. Họ là những khách bàng quan vô tội, tôi nhấn mạnh như thế. Tôi có thể tự sửa lại mái nhà, chịu mọi chi phí, không bắt họ trả tiền! Nhưng họ không nhìn tôi. Họ nhìn căn nhà và nhìn về phía đầu con hẻm phía trước mặt trong lúc tôi nói. Rồi, khi tôi ngừng nói, họ gật đầu về phía đầu hẻm như thể đồng ý là đã đến lúc phải đi, và tiếp tục bước đi. Rồi họ bắt đầu chạy, như thể chạy trốn tôi, về phía con đường nơi có xe điện, xe buýt, xe hơi và chằng chịt những con đường náo nhiệt. Mặc dù vậy, họ hối hả bước đi một cách đầy hãnh diện, đầu ngẩng cao, không ngoái lại.
Cũng nhờ tình cờ mà tôi gặp lại họ. Vào một buổi tối, dịp lễ Giáng Sinh, tôi thấy người đàn ông nhỏ thó ấy âm thầm chạy trong bóng tối nhá nhem dọc con đường phía trước mặt tôi. Tôi nảy ra ý định đi theo ông ta. Khi ông ta rẽ, tôi cũng rẽ theo. Sau cùng, khi cách khu nhà chúng tôi năm lốc đường, ông ta cào nhẹ vào cánh cửa một căn nhà nhỏ màu trắng. Tôi thấy cánh cửa mở ra, cho ông ta vào, và đóng lại. Khi đêm buông xuống những chung cư thành phố, ngọn đèn nhỏ tỏa ra ánh sáng nhạt như lớp sương mù màu xanh trong căn phòng khách bé nhỏ lúc tôi đi qua. Tôi nghĩ là tôi trông thấy, nhưng có lẽ là do tôi tưởng tượng, hai bóng người, ông ta trong chiếc ghế quen thuộc phía bên này căn phòng, và bà ta ngồi trên chiếc ghế phía bên kia, và một hay hai cái chai bắt đầu lại tụ tập ở trên nền nhà phía sau những chiếc ghế, và vẫn không một tiếng động, không một âm thanh nào vọng ra giữa hai người. Chỉ có sự im lặng.
Tôi không bước tới để gõ cửa. Tôi chỉ đi qua. Tôi đi dạo dọc theo đại lộ, lắng nghe âm thanh huyên náo của quán ăn khuya. Tôi mua một tờ báo, một cuốn tạp chí, và một cuốn sách phát hành mỗi tam cá nguyệt. Rồi tôi về nhà, nơi tất cả những ngọn đèn được bật sáng và trên bàn có sẵn một mâm cơm nóng hổi.

Ray Bradbury
Hoàng Chính dịch
Lời người dịch: Ray Bradbury – tác giả nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo, kịch, và thơ – sinh ngày 22 tháng 08, năm 1920 tại Waukegan, Illinois. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1938, không có điều kiện vào đại học, ông vừa đi bán báo vừa vùi đầu trong thư viện mỗi tuần ba ngày trong suốt 10 năm trời để tự học. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Radbury là Fahrenheit 451 được độc giả cho là xoay quanh vấn đề kiểm duyệt và sự rập khuôn tư tưởng, trong khi tác giả khẳng định tác phẩm phê phán sự kiện vô tuyến truyền hình tước đoạt thú vui đọc sách. Bradbury viết đều đặn mỗi ngày ba tiếng đồng hồ, xuất bản trên 30 tác phẩm, gần 600 truyện ngắn. Ông mất tại Los Angeles ngày 05 tháng 06, 2012 ở tuổi 91. Bản tiếng Việt đăng trong số này Hoàng Chính dịch từ truyện ngắn The Little Mice trích trong tập truyện ngắn A Medicine for Melancholy and other Stories, Avon Books xuất bản năm 1990 tại Hoa Kỳ. ISBN: 0-380-73086-3.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.