logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/03/2020 lúc 05:39:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Còn sống…
tôi còn khóc,
tôi còn thương quê hương tôi!”*
– Quý ơi… Quý!
Tiếng người đàn bà vang lên từ bên trong xóm nhà gần bờ biển.
Không nghe con ơi hỡi vâng dạ chi cả. Chịbỏ sàng tôm khô trên khạp nước, rồi bước ra con đường đất nhỏ. Đưa bàntaylên che nắng. Chị nheo mắt nhìn ra biển vàhướng về mấy đứa trẻ con chòm nhom chơi “tạt lon” ở ngoài đầu xóm gọi lớn thêm lần nữa.
– Quý ơi… Quý!… Ba mầy dìa kiakìa!
Trò chơi “Tạt lon”giản dị,chỉ cần cái lon, chiếc dép và chút ít khoảng trống.Dùng gạch vụn hay phấn kẻthành vòng tròn, hoặc vuông chừng hai gangtay, làm dấu cho chỗ đặt cái lon. Từ chỗ cái lon phóng chừng 4, 5 bước dài,vạch một đường nganglàm mức đứng để tạt lon.Khởi đầu, ai chơi thì đứng ở khung kẽ của lon thảy chiếc dép của mình về vạch ngang này.Dép đứa nào gần vạch nhấtđược phần tạt trước.Ngược lại, dép đứa nào xa vạch nhất sẽ phải làm đứa canh giữ cái lon.Nhiệm vụ giữ lon, coi vậy chứ cực và bực lắm, như là một hình phạt.Mấy đứa được phần tạt lon,hớn hở chạy đứng chỗ vạch ngang và lần lượt dùng chiếc dép của mìnhtạt mạnh về hướng cái lon, sao cho dép trúng lon, làm cho nó bị văng ra khỏi khung kẻ, càng xa càng tốt. Mỗi khi lon bị tạt văng ra ngoài vòng, lăn lon con, đứa giữ lon phải chạy theo lon mà lượm đem về đặt lại chổ cũ ngay, đồng thời phải lẹ mắt, lẹ chân và lanh tay mà rượt và tìm cách chạm vào người đứa đi lượm chiếc dép của mình, trước khi nónhặt xong chiếc dép chạy được về phía sau vạch; không bắt ai được thế mình thì cứ giữ lon và chạy lượm lon tiếp tục. Hễ bị đứa giữ lon chạm trúng người, thì phải thế chỗ, làm kẻ giữ lon.Cứ thế, sau tiếng lon bị tạt trúng lăn lon con, lóc cóc, là tiếng chân chạy huỳnh huỵch, là rộ lên tràng reo la, cười đùa, trêu chọccủa bên thắng cuộc. Cuộc chơi của trẻ thơ hồn nhiên vanginh ỏi cả một góc xóm.“Tạt lon” không nhất thiết chỉ dành cho bọn con trai, mấy đứa con gái cũng tham dự; tiếng cười la trong trẻo của con gái hình như vang xa hơn mấy đứa trai.
Tôi phải công nhận con Nhí tạt lon rất hay, hay hơn con Lượm và hay hơn cả bốn đứa con trai trong nhóm. Nó không chọi mạnh như mấy đứa con trai. Bọn con trai, nhún nhún, nhảy nhảy, tung người lên, cứ thẳng cánh tay mà tung chiếc dép tới; thường thì trớt quớt, chiếc dép bay xẹt qua cái lon, nằm công kênh tuốt ngoài xa. Mấy đứa chọi trật, chạy lên đứng lóng nhóng bên chiếc dép thua cuộc của mình, chờ cơ hội từ con Nhí, đứa duy nhất trong nhóm còn chiếc dép trên tay. Con Nhí đã thấp nhỏ, nó còn khom khom xuống, taycầm chiếc dép nằm ngang, dí dí đằng trước mắt mình vài cái định hướng cái lon, rồi vung tay, phang chiếc dép.
Vụt một cái. Cái lon bị chiếc dép tạt ngang, văng ra khỏi vòng cả thước, rồi lăn ton ton thêm một lúc, nghe thật vui tai. Con Nhí lẹ lắm, nó lắt choắt, phóng cái vèo lên ngay sau chiếc dép, khòm lưng lượm chiếc dép chạy về phía sau. Thằng Quý chạy lượm cái lon vừa đặt xuống vị trí, vừa ngó tìm con Nhí, thì “bang” con Lượm phía trên thừa cơ hội phang chiếc dép, trúng cái lon. Cái lon bị tung lên, lăn lóc cóc. Thằng Quý lại lịch phịch chạy đuổi theo cái lon. Tiếng chân nó có nặng nề.Nó mệt lắm rồi.Đám con trai lột trần trùi trụi. Thằng Quýđổ mồ hôi, lưng nó ướt đen bóng, mặt quạo đeo, vừa chạy lượm lon vừa quơ quào hốt đại theo bóng mấy đứa thừa cơ hội nhặt lấy dép mà chạy ùa về. Đã vậy, thằng Sữuvà đám con trai chạy về mức hết, còn nhảy lưng tưng làm trò chọc thằng Quý.Thằng Quý chạy lượm cái lon, đập mạnh cho nó đứng giữa vòng tròn xong, mắt lườm con Nhí:
– Không cho con gái chơi tạt lon!
Con Nhí biết nó nói mình, chứ không phải nói con Lượm. Nó không chịu thua:
– Ơ… Hồi giờ… có ai cấm con gái chơi tạt lon đâu?
– Tao cấm đó!
– Vậy chứ đứa nào theo năn nỉ con Lượm với tao…?
Thắng Quý bị bắt giữ lon lâu quá nên mệt. Mệt nên đổ quạu, rồi nói càn, giờ thì ấm ớ, mắc cở lắm; nó chưa biết phải trả lời sao thì con Nhí lại đàn áp nó:
– Xí í í í!
Con Lượm được thế, phụ họa với con Nhí, hất mặt, “Xí” thêm một cái dài không kém và kèm theo cái nguýt cũng dài thậm thượt.Dù muốn bênh thằng Quý lắm, đám con trai cũng ậm ừ nín chịu.
– Quý ơi là Quý!… Tàu dìa!
Trong thoáng yên lặng ấy, con Nhí nghe mẹ thằng Quý gọi, bèn kêu lên:
– Tàu dìa!
Nghe mấy chữ “tàu dìa”, cả đám khựng lại,ngó ra biển.Rồi bọn trẻ nhảy tưng tưng vui mừng:
– Tàu dìa!… tàu dìa! tàu dìa!… tàu dìa!…
Đám trẻ ngưng chơi tạt lon, quên mất chuyện cãi vã nhau, bỏ cái lon đứng trong vòng tròn, cùngùa chạy ra cầu tàu, đón tàu về.
Mấy chiếc tàu đánh cá vào cận bờ, động cơ giảm tốc độ, tiếng phành phạch vang dội rồi thưa thớt dần.
Trời về chiều đã tắt nắng.
Nghe tiếng đám trẻ con gọi nhau “tàu dìa!” và kéo nhau chạy ra cầu tàu, chị Thà ngó thấy trong đó có thằng Quý, con của chị.Chị Thà có vẻ vừa ý, thôi, không gọi nữa, quay vào trong nhà.
Sực nhớ mớ tôm của mình, chịđi ra cửa để lấy sàng tôm khô phơi nắng trên khạp nước từ hồi sáng,bưng nó đem vào bên trong nhà.
Từ giống tôm đất thiên nhiênđến cách luộc và phơi đã làm cho tôm khô Cà Mau được ưa chuộng lắm.Con tôm luộc nước thật sôi một lúc rồi mới cho muối vào luộc tiếp, sau đó mới đem ra phơi nắng; nắng mặt trời vùng đất mũi, tận cùng ở cuối phía Nam.
Thế nhưng, mớ tôm của chị là loại quá nhỏ, nhà cầm quyềnchê, không thèm thu mua. Sau khi phơi vài vắng, con tôm đã nhỏ, càng teo rút nhỏ lại thêm, lớn hơn hạt cơm đôi chút. Tuy nhỏ, nhưng nhỏ hay lớn gì cũng vậy, giống tôm đất vùng biển, luộc chín và phơi khô bằng nắngmiền biển, có màu đỏ au, thịt khô chắc nhưng mềm ngon trong miệng và hương vị thơm ngon rất đặc biệt.Nhiều món ngon miệng, bắt mồi từ tôm khô của vùng này: cơm cháy tôm khô kho quẹt, tôm khô củ kiệu, gỏi xoài xanh tôm khô, gỏi cóc chua cay, …
– Mẹ!…
Có tiếng thằng Quý gọi.Chị quay lại. Thằng Quý đứng tần ngần, tay cầm đôi dép, tay xách cái thùng đựng mớ cá vụn, nhìn chị mà ấp úng.
– Gì đó?…. Bỏ thùng cá ngoài sàn nước, rồi đi rửa chân, mang dép vô, chiều tối rồi!…Ba đâu?
– Còn dưới bến…
– Mần gì dưới?
– Ba mắc “mần việc” với công an…
– Cái gì?!…
Chị Thà để cái sàng tôm lên bàn, quày quã rời nhà, đi xuống bến. Chị lo quá, không biết chồng mình phạm cái tội gì mà bị công an “mần việc”.Thằng Quý bỏ đại thùng cá xuống nền nhà, hai taycầm hai chiếc dép lẽo đẽo theo mẹ:
– Nghe nói… ghe nhà con Lượm… nghe nói… Ba nó đi rồi!
Chữ “đi” mà thằng Quý mới nói, bây giờ rất là phổ thông, sau khi cộng sản chiếm miền Nam của chị, nhất là trong vùng ven biển này. Chỉ mỗi một chữ ngắn ấy, nó kể lại cả một chuyện dài đầy thương tâm; cho dù người ra đi có đến được bến bờ tự do hay ra đi mà không bao giờ đến. Nó báo cho những người còn lại phải khôn hồn mà tránh liên lụy.Kinh nghiệm sống dưới cái chế độ cộng sản này là như vậy.Không nghe, không nói, không thấy, không biết gì hết vẫn có lợi hơn cho mình.Mấy cái vụ “đi” này không lạ gì với chị, cũng không phải là lần đầu xảy ra trong cái xóm biển này.Nghe thằng Quý nói vậy, chị Thà khựng lại, cầm tay thằng Quý, quay trở về nhà:
– Thôi,… đi dìa!
– Mình không xuống bến với Ba à?
– Xuống mần chi!
Chị biết chồng chị có thừa kinh nghiệm để đối phó với mấy cái vụ “mần việc” của bọn công an về vụ ghe và ngư phủ trong đoàn đã vượt biển. Thằng Quý không biết tại sao mẹ nó không còn muốn xuống bến, nhưng nhìn mặt mẹ nó nghiêm trọng quá, nó không dám cãi lời hay hỏi han chi thêm.Trong phút chốc, nghĩ lại tội nghiệp thằng Quý, chị buông lơi tay con, vói tay lấy đôi dép và cầm cho con; chị dịu giọng:
– Dìa nhà, Mẹ tắm rửa cho con, rồi ăn cơm… Chút Ba dìa.
Mấy chiếc thuyền đánh cá nhỏcột trên bến, nhấp nhô in mình trên ánh đỏ thẫm của hoàng hôn. Ba người mặc đồng phục công an kéo nhau về trạm. Mấy người đánh cá trong xóm, ra khơi đánh cá với ba của con Lượm hồi sáng sớm, giờ cũng lục đục tản hàng, về nhà.
Đi ngang ghe tôi, anh Thà dừng chân, đưa cái thùng nhựa trên tay lên:
– Hốt một mớăn cơm!
Tôi tuột xuống phía sau ghe, lấy cái thau và đi ra mũi ghe.Anh Thà vói lấy cái thau, xúc và đưa lên cho tôi một thau đầy vun mực ống nhỏ lẫn lộn các thứ cá vụn vặt chưa lựa ra.
– Cám ơn anh Thà nghen.
– Ơn nghĩa gì… chút đỉnh vậy mà!
– Anh cho nhiều quá vậy.
– Tui còn đây nè, lo gì…
Dân đánh cá bây giờ nghèo hơn, sống chật vật hơn.Họ không còn được bán cá của mình như hồi còn tự do; bây giờ hải sản kiếm được phải bán cho nhà nước.Chế độ cộng sản làm cuộc sống họ thêm khó khăn, nhưng không thay đổi được bụng dạ chất phát và tình người chan hòa của dân làng miền Nam.
– Lựa cá ra kho là đủ ăn cơm chiều rồi… Chắc tụi tui phơi nắng một mớ mực, hôm nào chạy xuống đây, mình lai rai!
– Ừa…tối nay dìa hả…
– Dà, nhân viên trạm ăn cơm xong, xuống hàng, thì tụi tui dìa.
– Rồi… có chuyến, chạy ghe xuống đây… mình nhậu!
Anh Thà cười hề hà hứa hẹn rồixách cái thùng lên:
– Thôi. Tui dìa… để bả trông.
Tôi không hỏi và anh Thà cũng không nói; ai cũng biết không nên bànnhắc về chuyện trốn đi của anh Bá, ba của con Lượm, trong lúc này. Nhưng trong anh và tôi cũng đều cầu mong cho chiếc ghe đánh cá bé nhỏ của ba con Lượm đến bến bờ tự do bình an. Bây giờ, ai cũng mong có cơ hội thoát đi được như anh Bá. Chúng tôi cũng muốn trốn đi từ hơn năm nay rồi.Anh Thà chắc cũng mong trốn thoát với chị Thà và thằng Quý. Nhưng thoát đi một mình đã khó, mang vợ con xuống ghe để theo cùng thì không phải dễ, càng khó hơn gắp bội phần. Tội nghiệp chị Bá và con Lượm chắc khóc vùi lúc này. Anh Bá thoát đi được, thì chị Bá và con Lượm còn có cơ hội sang với anh và được làm người tự do.
Con chim hải âu muộn màng, đơn độcchao lượn gọi đàn. Những tia nắng cuối cùng của ngày loáng thoáng, lấp lánh trên mặt sóng. Bến tàuthưa vắng, không còn tàu thuyền ra khơi hay trở về bến.Chỉ trong vài phút ngắn, mặt trời đã khuất hẳn.Ngày tàn.Đêm đen phủ trùm.Ngày mai trời lại sáng trên biển.Nhưng đêm đen của cộng sản bạo tàn vẫn còn phủ trùm trên quê hương tôi.
“Triền miên, giông bão biển Đông thét gào
Cuốn đi cánh hoa đào, dạt trôi nơi nao
Trùng dương như khóc, như than cho đàn con
Biển sâu mộ chôn, con ơi ôi đọan trường
Trời đêm sao rơi, nước mắt ôi long lanh
Khổ đau không vơi, tóc đã phai màu xanh
Xa nhau mãi từ đây, chia ly mãi từ đây
Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy
Sương bao phủ đầy trên quê hương khổ aỉ
Yên vui giờ đổi lấy lầm than kiếp đọa đầy
Mịt mờ hôm nay, nào ai biết tương lai
Còn sống, tôi còn khóc, tôi còn thương quê hương tôi
Còn sống, anh còn nhớ, anh còn thương em ơi
Còn sống, ba còn nhớ, ba còn thương con ơi” *
Bùi Đức Tính
_________________
* Lời nhạc “Lưu Đày”, sáng tác: Lê Minh Đảo

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.