logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/03/2020 lúc 08:38:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngày nào cũng như ngày nào, nhà tôi bắt đầu bữa ăn sáng bằng câu hỏi: “Ông Trump ra sao rồi?” Gần đây tôi “ghiền” theo dõi tin tức về tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Cũng đúng ý ổng thôi. Ổngphải là cái đinh của thế giới.Ổng thích được cả và thiên hạ chú ý đến ổng mà!
Thời buổi này báo mạng đầy dẫy. Sáng thức dậy, không gì thú vị bằng vừa nhâm nhi ly cà phê vừa lướt qua tin tức hàng đầu trên khắp thế giới. Nhưng đi đâu rồi cũng quay về chốn cũ: tin tức hàng đầu ở đâu cũng đều quy về Tổng thống Donald Trump cả! Thành ra, mặc dù ổng không phải là “tổng thống của tôi”, nhưng tôi vẫn cứ phải quan tâm đến nhứt cử nhứt động của ổng. Chẳng phải vì tôi thích hay không thích ổng; chỉ vì ổng đang nắm trong tay “số phận” của bao nhiêu con người kể cả những con người của tương lai, nhưng những gì ổng làm hay ổng tuyên bố thì thường khiến tôi nếu không thấy “đau đầu” thì cũng thấy “lên ruột”. Khi đại dịch bùng nổ, ngày nào tôi cũng theo dõi không biết ổng có bị nhiễm không. Bởi nếu ổng mà có gì thì có nghĩa là thằng tôi cũng không sao thoát khỏi bị mắc “dịch”. Cũng may, nghe nói kết quả xét nghiệm mới đây cho thấy, vì là người “được Chúa tuyển chọn” chăng, ổng chẳng hề hấn gì cảmặc dù đã tiếp xúc bắt tay với những người bị nhiễm “cô vi” (Covid-19).
Tống thống Trump không hề hấn gì, nhưng một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có đến hai phần ba dân Mỹ lo sốt vó vì cơn đại dịch toàn cầu này. Và đây có lẽ cũng là nghịch lý lớn nhứt hiện nay: Dân số Mỹ hiện nay đã lên đến 327 triệu người. Vậy mà cho đến nay, trong cơn đại dịch này, chỉ mới có khoảng 11.000 người được xét nghiệm. Tính theo đầu người, đây là tỷ lệ xét nghiệm thấp nhứt thế giới. Hãy thử so sánh với Nam Hàn, một quốc gia với dân số chỉ có 51 triệu người, nhưng hầu như mỗi ngày đều có khoảng 20.000 người được xét nghiệm. Hoa Kỳ và Nam Hàn là hai quốc gia đã loan báo trường hợp bị nhiễm “cô vi” đầu tiên chỉ cách nhau vài tiếng đồng hồ.
So sánh tỷ lệ xét nghiệm trên đây không thể không dẫn đến thắc mắc: tại sao quốc gia “vĩ đại” nhứt trong các nước văn minh giàu có, nhứt là có nền khoa học tiến bộ nhứt thế giới, lại lẹt đẹt chạy theo đuôi người ta trong việc xét nghiệm khi xảy ra một cơn đại dịch như hiện nay?
Ở cái quốc gia “vĩ đại” này, có nhiều điều thật khó hiểu. Ngày 21 tháng Giêng vừa qua, tức 3 tuần lễ sau khi tin tức đã bùng nổ về việc Covid -19 đã từ Vũ Hán, Trung Cộng, lây lan đi khắp thế giới, ở Mỹ đã thấy có trường hợp bị nhiễm đầu tiên. Ngày 5 tháng Hai, Chính phủ Mỹ đã cho phân phát dụng cụ để xét nghiệm khoảng 1.600 bệnh nhân. Nhưng phải chờ đợi rất lâu mới có kết quả và theo các bác sĩ, kết quả lại không chính xác. Trong khi đó thì việc xét nghiệm riêng tư lại gặp phải tệ nạn bàn giấy. Khi được báo chí hỏi liệu ông có phải chịu trách nhiệm về tình trạng trì trệ này không, tổng thống Trump trả lời dứt khoát: “Tôi không hề chịu trách nhiệm về điều này!”
Mới đây, Tổng thống Trump đã ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc và cho thành lập một hệ thống xét nghiệm tương tự như ở Nam Hàn. Tuy nhiên, ông đảo ngược hoàn toàn những lời tuyên bố trước: cách đây không lâu, ông bảo ai cũng có thể và nên được xét nghiệm. Nay thì ông lại nói: “Chúng tôi không muốn dân chúng ai cũng phải bị xét nghiệm nếu chúng tôi thấy họ không nên làm điều đó”. Các nhân viên y tế Mỹ bị đặt trước một tình thế khó xử khi phải quyết định ai mới cần được xét nghiệm.
Tuần qua, dân chúng Mỹ xôn xao về phí tổn phải trả cho việc xét nghiệm là 3.000 Mỹ kim. Với một hệ thống y tế tốn kém như Mỹ, một phí tổn cao như thế có thểlà điều khó tránh khỏi.Thật ra, trung bình một lần nhập viện khẩn cấp ở Mỹ tốn 2.245 Mỹ kim, đó là chưa kể khi phải ở phòng riêng và được chăm sóc đặc biệt để phòng ngừa Covid-19. Ngoài ra, vì không có khả năng tài chính, muốn được thử nghiệm phải chờ đợi lâu. Hiện nay, có đến một phần ba dân số Mỹ không được trả lương khi bị bệnh (paid sick leave) và việc xét nghiệm đòi hỏi một thời gian mới có kết quả.
Hạ viện Mỹ, do Đảng Dân Chủ kiểm soát, vừa mới thông qua một dự luật bảo đảm cho mọi người dân được xét nghiệm miễn phí, tăng phụ cấp trong thời gian chữa trị và bảo đảm 14 ngày nghỉ được trả lương cho mọi công nhân. Nhưng số phận của dự luật lại nằm trong tay của Thượng Viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát và dĩ nhiên, nếu được thông qua, dự luật lại còn phải qua cái ải cuối cùng là quyết định của Tổng thống Trump.
Cho tới nay, trên toàn nước Mỹ hiện có khoảng trên ba ngàn trường hợp nhiễm Covid-19 và con số người chết vì dịch bệnh này chỉ mới có khoảng hơn 60 người. Với dân số đông thứ ba trên thế giới, thống kê trên đây có thể là một con số không đáng kể. Thật ra, những con số trên đây có thể cao hơn rất nhiều, bởi vì ở Mỹ hiện chưa có đủ phương tiện để xét nghiệm và thiếu phương tiện xét nghiệm có nghĩa là không thể biết chính xác con số người bị nhiễm bệnh. Và đây chính là một nghịch lý “vĩ đại” của quốc gia luôn tự hào là “vĩ đại” này.
(x.https://www.abc.net.au/news/2020-03-15/three-reasons-why-america-coronavirus-testing-is-so-low/12052936).
Các cuộc nghiên cứu được thực hiện khi xảy ra các trận dịch lớn như HIV/AIDS, Ebola, Sars…cho thấy không đầy một phần ba dân Mỹ đặt tin tưởng nơi hệ thống y tế của đất nước họ và người Mỹ đi khám bệnh cũng ít hơn so với người dân của các nước phát triển khác. Không biết có phải vì người Mỹ ít quan tâm đến bệnh tật không? Hay họ còn có những quan tâm khác quan trọng hơn sức khỏe? Nếu họ được khám bịnh miễn phí bất cứ lúc nào và nơi nào trên toàn quốc như những quốc gia phát triển khác thì con số có khác không?
Mới đây, một bản tin từ một thị trấn ở Tiểu bang Missouri cho biết: một thiếu nữ ở Tiểu bang Missouri vừa từ Ý trở về hôm 2 tháng Ba vừa qua. Cô cảm thấy có triệu chứng bị nhiễm bệnh. Các viên chức y tế khuyên cả gia đình cô nên tự cách ly. Cô làm theo lời khuyên. Nhưng cha cô và em gái của cô quyết định chấm dứt việc cách ly để đi tham dự một lớp học nhảy. Một cuộc xét nghiệm đã cho thấy cô thiếu nữ đã bị nhiễm Covid-19 và là người đầu tiên trong Tiểu bang Missouri được xem là bị nhiễm bệnh. Rất có thể qua cha và người em gái của cô, Covid-19 đã lây lan sang nhiều người khác và cứ thế lan rộng ra toàn tiểu bang.
Trên đây chỉ là một trường hợp cá biệt, nhưng nó có thể phản ảnh một khía cạnh sâu xa trong xã hội Mỹ hiện nay: phần lớn sống theo cá nhân chủ nghĩa! Chủ nghĩa này không chỉ chi phối các quan hệ giữa người với người mà còn được thể hiện một cách rõ nét qua khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Trump và của Đảng Cộng Hòa. “Nước Mỹ trước hết” có nghĩa là thế giới xung quanh có sống chết như thế nào cũng mặc kệ, miễn là nước Mỹ vẫn thịnh vượng, hùng mạnh và “vĩ đại”. “Nước Mỹ trước hết” cũng có nghĩa là xung quanh tôi, người ta sống chết như thế nào cũng mặc kệ miễn là tôi vẫn giàu có và khỏe mạnh.
Nghịch lý lớn nhứt của nước Mỹ trong thời Covi không chỉ phô bày khoảng cách ngày càng lớn giữa một quốc gia giàu mạnh, tự phụ là “vĩ đại” và tình trạng dễ bị tổn thương của người dân khi gặp dịch bệnh hay khủng hoảng nói chung. Nghịch lý ấy cũng gợi lên cho tôi nghịch lý lớn nhứt trong cuộc sống: nếu tôi biết ra khỏi cái vỏ ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa của tôi đểquan tâm đến người khác thì đó cũng chính là lúc tôi quan tâm đến chính bản thân tôi. Áp dụng vô thực tế, khi chấp nhận tuân theo các lời khuyên của các chuyên gia y tế để giữ gìn một sức khỏe tốt và vệ sinh cần thiết để đối phó với dịch, khi tuân thủ việc tự cách ly khi cần thiết để khỏi lây nhiễm cho người khác…Tôi không những bảo vệ người khác mà còn giúp cho chính tôi giảm bớt những nguy cơ bị tái phát. Suy nghĩ về nghịch lý này, tôi cũng nghe văng vẳng bên tai lời của một trong những nhân vật vĩ đại nhứt trong lịch sử của Kitô Giáo là thánh Phanxicô Assisi: “chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân!”
Cái Tôi trước hết cũng có nghĩa là Cái Tôi phải sau hết!
Chu Văn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.