logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/03/2020 lúc 09:21:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cả thế giới đang quay quắt trong mùa cúm Vũ Hán (Wuhan Virus). Tôi thích ông ngoại trưởng Mỹ gọi thẳng tên con cúm một cách rạch ròi, cái tên của thành phố từ một đất nước và con người đã và đang mang đại họa đến cho nhân loại. Không cô Vy cô Viếc gì cả. Cũng không mắc công quảng cáo cho bia Corona của Mễ.
 Loài người có óc kỳ thị. Cứ tai họa nào của thiên nhiên giáng xuống là gán cho giới phụ nữ trong khi ngày 8 tháng 3 mới cách đó vài ngày. Không ai gọi nó là “thằng cúm” mà gọi nó là “con cúm”. “Con cúm” độc địa đang tung hoành khiến loài người trên trái đất này sống trong tâm trạng đang an bình nay đã thành bất an, đang bình thường nay trở thành lo âu, sợ hãi. Nó càng lây lan thì mọi người càng hoảng loạn. 
Hơn 2600 năm trước, đức Phật đã nhắc đến một trong bốn cái khổ của con người là sinh, lão, bệnh, tử. Mùa dịch cúm này, con người cảm thấy mình đang trải qua chặng đường thứ ba của cái khổ là bệnh. Bệnh là khổ. Khổ vì lo âu và sợ hãi bởi chưa có thuốc chữa. So với thời bệnh dịch Sars chỉ vài tuần lễ sau các nhà khoa học đã tìm ra thuốc chủng ngừa. Con cúm này vẫn còn nằm trong vòng nghiên cứu vì chưa tìm ra được mẫu chính xác để cấy nó. Nguồn gốc phát sinh ra còn nằm trong vòng nghi vấn cho nên sự phát minh thuốc ngừa phải mất thời gian để thử nghiệm trên người. Từ nay đến khi có thuốc, những người không may nhiễm bệnh nhất là những người già hay những người mắc bệnh kinh niên, sức khỏe kém, hệ  thống miễn nhiễm yếu, từ bệnh đến cái chết rất gần và rất nhanh. Ai cũng sợ lây bệnh, sợ chết sớm. Chết vì con cúm Vũ Hán thì thật là một cái chết rủi ro và bất ngờ.
Hơn tháng nay tôi chỉ ru rú ở nhà ăn, ngủ, đọc sách báo và theo dõi các tin thời sự để biết con cúm đang bay lạc tới đâu. Tin các ổ dịch càng ngày càng phát tán, số người bệnh càng ngày càng tăng và số người chết trên thế giới càng ngày càng nhiều làm cho tôi trở thành ...triết gia hồi nào không hay.
Giải thích thế nào về sự xuất hiện của con vi khuẩn bé tí làm mất mát  mọi thứ trên đời này từ sinh mạng con người cho đến tiền bạc, của cải, tài sản của nhân loại. Sự mất mát ví như sóng theo thuyền. Thuyền càng lớn thì sóng càng mạnh. Nó gây ảnh hưởng dây chuyền về mọi mặt kinh tế, tài chánh, thương mại, y tế, giáo dục, xã hội… Sự mất mát, lỗ lã, xáo trộn, thay đổi, giảm sút, mất quân bình trong các ngành giải trí, thể thao, thời trang, du lịch, hàng không… càng ngày càng theo chiều hướng đi xuống và tệ hại nếu kéo dài sẽ đưa đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Nó tác động từ cá nhân đến gia đình ra đến ngoài xã hội, từ mỗi đất nước lan rộng cả cộng đồng thế giới.
Về mặt tâm linh, tìm hiểu nguyên nhân phải chăng có sự trừng phạt nào của Thượng Đế giáng họa cho con người vì đã mất niềm tin vào sự thờ phụng Ngài hay vì con người đang phá hoại môi trường sống do Ngài sáng tạo cho con người thụ hưởng? Triết lý tứ diệu đế, vô thường, nghiệp báo, nhân quả, duyên khởi, tương tức, tương sinh, pháp môn thực hành thiền định và quán chiếu của đạo Phật có giải thích rốt ráo và mang đến cái “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”? Những lời cầu nguyện có làm giảm đi sự bùng phát bệnh dịch đang trải dài trên khắp năm châu, có mang đến cho  nhân loại niềm tin và làm vơi đi sự lo âu và sợ hãi?
Với tôi, trong mùa cúm, sự tự cô lập, tránh những sinh hoạt đông người ngoài xã hội chỉ là cách phòng ngừa cho cái thân. Còn cái tâm bất an  kia vẫn là... bất an !
                                                     ***
                                “Đã bấy lâu nay chẳng tới nhà
                                 Bác thời đi vắng thật là ...xa
                                 Tháng ba, ngày sáu, ba năm trước
                                  Phong- Phú giờ đây chỉ có ta.”

 Nhân vật “ta” đây là ông Đào Phong  và bạn là ông Nguyễn Như Phú. Phong- Phú tình cờ là cái tên ghép mang ý nghĩa giàu có, sung túc. Hai ông bạn già thân nhau khi còn là hai cậu học sinh đệ lục trường Nguyễn Trãi hồi mới di cư năm 1954.  Nhờ cái tên ghép này, đầu năm mới, bạn bè CVA mời hai cặp đến nhà xông đất để lấy hên vì tin rằng Phong- Phú sẽ mang lại giàu sang, thịnh vượng cho gia chủ. 
Từ thuở hàn vi cho đến thời trung học lớp đệ nhị trường Chu Văn An,  hai cậu là đôi bạn thân. Năm 1960, tình hình chiến sự miền Nam có biến động lớn. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam có mặt trong các trận đánh ở vùng quê. Tuy nhiên, chốn học đường tại thành phố Saigon vẫn là nơi bình yên cho các cậu sống những ngày tháng vùi đầu với sách vở cho những kỳ thi Tú Tài 1 và 2 nếu không “Rớt tú tài anh đi binh sĩ”. 
Chuyện học hành của Phú không thuận buồm xuôi gió như các bạn cùng lớp. Sau khi thi đậu tú tài 1, một hôm tại sân trường, Phú bùi ngùi tâm sự: “Tớ sẽ nghỉ học luôn cậu ạ. Tớ lên Võ Bị Đà Lạt”. Nghe tin này Phong đã khóc. 
Chiến tranh? Mất mát. Khóc vì thương bạn. Khóc vì sợ mất bạn. Qua đến Mỹ, Phú kể lại nhiều lần  những giọt nước mắt này và giữ mãi trong lòng như một kỷ niệm không quên của tình bạn thật là cảm động.
Tôi theo ông Phong đến nhà thăm chị Phú trong tâm trạng ngại phải đi ra ngoài tiếp xúc với xã hội vì sợ lây cúm. Trước đó chị Phú gọi phone, nhắn có vài quyển sách quý. Biết vợ chồng tôi thích sách, chị mời đến tặng chơi. Đến thăm bạn để xả stress cúm, để ngồi lắng nghe những câu chuyện xưa tích cũ nhiều lần mà không chán, để thắp cho bạn một nén hương vào ngày giỗ muộn, để mang chút niềm vui đến cho người cô phụ và để thấy mình còn chút may mắn đang còn đi tiếp hai chặng đường cuối trong cuộc đời. 
Ai rồi cũng phải già, phải bệnh, phải chết. Nghĩ như vậy mà tôi không “khe” ...con cúm.
 Vẫn là căn nhà quen thuộc ở Anaheim. Qua mùa Tết, cây đào có hai màu đỏ và hồng nhạt của hàng xóm trước nhà chị vẫn rực rỡ những đóa hoa mãn khai. Ngày xưa khi anh còn sống, chúng tôi đến chơi, vườn nhà anh chị mùa nào hoa đó, các loại hoa quỳnh, lan, mai, đào nở rộ vào mùa hè và dịp Tết. Các loại trái cây chanh, cam , đu đủ, hồng hái đủ cho các bạn mỗi người một túi xách mang về. Anh mất rồi, những cây đào vườn sau giờ trơ trụi trên thảm cỏ đầy lá vàng. Bốn mùa xuân , hạ, thu, đông, cây, cỏ, hoa, trái sinh sản, tăng trưởng, tàn tạ, héo rụng để rồi lại tiếp tục sinh trưởng theo luật tuần hoàn của vũ trụ. Còn bạn Phú từ giã bạn bè, bạn đang ở cõi nào? Lúc sống, bạn là người bạn tốt, lương thiện, hiền hòa. Bạn ta giờ đây chắc đã sống an vui ở một cõi tốt lành nào đó.


                    


Chị Phú đón chúng tôi ở cửa vẫn với nụ cười tươi và nét mặt phúc hậu. Vóc dáng “mệnh phụ phu nhân” có hao gầy ít nhiều. Chân có yếu đi vì ngày tháng “cùng bước cùng mòn”, “cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược” ở trại tù Vĩnh Phúc, hoặc thời gian “lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau” (1) với anh lúc đó là Trung tá Hải Quân Hạm Trưởng HQ # 504. Nhìn lên bàn thờ, làn khói hương tỏa ra trên bức ảnh bạn nghiêm trang trong bộ quân phục Hải Quân màu trắng, ánh mắt Phong đỏ hoe. 
Những giọt nước mắt vì khói hương hay ngậm ngùi thương nhớ bạn hiền?
Bên ly trà, nhìn chung quanh trên tường là những tấm ảnh anh chị chụp chung với gia đình trong những ngày về hưu hạnh phúc ở xứ Mỹ. Chị kể lưu loát và hấp dẫn những kỷ niệm xa xưa thời anh còn trẻ ra trường Võ Bị Đà Lạt rồi tiếp tục chuyển sang học ngành Hải quân, về thời gian đi tù  anh gặp lại bà mẹ tại trại tù Vĩnh Phúc sau 20 năm xa cách, về nỗi căm thù vì bố bị Việt cộng sát hại, gia đình bị đấu tố, anh phải di cư vào Nam và sau khi thi xong tú tài 1, anh tình nguyện vào Võ Bị Đà Lạt trở thành một người lính.
Câu chuyện tôi thích nghe nhất vẫn là chuyện hai mẹ con vất vả đi thăm tù ở miền Bắc, những ngày sống cơ cực, thiếu thốn của bà mẹ trẻ phải bương chải nuôi đàn con năm đứa còn nhỏ, chị phải làm nghề cạo sắt rỉ trên boong tàu để kiếm sống đưa đến căn bệnh nghề nghiệp.  Chứng bệnh đau đầu kinh niên hành hạ và kéo dài cho đến khi qua Mỹ vẫn chưa hết hẳn.
Những chuyện này chị Phú viết lại trong những quyển sách tựa đề Ước Vọng, Mẹ Tôi, Mơ Một Ngày Về, Xanh Một Tương Lai, Tiếc Thương với bút hiệu Bích Thuận. Những quyển sách được bạn bè đón nhận một cách trân trọng vì chứa đựng biết bao nhiêu kỷ niệm về cuộc đời anh chị trải qua nhiều bước thăng trầm và được minh họa với  nhiều hình ảnh gia đình rất là sống động.
Hơn một tiếng đồng hồ hàn huyên đã đến lúc chúng tôi phải dừng câu chuyện nơi đây để tạm biệt chị ra về. Bên này nhìn sang bên kia đường, thấy chị đứng một mình thui thủi, dựa vào chiếc cột nhìn dõi theo chúng tôi cho đến khi chúng tôi đã vào ngồi trong xe. Xe nổ máy và lăn bánh, vẫn là hình ảnh chị thật cô đơn, cô độc với những ngón tay vẫy theo như muốn giữ người ở lại. Phong đến thăm gợi cho chị  nhiều kỷ niệm về anh.
Nhà chị Phú gần Costco sẵn tiện đường chúng tôi ghé vào mua thùng xà bông giặt. Trời trưa nắng, cuối tuần, bãi đậu xe đông người, kẻ de ra, người chui vào, đường xe kẹt cứng không nhích vào đâu được. Chạy quanh vài vòng vẫn không tìm ra chỗ đậu thôi thì ra về để hôm khác. Tin tức vừa rồi cho biết dịch cúm khiến bàn dân thiên hạ xúm nhau vào hốt hàng ở Costco đa số là người Á châu trong đó có nhiều người Việt. Tin này làm nhiều người Việt buồn, ra đường gặp người Mỹ lấy làm xấu hổ.
Về đến nhà nghe các tin tức thời sự trong nước và ngoài nước toàn là  “No news is good news”, lòng buồn buồn, xốn xang, bất an. “Diệt dịch như diệt giặc” Khẩu hiệu dao to búa lớn này chỉ phát ra từ lò Việt cộng nhưng “diệt” bao nhiêu “giặc” thì cả thế giới không ai tin vào con số cả.
Một tin khác về ông chủ tịch WHO cái mặt lúc nào cũng lầm lì bây giờ mới chịu công nhận cúm Vũ Hán là một đại dịch toàn cầu sau ba tháng “lững lơ con cá vàng” .Thế mới biết bàn tay lông lá và cái vòi bạch tuộc của chú Ba hiện ra khắp nơi, lũng đoạn các tổ chức quốc tế  để khóa miệng sự thật miễn sao có lợi cho họ. 
Thêm một tin thời sự thế giới về nước Nga. Cũng giống như Tập Cận Bình, Tổng Thống Nga  Putin muốn ngồi trên ngai làm vua thêm 12 năm nữa.Thế mới biết lòng tham đắm quyền lực của con người thật là  bất tận. Ngồi tận nóc bao nhiêu năm cũng chưa biết thế nào là đủ.
Tin thế giới vẫn là cái tin không lạc quan khi cuộc chiến tranh truyền thông “năm gờ” của Mỹ  và chiến tranh y tế của Trung Quốc khai pháo làm cho bà con lo y tế Mỹ không đủ trang thiết bị xài trong mùa cúm. Một tin khác rất buồn cười có anh họ Đỗ tên Thừa vì hình ảnh “Người Trung Quốc xấu xí” hay vì tự ái dân tộc, theo lệnh của Đảng, giới truyền thông mồm loa mép dãi đổ vạ cho Mỹ chính là nơi phát sinh con cúm Wuhan. Mỹ gửi văn thư  phản đối về cái tội vu khống. Qua đó bà con mới thấy tâm địa anh láng giềng của Việt Nam xưa nay quen thói gian dối và trí trá. Vậy mà cũng có người tin.
Mùa cúm ở Việt Nam có hai chuyện vui và giật gân xảy ra cùng môt lúc. “Âm mưu giày gót nhọn” (2) của hai chị em Nguyễn Hồng Nga, Nguyễn Hồng Nhung và ông Bộ Trưởng Nguyễn Chí Dũng cố tình khai man che dấu bệnh dịch. Đại gia Jonathan Hạnh Nguyễn thuê bao phi cơ riêng chở tiểu thư Nguyễn Thảo Tiên hồi cung từ Luân Đôn về Saigon chữa cúm. Chi phí sơ sơ chỉ có... ba trăm sáu chục ngàn đô-la.  
Cũng nhờ chuyện cúm mới lòi ra lối sống thượng lưu, hưởng thụ, xa hoa, ích kỷ của các tiểu thư, con cái của các cán tư bản đỏ cấu kết với các đại gia cùng các nhóm lợi ích cai trị đất nước . Các tiểu thư mang “giày gót nhọn” trên sàn “catwalk”, khoe quần áo “phát-sần” ở Milan về tặng cho Hà nội vài con cúm khiến cho khu “nhà ở phố bố làm to” trở nên náo động vì cách ly và xịt thuốc. Năm nay là năm con chuột, có “cháy nhà mới ra mặt chuột”.
Bên cạnh các tin sốc thời đại của đám tiểu thư còn là một tin an ủi đó là các chị trong nhóm MTNĐ ở Orange County phát gạo từ thiện cho người dân tộc  nghèo ở vùng núi và âm thầm quyên góp tiền về Việt Nam xây cầu cho người nghèo từ nhiều năm nay. Có chị bạn gửi hình cho tôi xem ảnh khánh thành cầu An Hựu ở xã Khánh Bình tỉnh Cà Mau, giá thành mỗi chiếc khoảng bảy ngàn đô-la. Nếu dùng số tiền ba trăm sáu chục ngàn đô-la thuê bao phi cơ  chia cho bảy ngàn đô-la một chiếc, ta có được tới... 50 chiếc cầu, đủ cho các cháu đi học không phải qua những chiếc cầu khỉ lắc lẻo hay lội nước, người dân nghèo khổ ở các vùng xa tránh cảnh phải đi thuyền qua sông mùa lũ. 
Những chiếc cầu nối kết, chia sẻ và thấm đậm tình người.Tôi nhớ một câu nói trong phim “ Chuyện Tử Tế” (3) “Chỉ có  súc vật mới quay lưng trước nỗi khổ của đồng loại ”.
Tin tức về việc thuốc chữa cúm từ giới truyền thông không biết đâu mà lường, không biết tin vào đâu nào là FDA cho tạm sử dụng thuốc trị cúm Ebola để giảm thiểu số người chết. ( Biết đâu phước chủ may thầy). Ông tổng giám đốc hãng bào chế dược phẩm Migal, David, Zigdon thông báo đã sản xuất thuốc ngừa dịch có tên “ nRNA-1273”.(Đã thí nghiệm cho con người chưa và bao giờ đem ra dùng?). Lại có tin phải sang năm mới có thuốc trị cúm? ( Thôi thì nằm chờ ...chết.). 
Tin sốt dẻo tài tử Tom Hanks bị lây cúm khi đang đóng phim bên Úc. Hai cầu thủ NBA lây cúm khiến Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Gia Hoa Kỳ phải hủy bỏ mùa bóng rổ 2020. Con cúm đã bay đến lãnh vực thể thao và phim ảnh Mỹ là hai lãnh vực nhạy cảm làm cho người Mỹ bắt đầu vào Costco và các chợ  vét hàng. Thế mới biết dân Á châu nhất là người Việt nhạy bén với tình hình dịch cúm trước cả người Mỹ.
                                                   ***
Đi thăm bạn về lòng nặng trĩu với các tin về dịch cúm. Làm sao có được cái tâm an trong mùa cúm này ? Tôi nhớ câu chuyện Thiền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi Huệ Khả hỏi Tổ về phương pháp an tâm :
-Thưa Thầy tâm con bất an. Xin Thầy chỉ cho con pháp an tâm. 
Tổ bảo :
- Ngươi đem tâm ra đây ta an cho.
 Huệ Khả sửng sốt quay lại tìm tâm:  
-Bạch Tổ, con tìm tâm không được . 
 Tổ bảo :
 -Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Công án Thiền này giải thích bởi vì ta hay nhận cái suy nghĩ là tâm của mình. Chỉ cần quay về tâm bằng cách theo dõi hơi thở, đem ánh sáng trí tuệ soi rọi xem cái tâm bất an thế nào thì nó biến mất. Khi nó mất tăm mất tích thì ...an.  Vì thế Tổ nói “Ta an tâm cho ngươi.”
Tâm bất an, lo âu, sợ hãi là những cảm thọ. Cảm thọ nào đến rồi sẽ đi  cũng như vạn pháp vô thường. Con cúm Vũ Hán là một pháp rồi nó cũng sẽ vô thường, nó sẽ bị con người tiêu diệt khi các nhà khoa học tìm ra thuốc ngừa. 
Từ nay đến khi có thuốc trị cúm, bà con ta nên nghe theo lời khuyên của các chuyên viên y tế và xã hội. Một MC người Việt của một đài khá nổi tiếng có ý kiến thị trường chứng khoán đang xuống giá, bà con nên đầu tư mua vào sau này sẽ có lời. Trái lại Jim Cramer  nhà đầu tư có uy tín góp ý hãy án binh bất động giữ tiền mặt đừng mua bán gì trong lúc này. Do or Don’t ? Không có tiền. Không chơi stock là ...khỏe nhất.
Trước tình hình dịch cúm và kinh tế suy thoái, Jim Cramer góp ý với người Mỹ hãy chịu đựng bằng cách thay đổi cách sống cho phù hợp như tiết kiệm, chấp nhận những thay đổi và hy sinh nếu có và nếu cần, kiên nhẫn ngồi chờ cho mùa cúm qua, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và phát triển trở lại. Người Việt tị nạn chúng ta đã từng sống qua thời thực dân và  Cộng sản có thừa các đức tính chịu đựng, tiết kiệm, hy sinh để vượt qua.
Mùa cúm sẽ kéo dài. Hóa ra cách sống đơn giản, tri túc, tiết kiệm của những người ít nhu cầu lại thích hợp trong những ngày khó khăn sắp tới.
Hay là cứ  sống “mũ ni che tai” hoặc “bình chân như vại”  để xem... con cúm xoay vần đến đâu?
 Hoặc là xem như đây là giai đoạn sống chậm, nghỉ ngơi, hưởng nhàn tạm thời ? Khổ nỗi các bill tiền nhà, xe, bảo hiểm....ai trả cho đây?
 Có vài tin vui  mới nhất cho nước Mỹ  là Tổng Thống Donald Trump âm tính với con cúm và công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trước dịch cúm. Nhờ vậy ông có thêm điều kiện thuận lợi để lèo lái nước Mỹ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Công ty dược Moderma Therapeutics ở Massachusettes sản xuất hàng triệu lô vaccines đầu tiên kỷ lục trong vòng 42 ngày và sẽ thí nghiệm cho người vào đầu tháng 4. Viện Dịch Tễ Quốc Gia (NIA) đã thử nghiệm một loại thuốc đã từng có công hiệu chống vi khuẩn Sars và Mers trước đây tên là  Remdesiviz. Thuốc này đã sử dụng cho người mắc bệnh cúm Vũ hán và thành công. Đài Loan và các nước sẽ thay Trung Quốc sản xuất các vật dụng y tế kịp cung cấp cho mùa cúm ở Mỹ. “Không mợ thì chợ cũng đông. Vắng mợ mùa cúm cũng không lo gì !”
Trong khi dân chúng toàn cầu đau lòng khi người thân mất mát vì bệnh cúm, những người còn sống lo âu, sợ hãi , bất an vì bệnh cúm vẫn lây lan thì những nhà khoa học Mỹ và trên thế giới vẫn âm thầm làm việc ngày đêm để tìm ra thuốc chữa cứu nhân loại. Ánh sáng le lói cuối đường hầm.  Như những giọt mưa trong mùa nắng hạn.
Đây là cuộc chiến tranh không cân sức giữa loài sinh vật nhỏ bé, vô hình và bảy tỷ người trên trái đất này.Nhân loại tự hào đã phát minh đủ loại vũ khí hiện đại nhất nhưng những con cúm đã giết loài người không cần vũ khí. Nó “nhỏ nhưng nó có võ”.
Lại có tin vui các tỷ phú Mỹ từ từ, kẻ trước người sau, móc hầu bao  ...nhiều, càng ngày càng nhiều hơn góp một bàn tay với chính phủ Mỹ vượt qua đại dịch. Hơn lúc nào hết, sức khỏe, mạng sống con người quý hơn tiền bạc và tinh thần làm từ thiện của người Mỹ thể hiện rất cao trong lúc này. 
Có ai nói một câu nghe nhẹ lòng “Người khổng lồ Hoa Kỳ đã thức giấc”. Không những thức giấc, người khổng lồ Hoa kỳ đang vươn vai đứng dậy.
Bắt tay là một nghi thức xã giao quen thuộc ngoài xã hội. Để tránh lây lan trong mùa cúm, khi chào nhau, người ta nghĩ ra một cách thay vì bắt tay họ chắp hai tay và nghiêng đầu chào. Trước đại dịch toàn cầu, theo tôn giáo của mình, chúng ta hãy cùng chắp tay cúi đầu và cầu nguyện cho quốc thái dân an,  dịch bệnh tiêu trừ, chúng sanh an lạc. Năng lượng cầu nguyện sẽ đem lại niềm tin và sự bình an đến mọi người. 
Cali ngày 14 tháng 3 năm 2020.
Phùng  Annie Kim 
___________
Chú thích:
Bài thơ: Đôi Dép của Nguyễn Trung Kiên
Tựa đề cuốn phim: “Âm Mưu Giày Gót Nhọn”    
Tựa đề cuốn phim “Chuyện Tử Tế”
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.140 giây.